Tăng Trưởng Ghế Cung Ứng Và Hệ Số Ghế Sử Dụng Của Vietjet Air (Đơn Vị Tính: Nghìn Khách)


quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và sân bay quốc tế Đà Nẵng. Hãng có đội bay tính đến 8/2015 là 25 chiếc Airbus A320 mới tiên tiến nhất hiện nay, có thể chuyên chở được 180 hành khách với đội bay trên 150 người lái nước ngoài thông thạo tiếng Anh. Theo kế hoạch, đến năm 2020, hãng sẽ khai thác trên 30 máy bay và cần tới 500 người lái điều khiển. Hiện hãng đã tuyển và cử 30 học viên đi đào tạo tại các cơ sở của Airbus ở Pháp và Mỹ. Phi công của VietJet Air được đào tạo, cập nhật với các kỹ thuật và quy định mới của thế giới nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ cho khách khi bay với hãng.

Hiện VietJet Air thực hiện mỗi tuần 1000 chuyến bay theo hình thức liên kết dựa theo hợp đồng từng chuyến với các hãng lữ hành và bay theo mạng bay nội địa, đến hầu hết các sân bay có điểm du lịch chủ yếu của đất nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, Vinh, Phú Quốc. Đầu năm 2015 đã khai thác thị trường du lịch Đông Bắc Á, trước tiên là Đài bắc (Đài loan). Có thể thấy các số liệu có bản của hãng ở Bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2: Các thông tin cơ bản về hãng LCA VietJet Air


IATA

VJ

ICAO

VJC

Thương hiệu VietJet Air

Thành lập

2007

Các trạm trung chuyển chính

Sân bay quốc tế Nội Bài

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Các điểm đến quan trọng

Sân bay quốc tế Đà Nẵng

Số máy bay

Khai thác hiện hữu 25 Airbus 320

Số điểm đến

10 (Tính đến 8/2015)

Công ty mẹ

VietJet JSC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


Khẩu hiệu

Giá rẻ hơn, bay nhiều thêm Save More, Fly More

Tổng hành dinh

CT Plaza, 60A Trường Sơn, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nhân vật then chốt

Bà Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Hội đồng Quản Trị) Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng giám đốc)

Ông Lưu Đức Khánh (Giám đốc điều hành)

Nguồn: Cục haǹ g không dân dung Việt Nam

Trong năm 2012, VietJet Air đã vận chuyển gần 1 triệu lượt hành khách với mạng bay nội địa rộng khắp đến các sân bay có các điểm du lịch lớn của nước ta. Với đội bay mới, hiện đại, tiện nghi và tiếp viên vui vẻ, thân thiện, an toàn, đúng giờ với “chi phí tiết kiệm, hợp lý”. Nhờ đó, VietJet Air được xếp vào top 5 đường bay mới khai trương thành công nhất của thế giới cùng với SpiceJet (Ấn Độ), EasyJet (Anh Quốc), Southwest (Mỹ) và AirAsia X (Malaysia) theo kết quả công bố tại Luân Đôn (Anh Quốc) trong khuôn khổ giải thưởng uy tín dành cho các hãng hàng không giá rẻ toàn cầu “Budgie & Travel Awards 2012″. VietJet Air bắt đầu chiếm lĩnh thị trường LCAS của khu vực Đông Nam Á bằng mở cửa bán vé đường bay Thành phố Hồ Chí Minh ­ Băng Cốc cho khách du lịch Tết Quý Tỵ. VietJet Air còn được Tạp chí Tư vấn tiêu dùng của Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn là “Hãng hàng không có dịch vụ vận chuyển thân thiện và chế độ khuyến mãi tốt nhất Việt Nam”. Đây là giải thưởng có uy tín được bảo trợ bởi Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cùng Công ty Giải pháp Quản lý thị trường Mancom tổ chức. Tham khảo Hình 2.2 dưới đây:

Hình 2.2: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Vietjet Air (Đơn vị tính: nghìn khách)


Nguồn Vietjet Air 2 1 2 3 Thực trạng liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ của 1

Nguồn: Vietjet Air

2.1.2.3. Thực trạng liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ của công ty cổ phần hàng không Mekong (Air Mekong)

Air Mekong là hãng LCA được cấp giấy phép thành lập vào tháng 10/2008 và bắt đầu cung cấp LCAS từ tháng 10/2010 do các tổ chức và cá nhân người

Việt Nam góp vốn thành lập gồm: Công ty đầu tư phát triển sản xuất Kiên

Giang, Tập đoàn BIM và các cá nhân việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ VNĐ.

Khi đi vào khai thác các chuyến bay thương mại, hãng có đội bay 4 chiếc Bombardier CRJ 900 là loại máy bay thương mại 90 chỗ do Canada thuê của Sky West (Mỹ), với vốn điều lệ được cơ cấu lại và tăng lên 285,7 tỷ VNĐ, trong đó Tập đoàn BIM góp 73,9%, các tổ chức và cá nhân Việt Nam khác là 8,5% và hãng Sky West (Hoa Kỳ) góp vốn 17,6%.

Quan điểm, mục tiêu hoạt động của hãng là cung cấp cho hành khách dịch vụ hàng không thoải mái, tiện nghi với chất lượng, an toàn cao nhất, với mức giá thấp nhất có thể và thỏa mãn mọi nhu cầu của các nhóm hành khách khác nhau.


Air Mekong phấn đấu trở thành đối tác tin cậy cho các công ty đối tác có nhu cầu vận tải hàng không, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành du lịch với những giải pháp độc đáo, có hiệu quả đem lại lợi ích hài hòa cho cả hai phía. Ngay từ khi ra đời, Air Mekong đã coi trọng tạo dựng văn hóa của doanh nghiệp, trong đó có sự

kết hợp hài hòa giữa quản trị

doanh nghiệp hiện đại với các giá trị

văn hóa

truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, hãng cung cấp các cơ hội mở rộng cho các nhân viên để họ có điều kiện phát huy hết tiềm năng và năng lực của mình, đem lại thành tựu cao cho hãng và tiến bộ, lợi ích cho bản thân, lợi nhuận cho các nhà đầu tư cũng như đóng góp vào phát triển vững mạnh của ngành hàng không nói riêng và giao thông vận tải nói chung.

Mục tiêu tối cao của Air Mekong là cung cấp LCAS an toàn và tin cậy cho

cả hành khách, nhân viên và cộng đồng với giá cả tiết kiệm và hợp lý nhất.

Ngoài ra, hãng ưu tiên và chú trọng liên kết với ngân hàng, các doanh nghiệp viễn thông để tạo ra một hình thức tiếp thị, thanh toán và kinh doanh hiện đại và liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch để duy trì và mở rộng không ngừng LCAS bảo đảm cho hãng phát triển ổn định và bền vững.

Qua 2 năm hoạt động, Air Mekong đã thực hiện được hơn 17.000 chuyến

bay, vận chuyển gần 1,2 triệu lượt hành khách, chủ yếu là du khách với các

mạng đường bay độc đáo từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến các điểm du lịch biển đảo và các địa phương ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Air Mekong

đang đi tiên phong trong việc mở đường bay nội địa mới. Cho đến hết tháng

12/2012, Air Mekong vẫn là hãng hàng không duy nhất có khối lượng du khách lớn và có đường bay thẳng từ Hà Nội tới các điểm đến tại Phú Quốc, Côn Đảo, Buôn Ma Thuột ­ Vinh. Hãng đã mang lại cho hành khách những cơ hội bay độc đáo và thuận tiện, góp phần phát triển đáng kể mạng đường bay nội địa Việt Nam với giá cả tiết kiệm và hợp lý đối với mọi tầng lớp cư dân, trong đó có hành khách thu nhập thấp và trung bình. Do sử dụng loại máy bay Bombardier CRJ 900 với lượng tải thấp (90 ghế) chỉ bằng một nửa của Airbus 320 (180 ghế)

chi phí nguyên liệu/ghế

cao khiến mỗi ngày máy bay hãng phải trả

tới 1,3 tỷ

VNĐ nên hãng phải tạm dừng bay vào 2/2/2013 để

thay thế

loại máy bay sử


dụng và cơ cấu lại đội ngũ nhân sự để hệ thông quản lý bay đạt hiệu quả. Tham khảo Hình 2.3 dưới đây:

Hình 2.3 Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Air Mekong (Đơn vị tính: nghìn khách)


Nguồn Air Mekong 2 1 2 4 Thực trạng Vietnam Airlines tham gia thị trường dịch vụ 2


Nguồn: Air Mekong

2.1.2.4. Thực trạng Vietnam Airlines tham gia thị


trường dịch vụ


hàng

không giá rẻ (LCAS) và liên kết với du lịch theo mô hình hàng không truyền thống thử nghiệm

Vietnam Airlines (VNA) là hãng hàng không quốc gia, thành lập năm 1993 bằng 100% vốn nhà nước đầu tư, có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và có chi nhánh tại tất cả 17 cảng hàng không dân dụng địa phương trong nước. Tính đến cuối năm 2014, hãng đã có 89 máy bay với mạng bay tỏa đến tất cả các cảng hàng không dân dụng địa phương của quốc gia và 55 thành phố của 19 nước trên thế giới. Đây là một trong các Tổng công ty nhà nước chủ chốt của Việt Nam. VNA là một hãng hàng không truyền thống hoạt động dưới


sự điều tiết kết hợp của hai cơ chế: Cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước, tức là vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong môi trường kinh doanh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Là một Tổng công ty kinh tế chủ chốt trong lĩnh vực hàng không, nên VNA được nhà nước bảo trợ bằng các chính sách ưu tiên và được bổ sung kịp thời bằng các nguồn lực tài chính quốc gia nên có tương lại mở rộng. Theo kế hoạch,

hãng sẽ được cổ phần hoá và tăng sức mạnh về

đội bay để

đạt 115 máy bay

(2015) và 170 máy bay (2020). Mạng máy bay từng bước được mở rộng đến các quốc gia ở các châu lục trên thế giới mà Việt Nam có quan hệ kinh tế và ngoại giao.

Hiện nay, VNA đã mở

rộng khai thác dịch vụ

bay với nhiều Tập đoàn

hàng không lớn trên thế giới, đã gia nhập vào Liên minh toàn cầu Sky Team, trong đó có Air France (Pháp) và Delta Airlines (Mỹ) là các hãng hàng không lớn của

thế giới. Tuy nhiên, cũng giống như các tập đoàn kinh tế khác của việt Nam,

VNA hoạt động gặp nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả cao. Đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay, giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí của hãng tăng, dẫn đến giá vé tăng nhiều lần trong các năm gần đây để chống thua lỗ. Trong điều kiện đó, lượng hành khách đi máy bay của hãng chủ yếu là công chức nhà nước đi công vụ hoặc các doanh nhân, người giàu có thu nhập cao mới có thể trang trải được chi phí đi lại bằng máy bay của VNA. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, bầu trời được tự do hóa, nhiều hãng LCA của các nước tham

gia vào khai thác thị

trường dịch vụ

hàng không Việt Nam như: Air Asia

(Malaysia), Go Air (Ấn Độ), Cebu Pacific (Philippines), Jetstar (Úc)…và sự ra

đời nhanh chóng của các hãng LCA của Việt Nam như: VietJet Air, Air Mekong…đã cạnh tranh gay gắt với VNA buộc hãng phải lập kế hoạch đi vào khai thác thị trường LCAS, tham gia vào phân khúc kích cầu du lịch như một hãng hàng không truyền thống đi vào thử nghiệm LCA để tăng sức cạnh tranh.

Năm 2012 thị trường dịch vụ của hãng sụt giảm cả ở nội địa và quốc tế do chi phí nguyên liệu tăng 725 tỷ VNĐ, hãng phải 3 lần điều chỉnh kế hoạch sản


xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí 570,4 tỷ VNĐ, cắt giảm trên 3000 chuyến bay, 3.600 giờ bay, tiết kiệm 400 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng vẫn đạt 94 ­ 98% kế hoạch, bảo đảm tốt an ninh, an toàn hàng không, duy trì chất lượng dịch vụ, tổ chức đào tạo và sử dụng nhiều hơn người lái và tiếp viên nội địa, tăng năng suất lao động và bảo đảm ổn định thu nhập cho người lao động.

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đang chịu “sức ép ngày càng tăng” từ các hãng LCA ở châu Á. Và nhận thấy những cơ hội ở phân khúc giá rẻ. Do đó, trong những năm qua và những năm tới, hãng đã và sẽ dành một tỷ lệ đáng kể LCAS để kích cầu du lịch và được nhiều hãng lữ hành du lịch hưởng ứng, ký kết hợp đồng nên có thể coi Vietnam Airlines như một hãng hàng không truyền thống thử nghiệm. Tham khảo Hình 2.4 dưới đây:

Hình 2.4 Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của VietnamAirlines (Đơn vị tính: nghìn khách)



Nguồn Vietnam Airlines 2 1 2 5 Thực trạng liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ 3

Nguồn: Vietnam Airlines


2.1.2.5. Thực trạng liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ của Công ty cổ phần hàng không Đông Dương ­ gọi tắt là Indochina Airlines trên thị trường Việt Nam

Indochina Airlines là hãng LCA tư nhân thứ hai được cấp giấy phép hoạt động ngày 30/5/2008, song lại là hãng thứ nhất đi vào hoạt động ngày 25/11/2008 trước cả VietJet Air.

Sau khi thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên ngày 25/11/2008 từ sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) đến sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), hãng chủ định mở mạng bay chủ yếu là nội địa, với các điểm đến: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Nha Trang và sau đó sẽ mở rộng mạng bay sang địa bàn quốc tế, trước hết là các nước Đông Nam Á.

Cũng giống như các LCA khác, quan điểm mục tiêu của hãng là cung cấp dịch vụ hàng không an toàn, giá rẻ cho du khách trên cơ sở thực hiện liên kết hoạt động với các hãng lữ hành du lịch để duy trì khối cầu ổn định.

Sau một thời gian hoạt động, do bỡ ngỡ trong khai thác thị trường, quản lý tài chính chưa thích hợp, sử dụng vốn không hiệu quả, bộ máy lãnh đạo chưa

thích

ứng với quản lý một hãng LCA để

nợ đọng lớn, dẫn đến lượng khách

giảm mạnh. Trong điều kiện đó, hãng quyết định dừng các chuyến bay đến các điểm đến khác nhau, và chỉ duy trì tuyến Thành phố Hồ Chí Minh ­ Hà Nội. Tính từ tháng 9/2009, hãng phải báo cáo các điều khoản đảm bảo tài chính để có thể tiếp tục hoạt động trong năm 2010, chính vì vậy, cuộc họp các cổ đông quyết

định tăng thêm vốn 150 tỷ VNĐ để đạt tổng mức vốn lên 350 tỷ trang trải những khó khăn tài chính hiện tại.

VNĐ nhằm

Tuy vậy, sau một năm hoạt động không có hiệu quả, thua lỗ và nợ đọng

lớn, khó có thể khắc phục, ngày 31/10/2009, Indochina Airlines đã ngừng mọi

hoạt động xúc tiến thương mại và trả cho đối tác chiếc may bay thuê cuối cùng. Thời gian sau đó sự tồn tại của hãng chỉ trên danh nghĩa, các khoản nợ của hãng về xăng dầu, suất ăn, đại lý…sẽ phải giải quyết theo pháp luật.

Ngày 5/12/2011, Bộ Giao thông Vận tải có công văn chính thức hủy bỏ Giấy phép kinh doanh của Indochina Airlines. Sau đó Ngân hàng Á Châu (ACB) khởi kiện

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí