Tỷ Lệ Nợ Khoanh Cho Vay Hộ Nghèo Giai Đoạn 2012-2016‌



Tổng thu nhập chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng khá ổn định tỷ lệ thu lãi ổn định ở mức tỷ lệ 98% trên tổng số lãi phải thu. Có được kết quả trên là do Ngân hàng đã tăng cường hoạt động công tác cho vay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giải ngân hết kế hoạch tín dụng đồng thời tận dụng tối ưu nguồn vốn của cấp trên chuyển về để cho vay hộ nghèo. Hơn nữa trong những năm qua phần lớn các các hộ nghèo vay vốn tại Ngân hàng đều sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập cao bảo toàn được đồng vốn và trả lãi ngân hàng theo đúng thỏa thuận. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng. Song bên cạnh đó còn một số hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn tới không trả đúng hạn đầy đủ gốc và lãi làm giảm thu nhập của Ngân hàng.

2.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng xử lý rủi ro:

* Tỷ lệ nợ khoanh thu hồi được

Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ khoanh cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012-2016‌

Đơn vị: triệu đồng, %


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Nợ khoanh

0

0

29,28

29,28

23,94

Nợ khoanh thu

hồi được

0

0

0

5,34

0,57

Tỷ lệ nợ khoanh

thu hồi được (%)

0%

0%

0%

18,23%

2,38%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 9

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh 2012 - 2016)

Nợ khoanh cho vay hộ nghèo xuất hiện từ năm 2014 và giảm dần qua các năm tiếp theo.Năm 2015 tỷ lệ nợ khoanh thu hồi được là 18,23% và đến năm 2016 tỷ lệ nợ khoanh thu hồi được là 2,38%. Điều này chứng tỏ NHCSXH chi nhánh tỉnh Bắc Ninh xử lý nợ khoanh cho vay hộ nghèo còn chưa quyết liệt, tỉ lệ nợ khoanh thu hồi được vẫn còn thấp . Nguyên nhân xử lý nợ khoanh hộ nghèo kém là do sự vào cuộc quyết liệt, phối hợp tốt của các phòng giao dịch có nợ khoanh với các tổ chức hội đoàn thể tại địa phương để xử lý nợ khoanh còn nhiều hạn chế.



* Tỷ lệ nợ được gia hạn nợ

Bảng 2.16: Tỷ lệ nợ được gia hạn nợ cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012-2016‌

Đơn vị: triệu đồng, %


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng dư nợ

460.830

443.495

451.080

353.214

357.213

Dư nợ được gia

hạn

84.564

75.049

49.343

98.433

94.232

Tỷ lệ nợ được gia

hạn nợ (%)

18,35%

16,92%

10,93%

27,87%

26,38%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh 2012 - 2016) Tỷ lệ hộ nghèo được gia hạn nợ giai đoạn 2012-2014 có xu hướng giảm. Năm 2012 tỷ lệ này là 18,35% thì đến năm 2014 chỉ còn 10,93%. Tuy nhiên đến những năm gần đây tăng đột biến lên khoảng 26-27% mỗi năm (năm 2015 là 27,87%, năm 2016 là 26,38%). Điều này chứng tỏ công tác xử lý rủi ro còn khá là hạn chế, dẫn đến tình trạng hộ vay gặp khó khăn khi đến kì hạn trả nợ và buộc phải gia hạn nợ để

kéo dài thời gian trả nợ.

* Tỷ lệ nợ được xóa nợ

Bảng 2.17: Tỷ lệ nợ được xóa nợ cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012-2016‌

Đơn vị: triệu đồng, %


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng dư nợ

460.830

443.495

451.080

353.214

357.213

Tổng dư nợ được

xóa nợ

0

0

0

13

190

Tỷ lệ nợ được xóa

nợ(%)

0

0

0

0,00368%

0,05320%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh 2012 - 2016)

Tỷ lệ được xóa nợ cho vay hộ nghèo khá là thấp. Giai đoạn 2012-2014 không có nợ được xóa cho vay hộ nghèo nhưng đến năm 2015,2016 thì tỷ lệ này tăng dần. Năm 2015 tỷ lệ nợ được xóa nợ là 0,00368%, năm 2016 tỷ lệ nợ được xóa nợ là



0,005320%. Mặc dù tỷ lệ nợ được xóa mới xuất hiện nhưng tỷ lệ này còn khá nhỏ bé do đó có thể thấy công tác quản lý nợ rủi ro vẫn ổn và không quá đáng lo.

2.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng thêm thu nhập của hộ nghèo

Hàng năm Bộ lao động thương binh & xã hội kết hợp UBND các xã cùng nhau đi điều tra về mức thu nhập của các hộ nghèo sau khi vay NHCSXH. Sau khi thu thập số liệu thì tính ra tỷ lệ trung bình chung về mức thu nhập tăng thêm của hộ nghèo sau khi vay vốn NHCSXH. Ta có bảng số liêu sau khi thu thập như sau: Bảng 2.18: Tỷ lệ thu nhập tăng thêm trung bình của hộ nghèo sau khi vay vốn

NHCSXH giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tỷ lệ thu nhập tăng thêm trung bình của hộ nghèo sau khi vay

NHCSXH


50,01%


34,54%


38,91%


58,84%


65,68%

(Nguồn: Số liệu của Bộ lao động thương binh & xã hội, UBND tỉnh Bắc Ninh) Tỷ lệ thu nhập tăng thêm trung bình của hộ nghèo sau khi vay NHCSXH biến động qua các năm. Năm 2012 tỷ lệ này là 30,01% thì đến năm 2013 giảm còn 34,54% và đến giai đoạn 2014-2016 thì tăng dần. Đặc biệt năm 2016 tăng lên tới 65,68%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn vay NHCSXH tại chi nhánh Bắc Ninh ban đầu đã sử dụng có hiệu quả đối với hộ vay nhưng tỷ lệ tăng thu nhập theo nhận xét còn khá là thấp so với kì vọng, điều này nguyên nhân là do hộ nghèo còn nhiều hạn

chế trong cách sử dụng nguồn vồn để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

2.3. Đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh‌

2.3.1. Những kết quả đạt được‌

Thứ nhất, trong những năm 2012 đến 2016 nhờ nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo đã đạt được những kết quả nhất định trong công cuộc xóa đói giảm



nghèo khi tỷ lệ hộ nghèo ở Bắc Ninh ngày càng giảm và luôn duy trì ở mức thấp so với các tỉnh thành phố trên cả nước.

Thứ hai, nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tuy có tăng có giảm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức thấp và an toàn qua các năm.

Thứ ba, công tác phối hợp giữa ngân hàng với địa phương, hội đoàn thể bước đầu đạt được nhiều kết quả tốt đẹp góp phần giúp hiệu quả cho vay hộ nghèo ngày một nâng cao. Ngân hàng đã từng bước đơn giản hóa thủ tục vay vốn, quy định chặt chẽ hơn thủ tục vay vốn và giảm thời gian cho khách hàng trong quá trình đến giao dịch với Ngân hàng.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ của Ngân hàng chủ yếu là các cán bộ trẻ nhưng có sự liên kết rất chặt chẽ giữa các cán bộ với nhau, đội ngũ cán bộ trẻ cùng với sự năng động nhạy bén của mình phối hợp với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các cán bộ lão thành đã tạo ra một môi trường làm việc hết sức hiệu quả, một tinh thần làm việc hăng say, đoàn kết cùng phát triển.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân‌

2.3.2.1. Hạn chế:

Thứ nhất, Nguồn vốn cho vay còn hạn chế. 80-90% nguồn vốn hiện nay của NHCSXH cho vay là của Chính phủ cấp cho tuy nhiên nguồn vốn này chuyển sang cho NHCSXH để cho vay còn hạn chế; trong khi đó nguồn vốn huy động ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo mới đáp ứng một phần rất nhỏ.

Thứ hai, về mức đầu tư cho một hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng tuy có tăng trung bình là 30,8 triệu đồng/ 1 hộ vay, nhưng so với nhu cầu của sản xuất và đời sống vẫn còn thiếu cả về quy mô vốn và cơ cấu thời gian. Nguồn vốn để đầu tư cho vay hộ nghèo còn hạn chế trong khi đó nguồn vốn Ngân hàng tự huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay hộ nghèo còn rất thấp.

Thứ ba, Tỷ lệ hộ nghèo được vay chưa cao. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn chỉ chiếm 30,58%. Tổng số hộ nghèo qua các năm tuy giảm nhưng tỷ lệ nghịch với nó là tỷ lệ hộ nghèo được vay trong năm còn thấp.Tỷ lệ hộ thoát nghèo còn thấp, cuối năm 2016 là 17,03%, hộ tái nghèo vẫn còn.



Thứ tư, tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay hộ nghèo so với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn chi nhánh còn cao và giảm còn chậm so với yêu cầu. Tính đến năm 2016 thì tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo là 0,26% trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn toàn chi nhánh là 0,14%.

Thứ năm, Tỷ lệ gia hạn nợ con khá cao, xử lý nợ khoanh, nợ xóa còn nhiều bất cập chứng tỏ khả năng xử lý rủi ro còn khá nhiều khó khăn. Tỷ lệ thu nhập tăng thêm của hộ nghèo sau khi vay còn thấp so với kì vọng.

2.3.2.2. Nguyên nhân:

Về nguyên nhân chủ quan thì gồm những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, tính đến nay mức đầu tư cho 1 hộ nghèo vay là 30,8 triệu đồng. Tuy mức cho vay đã tăng nhưng do nguồn vốn cho vay hộ nghèo còn hạn chế, nguồn vốn cho vay phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn TW ra chỉ thị và rót về, công tác huy động vốn dân cư còn nhiều hạn chế nên mặc dù so với thời gian trước đây dư nợ cho vay trên một hộ gia đình đã tăng lên nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được với nhu cầu của người vay trong việc phát triển kinh tế trong thời gian hiện nay. Chính vì vậy điều này đã làm ảnh hưởng và hạn chế phần nào hiệu quả vốn vay.

Thứ hai, do nguồn vốn để cho vay ưu đãi hộ nghèo còn hạn chế mà số tiền tối đa cho vay một hộ gia đình thì ngày một nâng cao ( giai đoạn năm 2012 được vay tối đa 15 triệu/hộ gia đình thì đến này được vay tối đa 50 triệu/hộ gia đình). Chính vì vậy số đối tượng được vay chương trình hộ nghèo giảm đi.

Thứ ba, NHCSXH hoạt động huy động vốn dân cư còn hạn chế do đặc thù trong tâm trí mọi người chỉ biết NHCSXH là ngân hàng phục vụ người nghèo và không nhiều người biết đến hoạt động huy động vốn của NHCSXH. Lãi suất huy động vốn của NHCSXH so với các ngân hàng thương mại không có tính cạnh tranh, hình thức gửi tiền tiết kiệm không đa dạng như ngân hàng thương mại, không có các chương trình marketing, quảng bá huy động vốn và đặc thù NHCSXH mỗi huyện chỉ có 1 phòng giao dịch duy nhất trong khi địa bàn lại rộng lớn, chính những điều này đã phần nào hạn chế khả năng huy động vốn dân cư từ trong dân chúng. Khách hàng của NHCSXH chủ yếu là đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính



sách còn gặp khó khăn nhiều trong đời sống chính vì vậy khả năng huy động vốn từ đối tượng này không cao.

Thứ tư, do quản lý điều hành ở một số địa phương chấp hành không nghiêm các quy định về chính sách tín dụng ưu đãi như xét duyệt sai đối tượng cho vay, hộ vay thiếu kinh nghiệm sản xuất, hộ vay cố tình chây ỳ, ỷ lại không trả nợ, công tác bình xét cho vay dưới thôn chưa công khai, dân chủ, còn mang tính hình thức, công tác buông lỏng quản lý của hội đoàn thể,tổ trưởng.

Thứ năm, do NHCSXH số lượng cán bộ còn hạn chế, mỗi phòng giao dịch ở tỉnh Bắc Ninh chỉ khoảng 8 đến 11 người, trong đó cán bộ tín dụng tối đa là 4 người, địa bàn lại rộng lớn trong khi số lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ, việc nhiều nên nhiều khi công tác kiểm tra, kiểm soát hộ vay còn nhiều hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào địa phương, hội đoàn thể, tổ trưởng. Các thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp, hội đoàn thể làm nhiều công tác khác nhau và màng hoạt động với NHCSXH chỉ là một mảng công việc trong các hoạt động của họ nên họ chưa có thời gian cho công tác kiểm tra, giám sát hộ vay. Hoạt động giám sát hộ vay chủ yếu phụ thuộc vào các tổ trưởng tổ TK & VV. Chỉ đến khi phát sinh các nợ quá hạn, phát sinh rủi ro thì họ mới bắt đầu vào cuộc chính vì vậy công tác giám sát hộ vay tại NHCSXH thật sự còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa kịp phát hiện các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong quá trình vay vốn như: Sử dụng sai mục đích, chây ỳ, vay ké, xâm tiêu vốn hộ nghèo,…

Về nguyên nhân khách quan thì gồm những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Do khâu xác định đối tượng vay vốn ở UBND cấp xã còn nhiều bất cập, nhiều UBND cấp xã còn chưa quan tâm đến việc khảo sát, điều tra các đối tượng hộ nghèo, tái nghèo hàng năm. Việc xác định đối tượng hộ nghèo ở nhiều địa phương còn hiện tượng luân phiên hộ nghèo hàng năm, thậm chí có hiện tượng chạy hộ nghèo, hộ có kinh tế khá giả vẫn được hộ nghèo do có quan hệ với những người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát đối tượng,… Đặc biệt từ cuối năm 2015, khi nhà nước đưa vào đánh giá hộ nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều gây ra nhiều khó khăn, lúng túng cho cán bộ rà soát. Kết quả đánh giá rà soát còn mang nặng tính



cảm tính, vấn đề bình xét hộ nghèo chưa thực hiện đúng nguyên tắc và hoạt động giám sát nhiều lúc, nhiều nơi còn mang tính hình thức.

Thứ hai, do chất lượng hoạt động của Hội, đoàn thể cấp xã và các Tổ TK&VV chưa cao.Hiện nay NHCSXH Việt Nam nói chung và Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng đã ký văn bản liên tịch uỷ thác cho vay thông qua 4 tổ chức Hội đoàn thể bao gồm Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Ban chấp hành của các hội đoàn thể các cấp thường có từ 2 đến 10 người, những người tham gia vào ban chấp hành thường là những người có trình độ, tuy nhiên theo quy định họ không được trực tiếp đứng ra làm tổ trưởng các tổ TK & VV mà chỉ quản lý, chỉ đạo ở một số khâu nhằm tách biệt rõ ràng giữa công tác quản lý lãnh đạo điều hành và công tác quản lý hộ vay trực tiếp. Chính vì vậy người nắm trực tiếp các hộ gia đình vay vốn là các tổ trưởng tổ TK&VV, những tổ trưởng này là những người được dân tín nhiệm bầu ra để quản lý, đôn đốc các hộ viên và giao dịch với ngân hàng.

Không phải tất cả các tổ trưởng đều có trình độ, qua thực tế nhiều tổ trưởng đã tham gia vào công tác vay vốn của Chi nhánh nhiều năm nhưng quy trình thủ tục để hướng dẫn hộ vay làm vẫn không nắm rõ, nhiều tổ trưởng bình xét cho vay không đúng đối tượng, bộ hồ sơ xin vay gửi Ngân hàng phải tẩy xoá, sửa chữa làm đi làm lại rất nhiều lần, mặc dù hàng năm Chi nhánh, phòng giao dịch cấp huyện đều phối hợp với các cấp hội đoàn thể nhận uỷ thác tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ và tổ trưởng tổ TK&VV tới tận cấp xã phường. Điều này ảnh hưởng nhiều tới tiến độ giải ngân, nguồn vốn chưa đưa đến tay hộ vay vốn kịp thời.

Thứ ba, do ngân hàng mới chỉ lo cho hộ vay về khoản vay vốn còn chưa thực sự quan tâm và chưa thúc đẩy chính quyền địa phương hướng dẫn họ sử dụng đồng vốn có hiệu quả để sớm thoát nghèo. Qua tìm hiểu thì mục đích sử dụng vay vốn của hộ nghèo vay chủ yếu là dùng để mua lợn, trâu, bò chăn nuôi chứ chưa đa dạng hóa được cách sử dụng vốn vay đầu tư cho các loại hình khác do đó nhiều khi chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thứ tư, Theo quy định, đối tượng vay vốn của NHCSXH là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được UBND cấp xã xác nhận. Tuy nhiên, công



tác điều tra, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; có nơi chưa rà soát, bổ sung kịp thời vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, làm ảnh hưởng tới việc hỗ trợ vốn kịp thời cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách.

Hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH chưa cao, làm cho hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và vốn tín dụng chính sách nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập.

Hoạt động tín dụng chính sách chưa được đồng đều giữa các địa phương. Ở một số địa phương, tỉ lệ nợ quá hạn còn cao; công tác quản trị của Ban đại diện HĐQT chưa thường xuyên sâu sát; trách nhiệm, quyền hạn và sự phối kết hợp của UBND cấp xã chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng thực hiện một số nội dung công việc nhận ủy thác của tổ chức Hội, đoàn thể chưa thật sự tốt; số tổ TK&VV hoạt động chưa tốt còn cao; trình độ nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ NHCSXH còn bất cập, hạn chế….

Công tác kiểm tra, kiểm soát hộ vay trước, trong và sau khi cho vay của Ngân hàng còn hạn chế, một số Giám đốc huyện, thị ít đi kiểm tra cấp cơ sở cấp xã để bắt nắm tình hình hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, người dân nên chưa phát hiện kịp thời những thiếu sót trong hoạt động cho vay hộ nghèo để hạn chế tối đa rủi ro về cho vay. Chất lượng tín dụng ở một số địa bàn cấp xã chưa thực sự ổn định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023