Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - 2

viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BHYT Bảo hiểm y tế

BQ Bình quân

CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CSHT Cơ sở hạ tầng

DN Doanh nghiệp

GTSX Giá trị sản xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

KDL FLC Khu Du lịch FLC

KTXH Kinh tế xã hội

Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - 2

NK Nhân khẩu

PTTH Phổ thông trung học

TBXH Thương binh xã hội

TMDV Thương mại dịch vụ

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

XH Xã hội

XHCN Xã hội chủ nghĩa

ix


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Tình hình đất đai của xã Hải Ninh năm 2015 24

Bảng 4.2. Một số thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra ở xã Hải Ninh 26

Bảng 4.3. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp của xã Hải Ninh giai đoạn 2015 - 2016 28

Bảng 4.4. Kiểm định sự khác biệt về cơ cấu lao động sau khi thu hồi đất của các nhóm hộ điều tra có diện tích đất thu hồi khác nhau 31

Bảng 4.5. Sự tham gia các tổ chức đoàn thể trong xã (hộ) 32

Bảng 4.6. Đánh giá chủ quan của hộ về nhu cầu đất sản xuất 35

Bảng 4.7. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu hồi (%) .. 35 Bảng 4.8. Sự thay đổi về nhà vệ sinh của nhóm hộ trước và sau thu hồi đất (%)37 Bảng 4.9. Biến động cơ sở vật chất của nhóm hộ điều tra 38

Bảng 4.10. Đánh giá sự thay đổi cơ sở hạ tầng của các hộ điều tra (%) 39

Bảng 4.11. Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của nhóm hộ điều tra (hộ) 41

Bảng 4.12. Sự thay đổi về tổng thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất ... 42 Bảng 4.13. Một số khoản chi bình quân một hộ năm 2015 (triệu đồng/hộ/năm)44 Bảng 4.14. Đánh giá của hộ về sự thay đổi thu nhập và khả năng kiếm sống sau

khi bị thu hồi đất 45

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Khung sinh kế bền vững 6

Sơ đồ 2.2. Tài sản sinh kế của người dân 8

Hình 4.1. Bản đồ vị trí xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình 23

Biểu đồ 4.1. Trình độ học vấn của chủ hộ 27

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu lao động trước khi thu hồi đất của nhóm hộ điều tra 29

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu lao động sau khi thu hồi đất của nhóm hộ điều tra 30

Biểu đồ 4.4. Sự thay đổi mối quan hệ làng xóm trước khi thu hồi đất của các nhóm hộ điều tra 33

Biểu đồ 4.5. Sự thay đổi mối quan hệ làng xóm sau khi thu hồi đất của các nhóm hộ điều tra 34

Biểu đồ 4.6. Sự thay đổi về nhà cửa của nhóm hộ trước và sau thu hồi đất (hộ)37 Biểu đồ 4.7. Các mô hình sinh kế của hộ nông dân sau khi thu hồi đất (%) 47

Biểu đồ 4.8. Đánh giá về sự thay đổi môi trường sau khi thu hồi đất nông

nghiệp 51

1


PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ


1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 57% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có 13 triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu của nước ta trong những năm trở lại đây là trở thành một nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại và con đường duy nhất là phải đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa càng nhanh thì trình độ đô thị hóa càng cao. Đi liền với quá trình đô thị hóa là việc thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp do vậy một bộ phận không nhỏ diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp phải chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng sinh kế của người nông dân bị ảnh hưởng và thậm chí nhiều hộ buộc phải chuyển đổi sang các ngành nghề khác do không còn hoặc thiếu đất canh tác và khi sinh kế của người dân thay đổi thì đã tác động đến mọi mặt về đời sống cũng như tinh thần của họ.

Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, công tác thu hồi và đền bù đất đai ở Quảng Bình là một trong nhiều vấn đề nghiêm trọng hiện nay. Kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác thu hồi đất để giao đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích là: 8.585,48 ha. Thu hồi đất do vi phạm 280,48 ha của 16 công trình, dự án. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư là công việc phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt của người dân, thường xuyên phát sinh khiếu kiện, nhất là các dự án lớn như: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch, Khu du lịch nghỉ dưỡng FLC.Mặc dù tỉnh đã quan tâm bố trí kinh phí đầu tư, xây dựng các khu tái định cư bảo đảm phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của nhân dân; từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng có dự án; đa số người dân có đất bị thu hồi có cuộc sống ổn định, yên tâm sản xuất. Nhưng, vẫn còn vấn đề hạn chế, bất cập như: việc bố trí vốn để xây dựng các khu, điểm tái định cư đến nay luôn bị động, tiến độ xây dựng các khu tái định cư còn chậm, chưa theo kịp tiến độ giải phóng mặt bằng; một số khu vực thiếu những hạng mục hạ tầng xã hội thiết yếu như chưa có nơi sinh hoạt, vui chơi cho cộng đồng (Nghị quyết số 19/QB, 2017).

Tiến trình đô thị hóa cũng đã diễn ra nhanh chóng ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Do có vị trí nằm phía Đông huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, diện tích đất rộng tạo nhiều điều kiện để phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội.

Trước đây người dân đa số sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cuộc sống gắn liền với

2


ruộng đất, thu nhập chủ yếu dựa vào cây trồng, vật nuôi. Những năm gần đây trên địa bàn xã đã và đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn như phát triển du lịch tắm biển, nhà hàng hải sản, đặc biệt hiện nay Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC đang triển khai xây dựng. Điều này gây ảnh hưởng to lớn tới đời sống, sinh kế của người dân nơi đây (Báo cáo KT-XH xã Hải Ninh, 2016).

Tuy nhiên, không phải bất cứ người nông dân nào sau khi bị thu hồi đất cũng có thể tìm kiếm được một hướng sinh kế mới có thu nhập cao, ổn định cuộc sống mà tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được ngành nghề hoặc chuyển đổi khó khăn đã và đang diễn ra phổ biến hiện nay. Trong những năm tới, tốc độ đô thị hóa sẽ còn diễn ra nhanh và mạnh hơn nữa, do đó diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ ngày càng bị thu hẹp hơn và vấn đề về giải quyết việc làm tạo thu nhập cho những người nông dân có đất bị thu hồi ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Vấn đề đặt ra là phản ứng của người dân trước tình trạng thu hồi đất ra sao? sinh kế của các hộ dân thay đổi như thế nào? Có đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ hay không? Mức sống của họ thay đổi ra sao? Làm sao để ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho họ?

Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ sản xuất nông-ngư nghiệp ven biển:Nghiên cứutrường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nhằm đưa ra các giải pháp đảm bảo sinh kế của người bị thu hồi đất trên địa bàn xã.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu quá trình thu hồi đất làm khu du lịch sinh thái;

- Tìm hiểu và phân tích sự thay đổi sinh kế theo 5 nguồn lực;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất trên địa bàn xã.

3


PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1. Một số lý luận của đề tài cơ bản về đất nông nghiệp, lâm nghiệp và thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp, lâm nghiệp

a. Khái niệm

Đất nông nghiệp, lâm nghiệp (kí hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp, lâm nghiệp khác.

b. Phân loại

Phân loại tiêu chuẩn ở Việt Nam Đất nông nghiệp, lâm nghiệp gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp, lâm nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

- Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.

- Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.

- Đất nông nghiệp, lâm nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng

cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho.

4


2.1.1.2. Quy định về thu hồi đất nông nghiệp

Mức bồi thường hiện rất thấp nên phải hỗ trợ cao để bù đắp thiệt thòi cho nông dân bị mất đất.

Theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực từ ngày 1-10, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Điểm đáng chú ý nhất trong Nghị định này là người mất đất sản xuất được nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề cao hơn nhiều so với tiền bồi thường đối với đất bị thu hồi. Nếu không được hỗ trợ bằng tiền, người dân có thể được hỗ trợ bằng nhà đất để ở hoặc sản xuất, kinh doanh.

2.1.2. Khái niệm và nội dung sinh kế

2.1.2.1. Khái niệm về sinh kế

Sinh kế được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Một định nghĩa đề cập đến nó như là khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết để kiếm một cuộc sống , công việc (CARE, 2005); định nghĩa sinh kế của của Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFIT) năm 1999: “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất, xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”; sinh kế có thể khái niệm bao gồm tài sản (tự nhiên, vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), các hoạt động và những hỗ trợ (qua các trung gian của các tổ chức và quan hệ xã hội) xác định lẫn nhau mang lại những lợi ích cá nhân hoặc hộ gia đình (Ellis, 2000).

Theo khái niệm của DFID đưa ra thì: “Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”.

Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ.

Phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp cận mới trong phát triển nông thôn nhằm không chỉ nâng cao mọi mặt đời sống hộ gia đình mà còn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng bền vững và hiệu quả. Người đi đầu về nội dung sinh kế đó là Robert Chambers trong tác phẩm của ông vào những năm 1980 (sau đó được phát triển và hoàn thiện hơn nữa bởi Chamber, Conway và những

người khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận

6


hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là:

- Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác hoạ mối liên hệ giữa những thành phần này.

- Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng.

- Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng tới sinh kế.

Khung sinh kế bền vững có dạng như sau:


Khả năng phục hồi sau sốc Thiết lập trạng thái cân bằng


THU HỒI ĐẤT LÀ CƠ SỞ NGUỒN LỰC CÁC LỰA CHỌN CỦA HỘ KẾT QUẢ ĐẦU RA

MỘT CÚ SỐC LỚN CỦA HỘ - Các hoạt động tạo - Cuộc sống của hộ ra

- Làm giảm đột ngột thu nhập sao? (cải thiện an

tài sản sinh kế chính: Các tài - Xây dựng năng lực ninh lương thực? Thu Đất canh tác sản(N, H, P, - Các lựa chọn điều nhập tốt hơn? Giảm

- Hộ nông dân không chỉnh và thích ứng tính dễ bị tổn

còn sử dụng các kỹ sau sốc. thương?)

năng sản xuất nông CƠ HỘI - Năng lực của hộ có

nghiệp vốn có. được cải thiện?


CÁC CHÍNH SÁCH VÀ XU Rủi ro và các rào cản khác

HƯỚNG KINH TẾ VĨ MÔ

Nguồn: Tham khảo từ tài liệu của ĐFI, 1999


Sơ đồ 2.1. Khung sinh kế bền vững Chú thích: N (Natural Capital): Nguồn lực tự nhiên

H (Human Capital): Nguồn lực con người P (Physical Capital): Nguồn lực vật chất F (Financial Capital): Nguồn lực tài chính

S (Social Capital): Nguồn lực xã hội

5


khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. Phương pháp tiếp cận sinh kế đã được phát triển và hoàn thiện ở các nước phát triển trên thế giới, dựa trên khuôn khổ cam kết hỗ trợ của Bộ phát triển quốc tế Anh (DFDI) về “Những chính sách và hành động cho việc xúc tiến các loại hình sinh kế bền vững”. Đây là một trong ba mục tiêu mà DFDI đã đặt ra trong Sách Trắng năm 1997 nhằm đạt được những mục đích chung về xoá đói giảm nghèo.

Tiếp cận sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho phát triển nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Đây là phương pháp tiếp cận sâu rộng với mục đích nắm giữ và cung cấp các phương tiện để tìm hiểu nguyên nhân và các mặt của đói nghèo với trọng tâm tập trung vào một số yếu tố (như các vấn đề kinh tế, an ninh lương thực). Nó cũng cố gắng phác hoạ những mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau của nghèo đói, giúp xác lập ưu tiên tốt hơn cho những hoạt động xoá nghèo.

Phương pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp người dân đạt được thành quả lâu dài trong sinh kế mà những kết quả đó được đo bằng các chỉ số do bản thân họ tự xác lập và vì thế họ sẽ không bị đặt ra bên ngoài. Điều đó thể hiện tính chất lấy người dân làm trung tâm. Phương pháp này thừa nhận người dân có những quyền nhất định, cũng như trách nhiệm giữa họ với nhau và xã hội nói chung.

Phương pháp tiếp cận sinh kế được sử dụng để xác định, thiết kế và đánh giá các chương trình, dự án mới, sử dụng cho đánh giá lại các hoạt động hiện có, sử dụng để cung cấp thông tin cho việc hoạch định chiến lược và sử dụng cho nghiên cứu. Một trong những điểm nổi trội của tiếp cận sinh kế là khả năng linh hoạt và khả năng áp dụng của chúng đối với nhiều tình huống.

Chiến lược sinh kế là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và phi vật chất của hộ (Seppala, 1996). Để duy trì hộ, hộ gia đình thường có các chiến lược sinh kế khác nhau, theo (Seppala, 1996) chiến lược sinh kế có thể chia làm 3 loại:

Chiến lược tích luỹ: là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ và giàu có.

Chiến lược tái sản xuất: là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập, những ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động của cộng đồng và an sinh xã hội.

Chiến lược tồn tại: là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà không tích luỹ.

2.1.2.2. Khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 26/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí