bởi đương sự trong vụ án thường rất đông và có thể cư trú ở nhiều địa phương khác nhau. Mặt khác, quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với tranh chấp này sẽ dẫn đến biện pháp ủy thác thu thập chứng cứ sẽ được sử dụng thường xuyên hơn. Trong trường hợp nơi cư trú của bị đơn không đồng thời là nơi có bất động sản thì thẩm quyền giải quyết vụ án là của Tòa án nơi bị đơn cư trú. Khi đó, để giải quyết vụ án thuận lợi và hiệu quả Tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành ủy thác cho Tòa án nơi có bất động sản xem xét, xác minh tài liệu chứng cứ liên quan đến di sản là quyền sử dụng đất.
2.2.2. Thủ tục hòa giải và công nhận sự thỏa thuận của đương sự
Cũng như việc hòa giải trong các tranh chấp dân sự khác, theo quy định tại Điều 180 BLTTDS Thẩm phán phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Quy định này là phù hợp, có ý nghĩa nhân văn và thật sự cần thiết trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Như đã nhiều lần đề cập ở trên, đặc thù của đương sự trong tranh chấp này là những người có cùng quan hệ huyết thống, dòng tộc, quan hệ hôn nhân…những mối quan hệ rất gần gũi về mặt tình cảm. Họ là cha, mẹ, vợ chồng, anh chị em của nhau, vì không thể giải quyết được mâu thuẫn nên đã nhờ Tòa án giải quyết. Vì vậy, hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là tạo cho họ cơ hội được thỏa thuận lại sau khi được tư vấn, giải thích. Hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là tạo điều kiện cho họ hàn gắn lại tình cảm, đoạn tụ lại với như, giữ gìn được gắn kết gia đình. Không những vậy, hòa giải thành sẽ giúp giải quyết vụ án hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, một số trường hợp việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không thể hòa giải được do gặp những khó khăn nhất định, chẳng hạn bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt hay đương sự trong tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng…vv;
Về thủ tục hoà giải, Toà án phải triệu tập tất cả những người có liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tham dự phiên hoà giải. Nếu việc giải quyết vụ tranh chấp có liên quan đến tất cả các đương sự trong vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà có đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải để mở lại phiên hoà giải khác có mặt tất cả các đương sự.
Nếu trong vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đến đương sự khác và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt không liên quan đến các đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hoà giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt.
Mặt khác, Toà án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ( yêu cầu xác định quyền thừa kế quyền sử dụng đất của mình và bác quyền thừa kế của người khác, yêu cầu chia di sản thừa kế) phải giải quyết để tiến hành hoà giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý. Khi tiến hành hoà giải, ngoài việc tuân thủ thành phần phiên hòa giải quy định tại Điều 184 BLTTDS, Thẩm phán phải phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình mà tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp.
Đồng thời, thẩm phán phải giữ vai trò trung gian trong việc hòa giải các bên đương sự. Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán có thể phân tích cho các bên thấy được nội dung vụ việc, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, phổ biến các quy định có liên quan đến nội dung tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành cho các đương sự biết (như mối quan hệ giữa các đương sự, việc chịu
án phí...) Thẩm phán không được nói trước với các đương sự ai sai, ai đúng ở chỗ nào hoặc nếu các đương sự không thoả thuận được, thì hướng xét xử của Toà án như thế nào... Khi giải thích, Thẩm phán cần có thái độ khách quan, vô tư, không áp đặt và tuyệt đối không được tiết lộ đường lối xét xử.
Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó, thì về nguyên tắc chung Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Nếu vì trở ngại khách quan mà Thẩm phán không ra quyết định được, thì Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán khác ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và cả về án phí. Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thoả thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Toà án không công nhận sự thoả thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên toà để xét xử vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Khoa Học Của Việc Xây Dựng Các Quy Định Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất
- Khởi Kiện Và Thụ Lý Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất
- Xác Định Người Khởi Kiện Có Quyền Khởi Kiện Hay Không
- Những Kết Quả Đạt Được Trong Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Thủ Tục Tố Tụng Dân Sự
- Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự - 9
- Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự - 10
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Trong trường hợp các đương sự chỉ thoả thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, còn phần khác không thoả thuận được, thì Toà án ghi những vấn đề mà các đương sự thoả thuận được và những vấn đề không thoả thuận được vào biên bản hoà giải theo quy định tại khoản 1 Điều 186 BLTTDS và tiến hành ra quyết định đưa
vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
2.2.3. Ra quyết định tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Tòa án có thể ra một trong các quyết định tố tụng sau trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
+ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự tự hòa giải được với nhau về việc giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
+ Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Theo quy định tại các Điều 189, Điều 190, Điều 194 BLTTDS và Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP thì thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nếu có các căn cứ quy định tại Điều 189 BLTTDS. Đối với quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Thẩm phán phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
+ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Theo quy định tại các Điều 192, Điều 193, Điều194 BLTTDS và Điều 24 Nghị quyết 05/2012/NQ – HĐTP thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nếu có các căn cứ quy định tại Điều 192 BLTTDS. Tòa án thường ta quyết định đình chỉ giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế như vụ án chia thừa kế tài sản, hay các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Bên cạnh đó, vụ án cũng bị đình chỉ giải quyết khi Tòa án phát hiện thời hiệu khởi kiện thừa kế đã chết. Đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày ra quyết định, Toà án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Theo quy định tại Điều 195 BLTTDS 2005, Thẩm phán quyết định đưa vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ra xét xử theo đúng quy định của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 26 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP. Thẩm phán giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bộ phận chức năng của Tòa án để gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp sau khi ra quyết định. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải mở phiên toà, tuy nhiên, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
2.3. Phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Về nguyên tắc, phiên tòa sơ thẩm vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được tiến hành như các phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự được quy định tại Chương XIV gồm 46 Điều từ Điều 196 đến Điều 241 của BLTTDS. Theo đó, phiên tòa sơ thẩm với thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.
Tuy nhiên, phiên tòa sơ thẩm vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có một số điểm khác như sau:
- Về sự tham gia của Kiểm sát viên: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 của BLTTDS thì Viện kiểm sát nhân dân phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Như vậy, theo quy định trên thì đối với vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất hầu hết đều có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa là bắt buộc, được quy định tại Điều
207 BLTTDS. Về thông báo kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp; thông báo thay đổi việc phân công kiểm sát viên được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT - VKSNDTC - TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Nếu vắng mặt Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
- Về đương sự tham gia phiên tòa sơ thẩm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Thông thường đương sự tham gia phiên tòa sơ thẩm thường là những người thừa kế. Song, đối với trường hợp đã có sự chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh… đối với quyền sử dụng đất là di sản thừa kế thì Tòa án triệu tập tất cả những người tham gia các giao dịch về tài sản thừa kế tham gia phiên tòa.
- Về việc hoãn phiên tòa. Do số lượng đương sự trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thường rất đông, nên mặc dù Tòa án triệu tập hợp lệ các đương sự vẫn thường vắng mặt dẫn đến Tòa án phải hoãn phiên tòa. Việc này đã làm thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2012 theo quy định của Luật sử đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS thì trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà đương sự vắng mặt có lý do hoặc không có lý do thì đều phải hoãn phiên tòa. Nhưng khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn giải quyết vụ án theo thủ tục chung, trừ trường hợp đương sự vắng mặt vì trở ngại khách quan. Với việc pháp luật tố tụng quy định số lần triệu tập đương sự không quá hai lần (tính chung cho các đương sự) đã hạn chế được việc hoãn phiên tòa trong các vụ án tranh chấp dân sự nhất là các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
- Thủ tục hỏi, tranh luận tại phiên tòa: Nếu các đương sự không rút đơn khởi kiện, không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án,
sau khi nghe các bên đương sự trình bày về yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác tập trung hỏi để làm rõ, khẳng định lại các nội dung như: Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thuộc ai? Người để lại di sản chết ngày nào? Có di chúc hay không có di chúc? Tính hợp pháp của di chúc? Kể từ thời điểm mở thừa kế có sự chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh... đối với quyền sử dụng đất là di sản thừa kế hay không? Diện và hàng thừa kế? Nghĩa vụ tài sản và chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán từ di sản?..Những vấn đề các đương sự đã thỏa thuận được với nhau và chưa thỏa thuận được với nhau. Trên cơ sở đó, đương sự tranh luận với nhau về những vấn đề mà đương sự còn mâu thuẫn, không thống nhất.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng tuân theo trình tự, thủ tục chung giống như đối với các tranh chấp dân sự khác. Tuy nhiên, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp đặc thù nên trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp này có những đặc trưng riêng. Chẳng hạn, đặc trưng về thẩm quyền giải quyết của Tòa án không xác định theo nơi có bất động sản là di sản thừa kế mà xác định theo nơi cư trú bị đơn hoặc theo thỏa thuận của đương sự. Đặc thù về những tài liệu chứng cứ mà đương sự phải xuất trình khi khởi kiện hoặc tham gia tố tụng. Đặc thù về thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử…..
Trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất của Tòa án đã đạt được những kết quả nhất định cũng còn tồn tại không ít hạn chế. Vấn đề thực tiễn giải quyết tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sẽ được làm rõ tại chương 3 của luận văn này.
Chương 3
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là một loại tài sản đặc biệt, có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội đặc biệt quan trọng, được nhà nước hết sức quan tâm và được các nhà làm luật xây dựng một chế định pháp lý riêng biệt. Có lẽ không có loại tài sản nào gắn với mọi người, mọi nhà nhưng lại chỉ có một chủ thể được quyền sở hữu đó là Nhà nước, còn người sử dụng đất, tuy không phải là chủ sở hữu nhưng lại có những quyền tương tự như các quyền của một chủ sở hữu tài sản và đương nhiên vì không phải chủ sở hữu nên người sử dụng loại tài sản đặc biệt này có những hạn chế nhất định. Trong các quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế có vị trí hết sức đặc biệt. Do tính chất pháp lý đặc thù của loại tài sản này, nên Bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thừa kế quyền sử dụng đất thành một chương riêng, nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 không còn quy định chế độ pháp lý riêng biệt về thừa kế quyền sử dụng đất.
Hiện nay, khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu về đất của người dân ngày càng tăng cao làm cho các tranh chấp liên quan quyền sử dụng đất cũng ngày càng phổ biến hơn. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế thị trường cũng dần xâm chiếm vào cuộc sống của các gia đình, những xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên gia tộc, gia đình không còn là điều quá mới lạ thậm chí nó ngày càng phổ biến. Thực tế, trong những năm qua tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng chiếm với một số lượng lớn trong các tranh chấp dân sự. Công tác giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đã đạt được những kết