Đánh Giá Của Gv Và Sv Về Kỹ Năng Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Hợp Tác Trong Học Thực Hành


Biểu đồ 3 2 Đánh giá của GV và SV về kỹ năng tổ chức thực hiện kế 1

Biểu đồ 3.2: Đánh giá của GV và SV về kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành

Số liệu thu được ở biểu đồ 3.2 cho thấy đánh giá của GV và tự đánh giá của SV về mức độ thể hiện nhóm KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành đạt ở mức trung bình đến mức cao, với ĐTB lần lượt là 2,90 và 3,16. Nghĩa là, SV thực hiện KN tương đối chính xác và tương đối linh hoạt, sáng tạo nhất định, tuy nhiên GV đánh giá SV vẫn còn gặp một số sai sót khi tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành. ĐTB trong tự đánh giá của SV cao hơn so với GV, kiểm định T-test cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0.02). Cụ thể như sau:

Theo đánh giá của GV thì KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác của SV trong học thực hành đạt ở mức trung bình (ĐTB=2,90/5). Theo phần lớn GV thì trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác các em vẫn còn lúng túng, gặp một số những khó khăn nhất định, thậm chí còn có hiện tưởng ỷ lại vào người khác. Trong nhóm KN thành phần này, GV đánh giá SV làm tốt nhất là "Hiểu biết về hành động tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác" với ĐTB = 3,01, ĐLC = 0,89; tiếp đến là "Kinh nghiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác" với ĐTB = 2,86 và ĐLC

= 0,90 và kém hơn cả là "Thao tác phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác"


(ĐTB = 2,84, ĐLC = 0,92). Theo ý kiến từ các thầy cô được khảo sát thì phần đa SV đã có những kiến thức, hiểu biết cũng như thao tác tổ chức thực hiện các hành động hợp tác tuy nhiên kinh nghiệm và thao tác tổ chức thực hiện các hành động hợp tác vẫn còn những hạn chế nhất định. Kết quả phỏng vấn cho hay, đại bộ phận các GV khi được phỏng vấn đều có chung nhận định rằng, hầu hết SV đều biết cách tổ chức thực hiện cũng như tiến hành tổ chức thực hiện tốt, song kinh nghiệm tổ chức thực hiện lại gặp một số những hạn chế nhất định. Cô N.L.P (Nữ giáo viên, 43 tuổi, SPKT Hưng Yên) cho hay: “Ở các em SV vẫn còn thiếu các kinh nghiệm tổ chức thực hiện. Chẳng hạn như, các em thường hay gặp khó khăn khi điều hành các thành viên cùng hợp tác thảo luận hay thiếu sự linh hoạt trong việc áp dụng những biện pháp hành động trong những tình huống thay đổi nhất định. Có nhiều nguyên nhân có thể kể đến như: điều kiện tổ chức thực hiện các hành động hợp tác, bản thân sinh viên chưa được thực hành nhiều”.

Kết quả SV tự đánh giá mình thể hiện tương đối chính xác, linh hoạt và có hiệu quả khi tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác (ĐTB = 3,16, ĐLC = 0,98). Vì thế nên kết quả thu được qua khảo sát cao, ổn định, ĐTB dao động trong khoảng biên độ nhỏ từ 2,98 đến 3,40. Thứ bậc các nội dung cũng giống như nhận định của GV nhưng đạt ở mức cao hơn và tương đối đồng đều, sự chênh lệch giữa các nhóm nội dung là không nhiều. Điều này cho thấy các em SV khá tự tin ở nhóm KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác của mình. Các em tự nhận thấy mình đã vận dụng khá linh hoạt tri thức, kinh nghiệm của bản thân về hợp tác giữa các thành viên trong nhóm hoạt động để hỗ trợ, kết nối với nhau trong việc thực hiện các công việc chung nhằm đạt được những kết quả tối ưu trong các điều kiện cụ thể xác định theo mục đích đề ra. Kết quả quan sát cho thấy, thực tế SV đã biết cách tiến hành, tuy nhiên cách giám sát, điều hành và phân phối công việc trong nhóm, tập thể còn gặp khó khăn nhất định do kinh nghiệm phối hợp tổ chức thực hiện chưa thực sự tốt.

Mức độ biểu hiện cụ thể của từng thành phần trong nhóm kỹ năng này được thể hiện chi tiết hơn ở các bảng 3.5, 3.6 và 3.7.


b. Mức độ đạt được các thành phần trong kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác

Bảng 3.5: Hiểu biết, kiến thức về tổ chức thực hiện các hành động hợp tác trong học thực hành‌


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV

T –

test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về nội dung hợp tác trong học thực hành (biết phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ, trao đổi, bàn bạc, gắn kết,

giám sát lẫn nhau...)


3,1


0,84


3,63


0,99


0,51

2

Hiểu biết về quá trình, cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành


2,88


0,88


3,36


1,00


0,21

3

Hiểu biết về mối quan hệ về mặt công việc giữa các cá nhân trong nhóm để tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành có hiệu quả


3,07


0,92


3,50


0,94


0,17

4

Hiểu biết về các yêu cầu của bài tập thực hành và yêu cầu khi tiến hành hợp tác trong thực hành


2,98


0,85


3,05


0,96


0,41

5

Hiểu biết về cách ra quyết định, xử lý kịp thời hiệu quả các tình huống xảy ra


3,05


0,81


3,48


0,98


0,34


Tổng

3,01

0,86

3,40

0,97

0,73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.


Số liệu thu được ở bảng 3.5 cho thấy GV và SV đánh giá khá tương đồng nhau về mức độ hiểu biết, kiến thức về tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT (ĐTB lần lượt là 3,01 và 3,40). Kết quả này cho thấy, nhìn chung, SV đã có những hiểu biết đúng, sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm có linh hoạt, sáng tạo nhất định vào việc phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác. Cụ thể:


"Hiểu biết về nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành" được SV tự đánh giá ở mức cao nhất, với ĐTB = 3,63, ĐLC = 0,99. Kết quả này làm sáng tỏ một thực tế là SV đã biết cách phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ, trao đổi, bàn bạc, gắn kết, giám sát lẫn nhau... trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác. Nội dung "Hiểu biết về các yêu cầu của bài tập thực hành và yêu cầu khi tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong thực hành" được SV tự đánh giá ở mức thấp nhất nhưng ĐTB = 3,05. Điều này cho thấy, SV đã có hiểu biết, kiến thức căn bản về tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác như phối hợp, gắn kết, chia sẻ công việc giữa các cá nhân trong nhóm để tổ chức thực hiện hợp tác có hiệu quả trong học thực hành. Tuy nhiên, SV còn hạn chế mức độ hiểu biết về yêu cầu của các bài tập thực hành cũng như yêu cầu khi tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong thực hành. Đây là nguyên nhân dẫn tới những khó khăn trong việc triển khai cũng như thực hiện các thao tác phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau trong học thực hành của SV.

Khi nhận định về mức độ hiểu biết của SV về tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác ở mức khá thì đánh giá của GV ở các nội dung tuy có thấp hơn tự đánh giá của SV, nhưng không có sự chênh lệch quá lớn trong đánh giá của 2 nhóm khách thể này. Kết quả kiểm định T-test cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của GV và SV về mức độ hiểu biết các yếu tố thành phần trong kiến thức về tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành. Các GV cho rằng, SV có “Hiểu biết về nội dung hợp tác trong học thực hành (biết phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ, trao đổi, bàn bạc, gắn kết, giám sát lẫn nhau...)” hơn cả với ĐTB = 3,1, biến số mà GV đánh giá SV còn hạn chế nhiều là “Hiểu biết về quá trình, cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành” (ĐTB = 2,88). Có thể thấy, mặc dù đánh giá chung của cả GV và SV về mức độ hiểu biết của SV về kiến thức tổ chức thực hiện các hành động hợp tác trong học thực hành ở mức cao nhưng trong từng biến số cụ thể vẫn có những chênh lệch nhất định chứng tỏ ở SV chưa có sự đồng đều trong hiểu biết kiến thức tổ chức thực hiện các hành động hợp tác trong học thực hành.


Kết quả đánh giá của GV và SV về kinh nghiệm tổ chức thực hiện các hành động hợp tác trong học thực hành của SV được thể hiện khá rõ nét ở bảng 3.6

Bảng 3.6: Kinh nghiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Biết tự giác hoàn thành phần công việc được giao và chấp hành tốt nội quy làm việc chung cùng nhau


3,05


0,94


3,15


1,00


0,02

2

Biết điều hành, tổ chức, hướng dẫn các thành viên bàn bạc, trao đổi để xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra.


2,85


0,88


2,51


0,97


0,37

3

Biết gắn kết, giám sát, đốc thúc lẫn nhau về tiến độ và khả năng hoàn thành một cách hiệu quả


3


0,82


2,82


0,93


0,11

4

Khéo léo nhắc nhở nhau tập trung vào công việc, tránh lãng phí thời gian, nguyên nhiên vật liệu, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị máy móc


2,63


0,85


3,1


0,99


0,23

5

Biết duy trì tác phong làm việc nhanh nhẹn, hoạt bát, thận trọng, có trách nhiệm và tôn trọng nhau


2,79


0,81


2,87


0,97


0,53


Tổng

2,86

0,86

2,89

0,97

0,34


Nhìn vào bảng 3.6, cho thấy mặc dù kinh nghiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác được SV đánh giá là thấp nhất trong 3 nội dung thuộc nhóm KN thành phần này nhưng nhìn chung, các nội dung biểu hiện đều được đánh giá ở mức độ từ trung bình đến cao với ĐTB dao động từ 2,51 đến 3,15/5. Cụ thể như sau:

Nội dung: “Biết tự giác hoàn thành phần công việc được giao và chấp hành tốt nội quy làm việc chung cùng nhau” được SV tự nhìn nhận đạt ở mức độ cao nhất với ĐTB = 3,15, ĐLC = 1,00. Thực tế từ kết quả quan sát cho thấy, đa số SV có


tinh thần tự giác, ý thức cao trong việc hoàn thành phần việc đã được giao cho bản thân và cũng ý thức cao trong việc chấp hành nội quy, quy tắc làm việc chung cùng nhau. Đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện, các cá nhân trong nhóm cũng biết tương trợ, nhắc nhở nhau cùng tập trung vào công việc chung để tránh lãng phí về thời gian và kinh phí cũng như nguyên vật liệu sử dụng. Do vậy, mà nội dung được SV đánh giá cao ở mức thứ hai là "Khéo léo nhắc nhở nhau tập trung vào công việc, tránh lãng phí thời gian, nguyên nhiên vật liệu, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị máy móc" với ĐTB = 3,10, ĐLC = 0,99.

Nhìn vào bảng kết quả có thể thấy, SV đã có những kinh nghiệm nhất định trong triển khai kế hoạch làm việc hợp tác cùng nhau trong học thực hành. Ở đó, SV có sự tương trợ, bảo ban nhau, ý thức trách nhiệm cao và tinh thần tập thể lớn; từ đó, dẫn đến việc duy trì những thói quan làm việc linh hoạt, nhanh nhẹn, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Đặc biệt là sự giám sát, đốc thúc nhau trong việc thảo luận, bàn bạc để giải quyết những tình huống bất trắc, bất ngờ diễn ra trong quá trình triển khai thực hiện.

Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của GV ở tất cả các nội dung có phần thấp hơn một chút so với tự đánh giá của SV. Theo GV khi tổ chức thực hiện, SV vẫn tồn tại những sai sót nhất định, chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc. Tuy nhiên, có sự tương đồng trong nhận xét của 2 nhóm khách thể này đó chính là họ đều đánh giá cao tinh thần: “biết tự giác hoàn thành phần công việc được giao và chấp hành tốt nội quy làm việc chung cùng nhau” (đều ở thứ bậc đầu tiên so với các nội dung khác); đồng thời họ đều cho rằng khả năng: “biết điều hành, tổ chức, hướng dẫn các thành viên bàn bạc, trao đổi để xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra của sinh viên trong tiến hành các hành động hợp tác" là ở mức độ thấp hơn cả. Từ các kết quả trên cho thấy, tính tích cực, chủ động của các cá nhân khi nhận các phần việc được giao và sự nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, nguyên tắc làm việc của nhóm. Tuy nhiên, kinh nghiệm tổ chức, điều hành, chỉ đạo cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành của SV còn bị hạn chế, đặc biệt là khả năng ứng phó, xử lí với những tình huống xảy ra. Kiểm định T-test đưa


ra kết quả p=0,34 cho thấy sự khác biệt trong đánh giá của GV và SV có ý nghĩa về mặt thống kê chứng tỏ đánh giá của GV và SV có sự tương đồng nhất định. Chia sẻ về vấn đề này, thầy Ng.M. P trường Sư phạm kỹ thuật Nam Định cho hay: “kết quả như vậy là đúng thực trạng tại trường bởi khi tham gia trả lời câu hỏi khảo sát thì cũng tôi cũng đã quán triệt đối với cả giảng viên và sinh viên cần đánh giá đúng, kết quả có sao trả lời vậy. Do đó, kết quả của GV và SV tương đồng nhau”. Kết quả quan sát cũng cho thấy, 76% SV tham gia hợp tác trong học thực hành có sự khéo léo, động viên, đốc thúc nhau làm việc có trách nhiệm và viết tôn trọng nhau, đảm bảo đúng tiến độ ở mức chính xác cao. Còn số ít có sự tranh luận khi cùng nhau phối hợp thực hiện công việc chung nhưng đa phần là các em tìm được tiếng nói chung và sắn sàng hỗ trợ nhau để kịp tiến độ. Khi giải quyết bài tập tình huống đa số SV đồng ý rằng “để phân công công việc phù hợp với từng thành viên trong nhóm, SV thường phân tích công việc, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từng cá nhân để phân công đúng người, đúng việc”.

Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác được cụ thể hoá thông qua việc tiến hành các thao tác tổ chức thực hiện các hành động. Kết quả đánh giá của GV và tự đánh giá của SV về nội dung này được thể hiện chi tiết thông qua bảng 3.7.

Bảng 3.7: Thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hoàn thành phần công việc của cá nhân theo sự phân công của nhóm một cách tích cực, tự giác


3,07


0,94


3,17


1,03


0,41

2

Hỗ trợ nhau để thực hiện công việc theo một trình tự hợp lý, khoa học, hiệu quả trên tinh thần tự nguyện.


2,58


0,88


3,16


0,99


0,24

3

Giám sát, điều chỉnh kịp thời các hành động của nhau thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ tránh đi lệch hướng nhằm hoàn thành đúng tiến độ, đạt mục tiêu đặt ra


3,25


0,82


3,09


1,03


0,20



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

4

Chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng một cách kịp thời để xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra


2,64


0,85


2,97


1,06


0,42

5

Gắn kết, phối hợp với nhau để lựa chọn các biện pháp hành động phù hợp giúp thực hiện công việc đạt chất lượng (làm việc có hiệu quả)


2,66


0,81


3,21


1,00


0,34


Tổng

2,84

0,86

3,12

1,02

0,27


Số liệu thu được ở bảng 3.7 cho thấy, theo đánh giá của SV thì các nội dung biểu hiện bên trong của việc thực hiện thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác được đánh giá ở mức cao với ĐTB từ 2,97 đến 3,21. Rõ ràng, SV tự đánh giá mình thực hiện khá chính xác, khá linh hoạt và có sự sáng tạo nhất định các thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của cá nhân nói riêng và của nhóm nói chung.

Nội dung " Gắn kết, phối hợp với nhau để lựa chọn các biện pháp hành động phù hợp giúp thực hiện công việc đạt chất lượng (làm việc có hiệu quả)", được SV tự đánh giá cao nhất, ĐTB = 3,21, ĐLC = 1,0. Kết quả của sự tự đánh giá này cho thấy khả năng phối kết hợp, tinh thần đoàn kết hợp tác của các thành viên trong việc lựa chọn các biện pháp hành động để xử lí thành công các công việc chung. Các em đã ý thức được mục tiêu chung của hoạt động học thực hành cùng nhau, do vậy có sự liên kết, hỗ trợ tích cực cho nhau để cùng đạt được mục tiêu chung ấy. Chia sẻ về điều này, bạn T.T.M.H (Nam, SV năm 3, SPKT Vinh) cho biết: “Chúng em luôn ý thức được việc thực hiện công việc chung đều mang lại những lợi ích nhất định cho mỗi cá nhân. Vì thế, khi được giao nhiệm vụ, bọn em luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao để không làm ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhóm cũng như của bản thân. Mỗi chúng em đều nhận thức rằng hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao nếu

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí