Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 9

quan tâm nhiều hơn trong chỉ đạo thực tiễn. Đối tượng và điều kiện đảm bảo thực hiện việc cử tuyển cũng cần được quy định cụ thể hơn và phải hướng tới mục tiêu giải quyết được thực trạng học sinh đi học theo chế độ cử tuyển nhưng sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo không quay trở về địa phương nhận công tác theo sự phân công.

2.4.3.2.2.8. Xây dựng pháp luật về chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục Điều 28 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính

phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đã quy định cụ thể việc chuyển đổi và thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi cơ sở giáo dục ở từng cấp học và trình độ đào tạo như sau:

“1. Việc chuyển đổi cơ sở giáo dục bán công, dân lập thành lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 sang loại hình khác được quy định như sau:

a) Đối với giáo dục mầm non: ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cơ sở giáo dục bán công chuyển thành cơ sở giáo dục công lập; ở các vùng còn lại, cơ sở giáo dục bán công chuyển thành cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; trường hợp giữ nguyên loại hình dân lập phải bảo đảm đúng quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này;

b) Đối với giáo dục phổ thông: cơ sở giáo dục bán công, dân lập chuyển thành cơ sở giáo dục tư thục. Trong trường hợp chuyển một số cơ sở giáo dục bán công sang loại hình công lập thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định;

c) Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: cơ sở giáo dục bán công, dân lập chuyển thành cơ sở giáo dục tư thục.

2. Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc chuyển đổi loại hình của các cơ sở giáo dục đại học bán công, dân lập được thành lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2006; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ

Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền, quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục bán công, dân lập ở các cấp học và trình độ đào tạo sang cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục”.

Như vậy, vấn đề chuyển đổi các cơ sở giáo dục bán công đã được quy định rõ ràng ở từng cấp học. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện quy định trên đây còn gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Đến nay các văn bản này đã được ban hành, nhưng việc triển khai thực hiện các quy định về chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục theo quy định của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Bộ vẫn chậm được thực hiện. Một trong những nguyên nhân là tâm lý ngại chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục “bán công” sang dân lập và tư thục, cả trong quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện. Nhiều cơ sở giáo dục bán công có xu hướng muốn được trở thành công lập và trong thực tế nhiều nơi đã cho phép các cơ sở bán công đồng loạt chuyển đổi trở thành “công lập tự chủ tài chính”. Việc chuyển đổi loại hình trường bán công thành trường công lập tại một số địa phương như thực trạng nêu trên là đi ngược lại quan điểm, xu hướng xã hội hóa giáo dục và không thực hiện đúng các quy định của Luật giáo dục, Điều 28 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đến nay vẫn còn 15 trường đại học dân lập chưa chuyển được sang loại hình tư thục theo yêu cầu của Luật giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

2.4.3.2.2.9. Xây dựng pháp luật về văn bằng chứng chỉ, công nhận tốt nghiệp và quản lý chất lượng giáo dục

Thực hiện Luật giáo dục và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP, ngày 20/6/2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế văn bằng, chứng chỉ. Mặc dù các quy

Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 9

định của Luật giáo dục đã quy định rất cụ thể về văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại thực tế là có trên bằng tốt nghiệp do nhiều nơi cấp vẫn còn phân biệt và ghi vào trong văn bằng là “chính quy”, “tại chức”. Luật giáo dục đã quy định cụ thể hình thức của văn bằng như: bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ. Nhưng hiện nay ngay cả trong nhiều văn bản hướng dẫn cũng như thực tế vẫn còn khái niệm “bằng tốt nghiệp bổ túc THPT” và nhiều người chưa phân biệt được những khái niệm như trung học, trung cấp - trung cấp nghề... Luật giáo dục quy định văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học đã hoàn thành chương trình của một “cấp học” hoặc” trình độ đào tạo”, không còn khái niệm pháp lý “bậc học” nhưng trong thực tế nhiều người vẫn sử dụng thuật ngữ này. Để khắc phục tình trạng này, trong năm 2008 và năm 2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các quyết định ban hành mẫu bằng tốt nghiệp, mẫu bản sao từ sổ gốc bằng tốt nghiệp các cấp học và trình độ đào tạo; mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; mẫu giấy chứng nhận học hết chương trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12 ở cấp trung học phổ thông. Trong năm 2011, Bộ sẽ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế văn bằng, chứng chỉ.

Luật giáo dục quy định: Trưởng phòng giáo dục cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; hiệu trưởng nhà trường cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp, bằng cao đẳng nghề; hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng; hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ; hiệu trưởng trường đại học,viện trưởng viện nghiên cứu khoa học cấp bằng tiến sĩ. Thực tế hiện nay, Cục Nhà

trường thuộc Bộ Quốc phòng cũng thực hiện việc cấp văn bằng đối với giáo dục phổ thông là trái với quy định về thẩm quyền trong Luật giáo dục.

Cụ thể hoá Luật giáo dục, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP đã quy định rõ việc công nhận tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo được thực hiện bằng: xét tốt nghiệp đối với trung học cơ sở; thi tốt nghiệp đối với trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng; thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp đối với trình độ đại học; bảo vệ luận văn đối với trình độ thạc sĩ,.... Về nguyên tắc Luật giáo dục và Nghị định 75/2006/NĐ- CP chỉ quy định về ưu tiên và thực hiện các chính sách để xét trong tuyển sinh, không quy định có ưu tiên hoặc đặc cách trong tốt nghiệp, nhưng khi ban hành các văn bản quy định và vận dụng thực tế về thi tốt nghiệp thì các quy định trên của Luật và Nghị định 75/2006/NĐ-CP chưa được thực thi, vẫn có hiện tượng chấp nhận ưu tiên hoặc đặc cách tốt nghiệp.

Có ý kiến cho rằng quy định: "Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông" tại Khoản 3, Điều 3 Luật giáo dục có sự bất cập cần sửa đổi. Theo ý kiến này, trong thực tế Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) vẫn cấp bằng cho học viên của các trường quân đội (do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn cho phép - việc giao thẩm quyền này là ngoài quy định của Luật). Lý do Cục Nhà trường cấp bằng là để giữ bí mật trong đào tạo đối với lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ ràng là: giáo dục phổ thông nhằm mục tiêu giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân...; giáo dục phổ thông cần phải hướng tới phổ cập đối với mọi công dân, không kể là người trong hay ngoài lực lượng vũ trang. Người theo học chương trình giáo dục phổ thông cần phải được học tập, đánh giá, xếp loại, thi, công nhận tốt

nghiệp, cấp văn bằng... theo một chuẩn mực quy định chung, không có ngoại lệ, không có lý do nào để phải thực hiện “bí mật” đối với giáo dục phổ thông kéo theo sự “phân quyền” trong quản lý nhà nước. Yêu cầu quản lý thống nhất hệ thống giáo dục quốc dân đòi hỏi phải do một Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước. Nếu việc cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân lại do nhiều cơ quan thực hiện (ví dụ: Cục nhà trường - Bộ quốc phòng; Cục quản lý đào tạo - Bộ Công an; các vụ, cục quản lý đào tạo của các Bộ, ngành...) thì sẽ làm cho việc quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông bị chia cắt, không có cơ chế kiểm tra, kiểm soát. Việc sửa đổi, bổ cung kịp thời các quy chế thi và tuyển sinh đã làm cho công tác này ngày càng an toàn, nghiêm túc, được xã hội ủng hộ.

Về quản lý chất lượng giáo dục: Trong 4 năm thực hiện Luật giáo dục, công tác quản lý chất lượng giáo dục đã đặc biệt được chú trọng. Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lượng. Ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã được thành lập tại 63/63 sở giáo dục và đào tạo. Tới nay đã có gần 300 trường đại học, trường cao đẳng, trường TCCN thành lập đơn vị chuyên trách về khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục;

Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa phương. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên tiến quốc tế. Đến nay có hơn ba mươi chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế đang được thực hiện ở trên 20 trường đại học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh. Đã tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động đào tạo sau đại học, tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, khoa học nông - lâm - ngư và khoa học giáo dục. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nhân

lực cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả đào tạo, trong 2 năm gần đây ngành giáo dục đào tạo đã tích cực đẩy mạnh việc thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

2.4.3.2.2.10. Xây dựng pháp luật thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục

- Điều 14 Luật Giáo dục quy định: "Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.".

Chương VII Luật Giáo dục quy định về quản lý nhà nước về giáo dục gồm 15 điều với các quy định về nội dung quản lý nhà nước; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đầu tư cho giáo dục..v..v.. Điều 100 quy định rõ cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như sau:

"1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương".

Các quy định của Luật Giáo dục đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục của Chính phủ đồng thời quy định rõ sự phân công, phân cấp giữa Chính phủ đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục. Các Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ.

Tuy nhiên, trong thực tiễn việc phân công của Chính phủ trong thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đối với giáo dục nghề nghiệp là một bất cập. Cùng một thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân nhưng lại do 2 cơ quan cùng thực hiện chức năng quản lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý đối với trung cấp chuyên nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý đối với dạy nghề. Điều này gây ra những khó khăn trong quản lý về chương trình giáo dục; công tác phân luồng và liên thông; dự báo, quy hoạch và quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp...v..v..

- Điều 84 Luật Dạy nghề quy định về cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề như sau:

"1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương.".

Luật Giáo dục quy định: "Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực

hiện quản lý nhà nước về giáo dục" là đã bao gồm cả dạy nghề (dạy nghề thuộc giáo dục nghề nghiệp). Trong khi đó, Luật Dạy nghề cũng quy định: "Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề. Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề". Rõ ràng, các quy định của 2 luật trên cùng về vấn đề này là không thống nhất. Chính phủ vừa thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục lại vừa thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nhưng cũng có cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề. Sự không thống nhất này không những góp phần vào việc tạo ra sự thiếu rõ ràng, minh bạch của hệ thống giáo dục quốc dân mà còn gây những khó khăn trong thống nhất tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động giáo dục.

- Sự chia cắt trong quản lý giáo dục ở việc thực hiện chế độ “chủ quản”, nhiều bộ cùng quản lý giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Cùng với quy định của Luật giáo dục về thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 xác định rõ: “Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học công lập... xây dựng Luật giáo dục đại học.”. Việc xây dựng Luật giáo dục đại học được xem là một hướng đột phá cho những vướng mắc nêu trên. Tuy nhiên, việc phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và việc xóa bỏ cơ quan chủ quản nhằm thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật giáo dục, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP và các văn bản hướng dẫn vẫn đang là vấn đề khó khăn, chưa có lộ trình và giải pháp tích cực. Bên cạnh đó, "quản lý nhà nước

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 31/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí