Trung Bình Và Độ Lệch Chuẩn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng



X6

Khả năng thực hiện của

SAV

Trung bình 4 biến đo lường khả năng thực hiện kiểm

toán độc lập của Kiểm toán Nhà nước

X7

Đặc điểm hoạt động

Trung bình 4 biến đo lường đặc điểm hoạt động của

đơn vị được kiểm toán

Y

Mức độ phát triển kiểm

toán hoạt động

Trung bình 3 biến đo lường về mức độ phát triển kiểm

toán hoạt động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam - 18


Bảng 4.19. Trung bình và độ lệch chuẩn các nhân tố ảnh hưởng


Nhân tố

Tên biến

Trung bình

Độ lệch chuẩn

X1

Chính trị

3.6659

.65190

X2

Xã hội

3.4541

.79864

X3

Kinh tế

3.8108

.99011

X4

Trình độ chuyên môn KTV

4.1531

.62644

X5

Kỹ năng của KTV

4.0631

.64567

X6

Khả năng thực hiện của SAV

3.9541

.59142

X7

Đặc điểm hoạt động

3.8338

.66124

Y

Mức độ phát triển kiểm toán hoạt động

3.5730

.58945

4.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động.

Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu (R2 =0,273). Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted Square) trong mô hình này là 0,257 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 25,7%. Điều này cũng có nghĩa là có 25,7% sự biến thiên mức độ phát triển kiểm toán hoạt động được giải thích chung bởi 4 biến độc lập trong mô hình.

Theo Robert (1981), mặc dù R2 hiệu chỉnh là chỉ số thống kê thích hợp đo độ

phù hợp của mô hình nhưng không có giá trị tuyệt đối nào được cho là tốt. Mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu chéo (dữ liệu tại một thời điểm) có R2 hiệu chỉnh từ 10%- 20% cũng được xem là khá tốt. Mặt khác, Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), trong một nghiên cứu về kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế, xem xét tác động của năng lực giảng viên vào động cơ học tập của sinh viên cũng sử dụng mô hình hồi quy bộ với ước lượng bình phương nhỏ nhất (MLR), có hệ số R2 điều chỉnh là 0.251.


Bảng 4.20. Các nhân tố tác động đến sự phát triển kiểm toán hoạt động



Nhân tố tác động


Tên biến

Trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa

Trọng số hồi quy chuẩn hóa


Giá trị T


Mức ý nghĩa P

Trong số hồi quy

Sai lệch chuẩn


Hằng số hồi quy

1.757

.329


5.337

.000

X1

Chính trị

.221

.062

.244

3.537

.001

X3

Kinh tế


-.164


.039


-.275


-4.254


.000

X5

Kỹ năng của KTV


.180


.064


.198


2.804


.006

X6

Khả năng thực hiện của SAV


.227


.069


.228


3.285


.001

4.4.2.1. Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi quy. Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình.

Theo kết quả phân tích hồi quy trên đây R2 ≠ 0 mới chỉ xét độ phù hợp của

mô hình với tệp dữ liệu. Để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, đặt giả thuyết: H0 : hệ số R2tổng thể = 0;

H1 : hệ số R2tổng thể ≠ 0.

Với mức ý nghĩa α = 5%

Kiểm định giả thuyết trên, trong bảng phân tích phương sai ANOVA (Bảng 4.20) cho thấy giá trị F ở cột áp chót tương ứng với sig = 0.00<0.05. Vì vậy, bác bỏ giả thuyết H0 và khẳng định rằng mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể

Kết quả (Bảng 4.20) cho thấy chỉ có 4 nhân tố chính tác động vào mức độ phát triển kiểm toán hoạt động bao gồm các nhân tố (1) chính trị, (2) kinh tế, (3) kỹ năng KTV, (4) khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV.

Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy.

Có 07 nhân tố được đề xuất trong mô hình, tuy nhiên chỉ có 4 nhân tố có mối quan hệ tuyến tính với việc phát triển kiểm toán hoạt động. Vì vậy, cần thiết phải


kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy này để đi đến kết luận mối quan hệ và mức độ tác động của các nhân tố trên.

Giả thuyết: H0 : β1= β3 = β5= β6 = 0;

H1 : β1= β3 = β5= β6 ≠ 0.

Với mức ý nghĩa α = 5%

Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa các hệ số hồi quy, trong Bảng 4.20, các giá trị t tương ứng với sig < 0.05. Vì vậy, bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng các biến độc lập X1 (nhân tố chính trị), X3 (nhân tố kinh tế), X5 (nhân tố kỹ năng KTV), X6 (nhân tố khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV) có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc Y (khả năng phát triển kiểm toán hoạt động);

Kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi

Có 04 nhân tố tương ứng với 4 biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc Y, tuy nhiên, để kiểm tra xem ước lượng của các hệ số hồi quy có đạt hiệu quả không, kiểm định tương quan hạng Spearman được lựa chọn sử dụng với giả thuyết sau:

Giả thuyết: H0 : Hệ số tương quan hạng của các biến X1= X3 = X5= X6 = 0;

Kiểm định Spearman cho mối tương quan giữa hai biến gồm 1 biến độc lập lần lượt là X1, X3, X5, X6 với phần dư (ký hiệu biến "phandu”).

Kết quả kiểm định cho thấy không thể bác bỏ được giả thuyết H0 do hệ số

tương quan hạng của các biến X1, X3, X5, X6 lần lượt là 0.053, 0.082, 0.060, -0.013. Đều có mức ý nghĩa lớn hơn 0.05. Điều này cho thấy phương sai của phần dư không thay đổi (Phụ lục 8, mục 8.4).

Kiểm định giả thuyết không có mối tương quan giữa các biến độc lập

Hệ số VIF của các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 2, do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không có ảnh hưởng đáng kể đến mô hình hồi quy (Phụ lục 8, mục 8.3);

Phương trình hồi quy tuyến tính được xác định sử dụng các hệ số hồi quy đã chuẩn hóa (cột trọng số hồi quy đã chuẩn hóa) để so sánh mức độ tác động của từng


nhân tố, vì hệ số này không phụ thuộc vào thang đo (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009, 126). Do vậy, phương trình hồi quy tuyến tính có dạng sau:

Y = 0,244X1 - 0,275X3 + 0,198X5 + 0,228X6

4.4.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát về mức độ tác động của các nhân tố

Nhân tố chính trị có tác động cùng chiều thúc đẩy việc phát triển kiểm toán hoạt động.

Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định mô hình cho kết luận “Nhân tố chính trị” có tác động cùng chiều thúc đẩy việc phát triển kiểm toán hoạt động. Theo kết quả khảo sát Bảng 4.19 cho thấy Nhân tố chính trị có giá trị trung bình thấp nhất (3.66), độ lệch chuẩn khá thấp (0.652< 1) điều này cho thấy có ít khác biệt trong đánh giá giữa các KTV. Có 54,2% KTV đánh giá thành phần này có tác động đến sự phát triển kiểm toán hoạt động, 34,8% trung lập, 11% đánh giá không tác động. Trong 5 nhân tố cấu thành nên nhân tố chính trị “vai trò Tổng kiểm toán” được đánh giá có tác động lớn nhất (điểm trung bình là 3,86) và “bất ổn kinh tế” có tác động thấp nhất (điểm trung bình thấp nhất 3,44) Bảng 4.21.

Bảng 4.21. Đánh giá mức độ tác động của nhân tố chính trị


Nhân tố chính trị

1 (%)

2 (%)

3 (%)

4 (%)

5 (%)

Điểm TB

1. Yêu cầu từ Quốc hội, Chính phủ

1,1

5,4

33,0

36,8

23,8

3,77

2. Kết quả kiểm toán tuân thủ, tài chính còn hạn chế

1,6

7,0

38,4

35,1

17,8

3,61

3. Vai trò Tổng kiểm toán

1,1

9,2

28,1

25,4

36,2

3,86

4. Yêu cầu triển khai kiểm toán hoạt động do bất ổn kinh tế

1,6

16,2

36,2

28,2

17,8

3,44

5. Tiến trình cải cách quản trị công

5,0

6,5

38,4

36,8

17,8

3,65

Điểm trung bình

2,1

8,9

34,8

32,5

21,7

3,66

Nhân tố kinh tế có động tác động ngược chiều cản trở việc phát triển kiểm toán hoạt động.

Mặc dù ban đầu tác giả đề xuất phân loại 4 nhân tố cấu thành nên nhân tố kinh tế qua khảo sát định tính được trình bày trong bảng câu hỏi khảo sát. Tuy nhiên, chỉ có nhân tố “thất thoát, lãng phí, yếu kém” được phân loại trong “Nhân tố


kinh tế” sau bước phân tích nhân tố khám phá, các nhân tố còn lại được phân loại vào nhân tố chính trị, nhân tố xã hội.

Theo kết quả khảo sát Bảng 4.19 cho thấy nhân tố kinh tế có giá trị trung bình khá cao so với các nhân tố khác (3.81), độ lệch chuẩn cao nhất so với các nhân tố khác (0.99< 1) điều này cho thấy có tồn tại khác biệt lớn trong đánh giá giữa các KTV. Có 57,8% KTV đánh giá thành phần này có tác động đến sự phát triển kiểm toán hoạt động, 34,1% trung lập, 8,1% đánh giá không tác động. Khác với các nhân tố còn lại có hệ số β dương (thúc đẩy), hệ số β của nhân tố này là âm (tác động ngược chiều – cản trở). Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu trước (Hui Fan 2012) cho rằng tình trạng kinh tế vĩ mô ở các vùng miền tỷ lệ nghịch với mức độ phát triển kiểm toán hoạt động. Có hai nguyên nhân có thể lý giải hợp lý trong trường hợp này. Một là, “thất thoát, lãng phí, yếu kém trong quản lý sử dụng nguồn lực công” làm nảy sinh nhu cầu kiểm toán hoạt động cao nhưng đồng thời vẫn còn nhiều triển vọng phát huy vai trò kiểm toán truyền thống, cùng với thái độ và sự quan tâm đối với loại hình kiểm toán này cao hơn kiểm toán hoạt động sẽ cản trở sự phát triển kiểm toán hoạt động. Hai là, tình trạng kinh tế vĩ mô yếu kém cũng không cho phép SAV có đủ các nguồn lực cần thiết để có thể đầu tư và phát triển kiểm toán hoạt động theo đúng mong muốn của họ.

Nhân tố kỹ năng KTV có tác động cùng chiều thúc đẩy việc phát triển kiểm toán hoạt động.

Trong 8 nhân tố tác giả đề xuất phân loại thành hai nhân tố cấu thành nên nhân tố năng lực KTV gồm (i) trình độ KTV và (ii) kỹ năng KTV, qua khảo sát định tính được trình bày trong bảng câu hỏi khảo sát. Tuy nhiên, chỉ có 3 nhân tố được phân loại cấu thành nên nhân tố trình độ KTV và 3 nhân tố cấu thành nên kỹ năng KTV (Bảng 4.15).

Theo kết quả khảo sát Bảng 4.19 cho thấy nhân tố kỹ năng của SAV có giá trị trung bình cao thứ hai so với các nhân tố khác (4.06), độ lệch chuẩn có mức trung bình so với các nhân tố khác (0.65< 1). Điều này cho thấy, hầu hết các KTV đều đánh giá nhân tố kỹ năng của SAV có tác động cùng chiều thúc đẩy việc phát triển


kiểm toán hoạt động. Có 73,04% KTV đánh giá thành phần này có tác động đến sự phát triển kiểm toán hoạt động, 23,8% trung lập, 3,06% đánh giá không tác động. Cả 3 nhân tố trên đều đươc đánh giá có vai trò tác động ngang nhau. Phát hiện này cũng phù hợp với kết quả từ một số nghiên cứu trước (Ferdousi 2012; Hui Fan 2012; Albert & cộng sự 2009; Warning & Morgan 2007; Berzelay & cộng sự 1996; Put & Turksema 2011; Lonsdale & cộng sự 2011) (Bảng 4.22).

Bảng 4.22. Đánh giá mức độ tác động của nhân tố kỹ năng của KTV


Nhân tố kỹ năng của KTV

1 (%)

2 (%)

3 (%)

4 (%)

5 (%)

Điểm TB

1. Khả năng vận dụng kỹ thuật và phương pháp kiểm toán

0

3,8

25,9

40,0

30,3

3,97

2. Kỹ năng phân tích, tổng hợp và viết báo cáo kiểm toán

0

2,2

25,4

38,4

35,1

4,04

3. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

0

3,2

20,0

32,4

44,3

4,17

Điểm trung bình

0,0

3,06

23,80

37,0

36,04

4,06

Nhân tố khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV có tác động cùng chiều thúc đẩy việc phát triển kiểm toán hoạt động.

Mặc dù ban đầu tác giả đề xuất phân loại 5 nhân tố cấu thành nên nhân tố khả năng của SAV qua khảo sát định tính được trình bày trong bảng câu hỏi khảo sát nhưng kết quả khảo sát định lượng cho thấy, chỉ có 4 nhân tố (Bảng 4.15) được phân loại cấu thành nên nhân tố khả năng của SAV.

Theo kết quả khảo sát Bảng 4.19 cho thấy nhân tố khả năng của SAV có giá trị trung bình cao thứ ba so với các nhân tố khác (3.95), độ lệch chuẩn có mức trung bình thấp thứ nhất so với các nhân tố khác (0.59< 1). Điều này cho thấy, hầu hết các KTV đều đánh giá nhân tố khả năng của SAV có tác động cùng chiều thúc đẩy việc phát triển kiểm toán hoạt động. Có 68,64% KTV đánh giá thành phần này có tác động đến sự phát triển kiểm toán hoạt động, 29,34% trung lập, 2,02% đánh giá không tác động. Trong 4 nhân tố cấu thành nên nhân tố khả năng của SAV, cả ba nhân tố “phương pháp tổ chức triển khai kiểm toán hoạt động”; “lựa chọn các chủ đề


kiểm toán”; “chương trình đào tạo” đều đươc đánh giá có vai trò tác động ngang nhau (điểm trung bình xấp xỉ 4.0). Bảng 4.23.

Bảng 4.23. Đánh giá mức độ tác động của nhân tố khả năng của SAV


Nhân tố khả năng triển khai KTHĐ của SAV

1 (%)

2 (%)

3 (%)

4 (%)

5 (%)

Điểm TB

1. Phương pháp tổ chức triển khai kiểm toán hoạt động

1,1

1,6

25,9

46,5

24,9

3,92

2. Chuẩn mực, quy trình, cẩm nang hướng dẫn

0

1,6

33,5

37,8

27,0

3,90

3. Lựa chọn các chủ đề kiểm toán phù hợp

0

2,7

27,6

33,5

36,2

4,03

4. Chương trình nội dung đào tạo kiểm toán hoạt động

0

1,1

30,3

40,5

28,1

3,96

Điểm trung bình

0,27

1,75

29,34

39,57

29,07

3,95

Như vậy, trong 7 nhóm nhân tố có khả năng tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động được phát hiện trong bước nghiên cứu định tính, chỉ có 4 nhân tố có tương quan với khả năng phát triển kiểm toán hoạt động. Mức độ tác động của 4 nhân tố này lần lượt là nhân tố chính trị (X1: β1 =0,244). Tiếp theo là khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV (X6: β6= 0,228) và nhân tố kỹ năng của KTV (X5

: β5= 0,198). Ngược lại, biến có tác động ngược chiều (âm) cản trở việc phát triển

kiểm toán hoạt động là nhân tố kinh tế X3 3= -0,275). Hình 4.3 minh họa kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động.


Hình 4.3. Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động


Mục tiêu

Nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

Phân tích nhân tố

Phân tích hồi quy


Chính trị Chính trị


Môi trường Xã hội kinh tế, chính

trị xã hội

Kinh tế Kinh tế


Nhân tố ảnh Trình độ KTV

hưởng đến Khả năng của

việc hình SAV Khả năng Khả năng thành và phát

triển Kỹ năng KTV Kỹ năng KTV


Đặc điểm hoạt

động của đơn Đặc điểm vị được kiểm

Độ lệch chuẩn của các nhân tố này khá thấp đều nhỏ hơn 1 (Bảng 4.19), điều này cho thấy có ít khác biệt trong đánh giá giữa các KTV. Điểm trung bình khá cao dao động từ 3,66-4,06, trong đó, các nhân tố bên ngoài (kinh tế, chính trị và xã hội) có điểm trung bình thấp hơn các nhân tố thuộc bên trong SAV là khả năng của SAV và kỹ năng KTV. Điều này cho thấy hầu hết KTV đều đồng tính đánh giá tác động từ bên trong SAI cao hơn tác động từ các nhân tố bên ngoài và đều nhận định rằng, khả năng của SAV và KTV còn nhiều hạn chế để có thể triển khai thành công loại hình kiểm toán này trong giai đoạn hiện nay. Nhận định này có thể được giải thích một phần nguyên nhân do thiếu hiểu biết đầy đủ về lý thuyết kiểm toán hoạt động của các KTV (có trên 50% số KTV từng được đào tạo cơ bản về lý thuyết kiểm toán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022