Các Chỉ Tiêu Tăng Trưởng Cơ Bản Của Ngành Du Lịch


Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó

khăn,

ảnh hưởng không nhỏ

tới các thị

trường nguồn của du lịch Việt Nam,

nhưng ngành du lịch vẫn đón được 6,847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 9,5%;

32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng

160.000 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011. Đến cuối năm 2012, Việt Nam đã có 1120 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 11.840 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, trong đó có 4.809 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và 7.031 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cả nước ước tính là

13.500 với 285.000 buồng, trong đó: 57 khách sạn 5 sao, 147 khách sạn 4 sao, 335 khách sạn 3 sao. Năm 2012 các địa phương như Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh

Hòa được đánh giá là điểm sáng của du lịch Việt Nam, bứt phá trở thành các

điểm du lịch quan trọng của khu vực Trung Bộ và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, ngành du lịch cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ những vấn đề nổi cộm trong thời gian qua như tình trạng cướp giật, lừa đảo, chèo kéo khách du lịch, tình trạng mất vệ sinh môi trường ở các điểm đến. Trong năm 2013, ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 5,15% so với năm 2012; phục vụ 35 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 7,69%; tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 190 nghìn tỷ đồng, tăng 18,75%. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong những năm sau gồm có: Tiếp tục triển khai Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; triển khai các đề án quy hoạch vùng, khu du lịch theo Quy hoạch tổng thể Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sau khi được Chính phủ phê duyệt. [Tổng cục Du lịch Việt Nam Hội nghị triển khai công tác năm 2013 04/01/2013]


Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản của ngành Du lịch

giai đoạ 2010­2013


Năm

Thu hút khách du

lịch quốc

Năm sau so với năm

trước

Thu hút khách du

lịch nội

Năm sau so với năm

trước

Tổng thu nhập từ

du lịch

Năm sau so với năm

trước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.



tế (triệu

lượt)


(%)

địa (triệu

lượt)


(%)

(ngàn tỷ VND)


(%)

2010

5,0

0

28,0

0

100

0

2011

6,0

19

30

7,14

130

30

2012

6,847

9,5

32,5

8

160

23

2013

7,2

5,15

35

7,69

190

18,75


Nguồn: Tôn

g cuc

du lich


Qua Bảng 2.1 ta thấy, từ đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, ngành du lịch liên tục tăng trưởng cả về lượng khách quốc tế và nội địa thu hút được cả về doanh thu tuyệt đối và tương đối, qua đó cho thấy sức cầu về du lịch trên thị trường dịch vụ du lịch Việt Nam liên tục tăng. Điều này cũng đồng nghĩa với cầu về LCA tiềm năng luôn phát triển nên các hãng LCA cần có chiến lược phát triển, khai thác hợp lý, trong đó liên kết với các hãng lữ hành du lịch có vai trò quan trọng.

2.1.1.2. Tổng quan về thực trạng liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ khi xuất hiện thị trường LCA

Từ đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, ngành du lịch đã tăng cường hợp tác liên kết song phương và đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế, các ngành trong nước thông qua hoạt động với các chương trình có nội dung phong phú nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế và nội địa, thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, về hợp tác song phương, du lịch Việt Nam tập trung vào một số thị trường lớn, có khả năng tăng trưởng lượng khách cao như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore. Trong đó nhiều chương trình, dự án đã tranh thủ được sự hỗ trợ từ các nước được triển khai, từ đó nâng cao được năng lực triển khai Chiến lược phát triển du lịch tới năm 2020 bao gồm: dự án do EU,


Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ…

Thứ hai, về hợp tác đa phương, du lịch Việt Nam tham gia đầy đủ và phát huy được vị thế của mình trong các khuôn khổ hợp tác trong và ngoài khu vực

như: ASEAN, tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), tiểu vùng hàng không

Campuchia, Lào, Miến điện và Việt Nam (CLMV), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á ­ Thái Bình Dương (APEC)…Du lịch Việt Nam tiếp tục tranh thủ khai thác được sự trợ giúp từ các tổ chức quốc tế, nổi bật là UNWTO, trung tâm ASEAN ­ Nhật Bản (AJC), Trung tâm ASEAN ­ Hàn Quốc (AKC)…

Thứ

ba,

về liên kết kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ

hành du lịch với các hãng LCA để cung cấp cho du lịch LCAS tốt nhất nhằm giảm giá tour để kích cầu du lịch và tạo thị trường cho các hãng LCA khai thác. Đến cuối năm 2012 Việt Nam đã có 1.120 doanh nghiệp lữ hành du lịch, nhiều khách sạn, nhà hàng, khu resort. Các doanh nghiệp này đã tạo ra được mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại dựa trên liên doanh, liên kết. Trong đó sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và các hãng LCA để giảm giá tour, kích cầu du lịch trong và ngoài nước giữ vai trò quan trọng.

Khảo sát thực tiễn hoạt động của ngành du lịch trong khoảng thời gian ra đời của các hãng LCA (khoảng 6,7 năm gần đây) ta thấy, sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành du lịch với các hãng LCA là một xu hướng tất yếu bảo đảm cho cả hai phân ngành này phát triển ổn định, bền vững. Song tuy thực tiễn ngành du lịch có nhiều tiến bộ vượt bậc về lượng khách thu hút được, về doanh thu, tạo việc làm, nhưng sự liên kết kinh doanh vẫn còn lỏng lẻo, đặc biệt là liên

kết liên ngành. Bởi lẽ, lữ

hành du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp, sự

tác

nghiệp của các hãng lữ hành là quy trình liên kết nhiều khâu, trong đó giao thông vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của tour (60 ­ 70%) và giữ vị trí quan trọng trong thành công của một tour du lịch. Để thúc đẩy sự liên kết này phát triển ổn định cần hiểu rõ đối tác mà các doanh nghiệp trong ngành du lịch sẽ liên doanh liên kết, trong đó cần khảo sát sự ra đời và đặc điểm của các hãng LCA trong thực tiễn nền kinh tế nước ta.

2.1.2. Tình hình phát triển và liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ của


các hãng hàng không giá rẻ nội địa trong hội nhập kinh tế quốc tế

Các hãng LCA trên thế giới xuất hiện từ những thập niên đầu thế kỷ XX

ở Mỹ. Sau khi phát triển mạnh

ở các quốc gia Bắc Mỹ

và Tây Âu, loại hình

doanh nghiệp này mới xuất hiện ở nước ta khoảng hơn 6 năm trở lại đây. Sự ra đời của loại hình LCA tuy mới tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, song đã trải qua nhiều thăng trầm và biến động. Từ thực tiễn cho thấy, chỉ hãng LCA nào liên kết được với doanh nghiệp lữ hành du lịch mới có chỗ đứng trên thị trường dịch vụ hàng không nước ta và tồn tại, phát triển ổn định, bền vững. Để hiểu rõ thực trạng và khả năng liên kết của đối tác trên, cần khảo sát cụ thể sự ra đời và phát triển của từng hãng LCA ở nước ta hiện nay.

2.1.2.1. Thực trạng liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ của Jetstar Pacific Airlines (JPA) hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam

Jetstar Pacific Airlines chính thức tham gia vào hoạt động của hệ thống

Jetstar toàn cầu từ tháng 5 năm 2008, tiền thân của Jetstar Pacific là Pacific

Airlines và qua nhiều lần tái cấu trúc, tháng 1/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký

Quyết định số 64/2005/QĐ­TTg yêu cầu chuyển toàn bộ

86,49% cổ

phần của

Vietnam Airlines tại Jetstar Pacific cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý. Sau đó, vào tháng 4/2007, hãng hàng không Quốc gia Australia ­ Qantas Airways đã mua 30% cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược và hỗ trợ để hãng này phát triển theo mô hình LCA giống Jetstar (Jetstar là hãng hàng không giá rẻ do Qantas Airways điều hành và đã thành công trong nhiều năm qua). Đến tháng 5/2008, hãng đã chính thức đổi tên từ Pacific Airlines thành hãng LCA Jetstar Pacific Airlines. Và ngày 20/10/2010, hãng đổi biểu tượng từ chữ Jet màu đen và ngôi sao màu vàng cam phía đuôi thành Jetstar Pacifìc trên màu sơn bạc ở thân máy bay. Đến ngày 16/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 94/QĐ­TTg chuyển toàn bộ vốn nhà nước từ SCIC sang cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines ­ VNA) đại diện.

Vietnam Airlines kế thừa quyền và nghĩa vụ cổ đông nhà nước tại JPA và trở thành cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 69,93%. Tập đoàn Qantas

(Úc) là cổ

đông lớn thứ

hai với tỷ

lệ vốn góp 27%. Theo kế

hoạch, Vietnam


Airlines sẽ bán cho Qantas Airways 3% cổ phần theo thỏa thuận trước đây giữa Qantas Airways với SCIC đã được Chính phủ thông qua.

Sau đó, JPA đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông để vạch ra chiến lược và các giải pháp giúp hãng phát triển bền vững. Trong đó định vị mạng bay nội địa và quốc tế để khai thác có hiệu quả, đặc biệt xác định chiến lược liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch để khai thác tối ưu mạng bay từ Nội Bài, Tân Sơn Nhất đến các địa phương có điểm du lịch lớn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Phú Quốc, Vinh…

Ngoài ra, hãng đã thực hiện hai đổi mới có tính chiến lược để tạo ra bước ngoặt mới, đó là: 1) Cơ cấu lại cổ đông theo Quyết định số 94/QĐ­ TTg của Thủ tướng Chính phủ để hình thành mô hình hợp tác thương hiệu kép với hai cổ đông chính là VNA và Hàng không quốc gia Úc ­ Tập đoàn Qantas theo mô hình liên kết Jetstar Japan hay Jetstar Hong Kong…hoạt động theo quan điểm và tiêu chí hãng LCA chuẩn của Tập đoàn Qantas; và 2) Sử dụng 25 triệu đô la Úc góp vốn của Qantas để thay toàn bộ máy bay Boeing 737 bằng Airbus A320 loại máy bay phản lực thương mại tầm trung, có thân rộng, tiết kiệm nguyên liệu và có cơ số

ghế với các tính năng kinh tế, kỹ thuật hiệu quả hơn, tạo tiền đề giảm chi phí.

cơ bản để

Bắt đầu từ 31/12/2012, JPA dừng khai thác loại máy bay Boeing 737 ­ 400S để khai thác đội bay A320. Chưa đầy 6 tháng với 2 đổi mới, JPA đã có diện mạo mới bằng đội bay A320 mới và bộ đồng phục thống nhất dành cho phi hành đoàn và nhân viên.

Năm 2012 hệ số sử dụng ghế của hãng đạt đến 91%, phục vụ gần 1,9 triệu lượt khách, khai thác 11.445 chuyến bay với tỉ lệ an toàn đạt 100%. Doanh thu khác (ngoài giá vé) tăng 50%, doanh thu hàng hóa tăng 19% so với năm 2011. Sau 4 năm hoạt động, Jetstar Pacific đã vận chuyển gần 9 triệu lượt khách, hàng nghìn người trong số đó được bay với giá siêu rẻ và hàng triệu hành khách tiết kiệm được đáng kể chi phí đi lại.

Nhờ sự tham gia JPA vào mạng bay toàn cầu của Tập đoàn Jetstar, hãng có thể kết nối mạng bay của mình đến 15 quốc gia và 50 thị trường dịch vụ hàng


không của khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương và thừa hưởng được thương hiệu và uy tín của Tập đoàn Jetstar để phát triển.

Hiện JPA khai thác trên 250 chuyến bay mạng bay nội địa mỗi tuần và thực hiện theo nguyên tắc “Giá vé rẻ mỗi ngày” của Tập đoàn Jetstar và liên tục tham gia vào các đợt kích cầu du lịch. Chỉ tính riêng tháng 5/2012 mùa du lịch đã có 23.000 hành khách đã đăng ký được vé máy bay của JPA với giá chỉ 350.000 VNĐ của hãng. Sau thành công ứng dụng vé máy bay điện tử với nhiều tiện ích trong thanh toán dễ dàng. JPA đang vươn tới hãng LCA hàng đầu Việt Nam và khu vực khi liên kết được với các hãng lữ hành du lịch trong và ngoài nước ổn định theo mô hình liên kết nhất định.

Mới đây, công ty lữ hành trực tuyến của Tây Ban Nha ­ eDreams đã công bố Jetstar Pacific là hãng LCA có giá vé thấp nhất thế giới. Căn cứ dựa trên toàn bộ vé được đặt thông qua eDreams trong năm 2011, eDreams tính ra giá vé bình quân cho mỗi 100 dặm bay (160km) của Jetstar Pacific là 8,55 euro. Hai vị trí tiếp theo thuộc về hãng Monarch của Anh (9,61 euro) và Blue Air của Romania (10,43 euro). Hai hãng hàng không khác trong Jetstar Group là Jetstar Asia (Singapore) và Jetstar Airway (Australia) cũng nằm trong danh sách top 50 hãng bán vé rẻ nhất thế giới. Tham khảo Hình 2.1 dưới đây:


Hình: 2.1 Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Jestar Pacific Airlines (Đơn vị tính: nghìn khách)


Nguồn Jestar Pacific Airlines 2 1 2 2 Thực trạng liên kết Du lịch ­ Hàng không giá 1

Nguồn Jestar Pacific Airlines

2.1.2.2. Thực trạng liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ của Công ty cổ phần hàng không VietJet Air (Vietjet Aviation Joint Stock Company)

VietJet Air là hãng LCA tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Khi mới thành lập, hãng có 3 cổ đông chính, gồm: Tập đoàn T&C; Sovico Holdings và Ngân hàng thương mại phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh (HD Bank) với vốn điều lệ là 600 tỷ VNĐ, tương đương 37,5 triệu USD vào thời điểm góp vốn và được Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải thời đó là ông Hồ Nghĩa Dũng ký giấy phép tháng 11/2007, chính thức được trao giấy phép hoạt động vào ngày 20/12/2007. Sự ra đời của VietJet Air và đi vào hoạt động gặp nhiều trở ngại ban đầu. Ngay từ khi chưa đi vào hoạt động hãng đã tiến hành tái cấu trúc quyền sở hữu vốn nhiều lần. Tháng 4/2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ cổ phần của tập toàn T&C và trở thành chủ sở hữu

82% cổ

phần của VietJet Air. Để mở

rộng liên kết khu vực đến tháng 2/2010,

Vietjet Air đồng ý để hãng Air Asia ký hiệp định mua lại 30% cổ phần của VietJet


Air để hãng trở

thành công ty có vốn đầu tư

nước ngoài và mang thương hiệu

VietJet Air Asia nhằm mở đường cho Air Asia xâm nhập vào thị trường LCAS Việt Nam. Song ý định này không được sự chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Tại thời điểm hiện tại, VietJet Air có 20 cổ đông, là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, với số vốn góp là 600 tỷ đồng, trong đó, các cổ đông có số vốn góp lớn nhất là: Công ty Cổ phần Sovico (42,512%, tương ứng 225,05 tỷ đồng), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (ứng với 30%, 180 tỷ đồng), ông Nguyễn Thanh Hùng (19%, 114 tỷ đồng), Ngân hàng HD Bank (5%, 30 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Hà (1%, 6 tỷ đồng), bà Nguyễn Thanh Hà (0,5%, 3 tỷ đồng).

Từ khi nhận được giấy phép đi vào hoạt động đến khi VietJet Air thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên phải hoãn 6 lần với nhiều lý do khác nhau:

1) Lần thứ nhất, hãng quyết định đi vào hoạt động cuối năm 2008, song phải hoãn lại và giảm biên chế, cho nghỉ việc tới 14 cán bộ chủ chốt, vốn là những người có kinh nghiệm hoạt động tại các thị trường hàng không, trong đó có ông giám đốc điều hành Brian Presbury, giám đốc tiếp thị, công nghệ và nhân sự và do giá xăng tăng lên quá cao; 2) Lần thứ hai dự định cất cánh vào tháng 11/2009, nhưng do chuẩn bị tái cấu trúc quyền sở hữu công ty nên phải hoãn; 3) Lần thứ ba do tranh chấp thương hiệu với Vietnam Airlines cũng phải hoãn lại; 4) Lần

thứ

tư do Air Asia ngỏ

ý rút vốn khỏi VietJet Air khi không được chấp nhận

thương hiệu VietJet Air Asia; 5) Đến tháng 6 năm 2010, hãng thông báo hoãn thời gian cất cánh đến tháng 10/2010 do cần thời gian giải quyết mua bán cổ phần,

xây dựng thương hiệu, mới bổ

nhiệm nhân sự

và đội bay..; và 6) Đầu tháng

12/2010, hãng lại xin hoãn thời điểm bay một lần nữa do tranh chấp thương hiệu chưa giải quyết xong. Trước nguy cơ bị rút giấy phép và sau nhiều lần trì hoãn, ngày 5/12/2011, hãng phát hành đợt vé đầu tiên và đến 25/12/2011, thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài (Hà Nội).

Qua nhiều trắc trở

trong cấu trúc quyền sở

hữu công ty, tranh chấp

thương hiệu và hoãn bay đến cuối năm 2011 ở Việt Nam đã xuất hiện hãng LCA tư nhân đầu tiên, vốn sở hữu 100% Việt Nam, có trụ sở chính đóng tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và có chi nhánh đặt tại sân bay

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023