Kỹ Năng Học Trên Lớp Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường


Bảng trên cho thấy, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND chỉ ở mức trung bình (ĐTB=3,34; ĐLC=0,45), điều đó có nghĩa là sinh viên đã thực hiện được tương đối đầy đủ các hành động thực hiện hoạt động học tập, tuy nhiên đôi khi vẫn còn lúng túng và chưa thực sự linh hoạt. Trong hai nhóm kỹ năng trên thì sinh viên thực hiện các kỹ năng tự học tốt hơn các kỹ năng học trên lớp (ĐTB là 3,41 so với 3,26).

Thực tế cho thấy, hành động tự học được các em thực hiện từ bậc phổ thông. Đặc biệt, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND đều có điểm thi đầu vào rất cao, nhiều sinh viên đạt giải cao tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố. Khi học lên bậc đại học, các em tiếp tục phát huy được khả năng tự học từ phổ thông. Môi trường học tập và rèn luyện trong CAND có tính kỷ luật, vất vả, đòi hỏi sinh viên phải tự giác, tự lập rất cao, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp các em rèn luyện kỹ năng tự học. Mặt khác, do đặc thù của học chế tín chỉ, thời lượng dành cho tự học nhiều, sinh viên càng có điều kiện để phát huy tốt kỹ năng này. Em N.H.T - Học viện ANND chia sẻ: “Tự học là hoạt động quen thuộc với chúng em. Ngay từ phổ thông chúng em đã phải chủ động học tập, ôn luyện để vượt qua các kỳ thi. Nhiều bạn học trường chuyên, lớp chọn, xa gia đình từ sớm nên rất tự lập. Hơn nữa những bạn đỗ vào trường Công an đều có học lực tốt, có kinh nghiệm tự học từ phổ thông”.

Bên cạnh đó, hoạt động học trên lớp cũng là hoạt động tương đối quen thuộc đối với sinh viên, tuy nhiên, giờ học trên lớp theo HCTC có nhiều sự khác biệt so với học phổ thông. Đặc trưng lớn nhất là sinh viên cần phát huy vai trò chủ động, tích cực trong giờ học. Thay vì thầy giảng, trò ghi chép bài, trong học tập theo HCTC, giảng viên là người tổ chức, điều khiển, bên cạnh việc thuyết trình, vấn đáp, giảng viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để người học chia sẻ quan điểm, cùng giảng viên tìm tòi tri thức mới. Đặc thù này vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất.

Như đã nói ở trên, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân bao gồm các kỹ


năng học trên lớp và kỹ năng tự học. Sau đây, chúng tôi sẽ tập trung phân tích các biểu hiện cụ thể các các kỹ năng này.

Kỹ năng học trên lớp của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7: Kỹ năng học trên lớp của sinh viên ở các học viện, trường

đại học CAND


TT

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

1

Tập trung nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ, khoa học

3,71

0,86

1

2

Chủ động tư duy và đặt câu hỏi trong quá trình học

2,92

0,80

12

3

Phân tích, đánh giá nội dung học tập

3,52

0,93

2

4

Chủ động chia sẻ ý kiến cá nhân trong giờ học

3,32

0,80

8

5

Phản biện ý kiến của giảng viên và bạn học khi thấy

chưa thuyết phục

2,76

0,86

13

6

Tích cực tham gia vào các buổi thảo luận, seminar

3,45

0,93

3

7

Biết đàm phán với các thành viên trong nhóm học tập

để hoàn thành nhiệm vụ giảng viên giao

3,32

0,94

4

8

Hệ thống lại nội dung bài học sau mỗi buổi học, tuần học

3,06

0,82

11

9

Liên hệ các kiến thức đã có với nội dung bài giảng

3,09

0,86

10

10

Lưu trữ nội dung học tập theo các chủ đề

3,14

0,83

9

11

Huy động tri thức để giải quyết các bài tập, nhiệm vụ

thảo luận, seminar

3,26

0,91

6

12

Vận dụng tri thức đã học để làm bài kiểm tra, bài thi

3,32

0,92

4

13

Hình thành được các kỹ năng tương ứng với nội dung môn học

3,25

0,91

7

ĐTB chung

3,26

0,48


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Với ĐTB = 3,26 và ĐLC = 0,48 cho thấy, kỹ năng học trên lớp của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân ở mức trung bình và không có sự chênh lệch lớn trong câu trả lời của khách thể nghiên cứu.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các biểu hiện của tiêu chí này không đồng đều, trong đó, hành động Tập trung nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ, khoa học được sinh viên thực hiện tốt nhất (ĐTB=3,71; ĐLC=0,86)), tiếp đến là hành động Phân tích, đánh giá nội dung học tập (ĐTB=3,52; ĐLC=0,93) và Tích cực tham gia vào các buổi thảo luận, seminar (ĐTB=3,45; ĐLC=0,93). Trên thực tế, việc nghe giảng và ghi chép bài và phân tích, đánh giá nội dung học tập đã được các em thực hiện trong suốt những năm học ở bậc phổ thông. Hơn nữa, đây là một trong những hành động tương đối đơn giản, không đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, chỉ cần sinh viên tập trung,


có ý thức học tập là có thể thực hiện được. Sinh viên N.T.A - Học viện CSND cho biết thêm:“Ngày nào em cũng ghi chép bài học nên đã trở thành thói quen. Khi ghi bài em đã chia ý trình bày theo cấu trúc dễ nhìn, dễ hiểu nhất, thường thì em chia theo các mức độ từ ý chính đến ý nhỏ”. Qua quan sát vở ghi của sinh viên, đa phần sinh viên nghe giảng, đọc tài liệu và ghi chép lại rất đầy đủ, tuy nhiên các em vẫn ghi lại theo hình thức tương đối đơn giản.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, biểu hiện có ĐTB thấp nhất là Phản biện ý kiến của giảng viên và bạn học khi thấy chưa thuyết phục (ĐTB=2,76; ĐLC=0,86). Kết quả quan sát các giờ học của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cũng cho thấy sinh viên rất ngại phản biện lại ý kiến của giảng viên. Trong giờ học, khi giảng viên đặt câu hỏi, sinh viên xung phong trả lời, tuy nhiên khi có những nội dung chưa thuyết phục rất ít sinh viên chủ động phản biện. Nguyên nhân của thực trạng trên là do: Thứ nhất, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND học tập và rèn luyện trong môi trường lực lượng vũ trang, phải chấp hành theo mệnh lệnh nghiêm khắc, việc giao tiếp với giảng viên cũng phải thực hiện theo điều lệnh CAND, điều này vô tình tạo ra khoảng cách trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên, đồng thời tạo thói quen ngại phản biện lại ý kiến; Thứ hai, phản biện ý kiến là kỹ năng phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác, tích cực, chủ động của sinh viên. Hành động này được thực hiện linh hoạt ở các sinh viên mạnh dạn, cởi mở, chủ động và có lập trường quan điểm vững vàng. Bên cạnh đó, để phản biện được ý kiến của người khác, đòi hỏi sinh viên phải có năng lực tư duy sắc xảo, năng lực ngôn ngữ linh hoạt, biết cách lập luận, thuyết phục và kiềm chế cảm xúc tốt. Trên thực tế, chỉ có một bộ phận nhỏ sinh viên có thể thực hiện tốt hành động này. Thực tế này phù hợp với kết quả quan sát giờ học của sinh viên, đa phần sinh viên rất tập trung nghe giảng, hợp tác trả lời khi giảng viên đặt câu hỏi. Tuy nhiên rất ít sinh viên chủ động phản biện lại ý kiến của giảng viên hoặc tranh luận cùng giảng viên.

Ngoài ra, các biểu hiện “Chủ động tư duy và đặt câu hỏi trong quá trình học; Hệ thống lại nội dung bài học sau mỗi buổi học, tuần học cũng chưa được thực hiện tốt (ĐTB lần lượt là 2,92 và 3,06; ĐLC=0,82). Em T.Đ.M - Học viện


ANND cũng cho biết:“Đôi khi bản thân em cũng nhận ra một số vấn đề chưa được rõ hoặc chưa thuyết phục, em rất muốn xung phong đặt câu hỏi cho giảng viên, nhưng vì sợ sai, sợ hỏi những vấn đề mà ai cũng biết sẽ bị bạn bè chê cười nên em lựa chọn im lặng”. Hay, “Ngoài học tập trên lớp chúng em còn tham gia rất nhiều các hoạt động khác như hoạt động rèn luyện, thể thao, giải trí, tham gia câu lạc bộ…, em chỉ hệ thống lại nội dung của một số môn học em cho là quan trọng, các học phần còn lại khi nào đến gần ngày thi em mới hệ thống thành đề cương để ôn tập” (B.Đ.G - Sinh viên Đại học KT-HC CAND).

Như vậy, sinh viên vẫn còn giữ khoảng cách, chưa thực sự mạnh dạn bày tỏ ý kiến với giảng viên, vẫn còn tâm lý sợ sai, e ngại khi tham gia học tập. Mặt khác, các em vẫn chưa hình thành được thói quen hệ thống lại kiến thức sau mỗi buổi học.

Bên cạnh kỹ năng học tập trên lớp, kỹ năng tự học cũng được sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND thực hiện tương đối tốt. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kỹ năng tự học của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND

TT

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

1

Tìm kiếm tài liệu tự học từ những nguồn khác nhau

(thư viện, sách báo, internet...)

3,23

0,90

12

2

Lựa chọn tài liệu tối ưu để tự học

3,25

0,82

13

3

Chủ động tìm sự hỗ trợ từ giảng viên, bạn bè khi khó

khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tự học

3,30

0,75

10

4

Phối kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện để tự

học đạt hiệu quả

3,69

0,90

1

5

Diễn đạt, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa nội dung

kiến thức tự học

3,54

0,91

2

6

Tự đặt câu hỏi đối với các vấn đề chưa rõ để tìm cách

giải quyết

3,38

0,86

8

7

Phê phán các nội dung đã học

3,43

0,94

5

8

Đề xuất thắc mắc của mình với giảng viên và bạn bè

3,26

0,96

11

9

Chủ động tham gia học tập nhóm ngoài giờ lên lớp

3,46

0,91

4

10

Hoàn thành nhiệm vụ học tập nhóm đúng thời hạn

3,61

0,83

6

11

Chủ động chia sẻ thông tin tự học với bạn bè

3,39

0,92

9

12

Huy động được kiến thức tự học để tham gia học tập trên lớp

3,44

0,86

3

13

Vận dụng tri thức tự học vào giải quyết nhiệm vụ học

tập trên lớp và làm bài thực hành, bài kiểm tra

3,39

0,88

6

ĐTB chung

3,41

0,51



Bảng số liệu trên cho thấy, sinh viên thực hiện tốt nhất các hành động như: Phối kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện để tự học đạt hiệu quả (ĐTB=3,69; ĐLC=0,90); Diễn đạt, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa nội dung kiến thức tự học (ĐTB=3,54; ĐLC=0,91); Huy động được kiến thức tự học để tham gia học tập trên lớp (ĐTB=3,44; ĐLC=0,86). Các biểu hiện này đều ở mức khá. Trên thực tế, những sinh viên có kết quả học tập tốt thường là những sinh viên có kinh nghiệm tự học, biết phối kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện tự học, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức. Phương tiện tự học của sinh viên chủ yếu là máy tính, điện thoại, giáo trình, các tài liệu tham khảo… Sinh viên được làm quen và trải nghiệm với các phương tiện này thường xuyên nên sử dụng dễ dàng. Mặt khác, trong đào tạo theo học chế tín chỉ, giờ học lý thuyết trên lớp được rút ngắn, giờ thảo luận, xemina, tự học được tăng cường. Giảng viên thường xuyên giao nhiệm vụ cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, chuẩn bị trước bài học để trao đổi trong giờ lý thuyết. Với thời lượng học lý thuyết rút ngắn, nếu không tự học để chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì sinh viên không thể tham gia học trên lớp hiệu quả. Trước đòi hỏi này, để đáp ứng được yêu cầu đào tạo, tích lũy đủ tín chỉ để tốt nghiệp, sinh viên buộc phải chuẩn bị trước nội dung buổi học, ghi chép phần tự chuẩn bị để tham gia học trên lớp. Cô N.B.H (Giảng viên Học viện ANND) cho biết: “Sinh viên hiện nay rất chủ động trong các hoạt động học tập, đặc biệt là tự học. Các em hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng viên giao, có ý thức chuẩn bị bài. Trong giờ học trên lớp, các em huy động được các kiến thức tự học tham gia học tập rất sôi nổi”.

Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy, sinh viên Tìm kiếm tài liệu tự học từ những nguồn khác nhau (thư viện, sách báo, internet...) Lựa chọn tài liệu tối ưu để tự học là còn nhiều hạn chế (ĐTB lần lượt là 3,23 và 3,25). Thực tế cho thấy, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu học tập nhất là đối với các môn học nghiệp vụ, do đảm bảo bí mật nhà nước và bí mật của Ngành nên nhà trường


quản lý tài liệu trên thư viện theo chế độ bảo mật rất nghiêm ngặt. Sinh viên chỉ được tiếp cận tài liệu trực tiếp trên thư viện, không được photo, quay phim, chụp ảnh các tài liệu học tập này. Đối với các môn học đại cương, nền tảng, sinh viên có thể tiếp cận từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng do chế độ ăn ở, sinh hoạt tập trung trong khuôn viên ký túc xá nhà trường nên nguồn tài liệu chủ yếu của sinh viên các học viện, trường đại học CAND là mượn trên thư viện. Sinh viên T.A.Đ (Đại học KT-HC CAND) cho biết “Thông thường các thầy cô giới thiệu giáo trình nào chúng em sẽ mượn giáo trình đó để học. Vì số nguồn tài liệu ít nên chúng em cũng không có nhiều sự lựa chọn” hay “Đối với các môn học đại cương, bên cạnh việc mượn giáo trình trên thư viện em còn tìm kiếm thêm trên mạng” (Sinh viên N.T.H, Học viện CSND). Tuy nhiên khi được hỏi, đa số sinh viên cho biết các em chủ yếu tìm tài liệu trên các công cụ quen thuộc như Google và Google Scholer, khi hỏi sâu về các công cụ và trang web chia sẻ tài liệu học tập như Bookboom, Vietnam Journals Online, Openstax, lic.vnu.edu.vn, thesis.library.caltech.edu... nhiều em vẫn chưa biết và tỏ ra khá lạ lẫm.

Các giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên cũng cho rằng việc Tìm kiếm tài liệu tự học từ những nguồn khác nhau (thư viện, sách báo, internet...) của sinh viên còn nhiều hạn chế. Thầy N.A.T (Cán bộ quản lý học viên tại Học viện ANND) cho biết, “Sinh viên thường sử dụng các tài liệu theo hướng dẫn của giảng viên. Đối với các môn đại cương nền tảng các em thường mượn trên thư viện kết hợp với tìm kiếm trên mạng internet. Riêng đối với các môn nghiệp vụ, nguồn tìm tài liệu duy nhất của sinh viên là thư viện”.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, sinh viên rất ít khi đề xuất thắc mắc của mình với giảng viên và bạn bè; ít khi là người chủ động tìm sự hỗ trợ từ giảng viên, bạn bè khi khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tự học (ĐTB lần lượt là 3,26 và 3,30). Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên có năng lực học tập tốt vẫn chưa chủ động trong việc chia sẻ ý kiến và tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng đội và thầy cô. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do sinh viên ở các học


viện, trường đại học CAND khi giao tiếp với đồng đội và giảng viên phải chấp hành nghiêm điều lệnh CAND, thực hiện theo những quy định nghiêm khắc (khoảng cách giao tiếp, cách xưng hô, cơ chế báo cáo...), điều này đôi lúc khiến sinh viên giữ khoảng cách và rụt rè trong việc bày tỏ thắc mắc cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ của giảng viên và bạn bè. Sinh viên N.M.Q (Học viện ANND) cho biết “Môi trường học tập ở các trường Công an nhân dân rất nghiêm khắc, tính kỷ luật cao. Nhiều khi em muốn gặp trao đổi các vấn đề học tập với thầy cô giáo nhưng rất ngại, có khi gặp rồi cũng không dám hỏi nhiều”.

Các giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên có sự thống nhất quan điểm với tự đánh giá của sinh viên khi cho rằng sinh viên hiện nay còn hạn chế trong việc Đề xuất thắc mắc của mình với giảng viên và bạn bè; ít chủ động tìm sự hỗ trợ từ giảng viên, bạn bè khi khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tự học… Cô N.T.H (cán bộ quản lý đào tạo trường Đại học KT-HC CAND) chia sẻ “Khi gặp giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên phải thực hiện nghiêm lễ tiết, tác phong nên các em rất ngại gặp gỡ các thầy cô để nhờ hỗ trợ. Thường thì khi có việc thực sự cần thiết các em mới chủ động liên hệ và gặp các thầy cô”.

Kết quả giải bài tập tình huống thuộc kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND có ĐTB=3,18; ĐLC=0,54, đạt mức trung bình (Xem phụ lục 14). Cho thấy kỹ năng xử lý bài tập tình huống của sinh viên mới chỉ đạt những yêu cầu cơ bản, tuy nhiên vẫn chưa có sự linh hoạt, sáng tạo để phù hợp với điều kiện thực tiễn.

b. So sánh kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của các nhóm sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Theo kết quả học tập:

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: những sinh viên có học lực khác nhau thì kỹ năng thực hiện hoạt động học tập cũng khác nhau. Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau.


Biểu đồ 4 9 So sánh kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh 1

Biểu đồ 4.9: So sánh kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo kết quả học tập

Biểu đồ trên cho thấy, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC được thực hiện tốt nhất và tương đối đồng đều ở nhóm sinh viên có học lực khá, giỏi (ĐTB=3,49 và ĐTB=3,48) và kém nhất ở nhóm sinh viên có học lực yếu - kém (ĐTB=3,07). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vì P<0,05 (Sig=0,000) (Xem phụ lục 8.2.1).

Theo giới tính:

Kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cũng có sự khác nhau theo giới tính. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau.

Biểu đồ 4 10 So sánh kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của 2

Biểu đồ 4.10: So sánh kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo giới tính

Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên nữ thực hiện kỹ năng này tốt hơn sinh viên nam (ĐTB=3,58 so với ĐTB=3,31). ĐTB của nhóm sinh viên nữ ở mức khá, trong khi ĐTB của nhóm sinh viên nam chỉ ở mức trung bình. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, do P<0.05 (sig=0,001) (Xem phụ lục 8.2.2).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2022