Kinh Nghiệm Lập Kế Hoạch Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Sinh Viên


ĐTB=3,51/5. Có nghĩa là SV đã có sự hiểu biết tương đối chính xác về mục đích, yêu cầu cách thức tiến hành và thực hiện có kết quả hành động phối hợp, hỗ trợ nhau lập kế hoạch hợp tác trong điều kiện quen thuộc, việc vận dụng tri thức, hiểu biết để thực hiện công việc chưa linh hoạt trong các điều kiện khác nhau. Ở các nội dung cụ thể của thành phần này cũng ở mức cao với ĐTB dao động từ 3,45 đến 3,64.

Trong các nội dung cụ thể của phần kiến thức lập kế hoạch hợp tác thì mức độ "Hiểu biết về vai trò, mục đích hợp tác trong học thực hành" đạt mức cao nhất, ĐTB = 3,64 và ĐLC = 0,90. Kết quả này cho thấy, đa số sinh viên SPKT nhận thức chính xác về vai trò cũng như mục đích của việc hoạt động cùng nhau trong học thực hành; SV đã nhận thức đúng sự cần thiết của sự sẻ chia, hỗ trợ lẫn nhau trong việc đưa ra các phương án, phân công công việc hợp lí… để đạt kết quả cao trong những điểu kiện cụ thể có xác định theo mục đích đề ra. Từ sự nhận thức này định hướng cho các hành động khác của việc chia sẻ, hỗ trợ nhau lập kế hoạch hợp tác thành công.

Các nội dung được SV tự đánh giá thấp hơn, nhưng vẫn ở mức cao là "hiểu biết về nội dung công việc hợp tác trong học thực hành kỹ thuật", "hiểu biết về phương pháp thực hiện công việc", "hiểu biết về các điều kiện thực hiện công việc" và "hiểu biết về các yêu cầu cần đạt đối với từng cá nhân và thành viên trong nhóm hợp tác …", ĐTB dao động 3,45 đến 3,52. Từ kết quả này có thể thấy, hiểu biết của SV về các yêu cầu cần đạt đối với từng cá nhân cũng như các thành viên trong nhóm về cơ bản là tốt, đã nắm được những yêu cầu mình phải làm, bạn trong nhóm phải làm tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Nguyên nhân chính là do một số cá nhân ỉ lại, ít tham gia chia sẻ, trao đổi tích cực, do vậy việc tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của từng cá nhân để có thể phân công hợp lí công việc còn gặp một số khó khăn. Khi được hỏi về vấn đề này, một vài SV cho hay: “Hợp tác hay làm việc theo nhóm mang lại nhiều hiệu suất tích cực, đạt được kết quả tối ưu trong thực hiện nhiệm vụ chung. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn ỉ lại, không tham gia tích cực trong hợp tác, chia sẻ; chưa có sự gắn kết giữa các thành viên nên đôi khi phân công công


việc chỉ hướng tới một số bạn năng nổ, tích cực để thành tích của nhóm cao. Do vậy, chúng em còn yếu trong khâu nhận định sở trường, điểm yếu của các thành viên nhằm có sự bố trí công việc hợp lí”.

Về phía GV, GV đánh giá sự hiểu biết của SV về vai trò, mục đích hợp tác trong học thực hành tuy có thấp hơn so với tự đánh giá của SV nhưng vẫn ở mức cao (ĐTB = 3,02, ĐLC = 0,84). Thứ tự các nội dung sau có chút thay đổi khi GV cho rằng đứng ở vị trí thứ hai là nội dung "Hiểu biết về các điều kiện thực hiện công việc". Tiếp nối theo đó là mức độ nhận thức về các yêu cầu cần đạt, phương pháp cũng như nội dung công việc hợp tác trong học thực hành. Có thể thấy sự khác biệt trong nhận định của GV và tự đánh giá của SV, khi SV đánh giá khá cao mức độ hiểu nội dung công việc hợp tác, trong khi GV lại cho rằng đây là nội dung biểu hiện kém hiệu quả nhất của SV. Cô A. (giáo viên nữ, 38 tuổi, SPKT Nam Định) chia sẻ: “trên thực tế, sinh viên hiện nay đã có những hiểu biết nhất định về vai trò, mục đích, nội dung, phương pháp, yêu cầu khi hợp tác trong học thực hành cần đạt. Tuy nhiên, sự hiểu biết này chưa được sâu rộng và chính xác tuyệt đối. Chính vì thế, trong quá trình học, giáo viên dần cung cấp cho các em kiến thức một cách bài bản, từ cơ bản đến nâng cao, kết hợp với thực hành để hình thành kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên”.

Có sự chênh lệch về mức độ đánh giá của GV và tự đánh giá của SV ở các nội dung về kiến thức của việc lập kế hoạch, tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể. Kiểm định T-test so sánh sự khác biệt trong đánh giá giữa GV và SV về kiến thức lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành cho kết quả p=0,23 chứng tỏ sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này được hiểu rằng GV và SV đánh giá tương đối giống nhau về mức độ hiểu biết về vai trò, mục đích, nội dung, phương pháp và các điều kiện hợp tác trong học thực hành.

Bảng số liệu dưới đây thể hiện kết quả thu được về mức độ kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành khi tiến hành khảo sát trên SV và GV các trường SPKT.


Bảng 3.3: Kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV

T –

test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Biết tập hợp những người cùng mục đích, lý tưởng để thực hiện công việc chung, thống nhất trong học thực hành


2,85


0,88


3,61


0,89


0,11

2

Biết bàn bạc, trao đổi với nhau để vạch ra nội dung các công việc phải làm theo trình tự với thời gian hợp lí.


2,98


0,84


3,50


0,88


0,41

3

Biết hỗ trợ nhau lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiến hành công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao theo mục tiêu đặt ra


2,77


0,86


3,52


0,90


0,34

4

Biết phối hợp với nhau thiết kế các biện pháp thực hiện công việc theo tiến trình cụ thể, logic để hoàn thành nhiệm vụ học tập


2,75


0,83


3,51


0,87


0,25

5

Biết trao đổi với nhau để lập bảng dự kiến các điều kiện, phương tiện, nguồn lực tham gia thực hiện công việc thực hành


3,1


0,91


3,41


0,83


0,23


Tổng

2,89

0,86

3,51

0,87

0.32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 14

Kết quả bảng 3.3. cho thấy, trong 3 nhóm KN thành phần thì kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của SV được GV đánh giá và tự đánh giá của SV thấp hơn so với các KN thành phần khác (ĐTB=2,89/5). Trong đó, sinh viên tự đánh giá về biểu hiện các nội dung của nhóm kỹ năng này cao hơn so với đánh giá của GV (ĐTB = 3,51/5, ĐLC = 0,87. Kết quả khảo sát cho thấy GV nhìn nhận các nội dung biểu hiện kinh nghiệm lập kế hoạch của SV chỉ đạt mức trung bình,


việc vận dụng kinh nghiệm vào thực tế công việc thiếu linh hoạt, chưa sáng tạo trong các điều kiện khác nhau.

Theo SV tự đánh giá khả năng "biết tập hợp những người cùng mục đích, lý tưởng để thực hiện công việc chung, thống nhất trong học thực hành" ở mức cao, ít sai sót, tương đối linh hoạt, với ĐTB = 3,61 và ĐLC = 0,89. Điều này là dễ hiểu bởi lẽ muốn có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các thành viên thì việc tập hợp, phối kết hợp với những cá nhân có chung mục đích, lí tưởng, nhận thức, nhu cầu… thực hiện công việc chung là rất cần thiết, giúp cho quá trình lập kế hoạch hợp tác cũng như tổ chức hợp tác giữa các thành viên trở nên tích cực và hiệu quả hơn. Các em cũng chia sẻ: thường thì các bạn trong nhóm của em khá là hợp nhau, khi đã chung lý tưởng thì rất dễ làm việc ạ.

Nội dung "biết hỗ trợ nhau lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiến hành công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao theo mục tiêu đặt ra" đứng ở vị trí thứ hai với ĐTB = 3,52 và ĐLC = 0,90. Với điểm đánh giá ở mức cao, có thể thấy trong tiến trình hợp tác, SV đã biết giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau cùng lựa chọn các cách thức, biện pháp làm việc cùng nhau phù hợp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao theo như mục tiêu đã định ban đầu.

Việc đưa ra những phán đoán, chỉ báo về các điều kiện, phương tiện, phương pháp cũng như nguồn nhân lực tham gia thực hiện công trình SV vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nội dung: "biết trao đổi với nhau để lập bảng dự kiến các điều kiện, phương tiện, nguồn lực tham gia thực hiện công việc thực hành" được SV đánh giá thấp nhất, với ĐTB = 3,41, ĐLC = 0,83.

Thông thường đánh giá của GV luôn thấp hơn tự đánh giá của SV trên tất cả các bình diện của các KN thành phần của KNHT. Tuy nhiên, ở biểu hiện thành phần này thì nhận định của GV về kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác của SV lại chênh lệch hơn tự đánh giá của SV. Thứ hạng các nội hàm bên trong cũng có sự thay đổi. Theo như đánh giá của GV thì SV thực hiện chính xác, ít sai sót và linh hoạt trong việc "tập hợp những người cùng mục đích, lý tưởng để thực


hiện công việc chung cũng như sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc lựa chọn các biện pháp phù hợp”, ngược lại lại kém hơn cả trong việc trao đổi với nhau để lập bảng dự kiến các điều kiện, phương tiện, nguồn lực tham gia thực hiện công việc thực hành. Trong khi đây lại là nội dung mà SV tự đánh giá mình làm tốt hơn cả so với các nhóm nội dung khác. Như vậy, có thể thấy có sự khác biệt giữa nhận định của GV và tự đánh giá của SV về kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác. Cụ thể, SV tự đánh giá cao việc thảo luận để khám phá ra nội dung cũng như các phương án dự kiến trong học thực hành, trong khi đó GV lại đánh giá cao sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các cá nhân trong nhóm do cùng chung mục đích, lí tưởng, sự cần thiết phải thực hiện các công việc cùng nhau. Kiểm định T-test p=0,32 chỉ ra sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa GV và SV về kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tức là, đánh giá tổng quát của giáo viên và tự đánh giá của sinh viên về kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên là tương đồng nhau. Giảng viên M. (Nam, 42 tuổi, SPKT Vinh) cho hay “đánh giá của giáo viên và sinh viên về những biểu hiện thành phần có thể có những khác nhau nhất định, tuy nhiên, theo tôi thấy, đánh giá tổng quát của giáo viên và sinh viên là giống nhau bởi dù giáo viên hay sinh viên đánh giá thì đều dựa trên tiêu chí khách quan đã có trong quy định”. Kết quả quan sát cũng cho thấy kết quả phù hợp với kết quả khảo sát: trong giờ học thực hành, khi được phân chia nhóm, SV có thể linh hoạt vạch ra được nội dung các công việc phải làm theo trình tự, thời gian hợp lý tuy nhiên, mức độ chính xác mới ở mức trung bình, phải có sự hướng dẫn, định hướng của giảng viên. Các em cũng phân công người thực hiện công việc cụ thể, phù hợp với kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của từng thành viên ở mức chính xác cao.

Kết quả đánh giá của GV và tự đánh giá của SV về mức độ biểu hiện thao tác lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên được thể hiện cụ thể ở bảng 3.4.


Bảng 3.4: Thao tác lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T – test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

t

1

Phân công công việc cụ thể, phù hợp với kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của từng thành viên trong nhóm


2,87


0,91


3,37


0,94


0,21


2,01

2

Bàn bạc, trao đổi để lập quy trình thực hiện công việc chung rõ ràng, cụ thể


3,02


0,88


3,72


0,89


0,33


2,90

3

Phối hợp xây dựng các phương án hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành bài tập thực hành theo nhiệm vụ được giao.


3,32


0,82


3,54


0,92


0,36


2,94

4

Phối hợp trong việc sắp xếp các nguồn lực để để thực hiện có hiệu quả hợp tác trong học thực hành


3,17


0,83


3,57


0,95


0,71


2,85

5

Thảo luận, thống nhất trong việc dự kiến thời gian để hoàn thành công việc, đảm bảo chất lượng.


3,14


0,87


3,42


0,91


0,22


2,81


Tổng

3,10

0,86

3,52

0,92

0,62

2,32


Thao tác lập kế hoạch hợp tác được cả GV và SV đánh giá là một trong 3 KN thành phần được SV thực hiện ở mức cao nhất (ĐTB=3,52/5). Trong đó, tự đánh giá của SV cao hơn so với đánh giá của GV, ĐTB dao động ở mức cao với ĐTB luỹ tiến từ 3,37 đến 3,72. Mặc dù, GV đánh giá thấp hơn SV nhưng ĐTB cũng dao động từ mức trung bình đến mức cao là 2,87 đến 3,32. Điều này chứng tỏ mức độ tiến hành các thao tác thực hành trên thực tế của SV là khá chính xác, ít sai sót, sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm tương đối linh hoạt và tương đối sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc. Cụ thể:

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, có 5/5 nội dung biểu hiện thao tác lập kế


hoạch hợp tác được SV tự đánh giá ở mức cao. Qua quan sát trong quá trình giảng dạy cho thấy, SV có sự nhất trí cao trong việc đưa ra các khoảng thời gian dự kiến (dựa trên sự thảo luận các kế hoạch của từng cá nhân) để đảm bảo đúng tiến độ cũng như chất lượng của các nhiệm vụ được giao. Nói cách khác, đa phần SV có ý thức trách nhiệm trong hoạt động hợp tác hướng tới mục đích chung của nhóm, của tập thể. Em N.T.M.P (Nam, sinh viên năm 3, SPKT Hưng Yên) có chia sẻ “Trước bất kì công việc chung nào, bọn em luôn suy nghĩ đến quy trình thực hiện công việc chung. Quy trình này cần phải cụ thể và rõ ràng để mọi thành viên trong nhóm đều nắm được và thực hiện làm theo. Chính vì lí do đó, mà bọn em luôn thảo luận và bàn luận tích cực để đi đến quy trình, nguyên tắc làm việc chung, tạo đà thuận lợi trong quá trình triển khai, thực hiện”.

Từ kết quả này có thể thấy, mặc dù việc dự kiến khoảng thời gian cũng như quy trình đã thảo luận tương đối tốt nhưng do SV còn thiếu kinh nghiệm nên khi thực hiện thao tác vẫn có nhiều sai sót, chưa sáng tạo trong quá trình phối hợp với nhau để lập kế hoạch. Vì vậy, SV tự đánh giá các biểu hiện này ở mức thấp hơn, ĐTB dao động từ 3,42 đến 3,54. Mặt khác, KN phân công lao động phù hợp, đảm bảo tính công bằng vẫn hạn chế do sự chưa thấu hiểu chu đáo lẫn nhau giữa các thành viên, thậm chí đôi khi sự gắn kết, hỗ trợ nhau để đảm bảo chất lượng công việc còn lỏng lẻo. Nguyên nhân được em T.T.H.Q (Nam, sinh viên năm 4, SPKT Vinh) cho hay: “Đa số các bạn sống ở các nơi khác nhau, một số bạn bận đi làm thêm, dạy thêm, do vậy khi được phân công công việc cho các cá nhân thì một số bạn chỉ chú tâm làm tốt phần công việc của mình mà chưa có nhiều thời gian cũng như nỗ lực để tương trợ cho các bạn khác, do vậy, có đôi khi chất lượng công việc chỉ đảm bảo đúng yêu cầu chứ chưa thật sự chất lượng”.

Ở biểu hiện này GV cũng đánh giá cao sự phối hợp xây dựng các chiến lược hỗ trợ nhau để đảm bảo hoàn thành bài tập thực hành của SV (ĐTB = 3,32), trong khi SV đánh giá nội dung này thấp hơn cả. Ở các biểu hiện khác của nhóm KN thành phần này, thì SV tự nhận thấy chưa làm tốt nội dung tương trợ lẫn nhau.


Các em không nhìn thấy rõ tính đoàn kết, hỗ trợ trong hợp tác mà dường như chỉ cho rằng khi các cá nhân hoàn thành công việc được giao nhằm đạt đến mục tiêu đề ra ban đầu thì như thế hoạt động hợp tác đã phát huy tác dụng. Trong khi, theo quan sát cũng như nhận định từ phía GV thì họ nhìn thấy sự phối hợp của các thành viên, sự hỗ trợ nhau trong các trường hợp cần thiết đảm bảo công việc của mỗi cá nhân được hoàn thành và không ảnh hưởng đến mục đích chung. Ngoài ra, có sự khác nhau trong nhận định của SV và đánh giá của GV trong sự phân công công việc cụ thể, phù hợp với kiến thức, kinh nghiệm, KN của từng thành viên trong nhóm (giảng viên đánh giá nội dung này thấp nhất, tuy nhiên với sinh viên thì điểm trung bình đứng ở thứ bậc 3). Ở nội dung này thì dường như ngược lại, GV đánh giá thấp khả năng phân công công việc của SV dựa trên kiến thức, KN, kinh nghiệm của mỗi cá nhân, thì trái lại, SV lại đánh giá mình khá tốt. Quan sát các biểu hiện trong quá trình thực hiện thao tác lập kế hoạch hợp tác cho thấy dù đã có sự phân công công việc tương đối đều giữa các thành viên, song do thiếu kinh nghiệm trong hợp tác nên nhiều khi sự phân công ấy dựa trên kết quả những lần giao công việc trước, mà ít khi quan tâm đến sự phù hợp về kiến thức, KN và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Kết quả kiểm định T-test cho kết quả p=0,62 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của GV và SV về các biểu hiện trong thao tác lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành. Điều này có thể cho thấy số liệu thu được mang tính khách quan, chính xác khi có sự tương đồng trong đánh giá của GV và SV.

3.1.2. Kỹ năng thực tổ chức hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành

a. Đánh giá chung

Trong các nhóm KN thành phần của KNHT trong học thực hành của SV thì nhóm KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác được các GV đánh giá ở mức trung bình và các em SV tự đánh giá ở mức cao. Kết quả được thể hiện cụ thể ở biểu đồ 3.2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023