Đánh Giá Thực Trạng Liên Kết Du Lịch – Haǹ G Không Giárẻ Trong Hội Nhập Quốc Tế Của Việt Nam


hãng ra toàn đòi khoản nợ trị giá 1,3 triệu USD. Sự thất bại của Indochina Airlines đã để lại nhiều bài học quý giá cho việc xây dựng và hoạt động một hãng LCA tại Việt Nam.

2.2. Đánh giá thực trạng liên kết Du lịch – Haǹ g không giárẻ trong hội nhập quốc tế của Việt Nam

2.2.1. Tình hình chung về liên kết Du lịch – Haǹ g không giárẻ trên thị trường dịch vụ du lịch Việt Nam

Trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam, việc liên kết giữa 3 chủ thể: Doanh nghiệp lữ hành du lịch ­ Hàng không ­ Khu nghỉ dưỡng (resort) đã diễn ra từ lâu

và không phải là mới. Song liên kết này rất lỏng, ngẫu nhiên, chưa trở thành

chiến lược phát triển của cả ngành du lịch và hàng không. Từ khi xuất hiện các hãng LCA tham gia thị trường du lịch và chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn, đặc biệt khi hội nhập vào nền kinh tế ASEAN, mở cửa bầu trời để các hãng LCA của các quốc gia trong khu vực vào khai thác thị trường Việt Nam thì, liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành du lịch và hãng LCA trở thành cấp bách. Đây là một giải pháp kịp thời trước những thách thức lớn đối với cả LCA và lữ hành du lịch, vì nếu không tìm được một mô hình khả thi, tối ưu để có thể đứng vững trên thị trường dịch vụ du lịch trong khu vực và ngay ở Việt Nam thì các doanh nghiệp trên sẽ thua cuộc ngay trên sân nhà.

Hàng không và Du lịch là hai ngành kinh tế gắn bó mật thiết với nhau như hai chiếc cánh nâng máy bay bay lên bầu trời, bởi lẽ khoảng 70 ­ 80% khách du lịch đến Việt Nam bằng đường hàng không. Do đó, liên kết hàng không và du lịch, đặc biệt là liên kết Tourism ­ LCA là con đường tất yếu để đưa hai ngành trở thành các ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc gia. Sự liên kết và phối hợp giữa du lịch và hàng không trong thời gian qua tuy có tiến bộ, song còn lỏng lẻo. Trong quá trình đặt chỗ và thông tin khiến các doanh nghiệp lữ hành du lịch gặp nhiều khó khăn. Tại thời điểm 2010 có 30 hãng hàng không nước ngoài đặt văn phòng đại diện và mở đường bay đến nước ta, nhưng không có hãng nào có chương trình liên kết với Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Bắt đầu từ năm 2010, Du lịch Việt Nam xuất hiện nhiều cơ hội để phát


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

triển với hàng loạt chương trình xúc tiến quảng bá cho du lịch quốc gia đang được nhà nước và các nhà lãnh đạo, quản lý chuyên ngành phát động như: “Năm du lịch quốc gia”, “Đại lễ 1000 năm Thăng Long ­ Hà Nội”…Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn nếu không tìm được phương thức và mô hình liên kết tối ưu và có hiệu quả thì cũng không phát triển ổn định và thực hiện được kế hoạch đặt ra. Đối tác liên kết quan trọng nhất trong các khâu cấu thành chuỗi giá trị gia tăng cho một sản phẩm lữ hành du lịch là hàng không và cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng (resort). Trong khi đó, đối tác liên kết quan trọng của lữ hành du lịch là các hãng LCA cũng đang gặp những khó khăn to lớn như:

Thứ

Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 13

nhất,

bắt đầu tư

năm 2008, khi hãng LCA tư

nhân đầu tiên là

Indochina Airlines cất cánh, thì giá xăng dầu thế giới gặp cơn “bão giá” tăng vọt, vượt quá 100USD/ thùng, tác động mạnh tới hiệu quả kinh doanh của các hãng LCA khiến cho các hãng này bị thua lỗ nặng. Hãng hàng không Oasis Hong Kong ra đời từ năm 2006 được xem là hình mẫu của hãng LCA Châu Á, khai thác cả chặng bay dài và ngắn cũng bị sụp đổ. Ở Mỹ, 5 hãng LCA cũng tuyên bố “không

trụ nổi” trước thực trạng giá dầu liên tục lập kỷ lục mới như hãng Sky Bus,

ATA.. trong đó có cả hãng LCA nổi tiếng đã từng tồn tại và phát đạt 60 năm như Aloha Airlines cũng bị phá sản.

Ở Thái Lan, chỉ riêng trong quý I năm 2008, chi phí của hãng One ­ Two ­ Go cũng phải tăng lên 30% buộc hãng phải tăng giá vé và khởi động chương trình liên kết với các khách sạn để cố gắng cung cấp dịch vụ du lịch trọn gói với giá

thấp hơn so với giá vé thông thường. Ở châu Âu, nhiều LCA phải giảm lợi

nhuận, ngay cả hãng Ryanair và EasyJet là hai hãng LCA lớn nhất châu Âu lợi nhuận cũng giảm tới 50%. Như đã biết, hãng Indochina Airlines của Việt Nam trước cơn “bão giá” xăng dầu này cũng phải đình chỉ khai thác các đường bay và rút khỏi thị trường LCAS nước ta vào thời kỳ này.

Thứ hai, để tạo được điều kiện căn bản cho việc giảm chi phí dịch vụ, duy trì giá rẻ, các hãng LCA buộc phải sử dụng loại máy bay Airbus 320 để tiết

kiệm xăng dầu, nhưng đây lại là loại máy bay loại nhỏ, cao nhất chỉ có thể

chuyên trở được 180 hành khách, do đó không thể đáp ứng được tour đoàn du lịch


Hội nghị (MICE), khách đông từ 200 ­ 400 hành khách. Để đảm bảo cho Hội nghị diễn ra đúng giờ buộc các doanh nghiệp lữ hành phải thuê các hãng hàng không cùng đường bay với giá vé cao hơn. Khoản chênh lệch đó, du lịch phải bù cho khách hàng, điều này đồng nghĩa tăng chi phí và giảm lợi nhuận.

Thứ ba, các hãng LCA và các doanh nghiệp lữ hành du lịch Việt Nam phải đối mặt với sức cạnh tranh rất lớn từ các khối liên kết giữa Du lịch và LCA ở các quốc gia Đông Nam Á. Đặc biệt với cách tiếp thị bằng sản phẩm du lịch trọn gói với giá cả rẻ hơn các sản phẩm du lịch nội địa của Việt Nam, khiến cho lượng khách du lịch Việt Nam chảy ra nước ngoài ngày càng nhiều. Bởi lẽ, tour nước ngoài áp dụng chính sách giảm giá trực tiếp lên tour du lịch kết hợp với miễn phí gián tiếp các lựa chọn cộng thêm để thu hút du khách.

Thứ tư, liên kết giữa LCA ­ Lữ hành du lịch lỏng lẻo, hiệu quả thấp, làm giảm sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, thể hiện: 1) Không có được kế hoạch và mô hình liên kết tối ưu để đảm bảo được cả lợi ích của lữ hành Du lịch và lợi ích của hãng LCA; 2) Du lịch được tạo bởi các khâu khác nhau ở các ngành khác nhau như giao thông vận tải, thương mại, thông tin…nếu không có liên doanh, liên kết thì bản thân du lịch không tự mình phát triển được. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lữ hành du lịch lại thiếu chủ động trong việc đưa ra các mô hình, chiến lược và liên kết với các hãng LCA, từ đó sự hình thành các hợp đồng liên kết trở thành ngẫu nhiên, không bắt buộc phải thực hiện đầy đủ; 3) Không có một hệ thống thể chế, chế tài điều tiết, kiểm tra có hiệu lực nên các quan hệ liên kết giữa lữ hành du lịch ­ LCA trở nên thiếu chặt chẽ; và 4) Khi nảy sinh các quan hệ

kinh tế

và kỹ

thuật đụng chạm tới lợi ích của các bên thì đối tác không chịu

nhường nhịn và chia sẻ với nhau để khắc phục. Ví dụ: khi giá cả mọi mặt hàng trong nước tăng lên, kể cả giá máy bay do lạm phát, trong khi các tour du lịch của người nước ngoài đến Việt Nam đã đặt vé trước từ 9 tháng đến 12 tháng, do đó không thể tăng giá tour được. Mặt khác, khi hãng hàng không thực hiện giảm giá vé để kích cầu du lịch thì vấp phải các chuyến ngược chiều không tải, du lịch cũng không chia sẻ. Ví dụ, ngày 29 Tết Âm lịch Tân Mão, VNA phục vụ 8000 khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội, nhưng chiều Hà Nội ­ Thành


phố Hồ Chí Minh chỉ có 3000 khách, VNA buộc bỏ trống 5000 ghế lại không được các hãng lữ hành chia sẻ. Có thể minh chứng bằng nhiều ví dụ cụ thể khác, song mấu chốt ở đây là giữa LCA và lữ hành du lịch chưa tìm ra được mô hình liên kết tối ưu và khả thi để đảm bảo cho lợi ích và sự phát triển của đôi bên thì khó có thể trở thành các ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.


2.2.2. Đánh giá thực trạng các mô hình liên kết Du lịch – Haǹ g không giárẻ ở nước ta hiện nay

Cho đến nay, ở Việt Nam chưa hình thành một mô hình liên kết chuẩn

giữa Lữ hành du lịch ­ LCA thành tập đoàn kinh tế liên ngành. Tuy nhiên, sự liên kết giữa lữ hành du lịch ­ LCA đã xuất hiện ngay từ khi VNA cung cấp LCA để kích cầu du lịch theo chủ trương quảng bá, phát triển du lịch của nước ta. Đặc biệt, khi xuất hiện các hãng LCA tư nhân và LCA liên doanh, thì sự liên kết giữa LCA và lữ hành du lịch trở nên thường xuyên hơn, song xét bản chất kinh tế của các liên kết thì mới ở dạng ban đầu, ngẫu nhiên và có tính thời vụ, phong trào do du lịch chi phối. Khi phân tích kỹ sự ra đời và hoạt động của các hãng LCA và hoạt động của lữ hành du lịch ta thấy, có hai mô hình liên kết đang được định hình và phát triển là: Mô hình liên kết giữa 3 chủ thể: Lữ hành du lịch ­ LCA ­ resort và liên kết theo hợp đồng tự do có tính thời vụ thông qua các đợt kích cầu. Trong thực tế, có hãng LCA vừa tham gia liên kết giữa 3 chủ thể, vừa tham gia liên kết có tính thời vụ và phong trào do các đợt quảng bá du lịch lôi cuốn và có cả các hãng hàng không truyền thống trong các đợt kích cầu du lịch cũng cung cấp các LCA. Do đó, việc tách rời thành từng mô hình để khảo sát và phân tích chỉ có tính tương đối và diễn ra trong tư duy khoa học của những người nghiên cứu. Tuy nhiên, xu hướng liên kết của ba chủ thể kinh tế này ít nhiều có tính qui luật rõ ràng hơn.

2.2.2.1. Thực trạng hình thành và hoạt động của mô hình liên kết 3 chủ thể: Hãng haǹ g không giárẻ (LCA) ­ Lữ hành du lịch ­ Khu nghỉ dưỡng (resort)

Liên kết giữa ba chủ thể kinh tế: Hãng LCA ­ Lữ hành du lịch ­ Resort, thực chất là hình thức liên kết của các ngành liên quan đến kinh doanh du lịch mà kết quả của nó tạo thành chuỗi giá trị gia tăng kết tinh trong sản phẩm lữ hành du lịch hoàn chỉnh. Đây là một hình thức phân công lao động xã hội hiện đại, phù hợp với sự phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội. Lợi ích từ sự liên kết này đem lại cho xã hội và các chủ thể tham gia là vô cùng to lớn, thể hiện ở: 1) Cung cấp cho xã hội một loại sản phẩm được tạo bởi công nghệ, kỹ thuật hiện đại với nhiều lợi ích to lớn; 2) Giúp những người có mức thu nhập trung bình trở


lên có thể hưởng dụng dịch vụ du lịch cao cấp mà không đợi có những thay đổi căn bản về thu nhập; và 3) Giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí, tăng được

lợi nhuận, chống đỡ

được các cú sốc giá cả

trong phạm vi quốc gia khu vực

hoặc quốc tế. Liên kết này trở thành hình thức kinh doanh hiện đại và tiên tiến,

giúp cho quá trình hội nhập kinh tế giữa các quốc gia nhanh hơn và sâu hơn.

Thực chất đây là một phương thức giúp các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau đi tới nhất thể hóa kinh tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế nhanh hơn. Khi khảo sát thực tế cho thấy, trong 3 hãng LCA từ khi ra đời và còn tồn tại đến nay, hãng Air Mekong có xu hướng chuyên cung cấp các LCA cho các du khách về các điểm đến du lịch độc đáo. Đó là du lịch biển đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, vùng Tây Nguyên miền núi Việt Nam, nơi có những danh thắng tiêu biểu như: Đà Lạt, Gia Lai, Kon Tum, Điện Biên Phủ, ở đó có những cảng hàng không nhỏ, mật độ bay thưa hơn.

Ở những điểm đến du lịch này, hãng thường liên kết thành công với các doanh nghiệp lữ hành du lịch và các khu nghỉ dưỡng để tạo ra không chỉ các LCA, mà còn sản phẩm dịch vụ du lịch giá rẻ làm nhiều du khách trong và ngoài nước hài lòng.

Ngay sau khi đường bay thẳng từ Nội Bài (Hà Nội) ­ Phú Quốc của hãng LCA Air Mekong khai thông, Doanh nghiệp Lữ hành Vietravel (Hà Nội) chủ động hợp tác với khu nghỉ dưỡng cao cấp Long Beach Resort 4 sao và Air Mekong xây dựng sản phẩm tour du lịch trọn gói đến đảo Ngọc (Phú Quốc) 4 ngày ­ 3 đêm cho du khách. Giá tour là 2,8 triệu VNĐ giảm được 2 triệu VNĐ so với trước. Với tour du lịch thử nghiệm này đã đem lại lợi ích không chỉ cho 3 bên tham gia, mà còn cho cả du khách, thể hiện ở: 1) Du khách được giảm giá 2 triệu VNĐ và hưởng các dịch vụ du lịch với chất lượng cao cấp không hề suy giảm; 2) Khu nghỉ dưỡng Long Beach mới khai trương được du khách trong và ngoài nước biết đến nhờ Vietravel mà không cần chi phí quảng cáo, tăng được thu nhập nhờ lấp đầy các phòng trống và quan trọng hơn là tạo được sức cầu ổn định cho khu nghỉ dưỡng; 3) Hãng Air Mekong có trụ sở đóng tại sân bay Phú Quốc tạo được sức cầu thường xuyên ổn đình, nhờ đó mà giảm được chi phí, tăng được lợi nhuận


nhờ qui mô du khách ngày càng tăng, đồng thời giảm được chi phí quảng cáo; và

4) Công ty du lịch Vietravel tăng được khả năng bán sản phẩm của mình.

Với lợi thế thiết lập mạng bay độc đáo tới các điểm đến du lịch đặc thù, từ đầu tháng 4/2012, Hãng LCA Air Mekong đã tăng cường liên kết với một số khách sạn, nhà hàng giảm giá phòng cho hành khách mua vé của hãng. Đặc biệt khách du lịch mua vé của hãng sẽ được giảm giá vé phòng ngày một sâu hơn từ 20 tới 40% tại các điểm đến du lịch như Côn đảo, Phú Quốc, Đà Lạt, Nghệ An, Hạ Long…Mức giảm này được áp dụng ngay cả trong ngày lễ, tết và các dịp cao điểm, nếu du khách đem thẻ lên máy của hãng đến đăng ký phòng. Có thể thấy xu hướng liên kết và giảm giá rất rõ của hãng Air Mekong qua các quảng cáo sau (Hộp 2.1).

Việc liên kết 3 chủ thể kinh tế trên là mô hình tối ưu, song chủ động thúc đẩy sự liên kết phải là lữ hành du lịch. Bởi lẽ, chỉ có lữ hành du lịch mới có điều kiện và phương tiện thuận lợi để thực hiện các chương trình quảng bá du lịch hấp dẫn và hiệu quả, cung cấp đủ nhu cầu cho khai thác của các hãng LCA và tiết kiệm được chi phí giúp các hãng LCA ngày càng có điều kiện giảm giá sâu hơn. Từ đó tạo điều kiện cho lữ hành du lịch tăng doanh số, thu lợi nhuận cao nhờ tăng qui mô lượt du khách qua các doanh nghiệp lữ hành tham gia liên kết. Tuy nhiên, trên thực tế, sự liên kết giữa 3 chủ thể chưa trở thành phổ biến buộc hãng LCA Air Mekong phải liên kết tiếp với các khách sạn, nhà hàng, du thuyền ở các khu nghỉ dưỡng để thu hút hành khách, tạo sức cầu cho mình. Ở đây chưa thấy bóng dáng của các doanh nghiệp lữ hành du lịch, mặc dù chương trình giảm giá dịch vụ phòng ở các khu nghỉ dưỡng liên kết với Air Mekong kéo dài suốt từ tháng 1 đến hết tháng 12 năm 2012.


Hộp 2.1: Các quảng cáo, tiếp thị của Air Mekong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023