Pháp Luật Về Giáo Dục Từ Ngày Thành Lập Nước Đến Khi Kết Thúc Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp (1945 - 1954)

Kết luận chương 1


Phát triển giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu, là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện cơ bản để phát huy nguồn lực con người. Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) xác định rõ: “Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về giáo dục nhằm tạo hành lang pháp lý thực hiện mục tiêu giáo dục.

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ, góp phần tích cực có tính chất quyết định vào sự phát triển kinh tế xã hội và thành công của sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của phát triển giáo dục, bên cạnh những ưu điểm và thành tựu phát triển đã đạt được, giáo dục ở nước ta đang thể hiện những hạn chế, yếu kém và bất cập nhất định cả về tính hệ thống và số lượng, chất lượng, cả về trình độ và phương pháp, cả về độ ổn định và tính kỷ cương. Từ thực tiễn khoa học và pháp lý cũng như khoa học về quản lý giáo dục có thể khái quát: pháp luật về giáo dục là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về giáo dục, điều chỉnh tổ chức và hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, điều chỉnh quan hệ quản lý nhà nước về giáo dục nhằm phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

tổ quốc. Làm rõ các vấn đề lý luận là nhiệm vụ của chương 1, đây chính là cơ sở để hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học.

Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đầy đủ, cụ thể, phù hợp điều chỉnh các hoạt động giáo dục trong tình hình hiện nay là một việc làm cần thiết. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật có tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài đặc biệt là các nước trong khu vực, góp phần hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các hoạt động giáo dục hiện nay chủ yếu được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật, việc luật hoá các quy định này thành một hệ thống pháp luật có hiệu lực pháp lý đủ mạnh điều chỉnh hoạt động giáo dục đại học là phù hợp với thực tiễn hoạt động giáo dục trong nước và kinh nghiệm xây dựng pháp luật giáo dục và pháp luật giáo dục đại học ở nước ngoài. Tiến tới trong thời gian tới hệ thống pháp luật giáo dục Việt Nam sẽ được xây dựng đồng bộ, thống nhất, phù hợp điều chỉnh tất cả hoạt động giáo dục, tránh việc ban hành quá nhiều văn bản dưới luật như hiện nay.

Những cơ sở lý luận trên là cơ sở cho phép nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các quy định của pháp luật về giáo dục, phân tích thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở các chương sau.

Chương 2

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.


2.1. Pháp luật về giáo dục từ ngày thành lập nước đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 4

2.1.1. Pháp luật về giáo dục trong năm đầu của nền cộng hòa

Cách mạng tháng 8 thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chấm dứt ách thống trị của thực dân, phong kiến. Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đoàn kết một lòng ra sức diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

- Ngày 28/8/1945. Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa công bố thành lập. Trong đó Bộ quốc gia giáo dục là một trong những Bộ đầu tiên được thành lập của Chính phủ lâm thời.

- Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau ngày tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra đề nghị “mở chiến dịch chống nạn mù chữ” và đã được Hội đồng Chính phủ thông qua. Trên cơ sở đó, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký 3 sắc lệnh về Bình dân học vụ: Sắc lệnh số 17/SL quy định việc “Đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam”; Sắc lệnh số 19/SL quy định “Trong toàn cõi nước Việt Nam, sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối”, “Trong hạn sáu tháng, làng nào và đô thị nào cũng đã phải là một lớp học dạy được ít nhất là ba mươi người”; Sắc lệnh số 20/SL quy định: “Trong khi đợi lập được nên Tiểu học cưỡng bách, việc học chữ Quốc ngữ từ năm nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người” và “Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên tám tuổi phải biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ”.

- Cũng trong thời gian này, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa cũng đã cũng ra một loạt sắc lệnh nhằm đặt nền móng cho tổ chức và hoạt động của nền giáo dục mới:

Sắc lệnh số 13/SL ngày 08/09/1945 quy định: “Trường viễn đông Bác cổ, các nhà bảo tàng, các Thư viện công (trừ những thư viện phụ thuộc của các công sở), các Học viện (như Viện Hải học từ nay sẽ sáp nhập vào Bộ Quốc gia giáo giáo dục”.

Sắc lệnh số 16/SL ngày 08/09/1945 quy định: “ Đặt ra trong toàn cõi Việt Nam ngạch Thanh tra học vụ để kiểm soát việc học theo đúng chương trình giáo dục của Chính phủ dân chủ cộng hòa”.

Sắc lệnh số 18/SL ngày 08/09/1945 quy định: “Kể từ ngày sắc lệnh này ban hành ngạch học quan do chính sách thực dân Pháp đặt ra sẽ bãi bỏ…Những viên Học quan nào đến tuổi về hưu thì được về hưu…Những viên nào xét ra bất lực hoặc hạnh kiểm xấu sẽ bị thải hồi…Những viên nào xét ra có đủ năng lực và có hạnh kiểm tốt sẽ được bổ dụng tùy theo năng lực vào ngạch khác”.

Sắc lệnh số 44/SL ngày 10/10/1945 quy định đã quy định về việc thành lập Hội đồng cố vấn học chính với nhiệm vụ: nghiên cứu chương trình cải cách giáo dục trình Chính phủ phê duyệt, theo dõi sự thực hiện chương trình để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn giáo dục, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội; tư vấn đối với Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục về các vấn đề sư phạm; thành viên của Hội đồng cố vấn học chính gồm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục, Đổng lý Văn phòng Bộ và khoản 30 thành viên là nhà giáo, đại diện các đoàn thể chính trị, văn hóa, phụ huynh học sinh.

Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời ngày 10/10/1945 cũng quy định việc thành lập một Ban đại học văn khoa và thiết lập cho trường đại học Việt Nam một quỹ tự trị bao gồm tiền do Chính phủ hay chính quyền địa phương cấp và những động sản hay bất động sản của tư nhân tặng cho.

Sắc lệnh số 110/SL ngày 20/06/1946 quy định: “Nha Bình dân học vụ Trung ương sẽ mở lớp huấn luyện cán bộ Bình dân học vụ các đại biểu dân tộc thiểu số”.

Sắc lệnh số 132/SL ngày 23/7/1946 quy định về thành lập Hội đồng sách giáo khoa bao gồm: đại diện của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, đại diện của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại diện giảng viên đại học, giáo viên trung học, giáo viên tiểu học, giáo viên các trường tư thục, đại diện những nhà chuyên môn như nghệ sĩ, kỹ sư, đại diện của Hội phụ huynh học sinh, một viên chức của Bộ Quốc gia giáo dục.

- Đặc biệt, ngày 10/08/1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành sắc lệnh số 146/SL và Sắc lệnh số 147/SL đã quy định các nguyên tắc cơ bản, cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của nền giáo dục Việt Nam.

Sắc lệnh 146 quy định:

Nền giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nền giáo dục duy nhất, đặt trên ba nguyên tắc căn bản: đại chúng hoá, dân tộc hoá, khoa học hoá, và theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng Quốc gia và dân chủ.

Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

+ Bậc giáo dục ấu trĩ: nhận trẻ em dưới 7 tuổi và sẽ tổ chức tùy theo điều kiện do Bộ Quốc gia giáo dục quy định.

+ Đệ nhất cấp: là bậc học cơ bản dạy những điều thường thức cần thiết và luyện những tập quán tốt cho trẻ em từ 7 tuổi, đệ nhất cấp gồm 4 năm học, học sinh học hết đệ nhất cấp sẽ thi lấy bằng giáo dục cơ bản, đệ nhất cấp là bậc học cưỡng bách từ năm 1950.

+ Lớp dự bị sau bậc học cơ bản: lớp dự bị sau bậc học cơ bản hạn học một năm, ngoài việc trang bị kiến thức phổ thông đại cương còn chú trọng đến khuynh hướng và khả năng của học sinh để chọn lọc đưa vào ngành học

tổng quát hay ngành học chuyên môn ở đệ nhị cấp. Lớp dự bị tổ chức khi có điều kiện và theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc gia giáo dục.

+ Đệ nghị cấp: gồm ngành học tổng quát và ngành học chuyên môn.

Ngành học tổng quát gồm hai bậc: bậc học phổ thông gồm 4 năm học trong đó có 2 năm học theo chương trình duy nhất hoàn toàn phổ thông, năm sau theo chương trình phân hóa ở những lớp dự bị chuyên nghiệp, dự bị chuyên khoa và được chia ra làm 4 ban: ban văn học, ban khoa học cho lớp dự bị chuyên khoa, ban vạn vật và ban kỹ thuật cho lớp dự bị chuyên nghiệp và Bậc chuyên khoa dành cho các học sinh đã học qua các lớp dự bị cho chuyên khoa, thời gian là 3 năm.

Ngành học chuyên môn trang bị kiến thức phổ thông và kiến thực chuyên môn và thực hành gồm hai bậc: bậc thực nghiệm dành cho học sinh sau một năm học dự bị sau bậc học cơ bản có năng khiếu và khuynh hướng về thực nghiệm, bậc chuyên nghiệp dành cho học sinh đã qua các lớp dự bị chuyên nghiệp và được chia ra nhiều ban đào tạo lý thuyết và thực hành các ngành kinh tế, kỹ thuật.

+ Bậc đại học: gồm các ban Văn khoa, pháp lý theo từng ngành và những trường cao đẳng chuyên môn y học, dược học, mỹ thuật, thương mại, nông lam, kiến trúc, điện học, khoáng sản, thời gian học là 3 năm và khi tốt nghiệp có bằng Đại học sĩ hoặc Bác sĩ.

Sắc lệnh 146 cũng quy định cụ thể về ngành học sư phạm, giáo viên cho các bậc học gồm sư phạm sơ cấp, sư phạm trung cấp và sư phạm cao cấp.

Sắc lệnh 147 quy định: bậc học cơ bản không phải đóng học phí và từ năm 1950 sẽ là bậc học cưỡng bách, trường của tư nhân hay đoàn thể được công nhận, các môn học được dạy bằng tiếng Việt,..

Theo đó các sắc lệnh đã quy định những nguyên tắc cơ bản của giáo dục Việt Nam là: đại chúng hoá, dân tộc hoá, khoa học hoá, và theo tôn chỉ

phụng sự lý tưởng Quốc gia và dân chủ. Hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo chương trình thống nhất, ngôn ngữ giảng dạy và học tập bằng tiếng Việt. Hệ thống giáo dục quốc dân được chia thành các bậc học bao gồm: bậc học ấu trĩ giáo dục trẻ dưới 7 tuổi, bậc học cơ bản 4 năm cho trẻ trên 7 tuổi, bậc học tổng quát hoặc chuyên nghiệp, bậc đại học. Người học được miễn học phí, trong đó bậc học cơ bản được miễn học phí và bắt buộc, học sinh nghèo học giỏi được cấp học bổng. Các Sắc lệnh này cũng thể hiện quan điểm giáo dục không chỉ trang bị kiến thức mà còn rèn luyện nhân cách cho người học. Ngành học sự phạm nhằm đào tạo giáo viên cho các bậc học được quan tâm đặc biệt, được quy định cụ thể, hệ thống các cơ quan quản ly giáo dục cũng được quan tâm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ.

Những nguyên tắc cơ bản của giáo dục Việt Nam cũng đã được thể hiện trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước ta;

“Điều thứ 15

Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.

Học trò nghèo được Chính phủ giúp.

Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước”.

Trong thời kỳ này, giáo dục là một trong những lĩnh vực có số lượng lớn văn bản pháp luật (hơn 40 văn bản) được ban hành để điều chỉnh, trong đó phần lớn tập trung quy định về tổ chức bộ máy các cơ quan giáo dục, quy định những nguyên tắc của nền giáo dục dân chủ, tạo cơ sở cho việc thành lập hệ thống trường lớp từ giáo dục phổ thông đến đại học ở nước ta.*

Pháp luật về giáo dục thời kỳ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu của sự phát triển của đất nước, đã có tác dụng đoàn kết, tập hợp được đông đảo trí thức, nhân sĩ, giáo chức yêu nước chung tay xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiến bộ, mang tính đại chúng, dân tộc và khoa học.

2.1.2. Pháp luật về giáo dục trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (12.1946 – 10.1954)

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ chí minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị toàn dân kháng chiến nêu rõ mục đích và khẳng định đường lối chung của cuộc kháng chiến là: động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến. Đó cũng chính là phương châm, là nhiệm vụ cơ bản của nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ này.

Pháp luật thời kỳ này tập trung điều chỉnh một số vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đối với công cuộc kháng chiến. Đó là vấn đề xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền, tổ chức quân đội, lực lượng dân quân tự vệ, vấn đề phân cấp chỉ đạo, phối hợp tác chiến.

Trong điều kiện kháng chiến, giáo dục tiếp tục được quan tâm. Trong giai đoạn này có 60 văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động giáo dục. Đặc biệt, giáo dục phổ thông và phong trào bổ túc văn hóa ở những vùng tự do được đẩy mạnh.

Trong đó, Tháng 7/1950, Đảng và Chính phủ đã thông qua Đề án cải cách giáo dục và thi hành hệ thống trường phổ thông 9 năm và chương trình giảng dạy mới, để từng bước cải tiến về nội dung, phương pháp, cơ cấu, thể chế giáo dục. Cuộc cải cách giáo dục lần này đã xác định rõ bản chất, mục đích, nguyên tắc giáo dục và mục tiêu của trường phổ thông là giáo dục thế hệ trẻ thành những người “công dân lao động tương lai” trung thành với chế độ dân chủ nhân dân và có phẩm chất, năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Song song với hệ thống trường phổ thông 9 năm, hệ thống giáo dục bình dân (tức bổ túc văn hóa) và hệ thống giáo dục chuyên nghiệp cũng được quy định rõ các cấp học, thời gian học tương ứng, nhằm bảo đảm cho học sinh dù học ở hệ thống giáo dục nào cũng đạt tới một trình độ học vấn tương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022