Việc Xây Dựng Hệ Thống Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Về Giáo Dục

chí cơ bản để một trường đại học hoặc viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sỹ, định hướng về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, tạo điều kiện chuyển đổi từ đào tạo theo năm học sang đào tạo theo tích luỹ tín chỉ, tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục,

- Ba là, nâng cao tính công bằng xã hội trong giáo dục và tăng thêm cơ hội học tập cho nhân dân đặc biệt là cơ hội học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, con em gia đình nghèo.

- Bốn là tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục, xác định những quy phạm nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tiêu cực, xác định rõ trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân cấp tỉnh, nâng cao tính tự chủ, chịu trách nhiệm của nhà trường, đặc biệt là trường dạy nghề, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học;

- Năm là, khuyến khích đầu tư mở trường ngoài công lập đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng hoạt động của các trường dân lập, tư thục.

Cụ thể, Luật giáo dục 2005 gồm 9 chương, 120 điều. So với Luật giáo dục năm 1998 thì Luật giáo dục 2005 bỏ bớt 03 điều, bổ sung 13 điều mới, sửa đổi 83 điều (trong đó có 68 điều được chỉnh lý về nội dung và 15 điều chỉnh lý về kỹ thuật).

Bỏ 03 điều trong mục 4 chương VII về thanh tra giáo dục trong Luật giáo dục 1998 vì một số nội dung quy định về thanh tra giáo dục đã được quy định tại Luật Thanh tra và do Luật Thanh tra điều chỉnh.

Việc thêm 13 điều mới là nhằm quy định các nội dung về chương trình, trách nhiệm của cán bộ quản lý, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, các hành vi bị cấm đối với nhà giáo và người học, chính sách đối với trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non, chính sách đối với trường dân lập và các tổ chức cần

có mà trong luật giáo dục năm 1998 chưa quy định. Các điều bổ sung mới gồm quy định về chương trình giáo dục (Điều 6), vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (Điều 16), kiểm định chất lượng giáo dục (Điều 17), chương trình giáo dục mầm non (Điều 24), Hội đồng trường (Điều 53), mục 4 chương III, chính sách đối với trường dân lập, tư thục gồm 4 điều: quy định nhiệm vụ, quyền hạn của trường dân lập, tư thục (Điều 65), chế độ tài chính (Điều 66), quyền sở hữu tài sản, rút vốn và chuyển nhượng vốn (Điều 67), chính sách ưu đãi (Điều 68), các hành vi nhà giáo không được làm (Điều 75), quyền và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non (Điều 84), các hành vi bị cấm đối với người học (Điều 88), ban đại diện cha mẹ học sinh (Điều 96).

2.4.3.2. Việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục

2.4.3.2.1. Khái quát một số nội dung chủ yếu về tình hình xây dựng hệ thống pháp luật về giáo dục từ khi ban hành Luật giáo dục 2005 đến nay 2.4.3.2.1.1. Việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

về giáo dục

- Luật Giáo dục được quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Từ thời điểm Luật giáo dục 2005 có hiệu lực, việc thi hành Luật giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Với sự cố gắng của toàn ngành giáo dục, sự phối hợp tham gia của các cấp các ngành, Luật giáo dục đã đi vào cuộc sống và là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; là cơ sở để định hướng phát triển, nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả giáo dục, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 7

- Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và

đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015: Được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009; ngày 03/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2021/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 35/2009/NQ- QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014-2015, trong đã giao Bộ Giáo dục chủ trì soạn thảo 02 Nghị định, 03 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phối hợp soạn thảo ban hành 01 Thông tư liên tịch quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 35/2009/NQ-QH12.

- Nghị quyết số 50/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội khóa XII về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học.

2.4.3.2.1.2. Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và văn bản quy phạm luật liên tịch về giáo dục

Ngay sau khi Luật giáo dục được ban hành, ngày 01 tháng 07 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3542/QĐ-BGD&ĐT phân công cho các đơn vị thuộc Bộ chủ trì, phối hợp dự thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giáo dục. Danh mục văn bản phải ban hành gồm: 08 Nghị định của Chính phủ, 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 14 văn bản của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 02 văn bản liên tịch.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục, ngày 30/11/2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 7107/QĐ-BGDĐT phân công các đơn vị soạn thảo, phối hợp soạn

thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2006/NĐ-CP. Danh mục văn bản phải ban hành gồm: 01 văn bản của Thủ tướng Chính phủ, 07 văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 01 văn bản liên tịch giữa Bộ Giáo dục với Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW và Luật giáo dục, từ năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện tương đối hiệu quả công tác xây dựng pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước.

- Ngày 30/01/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-BGDĐT Phê duyệt Chương trình công tác năm 2007 trong đã có kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, tổng số văn bản phải soạn thảo, ban hành trong năm 2007 là 125, gồm 6 văn bản của Chính phủ; 13 văn bản của Thủ tướng Chính phủ 81 văn bản của Bộ trưởng và 25 văn bản liên tịch.

- Ngày 31/01/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 536/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Chương trình công tác năm 2008. Theo đó, tổng số văn bản phải hoàn thành là 177, gồm 03 dự án luật; 30 văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng; 21 văn bản liên tịch và 123 văn thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 24/9/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 6436/QĐ-BGDĐT về việc điều chỉnh Kế hoạch soạn thảo văn bản 6 tháng cuối năm 2008 nhằm ưu tiên hoàn thành các văn bản quan trọng và đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản.

- Ngày 27/2/2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2100/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Chương trình công tác năm 2009. Theo đó, tổng số văn bản phải soạn thảo, ban hành trong năm 2009 là

147, bao gồm: 03 dự án luật; 116 văn bản quy phạm pháp luật; 28 đề án và các văn bản điều ước quốc tế hoặc thoả thuận hợp tác về giáo dục. Trong tổng số 147 văn bản nêu trên, có 72 văn bản nợ đọng từ kế hoạch các năm trước.

Thực hiện các quyết định nêu trên, trong 7 năm (2005-2011) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình cấp trên ban hành; ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp ban hành theo thẩm quyền tổng số 347 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, bao gồm: 2 luật, 1 nghị quyết của Quốc hội; 6 nghị định, 1 nghị quyết của Chính phủ; 21 quyết định, 4 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 211 quyết định, 46 thông tư, 20 chỉ thị của Bộ trưởng; 32 thông tư liên tịch và 3 nghị quyết liên tịch.

2.4.3.2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống pháp luật về giáo dục trong một số lĩnh vực

2.4.3.2.2.1. Xây dựng pháp luật về giáo dục mầm non

Thực hiện các quy định của Luật giáo dục về giáo dục mầm non, ngày 23/6/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 149/2006/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015.

Thực hiện Luật giáo dục về chương trình giáo dục mầm non, năm học 2006-2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình thí điểm giáo dục mầm non cùng với danh mục trò chơi thiết bị tối thiểu triển khai kế hoạch tại 48 trường mầm non thuộc 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc thực hiện đổi mới nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục cho trẻ em ở các lứa tuổi mầm non theo Luật giáo dục tiếp tục được triển khai trong hệ thống trường trọng điểm cấp tỉnh, cấp huyện và mở rộng thực hiện đối với các trường có điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

Hạn chế trong việc thi hành Luật giáo dục đối với giáo dục mầm non là việc các văn bản quy định về Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm

non tư thục, Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non dân lập,... chậm được sửa đổi, thay thế đã gây khó khăn cho cơ sở trong việc thực hiện Luật giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục. Bên cạnh đó, quy định về độ tuổi của trẻ em bắt đầu thực hiện giáo dục mầm non tại Điều 21, Điều 25 của Luật là ba tháng tuổi nhằm giúp trẻ sớm được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu của các gia đình. Tuy nhiên, trong khi thực hiện quy định này đã phát sinh những bất cập từ thực tiễn trong đó nổi bật nhất là các cơ sở giáo dục mầm non không đủ các điều kiện cần thiết trong việc tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có độ tuổi quá thấp như quy định.

2.4.3.2.2.2. Xây dựng pháp luật về giáo dục phổ thông

Căn cứ quy định của Luật giáo dục, ngày 01/8/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/2006/CT-TTg về việc triển khai thực hiện phân ban trung học phổ thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành theo quyền hoặc phối hợp với các Bộ liên quan ban hành các văn bản quy định về giáo dục phổ thông như: Chương trình giáo dục phổ thông; sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi học sinh giỏi lớp 12; Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông; Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông...; ban hành các quy định về Danh mục thiết bị tối thiểu lớp 5, Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 11; Quy định về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; Quy định về dạy thêm học thêm; Điều lệ trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; quy chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học sinh tiểu học...

Thực hiện xã hội hoá giáo dục, nhiều địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông đã xây dựng cơ chế phù hợp để nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và xã hội cùng thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo

quy định của Luật giáo dục. Nhiều gia đình đã tạo điều kiện tốt cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Các trường công lập được củng cố và phát triển, đồng thời số lượng các trường phổ thông tư thục cũng tăng lên đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt làm tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Đến năm học 2007-2008 có 278 trường dân tộc nội trú của trung ương, tỉnh, huyện và cụm xã, với khoảng 86.000 học sinh; các trường, lớp hoà nhập và chuyên biệt đã thu hút hơn 250.000 trẻ khuyết tật đi học. Tuy nhiên, một số văn bản quan trọng nhằm cụ thể hoá Luật giáo dục và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP như Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên; Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; Quy chế ban đại diện cha mẹ học sinh... chậm được ban hành và đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Cách gọi tên và hiểu bản chất của trường phổ thông dân tộc bán trú chưa có sự chính xác và thống nhất theo Luật giáo dục (Luật không quy định loại hình trường "nội trú dân nuôi", "bán trú dân nuôi" nhưng trong thực tế vẫn sử dụng rất phổ biến).

Bên cạnh đó, các quy định của Luật giáo dục về nhà trường, gia đình và xã hội chưa được cụ thể hoá, chưa đi vào thực tiễn nên vai trò và trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân nói chung còn mờ nhạt trong việc giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục phổ thông.

2.4.3.2.2.3. Xây dựng pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

Theo quy định của Luật giáo dục thì giáo dục nghề nghiệp có trung

cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm trường trung cấp chuyên nghiệp; trường cao đẳng, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn không ít lúng túng khi phân biệt giữa trung cấp và trung cấp nghề, giữa cao đẳng và cao đẳng nghề. Sự bất cập phá vỡ tính hệ thống bắt nguồn từ một trong những yếu tố là sự chia cắt trong quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp. Có ý kiến khác cho rằng theo quy định hiện hành nội dung và kết cấu của chương trình trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp không có gì khác nhau, đề nghị tái cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân.

Đối với trung cấp chuyên nghiệp: để hướng dẫn thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản quy định về hoạt động áp dụng cho các cơ sở đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp như sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp; Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy; Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy; Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp; Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học,…

Đánh giá chung trong 3 năm qua chất lượng giáo dục trung cấp chuyên nghiệp đã có bước phát triển nhất định. Chương trình liên kết đào tạo và đào tạo hệ vừa làm vừa học còn hạn chế về chất lượng, chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tổ chức rà soát và tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo chuẩn; nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội; tổ chức đào tạo linh hoạt để tiếp nhận học sinh trung học phổ thông chưa có điều kiện học tập lên cao và thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở...; chuẩn bị để trình Thủ tướng

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 31/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí