Những Nội Dung Về Liên Kết Du Lịch ­ Hàng Không Giá Rẻ Đã Được Các Tác Giả Nước Ngoài Phân Tích Và Được Đề Cập Tới


nhấn mạnh đến lợi thế của phát triển công nghệ thông tin trong việc đặt phòng, thanh toán và hội họp từ xa đã tạo điều kiện cho việc liên kết và phát triển của ngành du lịch với tư cách là ngành công nghiệp xanh không khói.

Đặc biệt, tác giả dành phần đáng kể nội dung của công trình bàn về liên

kết phát triển giữa Tourism – LCA và những lợi thế của nó trong phát triển

ngành du lịch, trong đó những vấn đề cơ bản sau đã được phân tích:

Thứ nhất, cuốn sách đưa ra khái niệm dịch vụ du lịch chi phí thấp hoặc trung bình được cung cấp bởi cắt giảm chi phí nhờ cắt bỏ những dịch vụ phụ, chỉ giữ lại những dịch vụ thiết yếu cho du khách và sử dụng máy bay có thân

rộng, bố trí được nhiều ghế kết hợp với chở thêm hàng hóa để đảm bảo các

chuyến bay luôn đủ

tải. Tác giả

công trình đã đưa ra một loạt viện dẫn thử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

nghiệm trong thực tế của Giám đốc điều hành LCA Air Asia, Tony Fernandes lần đầu đã cung cấp dịch vụ du lịch chi phí thấp trên đoạn đường từ châu Á sang châu Âu. Thông qua một loạt viện dẫn những thành công và thất bại của

Fernandes và các đối tác ở

Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 3

Tourism ­ LCA.

Malaysia để

rút ra tính khách quan của liên kết

Thứ hai, cuốn sách đã đi tới một khẳng định là hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ du lịch giá rẻ nếu đảm bảo được các điều kiện sau: 1) Sử dụng mạng bay điểm đối điểm với khoảng cách không quá 4h bay; 2) Sử dụng loại máy bay

tầm trung thân rộng có thể

bố trí được khoảng 250 ghế

như

A330­200 hoặc

Boing 747­400; 3) Tăng tần suất bay lên 16h tiếng/ngày; 4) Cắt giảm các chi phí

dịch vụ

lưu không, mặt đất đến mức tối thiểu cần thiết bằng cách hạ

cánh

xuống đường băng phụ và bay vào giờ trống; 5) Cắt giảm các dịch vụ phụ và bổ sung đối với hành khách, chỉ giữ lại các dịch vụ thiết yếu…; và 6) Kết hợp vận chuyển khách với vận chuyển hàng hóa để đảm bảo mạng bay luôn đủ tải các chuyến bay.

Bằng một loạt các viện dẫn thử nghiệm thành công, thuyết phục của hãng Qantas Airways của Australia và việc mở rộng sang các công ty chi nhánh Jestar ở

các nước, vàkhảo sat́ hoat

động cua cać

hãng Oasis Airlines (Hồng Kông), Viva


Macau, Cathay Pacific Airways… Giám đốc điều hành công ty cho thuê máy bay của Singapore Robert Martin đãkhẳng định: “Điều kích thích du lịch phát triển là việc cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ ­ LCAS”.

­ Cuốn sách “Aviation and Tourism ­ Implications for leisure travel” (2008)

[Anne Graham, đại học Westminster (Anh), Andreas Papatheodorou ở đại học

The Aegean, Greece và Peter Forsyth ở đại học Monash (Australia) ­ “Aviation

and Tourism ­ Implications for leisure travel”, 2008.] của Anne Graham, đại học

Westminster (Anh), Andreas Papatheodorou Peter Forsyth ở đại học Monash (Australia).

ở đại học The Aegean, Greece và

Nội dung cơ bản của cuốn sách “Hàng không và Du lịch ­ những ưu thế tiềm tàng cho hoạt động du lịch” (tạm dịch) có chủ đề xuyên suốt phân tích về ưu thế liên kết hai chiều giữa ngành hàng không với du lịch. Cuốn sách có 7 phần với 26 chương do tập thể tác giả biên soạn. Mỗi phần phân tích những khía cạnh khác nhau của quan hệ giữa hàng không và du lịch, trong đó chỉ rõ những ưu thế và hạn chế của quan hệ này.

Phn I: gồm 3 chương (chương 1 đến chương 3) tập trung phân tích bản

chất, độ co giãn và dự báo của du lịch và đánh giá vai trò, tác động của hàng

không, đặc biệt là LCA trong kích cầu du lịch cũng như sự phát triển của chính bản thân ngành hàng không với tư cách du lịch cung cấp khối cầu ổn định cho hàng không phát triển, nếu xác lập được mối liên kết chặt chẽ giữa hai ngành này.

Phn II: có 2 chương (chương 4 và chương 5) tập trung vào phân tích chính sách của Nhà nước trong quản lý và điều hành hàng không và du lịch, trong đó xác định các nguyên tắc thúc đẩy sự liên kết hai ngành và vạch ra những lợi ích và rủi ro khi tự do hóa những hoạt động của du lịch và hàng không cũng như xây dựng hệ thống bảo hiểm để liên kết này hoạt động bình thường.

Phn III: gồm 7 chương (từ chương 6 đến chương 12) tập trung chủ yếu vào phân tích sự ra đời, các điều kiện, phương thức hoạt động và phát triển của các hãng hàng không giá rẻ (LCA), khảo sát một số hãng LCA của EU như hãng


Air Malta đã liên kết với du lịch để phát triển, từ đó rút ra những kết luận quan trọng cho việc ra đời, tồn tại và phát triển hiệu quả của liên kết này.

Phn IV: có 4 chương (chương 13 đến chương 16) chủ yếu nghiên cứu về các loại hình sân bay phục vụ cho liên kết Tourism ­ LCA, trong đó xác định các hình thức tiếp thị quảng bá để kích cầu du lịch và các điều kiện đảm bảo hoạt động cho các hãng LCA. Đặc biệt, tác giả Marianna Sigalo tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch sử dụng LCAS để thỏa mãn các nhu cầu trong chuyến du lịch.

Phn V: có 2 chương (chương 17 và chương 18) chủ yếu phân tích những tác động của phát triển và hoạt động của LCA tới tạo lập các sản phẩm du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững. Ở đây, các tác giả tập trung vào phân tích các mối quan hệ chồng chéo giữa hàng không và du lịch ảnh hưởng tới các di sản tự nhiên và văn hóa và đưa ra các giải pháp lành mạnh hóa các quan hệ trong phát triển hàng không, du lịch và kinh tế ­ xã hội.

Phn VI: gồm 7 chương (từ chương 18 đến chương 25), nội dung chủ

yếu của phần này là khảo sát thực tiễn mối liên kết giữa hàng không và du lịch, trong đó có LCA với du lịch ở 7 nước và vùng lãnh thổ như: Brazil, Ấn Độ, Trung

Quốc, Trung Đông, Châu Phi, Mauritius và Nam Thái Bình Dương. Ở mỗi

chương đều khảo sát, phân tích thực trạng phát triển của hai ngành, xác định xu

hướng phát triển của các quan hệ

liên kết và sự

tác động của chính sách nhà

nước vào sự phát triển ngành và mối liên kết giữa Hàng không ­ Du lịch.

Phn VII: có 1 chương (chương 26) trình bày các kết luận quan trọng về

thực tại và tương lai của hai ngành, trong đó có đề

cập đến: 1) Sự

thích ứng

trước thay đổi của hàng không và công nghiệp du lịch; 2) Quan hệ giữa chính sách của nhà nước đối với phát triển của hai ngành và quan hệ giữa chúng; 3) Sự xuất hiện của các sân bay mới phục vụ du lịch và tầm quan trọng của nó đối với phát triển của hàng không và du lịch; và 4) Chỉ ra các vấn đề chưa được giải quyết như phát triển tương lai của hàng không, mô hình tổ chức, sản xuất kinh doanh trong liên kết hai ngành; Tầm quan trọng của biến đổi khí hậu với vấn đề


bảo vệ môi trường cho du lịch; Vai trò của các quốc gia mới nổi (BRIC) trong định hình tương lai của hàng không và du lịch thế giới…

Cuốn sách này thực sự là một chuyên khảo nghiên cứu về liên kết giữa hàng không và du lịch, song nó mới cung cấp cho người đọc những nét rất cơ bản ở tầm khởi đầu tiếp cận và làm quen với một vấn đề có tính lý luận và khả năng vận dụng cao vào thực tiễn cuộc sống.

­ Cuốn sách “Kinh tế du lịch và du lịch học” (2000) của Đồng Minh Ngọc và Vương Lôi Đình (Trung Quốc)[Đồng Minh Ngọc và Vương Lôi Đình, 2000. Kinh tế du lịch và du lịch học, Trung Quốc.].

Nội dung chủ yếu của cuốn sách là trình bày lịch sử sự ra đời và phát

triển của ngành du lịch Trung Quốc từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung

Hoa ra đời (1949) và những bộ phận cấu thành môn du lịch học, gồm các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, các tác giả đã cho người đọc thấy rõ tiến trình hình thành các cơ

quan quản lý ngành du lịch

ở Trung Quốc phát triển từ

bộ phận chuyên làm

nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách quốc tế của Đảng và Nhà nước Trung Hoa phát triển thành một cơ quan lãnh đạo toàn bộ ngành du lịch thông qua tiến trình phá thế bao cấp để trở thành một ngành công nghiệp không khói mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế quốc dân của Trung Hoa.

Thứ

hai, trình bày các khái niệm cơ bản cấu thành bộ

môn du lịch học

như: Kinh tế du lịch, Cơ chế điều tiết ngành, Cấu thành du lịch, Sản phẩm du lịch,.. Đặc biệt, các tác giả đã chỉ rõ kinh tế du lịch là hình thức tổ chức kinh doanh dựa trên cơ sở liên kết đa ngành, từ các doanh nghiệp lữ hành đến các hãng vận tải trong đó có vận tải hàng không, các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí…

Thứ ba, cuốn sách đã nhấn mạnh tới liên kết giữa du lịch và hàng không như một nhân tố quan trọng để phát triển các điểm du lịch và các thành phố du lịch.

2.1.2. Những nội dung về liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ đã được các tác giả nước ngoài phân tích và được đề cập tới


Thứ nhất, trong ba cuốn sách đã được nghiên cứu và tổng quan trên, các tác giả nước ngoài đã phân tích được: 1) Những tiềm năng ưu thế và cả những hạn chế trong liên kết Tourism ­ LCA, đặc biệt đã phân tích được những ưu thế này khi xuất hiện các hãng LCA cung cấp các LCAS nhằm giảm giá thành tour du lịch, tạo điều kiện để du lịch phát triển thành ngành công nghiệp không khói và chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở các quốc gia và các vùng kinh tế khác nhau; 2) Trình bày phương thức khái quát để đảm bảo cho một hãng hàng không có thể cung cấp được LCAS; 3) Bước đầu đã phân tích được vai trò của Nhà nước, thông qua các chính sách kinh tế của mình, thúc đẩy quá trình liên kết và phát triển của hai ngành; và 4) Bằng những dẫn chứng thực tiễn của phát triển và liên kết giữa hai ngành du lịch ­ hàng không ở các khu vực khác nhau trên thế giới và hoạt động của một số hãng LCA cụ thể để khẳng định ưu thế của liên kết giữa hai ngành.

Thứ hai, còn nhiều vấn đề lý luận chuyên sâu chưa được các tác giả phân tích và sẽ được triển khai trong luận án như: 1) Khái niệm, bản chất, đặc trưng của liên kết Tourism ­ LCA; 2) Các hình thức liên kết và mô hình liên kết tối ưu;

3) Tính khách quan kinh tế của quá trình liên kết Tourism ­ LCA; 4) Thực tiễn liên kết Tourism – LCA trên thị trường Việt Nam; 5) Những thành công và thất bại trong liên kết Tourism ­ LCA; và 6) Các giải pháp khả thi thúc đẩy tiến trình liên kết.

2.2. Các công trình trong nước nghiên cứu về liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế

Trên thực tế, cho đến nay loại hình doanh nghiệp LCA ra đời và thực sự đi vào cung cấp các LCAS chưa lâu, khoảng 5,6 năm nên chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về liên kết LCAS với du lịch ở nước ta. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về du lịch hoặc LCA vẫn có thể tìm thấy những ý tưởng cơ bản về tính khách quan và giải pháp liên kết Tourism ­ LCA, thể hiện ở các đề tài khoa học và luận án tiến sĩ khoa học, các bài nghiên cứu chuyên ngành và các trang website.


2.2.1. Một số nội dung về giải pháp liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ từ các đề tài khoa học cấp bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Từ năm 2006 đến nay, trong các đề tài cấp Bộ, nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau trong phát triển du lịch, khi đề cập đến các giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển thì liên kết giữa du lịch ­ hàng không luôn được coi trọng và được xem là một trong các giải pháp quyết định cho sự phát triển của ngành du lịch và hàng không, trong đó có LCA.

­ Đề tài cấp Bộ (2006): “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” [Lê Văn Minh, 2006. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài cấp Bộ.] do Thạc sĩ Lê Văn Minh chủ nhiệm và Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì. Đề tài tập trung vào nghiên cứu vai trò của đầu tư trong phát triển các khu du lịch, khi nêu ra các giải pháp để tạo lập các điều kiện hạ tầng vật chất ­ kỹ thuật bảo đảm cho các khu du lịch hoạt động có hiệu quả, tác giả đã đề xuất các giải pháp liên kết với các ngành liên quan, trong đó liên kết với ngành giao thông vận tải được chú trọng. Đặc biệt, đề tài nhấn mạnh tới việc hình thành các cơ sở hạ tầng giao thông như đường xá, sân bay, bến cảng, coi đây là điều kiện hạ tầng vật chất kỹ thuật thiết yếu đảm bảo cho các khu du lịch ra đời và hoạt động có hiệu quả.

­ Đề tài cấp Bộ (2007): “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế” [Đỗ Cẩm Thơ, 2007. Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, Đề tài cấp Bộ.] do Tiến sĩ Đỗ Cẩm Thơ chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì, trong đó đã trình bày được những vấn đề cơ bản về sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, phân tích được cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch, định vị được sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế. Đặc biệt khi đề cập đến đặc trưng của sản phẩm du lịch được cấu tạo bởi sự liên kết hoạt động giữa các ngành, vùng.. đề tài đã tập trung phân tích vai trò của liên kết giữa hàng không và du lịch như một trong các giải pháp cơ bản đề giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh


của sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm của lữ hành du lịch.

­ Đề tài cấp Bộ (2011): “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ” [] do Tiến sĩ Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển và phát triển du lịch biển quốc gia, tác giả đề tài đã nêu ra 10 bài học kinh nghiệm, trong đó đã khẳng định: Việc tổ chức hình thành khu du lịch phải gắn liền với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt và đường không. Đặc biệt cần tìm địa hình thuận lợi để phát triển các cảng hàng không cho loại hình LCA nhằm gắn khu du lịch với các thị trường du lịch quốc tế lớn, bảo đảm cho khu du lịch phát triển và tăng trưởng ổn định, bền vững.

2.2.2. Một số nội dung nghiên cứu về liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ trong các luận án nghiên cứu về du lịch từ các luận án tiến sĩ về liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế

Các luận án tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong phát triển ngành du lịch từ năm 2007 lại đây, tác giả luận án đều dành thời lượng tương xứng để phân tích lợi thế của liên kết du lịch – haǹ g không trong phát triển ngành du lịch, coi các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải,

đặc biệt là hàng không đã ảnh hưởng to lớn đến chi phí, giá thành, sức cạnh

tranh, lợi nhuận và phát triển của các loại hình kinh doanh du lịch. Có thể thấy rõ

ở các luận án sau:

­ Luận án tiến sĩ kinh tế, “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam” [Nguyễn Tuấn Anh, 2010. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.] (2010) của Nguyễn Tuấn Anh, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Trong đó đã đưa ra khái niệm điểm đến và năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Trong cấu thành năng lực điểm

đến, tác giả

coi việc hình thành cơ

sở hạ

tầng giao thông hoàn chỉnh cho các

điểm đến du lịch, đặc biệt là phát triển các cảng hàng không, nhất là các cảng


hàng không dùng cho các loại máy bay giá rẻ có thể cất hạ cánh thuận lợi nhằm liên kết với loại hình vận tải này để giảm chi phí cho các sản phẩm lữ hành du lịch, nối liền điểm đến với các trung tâm du lịch của khu vực và quốc tế, tăng sức cạnh tranh của các điểm đến.

+ Khi phân tích thực trạng của các điểm đến du lịch của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra hạn chế về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch nước ta là thiếu một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, hoàn chỉnh, đặc biệt là nhiều điểm đến du lịch ở quá xa các cảng hàng không.

+ Trong 7 nhóm khuyến nghị chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các điểm đến thì giải pháp xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là những điểm đến du lịch có địa hình thuận lợi có thể phát triển các cảng hàng không phụ tạo điều kiện để các hãng LCA cung ứng LCAS là một giải pháp quan trọng.

­ Luận án tiến sĩ kinh tế, “Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế” [Trần Xuân Ảnh, 2011. Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ.] (2011) của Trần Xuân Ảnh, bảo vệ tại Học viện Chính trị­Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

+ Trong luận án, tác giả

đã trình bày cơ

sở lý luận và thực tiễn về

thị

trường du lịch như: Khái niệm về thị trường du lịch, cấu thành và đặc điểm của thị trường du lịch, cơ chế hoạt động của thị trường du lịch và kinh nghiệm phát

triển thị

trường du lịch

ở các tỉnh thành phố

trong và ngoài nước bài học cho

Quảng Ninh.

+ Trong phân tích thực trạng phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh và trong các giải pháp thúc đẩy thị trường du lịch phát triển. Khi phân tích về tạo lập môi trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đã

nhấn mạnh đến phát triển hệ thống đường bộ, đường thủy và đường không.

Đặc biệt sự liên kết giữa hàng không, trong đó có LCA với các cơ sở lưu trú, du thuyền và đưa khách tham quan vịnh bằng các loại máy bay du lịch và máy bay lên thẳng.

­ Luận án tiến sĩ kinh tế, “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023