Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 8

Chính phủ trong năm 2009 phê duyệt một số đề án quan trọng như: Đề án đào tạo theo nhu cầu xã hội, Đề án phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020, Đề án nâng cấp, chuyển đổi một số trường trung cấp chuyên nghiệp thành trường cao đẳng đào tạo chương trình 2 năm.

2.4.3.2.2.4. Xây dựng pháp luật về giáo dục đại học

Thực hiện Luật giáo dục và Điều 17 Nghị định 75/2006/NĐCP, ngày 27/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2007/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng, giai đoạn 2006-2020. Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg đã xác định mục tiêu quy hoạch là hợp lý hoá việc phân bố các trường đại học, cao đẳng trên các địa bàn, tạo sự gắn kết giữa đào tạo-nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, tạo thêm năng lực hội nhập kinh tế thế giới, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các biện pháp quản lý nội dung và chất lượng đào tạo của các đại học mở, các đại học tư thục và các loại hình giáo dục thường xuyên; chấn chỉnh kịp thời một số trường hợp có thiếu sót trong việc xây dựng và thực hiện chương trình; cải tiến chương trình đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn theo hướng nâng dần chất lượng như nhau giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục là một yêu cầu quan trọng của Luật giáo dục, với quan niệm chất lượng sản phẩm giáo dục đại học sẽ bị chi phối bởi các yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo; đánh giá chất lượng giáo dục đại học là đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục để sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu chất lượng như mong muốn.

Mặc dù các đã có nhiều cố gắng song chất lượng giáo dục đại học vẫn đang còn là một thách thức rất lớn đối với giáo dục nước ta. Vấn đề tồn tại cần giải quyết là chất lượng chương trình đào tạo, năng lực đội ngũ giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, sự sàng lọc để bảo đảm chất lượng trong quá trình đào tạo... Để thực hiện các yêu cầu của Luật giáo dục, việc hiện đại hoá chương trình đào tạo, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục nói chung còn chậm. Bên cạnh đó, cũng đặt ra yêu cầu tăng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục được quy định việc thực hiện chương trình theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài, việc cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT của các cơ sở giáo dục đại học.

2.4.3.2.2.5. Xây dựng pháp luật về giáo dục thường xuyên

Để hướng dẫn thực hiện các quy định về giáo dục thường xuyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành những văn bản quy định Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên; Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; Chương trình xoá chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Quy định chương trình giáo dục thường xuyên về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông; Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn; hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục thường xuyên; Quy định về đánh giá và xếp loại học viên chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên...

Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã từng bước tạo cơ sở pháp lý trong tổ chức và thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội.

Từ năm học 2005 đến tháng 12/2009 cả nước có 66 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; 9696 trung tâm học tập cộng đồng phường, xã, thị trấn. Cùng với việc mở rộng hệ thống các cơ sở giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục chỉ đạo xây dựng các chương trình giáo dục trên các kênh truyền hình và đài phát thanh; chỉ đạo xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng để mở rộng khả năng cung ứng cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân, tích cực xây dựng xã hội học tập.

Mặc dù có sự quan tâm đối với sự phát triển của giáo dục thường xuyên nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành được các văn bản quy định chi tiết về việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân (học từ xa, tự học có hướng dẫn). Việc quy định về chương trình giáo dục thường xuyên chưa quán triệt đầy đủ tinh thần của Luật giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn nhưng việc xây dựng mô hình hoạt động giáo dục đối với Trung tâm học tập cộng đồng trong thực tế vẫn còn rất lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội hóa giáo dục trong hoạt động giáo dục thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

2.4.3.2.2.6. Xây dựng pháp luật về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Từ nhận thức nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục, ngành giáo dục cùng với các địa phương tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo theo hướng đồng bộ hoá về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông; chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở và trung học phổ thông; quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt chuẩn; quy định về đạo đức nhà giáo; hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập; quy định chế độ làm việc đối với giảng viên; Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm giáo sư, phó giáo sư,... Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đội ngũ nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao chủ trì xây dựng Dự án Luật Nhà giáo. Tuy nhiên, văn bản Luật quan trọng này đã bị rút khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, hiện vẫn chưa được đưa trở lại chương trình.

Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 8

Bên cạnh đó, Bộ cũng đang tiếp tục xây dựng các quy định hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các cơ sở giáo dục chuyên biệt; quy định nội dung và hình thức tuyển dụng giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông (thay thế các Thông tư số 48 và 49 đã quá lạc hậu); quy định về thực hiện chính sách luân chuyển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong ngành giáo dục...

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng về xây dựng đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục song đội ngũ nhà giáo đến nay vẫn ở tình trạng không đồng bộ, vừa thiếu, vừa thừa; một số không đủ năng lực và điều kiện giảng dạy. Một số giáo viên, giảng viên dù đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn theo quy định tại Điều 77 của Luật giáo dục, song so với yêu cầu, chất lượng giảng dạy thực tế vẫn thấp. Tại các trường cao đẳng, đại học, số giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ còn ít. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả trong khi một bộ phận không nhỏ nhà giáo không có điều kiện hoặc ngại học tập nên không thường xuyên cập nhật tri thức mới, ngại đổi mới phương pháp giảng dạy. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi người thầy. Bên cạnh sự nỗ lực của tuyệt đại bộ phận, một bộ phận giáo viên còn có những biểu hiện chưa toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục; một số nhà giáo còn có biểu hiện tiêu cực, không nghiêm túc, công bằng trong việc đáng giá, cho điểm học sinh. Cá biệt có giáo viên đối xử thô bạo với học sinh, tiếp tay cho những hành vi gian lận trong thi cử, vi phạm đạo đức, quy tắc ứng xử của nhà giáo…cùng với việc thực hiện Luật giáo dục, kết quả của cuộc vận động “hai không” thì những hiện tượng này đã và đang bị xã hội phê phán nghiêm khắc.

Một số quy định trong Luật giáo dục về nhà giáo cũng đang được đặt ra để xem xét sự phù hợp, tính thống nhất và khả thi trong thực tiễn thi hành và trong quá trình xây dựng Dự án Luật Nhà giáo. Vấn đề quản lý nhà giáo theo chuẩn đang được ngành tổ chức thực hiện thông qua một số văn bản pháp quy về chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo đã được Bộ trưởng ban hành trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để quy định thống nhất một số thuật ngữ trong các văn bản luật như: "tiêu chuẩn nhà giáo",

"trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo", "chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo", "tiêu chuẩn nghề nghiệp nhà giáo", "tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà giáo",... là vấn đề quan trọng nhằm định hướng quản lý nhà giáo theo "chuẩn”; đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ nhà giáo và là cơ sở để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, các quy định của Luật giáo dục về cán bộ quản lý giáo dục là chưa đầy đủ. Luật mới chỉ quy định vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (Điều 16) chứ chưa quy định cụ thể những chủ thể nào là cán bộ quản lý giáo dục; chưa quy định quyền và nghĩa vụ của cán bộ quản lý giáo dục. Luật cũng chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa nhà giáo với "cán bộ quản lý giáo dục".

2.4.3.2.2.7. Xây dựng pháp luật về người học

Thực hiện quy định của Luật giáo dục, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về người học, ngày 18/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo Quyết định này thì lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất cho vay hộ nghèo và phương thức thanh toán với nhiều ưu đãi. Thực hiện trách nhiệm của mình theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18/8/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2006/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg. Bộ Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi thẩm quyền của mình chủ trì, phối hợp với các Bộ và cơ quan liên quan có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo các cơ quan chức năng và uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo phối hợp với sở lao động, thương binh và xã hội tiến hành các công việc như: thống kê chi tiết số lượng học sinh, sinh viên của địa phương thi đỗ hoặc được xét tuyển vào các trường đại học,

cao đẳng... thuộc đối tượng được vay vốn; phối hợp với Ngân hàng chính sách tại địa phương tổng hợp số liệu học sinh, sinh viên của địa phương được vay vốn đang theo học tại các trường đại học,cao đẳng...

Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nước đối với con em các gia đình có hoàn cảnh gia đình khó khăn đã trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản như: Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg ngày 04/9/2007 về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và dạy nghề; Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg với những thay đổi về lãi suất, mức vay vốn tối đa dành cho học sinh - sinh viên. Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng phương án về định mức cho mỗi sinh viên vay, điều kiện và phương thức cho vay, phương thức thanh toán sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trong cả nước rà soát, lập danh sách các sinh viên thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn, làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay ưu đãi theo quy định. Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng phải tạo mọi điều kiện cần thiết để tất cả học sinh đã trúng tuyển vào trường mình học tập năm thứ nhất một cách thuận lợi, không yêu cầu phải đóng học phí ngay trong ít nhất hai tháng đầu tiên nếu học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để có thời gian làm thủ tục theo qu y định để đăng ký sẽ đóng học phí từ việc vay Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngày 14 tháng 9 năm 2007 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg về học bổng chính sách đối với học sinh sinh viên. Ngày 28/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các cơ

quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT- BGDĐT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tiếp tục cụ thể hoá các quy định của Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg.

Trong quá trình thực hiện Luật giáo dục, một số quy định về học phí và lệ phí tuyển sinh được đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung. Đó là đề xuất sửa đổi quy định về học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm tại Khoản 3, Điều 89 theo hướng: Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm được vay tín dụng ưu đãi để chi trả học phí. Các khoản vay này sẽ được nhà nước xem xét xóa nợ cả gốc và lãi phần chi trả cho học phí với điều kiện tham gia công tác giảng dạy một số năm nhất định. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008

hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp vào các cơ sở giáo dục thuộc hệ thông giáo dục quốc dân.

Nhìn chung các quy định của Luật giáo dục về học sinh sinh viên đã đi vào cuộc sống giúp cho học sinh, sinh viên yên tâm, phấn khởi, chủ động và tự giác hơn trong học tập. Tuy nhiên trước những biến động về giá cả như hiện nay, việc xác định mức cho vay tín dụng học sinh, sinh viên sao cho phù hợp với tình hình thực tế là vấn đề cần xem xét để điều chỉnh nhằm đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh, sinh viên. Việc thực hiện cấp học bổng và trợ cấp xã hội đúng chính sách, đúng đối tượng cần được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022