doanh của quốc gia đó, như
những điều kiện tự
nhiên, tài nguyên hay con
người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cơ sở cho một lợi
thế
cạnh tranh tốt chứ
chưa đủ
là một lợi thế
cạnh tranh đảm bảo cho sự
thành công trên thị trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng lợi thế so sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để phát triển ngành công nghiệp không khói rất thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, họ thành công không phải chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên ban cho, mà vì họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo như: dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu. Điều đó đã tạo cho họ lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó có thể vượt qua.
Ngành du lịch muốn có lợi thế so sánh trong ngành nhờ điều kiện tự nhiên ưu đãi, song muốn có lợi thế cạnh tranh ngành để giành ưu thế trên thị trường quốc tế, cần phải phối hợp hài hòa của các doanh nghiệp trong cùng một hệ thống cung cấp giá trị gia tăng theo “các viên đá tảng kim cương của M.Porter”. Trong đó bao gồm những hoạt động cung cấp các dịch vụ vận tải hàng không, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị…Tất cả các khâu đó được liên kết lại dưới hình thức tổ chức điều hành, quản lý nhịp nhàng và có hiệu quả nhằm tiết kiệm cao nhất các nguồn lực và phục vụ được nhiều nhất cho khách hàng, từ đó tạo ra lợi thế về qui mô nhờ liên doanh, liên kết.
Trong tiến trình này, liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng không giá rẻ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có điều kiện ra đời và phát triển. Sự liên kết này đã tạo điều kiện cho phát triển không chỉ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không giá rẻ, mà cả các doanh nghiệp trong ngành du
lịch, thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra hành lang pháp lý để thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp du lịch ở các quốc gia khác nhau tạo ra thị trường
rộng lớn để
thúc đẩy phát triển dịch vụ
hàng không giá rẻ, quay vòng nhanh
phương tiện, tăng được cường độ hoạt động, từ đó mà tạo điều kiện giảm chi phí thấp hơn so với các hãng hàng không truyền thống.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế có điều kiện mở rộng việc sử dụng các cơ sở vật chất của ngành hàng không ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là các sân bay thứ cấp liền kề với các khu du lịch với chi phí thấp, tận dụng được tiềm năng ở các quốc gia khác để phát triển hãng hàng không giá rẻ, cùng với nó là việc mở rộng nhanh chóng mạng bay thẳng điểm đối điểm ra toàn bộ khu vực tạo điều kiện phát triển toàn bộ ngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp hàng không giá rẻ nói riêng.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế buộc các quốc gia trong cùng khối khi xây dựng chính sách phát triển ngành hàng không, đặc biệt đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng không giá rẻ và doanh nghiệp lữ hành du lịch, phải tuân theo các thông lệ quốc tế, bảo đảm dung hợp được lợi ích của doanh nghiệp nước mình và doanh nghiệp của các nước tham gia liên kết, từ đó mà đưa hai ngành này phát triển theo các chuẩn mực quốc tế.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để ngành hàng không, trong đó có hàng không giá rẻ và ngành du lịch, cũng như lữ hành du lịch tham gia vào hệ thống phân công chuyên môn hóa khu vực và quốc tế, tạo điều kiện để phát triển hai ngành quan trọng của nền kinh tế theo hướng nhất thể hóa và hiện đại hóa theo các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật quốc tế. Từ đó rút ngắn được lộ trình phát triển ngành hàng không, một ngành đòi hỏi phải đi trước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta
hiện nay. Cùng với nó, ngành du lịch lữ hành, một ngành công nghiệp không
khói cũng có điều kiện mở rộng và phát triển bền vững.
1.2. Liên kết
Du lịch
Hàng không giá rẻ: Bản chất, điều kiện,
nguyên tắc và mô hình
bản
1.2.1. Liên kết Du lịch Hàng không giá rẻ: Bản chất và đặc trưng cơ
1.2.1.1. Bản chất của liên kết Du lịch Hàng không giá rẻ
Ta biết rằng, liên kết giữa các doanh nghiệp là quá trình một bộ phận
hoặc toàn bộ các doanh nghiệp hòa vào nhau thành một doanh nghiệp thống nhất để cùng hoàn thành một hoặc một số khâu trong dây truyền sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh dựa trên cơ sở phân công chuyên môn hóa trong một tế bào sản xuất của nền kinh tế thị trường. Từ quan niệm trên có thể hiểu: Liên kết Du lịch
Hàng không giá rẻ là quá trình xâm nhập của một bộ phận hoặc toàn bộ một hãng LCA vào đảm nhận một khâu vận chuyển du khách từ điểm xuất phát tới điểm đến trong tour du lịch xuống tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình để tăng khối lượng lợi nhuận tạo điều kiện cho cả ngành du lịch và hàng không giá rẻ phát triển, góp phần phát triển hội nhập nhanh nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế khu vực. Khái niệm này cho ta thấy rõ: 1) Liên kết Tourism LCA là một quá trình từ giản đơn đến phức tạp và liên tục được hoàn thiện cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của qui luật quan hệ sản suất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; 2) Sự liên kết này là đòi hỏi khách quan của cả ngành Tourism và ngành LCA do chính đòi hỏi mở rộng thị trường của hai ngành đặt ra để tồn tại, phát triển; và 3) Sự liên kết Tourism LCA cuối cùng cũng được cả Tourism và LCA tối đa hóa được lợi nhuận, tăng được khả năng hưởng dụng được lợi ích cao cấp của các dịch vụ du lịch đến tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và góp phần phát triển và hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế quốc gia.
1.2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của liên kết Du lịch Hàng không giá rẻ
Xuất phát từ đặc trưng hoạt động và dịch vụ cung ứng mà hai ngành có thể rút ra các đặc trưng liên kết giữa chúng ở các điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, đây là liên kết của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dưới dạng dịch vụ cho doanh nghiệp lữ hành du lịch, do đó chúng đều mang đặc trưng cơ bản là không tồn tại dưới dạng vật thể và quá trình sản xuất và tiêu dùng gắn liền với nhau, không tích trữ, chia nhỏ và chuyển sở hữu được.
Thứ hai, tour du lịch là loại hình dịch vụ tổng hợp, đòi hỏi doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia cung ứng mới tạo thành một sản phẩm tour hoàn chỉnh. Trong đó vận tải đưa khách về các điểm đến và trở về nơi xuất phát chỉ là hai khâu, song đây là hai khâu trọng yếu khởi đầu và kết thúc cho chuyến đi của du khách, do đó đòi hỏi phải được thực hiện nhanh chóng và an toàn, tránh được chi phí lớn về sức khỏe và tiền bạc. Đặc biệt đối với các tour ở ngoài biên giới quốc gia, vận tải hàng không gần như là sự lựa chọn duy nhất và với chi phí chiếm tỷ trọng cao từ 60 70% giá trị trong tour du lịch trọn gói. Do đó, việc liên doanh liên kết với các hãng LCA giúp giảm giá tour, tạo ra lợi thế to lớn và tạo ra sức cạnh tranh mạnh trên thị trường du lịch quốc gia và quốc tế.
Thứ ba, sự liên kết này mang lại lợi ích to lớn cho cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các hãng LCA, do đó nó thúc đẩy sự nỗ lực cao của cả hai loại hình kinh doanh này cho dù họ hoạt động ở các ngành và lĩnh vực khác nhau.
Thứ tư, sự liên kết này dẫn đến biến đổi về chất trong hình thức kinh doanh của hai lĩnh vực, tức là với hình ảnh thương hiệu an toàn, nhanh chóng, chu đáo, hiện đại chi phí thấp của hàng không trở thành đặc điểm điển hình của liên doanh, biến du lịch thành loại dịch vụ giá rẻ phù hợp với nhiều đối tượng có thu nhập khác nhau.
Thứ năm, sự liên kết giữa các hãng LCA với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch diễn ra ở khâu đầu và cuối của tour du lịch đã kích thích và thúc đẩy các khâu khác trong điểm đến như tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, khách sạn, nhà hàng…cũng hiện đại hóa và tiết kiệm để giảm chi phí tour và tạo ra hình ảnh thương hiệu thân thiện, hiện đại và chi phí hợp lý của doanh nghiệp lữ hành du lịch và hãng LCA đối với du khách trên thị trường du lịch quốc gia và quốc tế.
1.2.2. Các điều kiện trong liên kết kinh doanh giữa không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế
Du lịch
Hàng
1.2.2.1. Các điều kiện chung của liên kết Du lịch Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp chỉ diễn ra khi cả hai đều có cùng nhu
cầu và có khả năng đáp ứng được nhu cầu của nhau. Ngoài ra phải có một trong hai bên chủ động lập đề án liên doanh hoặc có người trung gian đứng giữa môi giới, đặc biệt là nhà nước đưa ra chủ trương thúc đẩy hai doanh nghiệp cơ cấu lại kinh doanh theo mô hình mà nhà nước đề xuất. Từ đó có thể thấy rõ các điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho mối liên hệ giữa các quốc gia phát triển nhanh chóng. Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, dưới tác động của sự bùng nổ cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng trong lĩnh vực thông tin liên lạc làm cho khoảng cách giữa các quốc gia được rút ngắn lại nhờ thông tin truyền đi vô cùng
nhanh chóng từ
nước này sang nước khác. Cùng với nó là sự
vận dụng thành
công và có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào lĩnh vực chế tạo các phương tiện giao thông vận tải trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đã tạo ra những loại máy bay khổng lồ với hao phí nguyên liệu thấp, tạo điều kiện giảm chi phí cho mỗi ghế/dặm xuống nhanh chóng, từ đó ra đời nhiều hãng hàng không
giá rẻ
hoạt động thành công và thu được lợi nhuận lớn nhờ
tăng khối lượng
chuyên chở hành khách.
Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực ASEAN và thế giới, mối liên kết kinh tế, văn hóa, kỹ thuật, ngoại giao tăng lên, đặc biệt là các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp trong khối ASEAN phát triển nhảy vọt, thì nhu cầu đi lại bằng đường hàng không phát triển nhanh chóng. Trong điều kiện đó đòi hỏi ngành hàng không phải phát triển mở rộng với nhiều loại hình vận tải khác nhau để đáp ứng với nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư có mức thu nhập khác nhau. Từ đó, các hãng LCA phát triển nhanh chóng. Để tồn tại và phát triển ổn định, bền vững buộc các hãng này phải liên doanh liên kết với những doanh nghiệp mà sản phẩm của nó gắn liền với sự di chuyển vận động qua nhiều nước như thương mại, du lịch.
Thứ hai, từ khi gia nhập khối liên kết kinh tế khu vực ASEAN (1995) đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tham gia liên kết sâu vào nền kinh tế khu vực, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch. Mặt khác, nước
ta có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên được các tổ chức quốc tế công nhận là di sản thiên nhiên và di sản nhân văn của thế giới như Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, Cố đô Huế, Hội An…cùng với tài nguyên thiên nhiên đẹp nổi tiếng như Hương Sơn, Tam Cốc Bích Động, Yên Tử, Công viên địa chất Đồng Văn…Hàng năm những địa phương có tài nguyên du lịch nổi tiếng đều tổ chức các lễ hội lớn để quảng bá cho phát triển ngành du
lịch của địa phương như Quảng Ninh, Hội An, Huế…Từ đó các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch phát triển mạnh mẽ. Để mở rộng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch nước ta đã liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch của các nước trong khối để tận dụng nguồn lực từ bên ngoài nhằm phát triển doanh nghiệp và ngành du lịch quốc gia. Trước xu thế phát triển và liên kết mạnh mẽ trong bản thân các doanh nghiệp trong ngành du lịch thì sức cạnh tranh giữa chúng ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng và sự hấp dẫn đã bị phá sản mà nguyên do chủ yếu là đơn giá tour cao, nhiều khâu trong tour có chi phí lớn vượt quá khả năng chi trả của du khách, đặc biệt là cung cấp dịch vụ vận tải từ nơi khởi hành tour về các điểm đến ở các nước trong khu vực. Vì vậy, sự ra đời của các hãng LCA đã tạo ra lực hút liên kết mạnh đối với doanh nghiệp lữ hành du lịch.
Thứ ba, trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định với các nước trong khối ASEAN và các nước mà Việt Nam có quan hệ kinh tế và ngoại giao như Mỹ, EU, Ấn Độ và các quốc gia Châu Phi, Châu Đại Dương, từ đó tạo ra hành lang pháp lý cơ bản giúp các doanh nghiệp thực thi các liên doanh và liên kết kinh doanh, trong đó có cả các hãng cung ứng LCAS và lữ hành du lịch. Trong điều kiện hiện nay, nước ta đang cơ cấu lại nền kinh tế, để thích hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, giúp nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng và suy thoái thì việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nội bộ một ngành và liên ngành được thúc đẩy mạnh mẽ. Việc liên kết giữa các hãng LCA với các doanh nghiệp du lịch, trước hết là lữ hành du lịch, để giảm chi phí, kích cầu về du lịch và vận tải hàng không là một
hoạt động hợp qui luật và được thực hiện dựa trên hệ thống hành lang pháp lý được điều chỉnh của nhà nước, nên tính khả thi của hợp tác là rất cao và có chiều sâu. Do đó việc phân tích và khảo sát các điều kiện phát triển của bản thân hai loại hình kinh doanh đặc thù, từ đó tìm ra những nhu cầu của các đối tác đáp ứng được sự phát triển của nhau là cần thiết cho việc xác lập nội dung và các loại hình liên kết phù hợp.
1.2.2.2. Các điều kiện thúc đẩy nhu cầu liên kết Du lịch Hàng không giá
rẻ
Cầu về du lịch tăng đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng tour phải mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó liên kết với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cấu thành tour là con đường ngắn và hiệu quả kinh tế cao.
Ta biết rằng, nhu cầu của du khách quyết định sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch. Du khách chỉ xuất hiện khi có các điều kiện sau: 1) Thời gian nhàn rỗi. Vì muốn thực hiện cuộc hành trình du lịch đòi hỏi con người phải có một khoảng thời gian nhàn rỗi nhất định không sử dụng vào các hoạt động cần thiết thường ngày mưu sinh của họ. Muốn vậy, nền kinh tế phải phát triển đến mức độ nhất định giúp số đông người có thể rút ngắn thời gian làm việc trong năm để tăng thời gian nghỉ ngơi. Tức là xuất hiện “hiệu ứng thay thế” làm cho lợi ích của việc nghỉ ngơi, giải trí cao hơn lợi ích tăng thu nhập trở thành phổ biến; 2) Thu nhập của số lượng gia đình và cá nhân vượt quá mức chi tiêu thiết yếu của họ trong năm. Đây là điều kiện quyết định tăng mức cầu du lịch tiềm tàng. Bởi lẽ thu nhập là yếu tố vật chất bảo đảm cho chuyến du lịch có thể được thực hiện và là cơ sở tăng nguồn thu của các
doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành du lịch; 3) Đủ
sức khỏe để
bảo đảm cho
chuyến đi an toàn và duy trì được độ hứng khởi trong chuyến đi; 4) Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan thúc đẩy người có thời gian rỗi và có đủ tài chính thực hiện chuyến du lịch đến một nơi nào đó. Mỗi người có đặc điểm tâm lý riêng, sở thích riêng, việc họ có thích du lịch hay không, nếu có thì đi đến điểm du lịch nào,
vào khoảng thời gian nào, bằng phương tiện gì, lựa chọn loại hình du lịch nào… hoàn toàn do bản thân các yếu tố tâm lý nội tại của từng người quyết định. Nói cách khác, việc xuất hiện nhu cầu và động cơ du lịch là điều kiện đủ để một người trở thành du khách; 5) Trình độ văn hóa cũng ảnh hưởng lớn tới cầu du lịch. Khi trình độ văn hóa chung của dân cư tăng lên, số người du lịch vì vậy cũng tăng theo. Những người có trình độ văn hóa cao thường ham tìm tòi hiểu biết, thích khám phá các điều mới lạ tại các miền cách xa nơi sinh sống khác và thích mở rộng quan hệ giao lưu, quan hệ để tăng sự hiểu biết.
Thực tiễn cho thấy, khi trình độ văn hóa tăng, nhu cầu du lịch của dân cư càng hình thành rõ. Theo Robert W.McIntosh, giữa trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch của họ có mối quan hệ nhất định, theo đó trình độ văn hóa càng cao thì tỷ lệ người dân tham gia du lịch càng lớn. Qua Bảng 1.2 ta thấy, nhu cầu du lịch tăng tỷ lệ thuận với trình độ văn hóa của chủ gia đình.
Bảng 1.2: Trình độ văn hóa của chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch
Tỷ lệ đi du lịch | |
Chưa đạt trình độ trung học | 50% |
Có trình độ trung học | 65% |
Có trình độ cao đẳng | 75% |
Có trình độ đại học | 85% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Kết Quả Từ Các Công Trình Đã Được Tổng Quan Và Những Vấn Đề Luận Án Sẽ Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Cơ Sở Khách Quan Của Liên Kết Du Lịch Hàng Không Giá Rẻ Trong Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- So Sánh Đặc Trưng Kinh Tế Kỹ Thuật Giữa Hãng Hàng Không Truyền Thống Với Hãng Hàng Không Giá Rẻ
- Các Điều Kiện Thúc Đẩy Nhu Cầu Liên Kết Du Lịch hàng Không Giá Rẻ Trong Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Sơ Đồ Liên Kết Lý Thuyết 3 Chủ Thể Hợp Tác Hàng Không Giá Rẻ, Lữ Hành Du Lịch, Điểm Đến
- Kinh Nghiệm Liên Kết Du Lic̣ H Haǹ G Không Giárẻ Của Tập Đoàn
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Nguồn: Robert W.McIntosh, 2005.
Ngoài ra, sức hấp dẫn đối với du khách có nhu cầu đi du lịch là điểm đến, trong đó có tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận chuyển về điểm đến an toàn, an ninh trên hành trình và tại điểm thỏa mãn nhu cầu về thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng, giải trí…Vai trò của mỗi