nhà sản xuất Airbus (7/2011) cùng với 200 chiếc đặt mua trước đó. Tổng giá trị mua thiết bị bay lên tới 27 tỷ USD [Website:http://en.tiket.com/pesawat/tiketlion air?lang=en&twh=19531511&om=1&gclid=CJHz18O1cUCFQ0AvAodQ3gAUA].
Mục tiêu của Air Asia là nâng tổng số máy bay của hãng từ 93 chiếc lên con số 500 cho đến năm 2020 để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch tại châu Á do bùng nổ kinh tế để tiến tới vị thế số 1 của mình tại thị trường LCAS châu Á, đặc biệt là thị trường du lịch đang phát triển mở rộng hiện nay.
Sự phát triển của ngành du lịch máy bay tại các quốc gia trong khu vực và thế giới đã thúc đẩy số lượng du khách gia tăng một cách nhanh chóng, kéo theo là sức cạnh tranh gay gắt giữa các hãng hàng không truyền thống nói chung và đặc biệt là hãng LCA khác buộc hãng muốn tồn tại và phát triển phải mở rộng qui mô, lấy ưu thế qui mô để giảm chi phí.
Với phương châm “Ai cũng có thể bay”, hãng LCA Air Asia đã thực sự
thuyết phục được hàng triệu hành khách và du khách. Giá vé rẻ nhưng khách
hàng vẫn được hưởng những dịch vụ tốt nhất mà hãng có thể cung cấp cho du khách, đặc biệt là thủ tục nhanh gọn, thuận tiện đã làm hài lòng nhiều du khách ở các nước khác nhau. Do số lượng các chuyến bay và đường bay rất đa dạng và phong phú nên hãng luôn đảm bảo nhu cầu của khách và được đáp ứng một cách tốt nhất. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp cùng với việc cung cấp các dịch vụ tiện ích miễn phí và không ngừng được đổi mới, Air Asia thực sự đã chinh phục không chỉ khách hàng trong nước, trong khu vực, mà còn trên toàn thế giới khi mà mối liên hệ với khách hàng luôn được giữ vững và củng cố không ngừng.
Năm 2011, Air Asia được bình chọn là hãng LCA tốt nhất thế giới lần thứ ba liên tiếp với 19 triệu người ủng hộ. Đây thực sự là môt thành quả không hề nhỏ đối với một hãng hàng không còn non trẻ nhưng có nhiều nỗ lực và sáng kiến. Họ đã chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường LCAS hiện đại, đặc biệt đối với du khách.
Tính đến nay, hãng đã phục vụ hàng trăm triệu lượt hành khách. Riêng
năm 2011, số hành khách của hãng lên tới 30 triệu. Kể từ khi trở thành hãng LCA vào cuối năm 2001, số lượng nhân viên của Air Asia đã tăng từ 250 lên con số
Có thể bạn quan tâm!
- Liên Kết Du Lịch hàng Không Giá Rẻ: Bản Chất Và Đặc Trưng Cơ
- Các Điều Kiện Thúc Đẩy Nhu Cầu Liên Kết Du Lịch hàng Không Giá Rẻ Trong Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Sơ Đồ Liên Kết Lý Thuyết 3 Chủ Thể Hợp Tác Hàng Không Giá Rẻ, Lữ Hành Du Lịch, Điểm Đến
- Các Chỉ Tiêu Tăng Trưởng Cơ Bản Của Ngành Du Lịch
- Tăng Trưởng Ghế Cung Ứng Và Hệ Số Ghế Sử Dụng Của Vietjet Air (Đơn Vị Tính: Nghìn Khách)
- Đánh Giá Thực Trạng Liên Kết Du Lịch – Haǹ G Không Giárẻ Trong Hội Nhập Quốc Tế Của Việt Nam
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
hơn 8000. Khởi đầu từ 1 máy bay và 1 điểm đến Air Asia đã sở hữu hàng trăm máy bay với hàng trăm điểm đến tại khắp nơi trên thế giới.
Tuy Air Asia bị ảnh hưởng nhiều vào năm trước do giá nhiên liệu tăng cao, song lợi nhuận của cả tập đoàn vẫn tăng lên mức 1,5 tỷ USD. Trong khi đó các chi phí khác giảm 13% [Website:http://en.tiket.com/pesawat/tiketlionair? lang=en&twh=19531511&om=1&gclid=CJHz18O1cUCFQ0AvAodQ3gAUA].
Từ khảo sát và nghiên cứu LCA Air Asia có thể rút ra được những kết luận sau: 1) Để đưa hãng trở thành một tập đoàn LCA quốc tế trong tương lai thì việc liên doanh liên kết với các hãng LCA của các nước là con đường ngắn nhất để sử dụng lợi thế qui mô trong giảm chi phí và duy trì thương hiệu hãng cung cấp LCAS. Ngày 21/7/2012 hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) Nhật Bản thông báo sẽ liên kết với Air Asia thành liên doanh có tên gọi Air Asia Japan để phục vụ các chuyến bay điểm đối điểm nội địa, trong đó ANA chiếm 67% còn Air Asia giữ 33%.
Từ Sân bay Quốc tế Narita, Air Asia Japan sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa cũng như các đường bay quốc tế tới Hàn Quốc và Đài Loan. Tại một cuộc họp báo, Chủ tịch ANA Shinichiro Ito cho biết, giá vé của Air Asia Japan có thể chỉ cao không quá một nửa so với giá vé hạng phổ thông của ANA, từ đó tạo ra một sức thu hút mạnh và có khả năng kích cầu mạnh tới các doanh nghiệp lữ hành du lịch của các quốc gia trong khu vực; 2) Duy trì nguyên tắc của hãng LCA, song luôn tìm cách cải thiện dịch vụ thiết yếu ở mức có thể và cải cách triệt để thủ tục hành chính để thu hút khách du lịch; và 3) Không chỉ liên kết với các hãng LCA ở các nước khác để mở rộng qui mô mà chiến lược trọng tâm của hãng là liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch để mở rộng thị trường xuống phân khúc cầu vận tải lữ hành du lịch ở khách du lịch bình dân có mức thu nhập trung bình trong nội địa.
1.3.1.4. Kinh nghiệm liên kết Du lic̣ h Haǹ g không giárẻ của tập đoàn
hàng không quốc tế giárẻ Jetstar (Australia)
Tập đoàn LCA quốc tế Jetstar thuộc sở hữu Qantas (Úc) có mặt tại các quốc gia New Zealand, Express Ground Handling và các công ty cổ phần khác bao
gồm Jetstar Asia và Valuair tại Singapore, Jetstar Pacific tại Việt Nam.
Trong Jetstar Asia, Valuair có 51% cổ phần của Công ty trách nhiệm hữu hạn Westbrook Investerment Pte (Westbrook) và 49% cổ phần của Qantas trong đó Jetstar Pacific tại Việt Nam có 27% cổ phần của Qantas và những cổ đông lớn khác như Vietnam airlines, Tổng công ty du lịch Saigon Tourist. Đây là một tập đoàn kinh doanh đa ngành, trong đó ngành kinh doanh chính là LCAS.
Hiện có trên 1900 chuyến bay mỗi tuần được tập đoàn Jetstar khai thác tại 15 quốc gia, phục vụ cho hơn 50 thị trường tại khu vực châu Á và châu Á Thái Bình Dương. Và có khoảng 7000 nhân viên đang trực tiếp làm việc cho Jetstar tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Để hiểu rõ mô hình và tình hình liên kết, hoạt động kinh doanh của tập đoàn Jetstar cần phân tích rõ các hãng thành viên (công ty con) của tập đoàn.
Về Jetstar Úc:Jetstar là một hãng LCA (Úc) đặt trụ sở tại Melbourne, có
19 điểm đến trong nội địa Úc và 11 điểm đến quốc tế đường dài và đường
ngắn. Ban đầu Jetstar khai thác 14 điểm đến dọc theo bờ biển phía đông nước Úc, hiện nay con số ấy tăng lên gấp 4 lần và hy vọng trong 5 năm tới Jetstar sẽ phát triển gấp 10 lần quy mô hiện nay. Đội bay của Jetstar Úc bao gồm 44 chiếc máy bay (tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2009), bao gồm 33 chiếc máy
bay Airbus A320 (177 ghế
ngồi), 5 Airbus A321 (214 ghế
ngồi) và 6 chiếc
Airbus A330200 (303 ghế ngồi cho hai hạng). Hiện nay Jetstar là hãng hàng không lớn thứ 3 (thị trường nội địa) và là hãng hàng không quốc tế lớn thứ 5 có khả năng chia sẻ các tuyến đường quốc tế ra và vào nước Úc, đồng thời hỗ trợ tập đoàn Qantas, hãng hàng không nội địa và quốc tế lớn nhất của Úc. Các công ty con khác bao gồm Jetstar Airways (New Zealand) và Express Ground Handling. Ngoài ra còn hãng Jetstar Airways một công ty con của riêng tập đoàn Qantas cũng là hãng LCA với chuyến bay nội địa đầu tiên từ 5/2004.
Về Jetstar New Zealand: Jetstar New Zealand là một hãng LCA thuộc sở hữu của Jetstar. Jetstar New Zealand khai thác trên 84 chuyến bay nội địa khứ hồi hàng tuần giữa Aukland, Christchurch, Wellington và Queenstown. Các chuyến bay nội địa được phục vụ cho liên kết với doanh nghiệp lữ hành du lịch và hành
khách thông thường bắt đầu từ ngày 10 tháng 6 năm 2009. Đội bay hiện tại gồm
6 chiếc Airbus A320 đang hỗ
trợ
Jetstar trong việc mở
rộng hoạt động kinh
doanh tại New Zealand.Jetstar bắt đầu khai thác bay vùng Tasman từ tháng 12
năm 2005 và khai thác 42 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần từ New Zealand. Bao
gồm các chuyến bay từ Christchurch đến Sydney, Melbourn, Brisbane và Gold
Coast, từ Auckland đến Sydney và Gold Coast.
Về Jetstar/Valuair tại Singapore: Jetstar Asia và Valuair hoạt động trên
nguyên tắc chung của tập đoàn Jetstar là cung LCAS cho du khách tại hầu hết các điểm nghỉ mát phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Jetstar Asia bắt đầu vận hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2004 với chuyến bay đầu tiên cất cánh vào ngày 13 tháng 12 năm 2004 đến Hồng Kông điểm đến du lịch được khai thác đầu tiên từ
Singapore. Không như
Jetstar tại Australia với toàn bộ
cổ phần của tập đoàn
Qantas, Jetstar Asia có cổ đông chính tại Singapore, đươc quản lý bởi Westbrook (51%) và tập đoàn Qantas nắm 49% cổ phần. Từ Singapore, Jetstar và Valuair bay đến 17 điểm của 10 quốc gia bao gồm Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồng Kông, Macau, Kuala Lumpur, Kota Kinabalu, Kuching, Penang, Siem Reap, Phnom Penh, Manila, Taipei, Yangon, Bali, Jakarta, Medan và Surabaya với đội bay gồm 7 chiếc Airbus A320 chủ yếu phục vụ cho du khách.
Về Jetstar Pacific tại Việt Nam: Jetstar Pacific là hãng LCA đầu tiên tại Việt Nam, được chuyển đổi từ Pacific Airlines vào tháng 5 năm 2008. Jetstar Pacific có 27% cổ phần của tập đoàn Qantas, phần còn lại là của các cổ đông
Việt Nam khác như Vietnam Airlines, Tổng công ty du lịch Saigon Tourist.
Jetstar Pacific hiện đang khai thác đội bay gồm 10 chiếc Airbus (8 A320 và 2 A
321) với 12 điểm đến nội địa Việt Nam và 3 điểm quốc tế (tính đến
28/02/2015). Jetstar Pacific bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với 18% cổ phần của tập đoàn Qantas, dựa trên Hợp đồng thương hiệu và Hợp đồng dịch vụ doanh nghiệp giữa Pacific Airlines và Jetstar Airways. Tập đoàn Qantas hiện
có kế
hoạch tăng cổ
phần lên mức tối đa là 30%. Hiện nay Jetstar Pacific
Airlines đang khai thác mạng lưới các chuyến bay nội địa Việt Nam bao gồm
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Hải Phòng, Nha
Trang.., trong đó ưu tiên cho các hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch.
Từ khảo sát hoạt động của tập đoàn LCA Jetstar có thể rút ra:
Để xây dựng thành tập đoàn LCA quốc tế, công ty mẹ Jetstar (Úc) tiến
hành cắm nhánh vào ngành hàng không của các quốc gia trong khu vực, từ đó
chuyển đổi kinh doanh sang mô hình hãng LCA, hoạt động theo nguyên tắc của công ty mẹ theo chính sách đồng thuận.
Để tăng tiềm lực tài chính phục vụ cho hoạt động của ngành hàng không, hãng sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp ngoài ngành, song chú trọng liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch là loại hình sử dụng vận tải hàng không chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí.
Các công ty con có thể sử dụng các loại máy bay có thương hiệu khác
nhau, song chủ yếu là A320 và Boeing 737 để có thể hỗ trợ nhau về kỹ thuật nhằm giảm chi phí của dịch vụ.
Chú trọng cải tiến phương thức phục vụ ở các khâu theo hướng tinh giản, thuận tiện, ân cần chu đáo để xây dựng thương hiệu và văn hóa của tập đoàn.
1.3.2. Những bài học rút ra cho hoạt động liên kết Du lịch Haǹ g không giá rẻ cho Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
* Những bài học rút ra cho kinh tế quốc tế
haǹ g không giárẻ Việt Nam trong hội nhập
Thứ nhất, để Việt Nam có được các hãng LCA cần chuyển đổi một số hãng hàng không truyền thống sang hoạt động cung cấp đa dịch vụ vận tải, trong đó luôn dành một tỷ lệ nhất định theo kế hoạch cho LCA vào những thời kỳ ít bùng nổ của du lịch nhằm cung cấp ổn định LCAS cho các hãng lữ hành du lịch quốc gia.
Thứ hai, khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng hãng LCA trong đó sở hữu 100% của tư nhân, nhằm tận dụng công suất và năng suất hoạt động của các cơ sở hạ tầng như sân bay, sân bay phụ, dịch vụ mặt đất, dịch vụ không lưu…Từ đó
thu hồi vốn đầu tư không.
nhanh để hiện đại hóa các cơ sở hạ
tầng cho ngành hàng
Thứ ba, khuyến khích các hãng hàng không nội địa liên kết với các hãng LCA nước ngoài để kế thừa kỹ thuật, thị trường và tác phong kinh doanh hiện đại nhằm phát triển khu vực hàng không giá rẻ trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
* Những bài học rút ra cho liên kết giữa Du lịch Haǹ g không giárẻ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, để mở rộng thị trường hầu như tất cả các hãng LCA ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương đều liên kết với các
doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành du lịch đồng thời các doanh nghiệp lữ
hành
cũng tìm mọi cách để ký hợp đồng liên kết cung cấp LCAS nhằm giảm giá tour kích cầu du lịch. Do đó để có được thị trường vận tải hàng không ổn định, các hãng LCA Việt Nam cần tận dụng hết lượng khách du lịch đến những sân bay gần các điểm đến du lịch.
Thứ hai, để tạo được lượng khách hàng truyền thống, cả các hãng LCA và doanh nghiệp lữ hành cần cải tiến phương thức cung cấp dịch vụ theo hướng đơn giản, thuận lợi, chu đáo, tận tình nhằm xây dựng cả thương hiệu LCA và du lịch giá
rẻ. Từ đó hình thành văn hoá và truyền thống tốt đẹp cho cả hai loại hình kinh doanh.
Thứ ba, khi trình độ dân trí chưa cao, thu nhập trên đầu người còn thấp thì ký kết hợp đồng liên kết giữa hãng LCA và doanh nghiệp lữ hành du lịch là thích hợp, nhằm bảo đảm tính linh hoạt và hiệu quả kinh doanh của cả hai loại hình hàng không và du lịch, trong đó cần có kế hoạch và ưu tiên rõ ràng cho phát triển du lịch quốc gia.
Thứ
tư,
mở rộng liên kết ra đối với các hãng LCA và doanh nghiệp lữ
hành du lịch của các quốc gia trong ASEAN và khu vực châu Á Thái Bình Dương để khai thác triệt để và có hiệu quả của thị trường hàng không và du lịch quốc tế.
Chương 2
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DU LỊCH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tổng quan hoạt động liên kết Du lịch Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về liên kết nhập kinh tế quốc tế
Du lịch Hàng không giá rẻ trong hội
2.1.1.1. Tổng quan về hoạt động của du lịch Việt Nam từ khi xuất hiện thị trường dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS) ở nước ta
Cách đây hơn 4 năm, khi hãng LCA tư nhân Indochina Airlines mới ra
đời đang gặp khó khăn do không tạo được sức cầu về LCA buộc phải tạm
đình chỉ các chuyến bay thương mại để tìm ra nguồn lực khắc phục và hướng liên kết mới thì Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã tổ chức “Hội nghị đánh giá về “Xúc tiến du lịch 10 năm” (29/01/2010), trong đó đã chỉ ra những yếu kém của ngành du lịch. 10 năm trước đây, các nước như: Thái Lan, Singapore, Malaysia…đều giống Việt Nam ở vạch xuất phát về xúc tiến, liên kết và quảng bá du lịch, giờ đây các nước đó đã hơn hẳn Việt Nam về qui mô, kế hoạch và bài bản trong xúc tiến liên kết và quảng bá, nên ngành
du lịch của họ
đã phát triển vượt bậc, trở
thành ngành công nghiệp không
khói, đem lại thu nhập đáng kể và nhiều việc làm cho đất nước. Các nghiên
cứu
trên thế
giới cho thấy có khoảng một nửa tỷ
du khách là
dạng allocentric (ít quan tâm đến giá, có học vấn, thích điểm đến mới, quan tâm đến văn hoá và con người...). 1/3 trong số này thích đến châu Á, tương đương khoảng 160 triệu người. Nắm bắt được thời cơ này, Thái Lan thu hút được 15 triệu khách, Malaysia 22 triệu, Indonesia 6,3 triệu và Trung Quốc 126
triệu, Việt Nam chỉ
hút được 4 triệu lượt. Họ
chi tiêu khoảng 180 tỷ
USD
(1.430 USD/khách) khi đi du lịch, nhưng Việt Nam chỉ thu được 3,7 tỷ (974 USD/khách).
USD
Tại Việt Nam hợp tác liên kết giữa ngành du lịch và các ngành khác rất lỏng lẻo, trong đó du lịch là ngành chủ đạo lại bị động, trông chờ, thiếu nhạy bén chủ động và phối hợp nên không đạt được kết quả mong muốn. Đặc biệt,
sự hợp tác, liên kết giữa du lịch và hàng không đã bỏ
phí rất nhiều cơ
hội.
Người ta ví lữ hành du lịch và hàng không như hai chiếc cánh để đẩy ngành du lịch quốc gia phát triển, song hai phân ngành này hầu như hợp tác với nhau vào thời điểm đó chỉ là ngẫu nhiên, thiếu chủ động, kế hoạch và lộ trình không rõ ràng. Vào thời điểm đó, hàng không đã có 26 văn phòng đại diện ở nước ngoài, ngành du lịch không tranh thủ được gì ở các văn phòng đại diện này để xúc tiến quảng bá cho các điểm đến du lịch của mình.
Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm phấn đấu từng bước khắc phục những hạn
chế của mình, ngành du lịch Việt Nam đã bước đầu có những tiến bộ vượt
bậc. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, năm 2011, ngành
du lịch Việt Nam thu hút 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 30 triệu lượt
khách nội địa, tổng thu từ
du lịch đạt khoảng 130 ngàn tỷ
đồng, tỷ
lệ tăng
trưởng tương ứng so với năm 2010 là 19%; 7,14% và 30% đã tạo ra một dấu ấn mới sau khi đã tăng 35% lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 [Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), 2011. Báo cáo Tổng kết công
tác năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành du lịch. ]. Đồng
thời đổi và cấp giấy phép mới cho 960 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế.