F. Engels là người đầu tiên tiến vào lin
h vưc
k inh tế chính tri ̣vô sản và góp
phần tao
ra bước ngoăc
cách maṇ g trong kinh tế chính tri ̣hoc
. Ông là lan
h tu ̣đươc
thừ a nhân
về lý luân
Có thể bạn quan tâm!
- Tiền Đề Kinh Tế Xã Hội Và Đặc Điểm Htkt Tiểu Tư Sản.
- Học Thuyết Kinh Tế Của Chủ Nghĩa Xã Hội Không Tưởng Tây Âu Thế Kỷ 19
- Dự Án Về “Tiền Lao Động”, Về Sự Trao Đổi Công Bằng Và Kế Hoạch Lao Động
- Giai Đoạn Hoàn Thiện Kinh Tế Chính Trị Marx (1867 - 1895)
- K. Marx Đã Vạch Rò Bản Chất Của Tiền Lương Dưới Chủ Nghĩa Tư Bản
- K. Marx Phân Tích Nguồn Gốc Khủng Hoảng Và Thất Nghiệp Trong Xã Hội Tư Bản
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
và cả về thưc
tiên
của phong trào công nhân quốc tế .
6.1.2.2. Karl Marx (C. Mác)
- Karl Marx (1818 – 1883) xuất thân từ gia đình phong lưu có hoc
thứ c , người
Đức gốc Do Thái . Năm 1814 đaṭ hoc
vi ̣tiến sĩ triết hoc
. Năm 1842, ông bước và hoat
đôṇ g báo chí , sau đó tìm hiểu , nghiên cứ u về kinh tế chính tri ̣hoc và trở thaǹ h môt
trong những người đaṭ nền móng cho kinh tế chính tri ̣ hoc vô san̉ .
- Karl Marx là người đầu tiên xây dưn
g chủ nghia
biên
chứ ng và chủ nghia
duy
vâṭ lic̣ h sử , có nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa khoa học . Ông sử duṇ g thông thao
phương pháp trừ u tươn
g hóa khoa hoc
trong nghiên cứ u kinh tế chính tri ̣kết hơp
hài
hòa với các phương pháp khác . Ông là người đaị biểu cho quyền lơị nhân và nhân dân lao đôṇ g.
- Các tác phẩm chủ yếu của Karl Marx về kinh tế chính tri ̣hoc
của giai cấp công
là :
+ Mở đầu cho lý luân kinh tế của Karl Marx là cać tać phâm̉ : “Sư ̣ khốn cùng
của triết học” (1847); “Tuyên ngôn Đảng Côṇ g sản” (1848); “Lao đôṇ g làm thuê và tư bản” (1849).
+ Thành công lớn lao đầu tiên là cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính
trị học” (1859), trong đó trình bày lý luân giá tri ̣– lao đôṇ g và tiêǹ .
+ Tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới : “Dak Kapital” hay “Bô ̣Tư bản” (1867) sau
đó đươc
F. Engles tiếp tuc
sản xuất: là luận chứng các quy luật vận động của chủ nghĩa
tư bản và xây dưn
g hoàn chỉnh các hoc
thuyết kinh tế .
- Qua lý luân
của mình , Karl Marx đã chứ ng minh môt
cách khoa hoc
bản chất
bóc lột của chủ nghĩa tư bản , phát hiện ra quy luật kinh tế cơ bản chi phối sự vận động phát triển của chủ nghĩa tư bản , phát hiện ra quy luật kinh tế cơ bản chi phối sự vận đôṇ g, phát triển của chủ nghĩa tư bản , vạch rò xu hướng thay thế XHTBCN bằng xã
hôi
mới dưới sư ̣ lan
h đao
của giai cấp công nhân thông qua cách maṇ g . Ông có hai
cống hiến vĩ đaị và toàn thiên
là phát triển chủ nghia
duy vâṭ lic̣ h sử và phát hiên
, phát
triển hoc
thuyế t giá tri ̣thăṇ g dư ; ông đã tham gia nhiêṭ tình vào phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân và được thừa nhận là lãnh tụ của phong trào cách mạng , là nhà
kinh tế hoc
lỗi lac̣ , xuất sắc của thời đaị .
6.1.3. Đặc điểm của kinh tế chính trị Mácxit
Kinh tế chính trị Mácxit do Karl Marx và F. Engels sáng lập đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của tưởng kinh tế. Nếu kinh tế chính trị tư sản phê phán chủ nghĩa phong kiến trên lập trường của giai cấp tư sản thì kinh tế chính trị Mácxit phên phán chủ nghĩa tư bản trên lập trường của giai cấp vô sản. Nó công khai bản vệ lợi ích của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Kinh tế chính trị
Mácxit là một trong ba bộ phận chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậy lịch sử làm thế giới quan và phương pháp luận. Nó có quan hệ hữu cơ với triết học Mácxit và chủ nghĩa cộng sản khoa học và cùng với hai bộ phận này tạo thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.
Kinh tế chính trị Mácxit ra đời do đòi hỏi tất yếu của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
Sau Karl Marx và F. Engels , kinh tế chính trị Mácxit được Lênin và Đảng cộng sản phát triển.
Như Lênin đã chỉ ra: “Chủ nghĩa Karl Marx là hệ thống các quan điểm và học thuyết Karl Marx…Nội dung chủ yếu của chủ nghĩa Karl Marx… là học thuyết kinh tế chính trị Karl Marx”.
Nội dung của học thuyết kinh tế của Karl Marx “nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và diệt vong của những quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định trong lịch sử”
Kinh tế chính trị Karl Marx là “sự khẳng định và áp dụng sâu sắc nhất, toàn diện nhất và chi tiết nhất của học thuyết Karl Marx”.
6.2. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế chính trị học Macxit
6.2.1. Giai đoạn hình thành và phương pháp luận của kinh tế chính trị học Marx (1843 - 1848)
Giai đoạn hình thành để xây dựng đối tượng nghiên cứu và phương pháp luận của kinh tế chính trị Marx được thể hiện qua các tác phẩm chủ yếu sau
- Bản thảo kinh tế - triết học (Mác - 1844)
Đây là những bản thảo, những tài liệu có tính chất chuẩn bị cho tác phẩn “Phê phán chính trị và chính trị kinh tế học”. Karl Marx tiến hành phê phán gay gắt khoa kinh tế chính trị, phê phán những khuynh hướng tán dương của nó biện hiện ở sự lý tưởng hóa chế độ tư hữu tài sản. Ông chỉ ra chế độ tư hữu đẻ ra các mâu thuẫn xã hội.
Điều quan trọng là trong bản thảo đã chỉ rò sự thắng lợi của giai cấp công nhân và việc giải phóng giai cấp đó.
Tác phẩm chứng tỏ Karl Marx bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của triết học Heeghen và chuyển sang chủ nghĩa duy vật.
- Lược thảo phê phán chính trị kinh tế học (F. Engels 1844)
Tác phẩm này đăng trong “Niên giám Pháp - Đức”. Đây là công trình nghiên cứu kinh tế đặc biệt của F. Engels . Tác phẩm này đã có ảnh hưởng lớn đến Karl Marx, thúc đẩy Karl Marx nghiên cứu kinh tế chính trị. Ông đánh giá cao tác phẩm này, coi đây là những phác thảo thiên tài về các phạm trù kinh tế hàng hóa. Có thể nói F. Engels là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng kinh tế đứng trên quan điểm cộng sản chủ nghĩa để phê phán trật tự kinh tế hiện đại. Ở đây, F. Engels đã phê phán một cách đầy đủ chế độ tư hữu, phê phán kinh tế chính trị tư sản, vạch rò động cơ giai cấp của
nó. Ông đã gắn một cách đúng đắn sự xuất hiện kinh tế chính trị tư sản với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, xác nhận nó là khoa học làm giàu.
F. Engels phê phán chế độ tư hữu, coi đấy là xuất phát điểm của sự xuất hiện và phát triển các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản v.v…
Sự phê phán chế độ tư hữu có một ý nghĩa lớn trong việc hình thành kinh tế chính trị Mácxit.
- Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (F. Engels - 1844)
Đây là công trình nghiên cứu của F. Engels về chế độ công xưởng dưới chủ nghĩa tư bản. Ở đây, F. Engels lần đầu tiên trong lịch sử, đã phân tích sâu sắc cuộc cách mạng công nghiệp, nội dung kinh tế và những hậu quả của nó, phân tích mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển của lực lượng sản xuất được trình bày như nhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội.
Đặc biệt, F. Engels đã giải thích vai trò lãnh đạo, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, chứng minh về mặt kinh tế tính tất yếu cuả cách mạng vô sản, chỉ ra sự phát triển của chủ quan cho cuộc cách mạng đó.
Tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học.
- Những ghi chép và nhận xét của Karl Marx về các tiêu đề kinh tế (1844)
Ở đây, Karl Marx đã ghi lại và nhận xét các quan điểm kinh tế của các nhà kinh tế tư sản cổ điển kinh tế của các nhà kinh tế tử sản cổ điển và tầm thường. Những nhận xét này thiếu mối liên hệ lôgic tổng quát, chỉ đề cập đến những vấn đề cá biệt, có tính chất từng mảng. Ồng đã bước đầu phê phán một số quan điểm của kinh tế chính trị tư sản. Sự phê phán đó thường có tính chất phương pháp luận. Nó thể hiện các quan điểm của Karl Marx còn chưa trưởng thành.
- Gia đình thần thánh (Karl Marx và F. Engels – 1845)
Karl Marx và F. Engels tiến hành phên phán phái Heeghen trẻ. Do đó tác phẩm bàn về cả triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học và kinh tế chính trị.
Về kinh tế, Karl Marx và F. Engels phê phán Pruđông đã quá đề cao chế độ tư hữu tài sản, phê phán tính chất phi lịch sử của khoa học kinh tế, kinh tế chính trị tư sản.
Hai ông đã giải thích vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, chứng minh một cách khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, đã nêu lên những tư tưởng của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Hai ông cho rằng, để hiểu biết một thời đại, cần phải tìm những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển lịch sử ở trong nền sản xuất vật chất. Ở đây, hai ông đã đi gần đến tư tưởng về những quan hệ sản xuất vật chất và học thuyết giá trị lao động.
Tác phẩm này có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu và hình thành phương pháp luận của khoa kinh tế chính trị Mácxit. Hai ông đã xem xét quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người trên quan điểm duy vật biện chứng.
- Hệ tư tưởng Đức (Karl Marx và F. Engels – 1846)
Nội dung chủ yếu của tác phẩm là triết học và xã hội học. Đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề của lịch sử, phát triển xã hội loài người. Ở đây, Karl Marx và F. Engels đã giải thích chế độ kinh tế xã hội là cơ cở của kiến trúc thượng tầng. Điều đó tại nên cơ sở khoa học cho học thuyết kinh tế của Karl Marx. Nó thể hiện sự phân tích thiên tài về quá trình phát triển của xã hội.
Điều quan trọng là trong tác phẩm, chủ nghĩa cộng sản được đem đối lập với chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội hoàn toàn mới làm thay đổi quan hệ sản xuất.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản là lực lượng phá hoại quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đồng thời làm xuất hiện một giai cấp phải gánh mọi hậu quả nặng nề của xã hội tư sản nhưng lại không được hưởng những phúc lợi của xã hội đó. Và từ đó xuất hiện ý thức cộng sản chủ nghĩa, tức là ý thực về một cuộc cách mạng tất yếu làm động lực cho sự phát triển của lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử trong tác phẩm này được trình bày có hệ thống hơn các tác phẩm trước. Điều này có ý nghĩa quyết định đối với việc đặt ra nhiệm vụ của kinh tế chính trị và hướng đạo kinh tế chính trị Mácxit vì: lịch sử phát triển của xã hội loài người trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất. Cho nên không thể tìm nguyên nhân, động lực phát triển của lịch sử ở chiến tranh hoặc các động lực tinh thần.
Nội dung quy định phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất được chứng minh trong tác phẩm, tuy chưa có thuật ngữ về quy luật đó.
- Sự khốn cùng của triết học (Karl Marx- 1847)
Karl Marx viết tác phẩm này để chống lại tác phẩm “ Hệ thống các mâu thuẫn kinh tế hay triết học của sự khốn cùng” của Pruđông. Pie Pruđông cho rằng các phạm trù kinh tế là các sản phẩm của lý trí thuần túy, và đó là những phạm trù vĩnh viễn, không thay đổi. Ngược lại, Karl Marx cho rằng các phạm trù chỉ là biện hiện về mặt lý luận các quan hệ sản xuất xã hội, nó là phạm trù có tính lịch sử.
Ở đây, Karl Marx phê phán sâu sắc kinh tế chính trị tư bản, quy mô rộng hơn và trưởng thành hơn năm 1844. Ông đề xuất nhiều luận điểm có tính chất cơ bản với học thuyết Mácxit.
Trong tác phầm này, lần đầu tiên khái niệm “Phương thức sản xuất” được sử dụng. Ông không những thừa nhận thuyết giá trị lao động mà còn đi xa hơn các nhà kinh tế chính trị tư sản tiền bối ở chỗ: Nhấn mạnh tích chất quyết định của sản xuất đối
với tiêu dùng, phân tích sâu sắc các yếu tố xã hội của trao đổi, vai trò của đại công nghiệp trong việc san bằng lao động, chỉ ra cơ chế vận động của quy luật giá trị thông qua biến động cung cầu và sự chênh lệch của giá cả so với giá trị của hàng hóa.
Ông đã nêu các luận điểm quan trọng của học thuyết tiền tệ. Giải thích bản chất của tiền tệ trên cở sở học thuyết giá trị lao động, nêu ra quy luận lưu thông tiền giấy, và coi tiền tệ là một phạm trù lịch sử.
Tuy chưa có khái niệm hàng hóa - sức lao động, chưa phân tích được nguồn gốc các thu nhập tư bản chủ nghĩa, nhưng Karl Marx ở thời kỳ này đã thừa nhận khả năng của lao động sáng tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, nhấn mạnh điều kiện xã hội khiến công nhân trở thành đối tượng bị bóc lột.
Ông đã phân tích công trường thủ công là công xưởng, phân tích mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền. Coi địa tô là kết quả của những mối quan hệ xã hội, phê phán Ricacđô và Smit đã đồng nhất lợi tức và địa tô.
Tác phẩm là bước công khai đầu tiên của Karl Marx trong khoa học kinh tế. Chính Karl Marxđã đánh giá tác phẩm này như là một tác phẩm chứa đựng dưới dạng phôi thai cái mà 20 năm sau đã biến thành một học thuyết được trình bày trong bộ “Tư bản”.
- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (Karl Marx – F. Engels – 1848)
Đây là cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Karl Marx. Nó đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.
Tác phẩm đã trình bày một cách súc tích những tri thức về triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa cộng sản khoa học của các nhà sáng lập ra kinh tế chính trị Mácxit.
Các tác giả đã khẳng định vai trò cách mạng trong lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản là sáng tạo ra một xã hội mới: Xã hội cộng sản.
Trong các tác phẩm ở thời kỳ từ 1843 – 1848 Karl Marx – F.Engels đã tiến sát đến thuyết giá trị và giá trị thặng dư của mình. Đã phát triển một số yếu tố quan trọng của học thuyết giá trị thặng dư.
6.2.2. Giai đoạn xây dựng hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tế của kinh tế chính trị học Marx (1848 - 1867)
Đặc điểm chung của tác phẩm trong những năm đầu của giai đoạn này là trình bày những nguyên tắc, phương pháp luận mới của kinh tế chính trị, bước đầu nghiên cứu các phạm trù kinh tế. Vì vậy, các tác phẩm này thể hiện rò bước chuyển của K. Marx nghiên cứu triết học sang nghiên cứu KTCT học.
“Sự khốn cùng của triết học” là tác phẩm của K. Marx xuất bản cuối năm 1848. Năm 1846, Proudon xuất bản cuốn Hệ thống các mâu thuẫn kinh tế hay là Triết học của sự khốn cùng. Tác phẩm của Proudon trình bày các tư tưởng tiểu tư sản. K. Marx
viết Sự khốn cùng của triết học để phê phán quan điểm của Proudon. Đồng thời chỉ ra nhiều nội dung và nguyên tắc phương pháp luận của kinh tế chính trị Marxit.
Bản thảo đầu tiên là bức thư của K. Marx gửi Annhecop ngày 18/12/1846. Trong thư, ông chỉ ra “Proudon từ đầu đến chân là nhà triết học, kinh tế học tiểu tư sản”. K. Marx đối lập với kinh tế chính trị tư sản cổ điển của D. Riacdo, vạch ra kinh tế chính trị tiểu tư sản là một bước lùi so với kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Theo K. Marx, Proudon xuyên tạc phép biện chứng của Hegel, K. Marx gọi Proudon là Quesnay siêu hình trong kinh tế chính trị học.
Trong “Sự khốn cùng của triết học”, K. Marx nhìn thấy nguồn gốc sự vận động biện chứng trong đời sống mà các tư tưởng, khái niệm, phạm trù là sự phản ánh nó. Phạm trù kinh tế được xem xét như là sự biểu hiện lý luận, sự trừu tượng hóa quan hệ xã hội của sản xuất, có tính chất lịch sử và quá độ, ông phê phán quan điểm coi quy luật kinh tế là tự nhiên và vĩnh viễn. Giá trị không những là lao động được vật hóa trong hàng hóa mà còn là biểu hiện quan hệ sản xuất hàng hóa. Ông vạch rò tính chất lịch sử của tiền tệ, “Tiền không phải là vật, mà là quan hệ xã hội”.
Trong tác phẩm này, K. Marx coi sức lao động là hàng hóa đặc biệt. Nó có đặc tính là tạo ra giá trị mà nó được trả trên thị trường. K. Marx chỉ ra hiệp tác đơn giản, công trường thủ công, công xưởng là các giai đoạn phát triển của sản xuất TBCN. Ông khẳng định vai trò quan trọng của phân công lao động.
Trong tác phẩm, K. Marx còn nghiên cứu vấn đề địa tô và chỉ ra “ địa tô là quan hệ sản xuất TBCN”
Đầu năm 1849, tác phẩm “Lao động làm thuê và tư bản” của K. Marx được xuất bản. Nó gồm 5 bài báo và một bản thảo. Trong tác phẩm, K. Marx giải thích cơ sở kinh tế của sự thống trị của tư bản và sự bóc lột làm thuê.
Theo K. Marx, tiền lương là giá của lao động đem đi bán. Quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê là quan hệ cơ bản của xã hội tư bản.
Tư bản là quan hệ xã hội xã hội của xã hội tư bản. Việc “tăng năng suất của tư bản” ảnh hưởng đến đời sống cảu giai cấp vô sản. Lợi ích của lao động làm thuê và tư bản đối lập nhau.
K. Marx phân tích tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế và chỉ ra những nội dung kinh tế của chúng. Trong tác phẩm, K. Marx còn đưa ra những tư tưởng về quy luật chung của tích lũy tư bản, quy luật nhân khẩu, đời sống người lao động. Đồng thời , ông nghiên cứu cơ cấu của tư bản sản xuất và sự thay đổi nó theo là đà tích lũy tư bản.
Tác phẩm có ý nghĩa đánh dấu việc hoàn thiện sự nghiệp vĩ đại của K. Marx và Engels trong những năm 40 của thế kỷ XIX là tác phẩm Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848). Trong tác phẩm này, K. Marx và nghiên cứu một cách chi tiết sự phát sinh,
phát triển của CNTB, khẳng định vai trò của cách mạng của giai cấp vô sản trong lịch sử, chỉ ra sự phát triển cảu CNTB đã vấp phải giới hạn, mâu thuẫn giữa các lao động sản xuất và quan hệ sản xuất dẫn CNTB tới chỗ diệt vong. Tuy nhiên, sự thay thế CNTB bằng CNCS phải thực hiện thông qua cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản.
K. Marx và Engels xác định nguyên tắc cơ bản để thiết lập xã hội cộng sản là phải xóa bỏ sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu xã hội.
Đồng thời, tác phẩm đã đưa ra các biện pháp quá độ mà giai cấp vô sản cần thực hiện sau khi giành được chính quyền để xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
Việc cách mạng hóa khoa kinh tế chính trị đã diễn ra trong suốt quá trình chuẩn bị, biên soạn tác phẩm vĩ bộ Tư bản của K. Marx, do đó cần thiết phải nghiên cứu lịch sử ra đời bộ Tư bản.
Tư những năm 1849 đến năm 1856, K. Marx và F. Engels viết nhiều tác phẩm phân tích tình hình cách mạng thế giới như: Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1850, Ngày 18 tháng Sương Mù của Loui Bonaparte, Cách mạng và phản cách mạng ở Đức (1851 - 1852).
Khủng hoảng kinh tế 1857 thúc đẩy nhanh kế hoạch nghiên cứu khoa học. Kết quả là ông viết “Bản thảo kinh tế”, 1857. Bản thảo này không được xuất bản. Song có thể gọi đó là di bản đàu tiên của bộ Tư bản. Nó gồm phần mở đầu và hai chương.
Trong phần mở đầu, K. Marx nghiên cứu đối tượng và phương pháp kinh tế chính trị học. Theo ông, KTCT là khoa học nghiên cứu quan hệ sản xuất xã hội của con người và các quy luật kinh tế, các phạm trù tương ứng biểu hiện quan hệ đó. Ở đây
K. Marx trình bày cơ sở của trừu tượng khoa học, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử trong KTCT học.
Trong chương Tiền tệ, K. Marx nghiên cứu lý luận giá trị hàng hóa và tiền tệ. Trong chương Tư bản, K. Marx phân tích qua trình lịch sử của sự phát triển sản xuất hàng hóa, tiền tệ và hàng hóa được thể hiện như là đại biểu của tư bản. Ông trình bày điều kiện chuyển tiền tệ thành tư bản, xây dựng lý luận lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, phân tích tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, đưa ra các khái niệm tư bản bất biến và tư bản khả biến. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc xây dựng lý luận giá trị thặng dư.
Trong qua trình hoàn thành di bản 1857 - 1858, K. Marx xây dựng kế hoạch viết “ 6 quyển sách”
Quyển I: Về tư bản
Phần I: Tư bản nói chung Chương I: Hàng hóa Chương II: Tiền tệ
Chương III: Tư bản nói chung
1. Quá trình sản xuất của tư bản
2. Quá trình lưu thông của tư bản
3. Sự thống nhất của hai quá trình, hay là tư bản và lợi nhuận (lợi tức) Phần II: Cạnh tranh của tư bản
Phần III: Tín dụng
Phần IV: Tư bản cổ phần Quyển II: Về sở hữu ruộng đất Quyển III. Về lao động
Quyển IV: Về Nhà nước Quyển V: Ngoại thương Quyển VI: Thị trường thế giới
Cuối năm 1859 Mác xuất bản: Góp phần phê phán kinh tế chính trị. Tác phẩm gồm lời nói đầu và hai chương.
Trong lời nói đầu, K. Marx phát triển các nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đưa ra định nghĩa về quan hệ sản xuất, quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, định nghĩa cơ sở kinh tế, kiến trúc thượng tầng, hình thái kinh tế- xã hội.
Trong chương “Hàng hóa”, K. Marx trình bày lý luận giá trị lao động. Lần đầu tiên, giá trị được xem xét như là quan hệ sản xuất xã hội của những người sản xuất hàng hóa, còn hàng hóa là nhân tố tế bào của xã hội tư sản. K. Marx phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể là lao động trừu tượng, lao động tư nhân và lao động xã hội. Chỉ rò lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa và giá trị là phạm trù lịch sử. K. Marx định nghĩa lượng giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, chỉ ra ảnh hưởng khác nhau tới lượng giá trị hàng hóa của lao động giản đơn và lao động phức tạp. Đồng thời, K. Marx phê phán các quan điểm của William Petty, Adam Smith, D. Riacdo về giá trị hàng hóa
K. Marx là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Trên cơ sở phát hiện này, K. Marx đã thực hiện một cuộc cách mạng khoa học trong khoa kinh tế học chính trị. Nhờ phát hiện này, lần đầu tiên trong lịch sử học thuyết kinh tế, K. Marx đã xây dựng học thuyết giá trị - lao động một cách hệ thống và hoàn chỉnh. Đồng thời, dựa vào phát hiện này, K. Marx đã trình bày một cách khoa học hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa mà trước đó, chưa ai có thể làm được. Toàn bộ các phạm trù kinh tế và các quy luật kinh tế tư bản chủ nghĩa được trình bày trong bộ Tư bản từ quyển I đến quyển III.