Chiến Lược Hướng Tới Kinh Tế Tri Thức Của Mỹ


phương tiện để phát triển kinh tế. Có thể nhận thấy một quá trình tiến hoá trong cách tiếp cận của Singapore đối với khái niệm kinh tế tri thức. Các chiến lược trước năm 1998, mặc dù có nhắc tới mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức, nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào phát triển công nghệ thông tin. Qua mục tiêu tổng quát và các hướng hành động của chiến lược được ủy ban cạnh tranh của Singapore ban hành vào cuối năm 1998 có thể thấy Singapore đã coi kinh tế tri thức là một mô hình kinh tế xã hội chính trị mới, trong đó tri thức được hiểu là khả năng học học và đổi mới chứ không phải đơn thuần là khoa học và công nghệ.

2.2.3. Chiến lược của Hàn Quốc

Trong vòng ba thập kỷ, Hàn Quốc từ một nước chậm phát triển đã trở thành một nước công nghiệp phát triển, đứng thứ 12 trong khối OECD với mức thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 100 lần. Nhưng cuộc khủng hoảng cuối những năm 90 cho thấy nhiều vấn đề nghiêm trọng đã nảy sinh trong nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng truyền thống. Trong nỗ lực cải cách nhằm khôi phục nền kinh tế, Tổng thống Hàn Quốc đã uỷ quyền cho Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế (MOEF) cùng với 13 tổ chức nghiên cứu lớn chuẩn bị một loạt tài liệu về bối cảnh và một báo cáo phác thác về việc chuyển Hàn Quốc thành một nền kinh tế dựa trên tri thức. Tháng 4/2000, Hội đồng tư vấn kinh tế quốc gia (NEAC) đã thông báo công khai tầm nhìn dài hạn và kế hoạch lớn về phát triển Hàn Quốc thành một KBE. Các văn kiện này khẳng định quyết tâm xây dựng một nền kinh tế dựa trên tri thức như là một chiến lược trung hạn và dài hạn để phát triển nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc. Dưới đây là tóm tắt Báo cáo về bối cảnh và Kế hoạch Lớn chuyển Hàn Quốc thành một nền kinh tế dựa trên tri thức:


Báo cáo về bối cảnh : “Kế hoạch toàn diện về việc chuyển Hàn Quốc sang một KBE” quan niệm việc chuyển thành một nền kinh tế dựa trên tri thức có nghĩa là làm cho toàn bộ xã hội phù hợp hơn với việc sản xuất, phổ biến và khai thác tri thức. Năm mục tiêu chiến lược cụ thể đối với Hàn Quốc trong Kế hoạch lớn về phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức là:

- Làm cho Hàn Quốc trở thành một trong 10 siêu cường hàng đầu về thông tin và tri thức.

- Phát triển thế hệ tiếp theo của Internet và xa lộ thông tin cao tốc vào năm 2005.

- Khuyến khích sinh viên, giáo viên và quân đội sử dụng máy tính, tiến hành cải cách sâu sắc về giáo dục để trang bị cho đất nước khả năng tự chuyển sang nền kinh tế tri thức.

- Vận dụng sáng tạo những tiến bộ mới của một xã hội Internet trong một nền dân chủ trên cơ sở các quyền con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Xoá bỏ sự phân chia theo trình độ phát triển qua sự thịnh vượng về năng suất và phát triển khu vực một cách cân đối.

Để đạt mục tiêu đó thì định hướng chính sách và phương hướng thực hiện như sau:

Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 7

- Phát triển các nguồn nhân lực: (i) Xây dựng hệ thống giáo dục cạnh tranh, mở rộng sự tham gia của các trường tư tự quản, trả lương trên cơ sở thành tích giảng dạy, thuê nhân viên giảng dạy hợp đồng, và định hướng giáo dục theo khách hàng (sinh viên) ở các trường đại học; (ii) Xây dựng một chế độ học tập suốt đời có thể tiếp cận được ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào; (iii) Đào tạo hướng nghiệp và hệ thống phát triển nguồn lực con người;

(iv) Cải cách hệ thống đào tạo nghề, tư nhân hoá các tổ chức đào tạo nghề công cộng sau khi chuyển họ sang các hệ thống kế toán tự hỗ trợ; (v) Chủ


động phòng tránh sự chia rẽ số hoá; (vi) Hệ thống đào tạo nghề phải được cá nhân hoá, tính đến những khả năng và tính cách của từng học viên.

- Cải thiện hiệu quả các khoản đầu tư R&D của chính phủ: (i)Tăng cường chức năng điều phối của Hội đồng Khoa học và công nghệ quốc gia đối với các nghiên cứu của các bộ, ngành khác nhau; (ii) Xây dựng hệ thống quản lý và đánh giá R&D một cách công bằng và khách quan, chuyển Hàn Quốc từ “R&D định hướng bắt chước sang R&D sáng tạo”.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin: (i) Trở thành một quốc gia dẫn đầu thế giới về sử dụng Internet; (ii) Sắp xếp lại các luật lệ liên quan đến tích lũy các nguồn thông tin cơ bản ở giai đoạn đầu.

- Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phần mềm: (i) Khuyến khích mở rộng nhu cầu phần mềm; (ii) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghệ thông tin; (iii) Tăng cường khả năng cạnh tranh của công nghiệp phần mềm.

- Phân cấp quản lý tri thức: (i) Các công ty phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng và thực hiện quản lý tri thức để hỗ trợ cho những chiến lược kinh doanh này; (ii) Các nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn rộng về tri thức và phổ biến tri thức; (iii) Các công ty phải đóng vai trò chính trong việc thực hiện quản lý tri thức. Chính phủ có vai trò hỗ trợ và tạo ra môi trường thuận lợi cho việc quản lý tri thức của các công ty. Vai trò của Chính phủ có thể tóm tắt lại là tiến hành cải cách những quy định và luật pháp liên quan và xây dựng một cơ sở hạ tầng cho quản lý tri thức.

- Phát triển thị trường tri thức cơ bản và tri thức tiên tiến. (i) Chính phủ phải có một tinh thần và khả năng đổi mới; (ii) Chính phủ phải tránh đóng vai trò của một tác nhân giám sát các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân và của người cung cấp hàng hoá công cộng. Thay vào đó, Chính


phủ phải đóng vai trò tạo ra môi trường và hệ thống khích lệ, điều sẽ tạo ra một khuôn khổ thể chế khuyến khích sự sáng tạo và truyền bá tri thức; (iii) Trong chi tiêu tài chính, Chính phủ phải tập trung chi tiêu của mình vào việc xây dựng vốn tri thức, thay cho việc xây dựng toàn bộ vốn xã hội; (iv) Cải tiến hệ thống thuế phù hợp với khuôn khổ kinh tế mới dựa trên tri thức; (v) Tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ; (vi) Tiêu chuẩn hoá phù hợp với thông lệ quốc tế; (vii) Nâng cấp hệ thống của Chính phủ để xây dựng hệ thống đánh giá vốn tri thức. Cần phải áp dụng một hệ thống đánh giá công nghệ và phát triển các chuyên gia về đánh giá các công nghệ khác nhau để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào các công nghệ, nói cách khác là vốn tri thức.

Nhận xét

Chiến lược hướng tới kinh tế tri thức của Hàn Quốc là một chiến lược “từ trên xuống”, có tính tập trung hoá cao. Việc hoạch định chiến lược này chủ yếu thể hiện ý chí và quyết tâm của chính phủ, thiếu sự tham gia của người dân và doanh nghiệp và chỉ là một tập hợp các mảng chính sách và chương trình riêng rẽ nhưng có mối liên quan chung tới phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Thông qua mục tiêu chiến lược có thể thấy cách hiểu của Hàn Quốc về kinh tế tri thức là một môi trường kinh tế- văn hoá- xã hội mới với những đặc tính phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Trong môi trường đó, tri thức tất yếu sẽ trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên các biện pháp thực hiện cụ thể của chiến lược lại đi theo cách tiếp cận với quan niệm hẹp về tri thức như tập trung vào việc phát triển khoa học và công nghệ, không chú trọng đủ mức tới việc xây dựng một xã hội học tập, nâng cao tinh thần kinh doanh, và đặc biệt là không nhắc nhiều tới việc phát triển một thị trường cạnh tranh và mở cửa quốc tế.


2.2.4. Chiến lược hướng tới kinh tế tri thức của Mỹ

Chiến lược kinh tế tri thức ở Mỹ thường được công bố dưới dạng các gợi ý khuôn khổ chính sách do các cá nhân, tổ chức, viện nghiên cứu xây dựng trong sự phối hợp cộng tác lẫn nhau. Mặc dù vậy việc xem xét các chiến lược này cũng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho việc nhận diện nền kinh tế này.

Viện nghiên cứu phát triển chính sách (Progressive Policy Institute – PPI ) đưa ra mười nguyên tắc chủ yếu trên con đường tiến đến nền kinh tế mới (Rules of the Road: Governing Principles for the New Economy) như là những bảng hiệu hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách của địa phương, bang và cấp liên bang khi họ lập cơ cấu chính sách cho nền kinh tế mới. Các nguyên tắc đó là:

Nguyên tắc 1: Chính phủ phải thúc đẩy đổi mới để nâng cao mức sống.

Những nghiên cứu cho thấy rằng đổi mới đóng vai trò trung tâm làm tăng năng lực sản xuất trong nền kinh tế mới làm cơ sở nâng cao chất lượng cuộc sống. Dó đó, Chính phủ phải ủng hộ những chính sách đẩy mạnh đổi mới và tăng năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho tiến trình thay đổi, hiện đại hoá nền kinh tế vì những thay đổi này tạo cơ hội việc làm , tăng thu nhập cho người dân Mỹ. Đồng thời Chính phủ cũng đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp lực lượng thực thi và các tổ chức có đủ năng lực dẫn dắt nền kinh tế vượt qua những khó khăn đem đến thịnh vượng.

Nguyên tắc 2: Mở rộng phạm vi cho người chiến thắng ( Expand the Winners’ circle ).

Điều này nghĩa là Chính phủ phải đảm bảo cho tất cả người dân Mỹ, kể cả những ai chưa tham gia hoặc thu lợi từ nền kinh tế mới có thể tiếp cận


những công cụ và nguồn tài nguyên họ cần để vươn lên dẫn đầu và duy trì vị trí đó.

Nền kinh tế mới có nền tảng tri thức và biến chuyển nhanh nên sự thành công của con người , tổ chức, cộng đồng là do khả năng học hỏi và thích ứng. Do vậy Chính phủ cần phải định hướng xã hội vào việc nâng cao kỹ năng và đào tạo đồng thời với việc cung cấp hệ thống giáo dục dài hạn.

Vì Công nghệ thông tin ngày càng trở thành nhân tố quan trọng dẫn dắt nền kinh tế, là công cụ thiết yếu để tiếp cận thông tin và tham gia vào đời sống đô thị nên Chính phủ cần làm cho việc tiếp cận công nghệ trở nên rộng rãi và dễ dàng bằng cách đảm bảo các thư viện công cộng, trường học, trung tâm giới thiệu việc làm , mọi nơi trên toàn quốc đều được nối mạng.

Nguyên tắc 3 : Đầu tư vào tri thức và đào tạo kỹ năng sử dụng tri thức

Để thúc đẩy đổi mới và đảm bảo cho người dân thu nhận được ích lợi từ nền kinh tế mới, Chính phủ nên đầu tư nhiều vào cơ sơ hạ tầng cho tri thức của thể kỷ 21 như: giáo dục ở cấp quốc tế, đào tạo và học tập suốt đời, khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, và hàng hoá công cộng hữu hình. Đây có thể coi là những yếu tố cần thiết dẫn dắt tiến trình kinh tế.

Đồng thời, Chính phủ nên khuyến khích nghiên cứu trong khu vực kinh tế tư nhân thông qua hỗ trợ tín dụng và hợp tác nhiều bên. Ngoài ra, trong nền kinh tế nơi mà sự thành công trong cạnh trạnh là nhờ tiêu chuẩn công nghiệp thì chính phủ cần ủng hộ việc đặt ra các tiêu chuẩn.

Chính phủ cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo, bao gồm cả khoa học và kỹ thuật nhằm đảm bảo sẵn có công nhân có kỹ năng cho các công ty cũng như làm cho họ có đủ điều kiện thành công trong nền kinh tế mới.


Nguyên tắc 4: Tăng sử dụng mạng ( Grow the net )

Chính phủ phải tránh ra các chính sách và qui định cản trở việc phát triển Internet hoặc làm giảm tiến trình này bằng việc bảo hộ lợi ích kinh doanh bị đe doạ bởi khía cạnh số hoá của nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách nên đưa ra một cơ sở nguyên tắc và khuôn khổ hỗ trợ cho việc phát triển rộng rãi của mạng, thông tin bằng băng thông tốc độ cao trong nhiêu ngành như thuế, mã hóa, khu vực tư nhân, chứ ký số... Tuy nhiên, Chính phủ cần lưu ý thực hiện việc này trên cơ sở công bằng và hợp lý. Chính phủ có thể giúp mở rộng mạng bằng việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho thông tin, gồm Internet thế hệ sau ( Next Generation Internet / NGI) , nối mạng hơn 100 trường đại học ở Mỹ giúp phát triển liên kết mạng và ứng dụng tiên tiến trong nghiên cứu học tập. Internet là đặc biệt quan trọng cũng có nghĩa là phải phổ biến nó đến mọi người dân Mỹ.

Nguyên tắc 5: Để thị trường định giá

Trong nền kinh tế cũ, khi thị trường quốc gia bị thống trị bởi độc quyền thì chính phủ thường định giá. Trong trường hợp như thế này, chi phí do sự tham gia của chính phủ là tính được. Nhưng trong nền kinh tế mới, nền kinh tế toàn cầu có tính cạnh tranh hơn, giá cả không ổn định làm cho người tiêu dùng và sản xuất quyết định không hiệu quả về việc phân bổ tài nguyên. Do đó, xét trên khía cạnh thất bại của thị trường, thì thị trường nên định giá hàng hoá và dịch vụ chứ không phải là chính phủ. Chính phủ có trách nhiệm giải quyết những vấn đề do thất bại thị trường gây ra và đảm bảo cơ hội công bằng, dân chủ. Cùng với việc ra các quy định đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, Chính phủ cần ủng hộ các chính sách giúp người dân tiếp cận thông tin họ cần để ra những quyết định đúng đắn.


Nguyên tắc 6: Mở cửa các thị trường bị điều tiết để cạnh tranh

Nền kinh tế mới tạo ra những điều kiện cho cạnh tranh dẫn đến đổi mới và tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Chính phủ vẫn nên tiếp tục cung cấp y tế cộng đồng, đảm bảo an ninh và đưa ra các qui định về môi trường. Tuy nhiên, nên bãi bỏ những qui định trong cạnh tranh giữa các hãng và thay thế bằng sự khuyến khích để đạt mục tiêu lợi ích công cộng như chi phí thấp, sản phẩm mới và sự lựa chọn tiêu dùng. Các chính sách công cộng nên đảm bảo cho người tiêu dùng tiếp cận đầy đủ thông tin họ cần để có quyết định đúng, giúp người tiêu dùng không bị lừa gạt trên thị trường.

Nguyên tắc 7: Khuyến khích cạnh tranh đổi mới công nghệ

Trong nền kinh tế mới, công nghệ không chỉ đóng vai trò như là : “thung lũng Silicon” mà nó là chất xúc tác có ảnh hưởng lớn đến thay đổi kinh tế xã hội. Đổi mới công nghệ đang được hướng vào những mục tiêu chính sách xã hội, gồm nâng cao chăm sóc y tế cộng đồng, bảo vệ môi trường, đổi mới hệ thống an ninh quốc phòng, nâng cao giáo dục đào tạo và thay đổi tổ chức chính phủ. Để giải quyết các vấn đề xã hội nên tìm kiếm các giải pháp bằng ( giấy phép ) công nghệ. Nhưng có một vấn đề là những người thành công hôm nay lại không bỏ chi phí ra cho đổi mới trong tương lai. Ví dụ như vào năm 1980, Chính phủ Pháp quyết định cung cấp miến phí máy tính Minitel tới hộ dân . Tuy nhiên, bởi vì các máy tính hệ Minitel này không được cài đặt công nghệ mạng hiện đại nên những người Pháp đã không sử dụng mạng và nước Pháp bị tụt lại trong vấn đề này.

Nguyên tắc 8: Giúp người dân tiếp cận thông tin

Trong nền kinh tế cũ ,việc tiếp cận thông tin là rất khó. Còn trong nền kinh tế mới, nhờ đổi mới liên tục trong công nghệ thông tin với chi phí thấp, việc tiếp cận thông tin đã trở nên dễ dàng và phổ biến, giúp các cá nhân có sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023