Pháp Luật Về Giáo Dục Thời Kỳ Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước (1954 - 1975)

đương và để có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Về tổ chức bộ máy nhà trường quy định thời kỳ này nhấn mạnh nguyên tắc lãnh đạo tập thể và dân chủ tập trung. Bên cạnh Hiệu trưởng còn có Hội đồng chuyên môn và tư vấn.

Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, tháng 7/1951, Bộ Giáo dục đã tổ chức đại hội giáo dục để rút kinh nghiệm về thí điểm cải cách giáo dục và triển khai hệ thống giáo dục mới.

Ngày 30/10/1951, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định Chương trình, kế hoạch giảng dạy giáo dục phổ thông mới.

Năm 1952 Chính phủ đã ban hành Nghị định về đường lối, chính sách giáo dục chuyên nghiệp, làm cơ sở để điều chỉnh và phát triển các trường chuyên nghiệp, nhất là các trường trung cấp.

Từ năm 1953, Trung ương Đảng và Chính phủ đã thực hiện chính sách tuyển lựa và bồi dưỡng học sinh để gửi đi học ở các nước xã hội chủ nghĩa an hem, chuẩn bị lực lượng khoa học kỹ thuật cho việc xây dựng đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi.

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, sự nghiệp giáo dục tiếp tục được phát triển và có sự biến đổi về chất. Các trường từ phổ thông đến đại học đều giảng dạy bằng Tiếng Việt. Cuộc cải cách giáo dục từ năm 1950 đến năm 1954 đã thay đổi cơ bản nền giáo dục thực dân cũ, xây dựng nền tảng cho một nền giáo dục mang tính dân tộc, đại chúng và khoa học của chế độ dân chủ cộng hòa. Công tác xóa nạn mù chữ ngay sau Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm kháng chiến, liên tục phát triển và đạt được những kết quả to lớn….Công tác bổ túc văn hóa kế tiếp và đi liền với xóa nạn mù chữ được kịp thời xây dựng và phát triển cùng với giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp đã góp phần tích cực nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc.

2.2. Pháp luật về giáo dục thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, việc đầu tiên của ngành giáo dục là chuẩn bị tiếp quản các cơ quan giáo dục, trường học ở Thủ đô Hà Nội và các vùng mới giải phóng, nhanh chóng khai giảng năm học mới. Để công tác giáo dục không bị gián đoạn, Bộ Giáo dục đã hướng dẫn các trường tạm thời dạy theo chương trình cũ nhưng bỏ những nội dung mang tính chất phản động, tiến hành mở nhiều lớp sư phạm cấp tốc để cung cấp giáo viên cho các trường, khuyến khích các địa phương mở trường dân lập, vận động nhân dân xây dựng trường, ủng hộ bàn, ghế,… tiến hành cải tạo các trường tư thục đủ đều kiện hoạt động giáo dục thành trường dân lập.

Tháng 3/1956, Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc đã thông qua Đề án của Bộ Giáo dục, sáp nhập hai hệ thống giáo dục phổ thông là hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm ở những vùng Pháp chiếm đóng trước đây và Hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm xây dựng ở những vùng kháng chiến thành hệ thống giáo dục 10 năm.

Ngày 12/5/1956, Bộ Giáo dục đã ban hành Quy chế tổ chức quản lý lớp vỡ lòng. Do đất nước còn nghèo, các lớp mẫu giáo, vỡ lòng cần dựa vào sự đóng góp của nhân dân, các cơ quan chuyên môn và các trường phổ thông có nhiệm vụ giúp đỡ và hướng nghiệp cho lớp vỡ lòng. Hội nghị phổ cập vỡ lòng toàn miền Bắc ngày 28/10/1958 đã đề ra tiêu chuẩn cụ thể về phổ cập vỡ lòng (90% số trẻ từ 6 – 11 tuổi đến lớp) và phương châm vận động phát triển là “lớn trước, bé sau”, “số lượng đi đôi với chất lượng”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Để phát triển giáo dục, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 5377/CT-VG ngày 12/8/1957 để chỉ đạo các cấp, các ngành “tận lực phát triển” giáo dục phổ thông, phải “dựa vào nhân dân để xây dựng giáo dục phổ thông”. Việc thực hiện chủ trương này dẫn đến kết quả trong điều kiện kinh tế

còn nhiều khó khăn nhưng số trường, lớp, giáo viên và học sinh so với năm học đầu tiên sau giải phóng tăng gấp nhiều lần.

Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 5

Để tiếp tục thanh toán nạn mù chữ, nâng cao trình độ dân trí, ngày 27/3/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 114/CT-TTg khẳng định công tác bình dân học vụ là một bộ phận không thể thiếu của kế hoạch nhà nước, yêu cầu các cấp chính quyền phải trực tiếp lãnh đạo và quy định một số chính sách đối với cán bộ, giáo viên bình dân học vụ.

Ngày 27/12/1957, Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo thanh toán nạn mù chữ và bổ túc văn hóa ở Trung ương và căn cứ quyết định này, các tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo ở địa phương.

Sau khi căn bản hoàn thành xóa nạn mù chữ, Chính phủ đã chủ trương chuyển mạnh sang công tác bổ túc văn hóa. Ngày 15/7/1961, Thủ tướng Chính phủ đã có Thông tư số 195/TTg quy định “Thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm về việc tổ chức học và nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, nhân viên, công nhân của cơ quan, đơn vị mình”. Trong những năm này, Bộ Giáo dục đưa ra phương châm “cần gì, học nấy”, “kết hợp học văn hóa với học kỹ thuật” ngay từ cấp I.

Việc thực hiện những chủ trương, quy định của các văn bản trên đã thúc đẩy phong trào Bổ túc văn hóa với số lượng hàng triệu người, cả cán bộ và nhân dân được nâng cao trình độ học vấn, đào tạo, bồi dưỡng được nhiều cán bộ từ công nhân, nông dân.

Ngày 7/4/1960, Ban bí thư trung ương Đảng ra Chỉ thị số 203/CT-TW yêu cầu “song song với những trường phổ thông, cần tích cực nghiên cứu mở những trường vừa học văn hóa phổ thông, vừa học kỹ thuật sản xuất, nhất là kỹ thuật sản xuất nông nghiệp…”

Cũng trong thời kỳ này, để tạo điều kiện phát triển theo quy mô lớn, phải „dựa vào dân”. Vì vậy, ngày 4/8/1964, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ

thị số 169/CT-TTg cho phép từ năm học 1960 - 1961 ngành giáo dục vận động nhân dân đóng góp học phí từ cấp I đến cấp III và phát triển mạnh trường dân lập ở địa phương.

Để tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “phổ cập vỡ lòng”, Ngày 25/5/1961, Bộ Giáo dục đã ra Thông tư số 25/TT-MG ban hành Quy chế giáo viên vỡ lòng, đồng thời tăng cường huấn luyện, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất.

Để chuẩn bị cho cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3, Bộ Giáo dục đã ra Thông tư số 41/TT-ĐTBD ngày 14/8/1964 về cải cách cơ bản hệ thống các trường sư phạm và tích cực đẩy mạnh công tác bồi dưỡng. Ngày 14/11/1964 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 206/CT-TTg về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Ngày 01/9/1964, Bộ Giáo dục ban hành Thông tư số 46/TT-ĐTBD hướng dẫn thành lập trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở các tỉnh, thành phố.

Ngày 20/11/1963, Chính phủ ban hành Nghị định số 171/CP xác định quy chế mở các trường lớp đại học và trung học chuyên nghiệp, đưa việc tổ chức và hoạt động của các trường đi vào nề nếp.

Để tăng cường chỉ đạo phát triển giáo dục miền núi và các vùng dân tộc ít người, Bộ Giáo dục đã mở 2 Hội nghị về giáo dục dân tộc và miền núi vào năm 1958 và năm 1964.

Sau mười năm sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng và kết thúc kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1960 – 1965) nước ta đã cải tạo căn bản hệ thống giáo dục cũ, xây dựng và thống nhất hệ thống giáo dục mới mang tính dân tộc, dân chủ. Các ngành học đều được xây dựng và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy tốc độ phát triển và hoàn chỉnh giữa các bậc học còn khác nhau nhưng lần đầu tiên đã có sự phát triển khá cân đối, đồng bộ và nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đến những năm 1965 – 1975 là những năm toàn dân chống mỹ cứu nước, Giáo dục đã phát triển quy mô khá lớn. Tháng 10/1965. Nhà nước đã quyết định tách bộ phận chỉ đạo ngành đại học và trung học chuyên nghiệp ở Bộ Giáo dục để thành lập một Bộ riêng. Hội đồng Chính phủ đã ban hành các Nghị định về tổ chức bộ máy cơ quan Bộ Giáo dục và Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp.

Cả nước bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, phương hướng, nhiệm vụ giáo dục xuyên suốt thời kỳ này là công tác giáo dục phù hợp với thời chiến; duy trì, phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ; giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngày 5/8/1965, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 88/TTg về chuyển hướng cong tác giáo dục với nội dung cơ bản là phải chiến thắng đế quốc Mỹ trên mặt trận giáo dục, giáo dục phải đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của cách mạng. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục đã có chỉ đạo công tác phòng không, sơ tán các trường học, bảo đảm an toàn cho thầy và trò, chăm lo sức khỏe học sinh, sinh viên; đảm bảo chất lượng giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.

Thực hiện Nghị quyết số 138/CP của Hội đồng Chính phủ, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp đã ban hành Quy chế mở trường và các quy chế chuyên môn, việc cải tiến chương trình, nội dung phương pháp giáo dục, đưa các trường đại học và trung học chuyên nghiệp đi vào ổn định.

Ngày 24/02/1968, Hội đồng Chính phủ đã có Nghị quyết số 28/CP về việc tăng cường cơ sở vật chất cho các trường phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp.

Ngày 01/12/1970, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 257/TTg về việc tăng cường giáo dục quân sự và quốc phòng, gắn nhà trường với thực tế xã hội, học tập với lao động, sản xuất.

Ngày 05/09/1972, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 247/TTg về nhiệm vụ chi viện về mọi mặt: cán bộ, giáo viên, tài liệu giáo khoa, đồ dung dạy học và các biện pháp cụ thể để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho sự chi viện sự nghiệp giáo dục của vùng giải phóng ở miền Nam.

Từ năm 1965 đến năm 1975 là thời kỳ chuyển hướng giáo dục phù hợp thời chiến trên quy mô rộng lớn. Trong thời kỳ này, sự nghiệp giáo dục ở miền Bắc không những được duy trì mà còn tiếp tục được phát triển mạnh ở tất cả các cấp học, các vùng khác nhau, kể cả vùng chiến sự ác liệt, miền núi và dân tộc ít người; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, giáo dục đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị chống Mỹ cứu nước đồng thời chuẩn bị tiềm lực đáng kể về dân trí, về lực lượng lao động và cán bộ cho công cuộc xây dựng đất nước.

2.3. Pháp luật về giáo dục từ khi đất nước thống nhất đến trước thời kỳ đổi mới (1975 - 1986)

Thời kỳ này, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước ta bước vào giai đoạn mới: củng cố nền độc lập vừa dành được và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Đây là thời kỳ đất nước ta còn phải chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh và lại cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Thời kỳ này phương hướng, nhiệm vụ chung của ngành giáo dục là: Tiến hành việc tiếp quản, điều chỉnh sắp xếp, nhanh chóng đưa nhà trường và công tác giáo dục ở phía Nam đi vào hoạt động bình thường và ổn định. Thực hiện việc quản lý giáo dục thống nhất trên phạm vi cả nước; tích cực đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo ở phía các tỉnh phía Nam hoà nhập theo đà phát triển chung của cả nước. Đồng thời củng cố và phát triển giáo dục ở miền Bắc. Tiến hành cải cách giáo dục, cải cách đại học và trung học chuyên nghiệp theo Nghị quyết 14 của Bộ chính trị Trung ương Đảng. Phương thức quản lý và chỉ đạo thời kỳ này được chú ý điều chỉnh phù

hợp với phía Nam trong từng giai đoạn, từng bước áp dụng thống nhất hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế quản lý, thực hiện cơ chế làm việc dân chủ, tăng cường nghiên cứu khoa học: thực hiện rộng rãi phương châm; "Nhà nước và dân cùng làm", liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục đào tạo với các ngành kinh tế, khoa học - kỹ thuật và văn hóa - xã hội với hoạt động của các đoàn thể nhân dân, thực hiện từng bước xã hội hóa giáo dục.

Ngày 27/10/1976 thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 426/TTg về việc sắp xếp lại một số trường mới tiếp quản, thành lập một số trường mới, giải thể các trường đại học tư, xây dựng lại mạng lưới các trung học chuyên nghiệp phía nam cân đối với yêu cầu và thống nhất trong mạng lưới chung của cả nước về trung học chuyên nghiệp. Từng bước ban hành và áp dụng thống nhất các quy chế, văn bản pháp luật về giáo dục đối với các loại trường, các ngành học, cấp học. Trong thời gian này, chính phủ đã ban hành một số chính sách đối với giáo viên như Quyết định về ngày Nhà giáo Việt Nam, tôn vinh danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, bồi dưỡng, khen thưởng giáo viên giỏi, quy định lương thâm niên cho giáo viên, quy định xét về công nhận học hàm, học vị của cán bộ giảng dạy… Chính phủ đã ban hành quyết định số 224/TTg ngày 24/5/1976 về việc tổ chức, chỉ đạo việc triển khai đào tạo trên đại học ở trong nước. Từ năm 1970 Bộ giáo dục và Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp đã tập trung lực lượng nghiên cứu về cải cách giáo dục. Nghị quyết số 14/NQ-TW ngày 11/1/1979 của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản, có hệ thống và những chủ trương lớn về xây dựng một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính dân tộc và hiện đại Việt Nam. Đồng thời xác định hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm. Trên cơ sở đó tiến hành thống nhất hệ thống giáo dục phổ thông trên cả nước Nhìn chung trong thời kỳ này, bộ giáo dục và bộ đại học và trung học

chuyên nghiệp đã phối hợp với các cơ quan có liên quan vươn lên quản lý thống nhất sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở niềm Nam kịp đà tiến chung của cả nước theo hướng giáo dục XHCN. Qua thực tế, theo sự chỉ đạo của Đảng Chính phủ. Bộ giáo dục đã thấy rõ được hướng đi và phát triển giáo dục theo đường lối, quan điểm của Đảng đã được thể chế hoá thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật kịp thời và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời kỳ này chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao, việc nghiên cứu và triển khai cải cách giáo dục còn nhiều khó khăn và hạn chế.‌

2.4. Pháp luật về giáo dục từ khi đổi mới đến nay (1986 đến nay)

2.4.1. Pháp luật về giáo dục từ 1986 đến 1998

Đại hội lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng cộng sản Việt Nam định ra đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội để đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và tiếp tục đi lên xã hội CNXH. Tiếp đến Đại hội đảng lần thứ VII (tháng 6/1991) đã cụ thể hóa và hoàn chỉnh đường lối đổi mới, thông qua "cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

Đối với sự nghiệp giáo dục, Quốc hội đã thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học (tháng 8/1991) đây là Luật chuyên ngành đầu tiên về giáo dục mặc dù phạm vi điều chỉnh của luật mới chỉ giới hạn đối với việc phổ cập một bậc học đó là tiểu học. Ban chấp hành Trung ương đảng đã ra Nghị quyết về công tác giáo dục và đào tạo tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ IV (khóa VII tháng 11/1993). Đây là tiền đề và điều kiện để đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thời kỳ này tổ chức bộ máy bộ giáo dục đã có những thay đổi lớn. Từ 4 cơ quan trực thuộc chính phủ chịu trách nhiệm quản lý ngành về giáo dục đào tạo, năm 1987, nhập lại thành 2 Bộ đến năm 1990 tiếp tục nhập thành một Bộ duy nhất quản lý nhà nước tất cả các cấp, bậc học

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022