Những Bất Cập Của Pháp Luật Và Việc Thực Thi Pháp Luật Về Quản Trị Tập Đoàn Kinh Tế Vinashin

phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch khác của Vinashin có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với hướng dẫn của Nhà nước và quy định của pháp luật; thông qua Nghị quyết Hội nghị người lao động.

Thông qua tổ chức Công đoàn, thông qua việc phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật, người lao động trong Vinashin có quyền giám sát các vấn đề: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động; thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, điều lệ của Vinashin; thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm [3].

Hàng năm người quản lý Vinashin có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động trong Tập đoàn. Nội dung chủ yếu trong Hội nghị là bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà HĐTV đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của Vinashin; những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Trong trường hợp Vinashin có lao động dôi dư do sắp xếp lại sản xuất kinh doanh thì việc giải quyết đối với lao động dôi dư theo các quy định của pháp luật.

2.2.2.5. Pháp luật về công khai thông tin tại Vinashin

TGĐ là người quyết định và chịu trách nhiệm việc công khai thông tin của Vinashin ra bên ngoài. Các đơn vị trực thuộc, các Ban chuyên môn, nghiệp vụ và bộ phận lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Vinashin chỉ được cung cấp thông tin ra bên ngoài theo quy định của Vinashin. Khi có yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, TGĐ

chịu trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.

2.3. Những bất cập của pháp luật và việc thực thi pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế Vinashin

2.3.1. Các quy định pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế và quy định về tổ chức, hoạt động của TĐKT Vinashin còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ Ngoài việc phải chấp hành các quy định chung về QTTĐKTNN đã được

phân tích tại mục 1.3.2 của Khóa luận này, thì Vinashin chấp hành các quy định liên quan trực tiếp đến tập đoàn (từ năm 2006 đến nay): Quyết định 103/2006/QĐ-TTg về việc thí điểm phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Vinashin; Quyết định 104/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam; Quyết định 179/2006/QĐ-TTg phê duyệt điều lệ và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam; Quyết định 3287/QĐ-BGTVT về việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Các quy định trên từng bước một đã thay đổi căn bản quá trình hoàn thiện khung pháp lý QTCT nói chung và QTTĐKTNN nói riêng, nó đã quy định cụ thể các nội dung hay yếu tố cấu thành khung quản trị. Tuy nhiên khung pháp lý này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, các luật và quy định liên quan vẫn đang trong quá trình xây dựng, nhiều quy định còn bộc lộ rò những hạn chế và thiếu sự đồng bộ. Phần lớn các quy định chỉ được xây dựng trên cơ sở về mặt nguyên tắc, nên không quy định cụ thể tất cả các tình huống có thể xảy ra và khó đánh giá được mức độ tuân thủ của TĐKTNN. Các quy định pháp luật về QTTĐKTNN nói chung và quản trị tập đoàn Vinashin nói riêng còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

2.3.1.1. Bất cập trong các quy định pháp lý về quản trị tập đoàn Vinashin Thứ nhất, quy định của pháp luật quá ưu ái các TĐKTNN về vốn, về cơ

chế đặc thù, về cơ sở hạ tầng, cấp đất…chưa tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, dẫn đến tình trạng méo mó thị thường và làm giảm trách nhiệm của những người đứng đầu tập đoàn:

Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin - 8

- Các quy định về TĐKTNN chưa tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước dân đến chưa tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Quy định tại điều 1, Nghị định 99/2012/NĐ-CP, ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp:

…Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và quy định tại khoản 1 Nghị định số 25/2010/NĐ-CP: Thủ tướng Chính phủ hoặc một tổ chức chuyên trách được Chính phủ phân công thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty TNHH một thành viên được chuyển đổi từ công ty mẹ của TĐKTNN, TCT nhà nước, công ty nhà nước quy mô lớn, quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập [9].

Hai quy định nói trên cần sửa đổi và quy định cụ thể hơn để phân định rò ràng hơn giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước.

- Luật Doanh nghiệp chưa quy định hoàn chỉnh về TĐKT, nhóm công ty. Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan chưa quy định về trách nhiệm bảo toàn vốn chủ sở hữu; chấp nhận áp lực cạnh tranh của thị trường.

Nhóm công ty, TĐKT là một vấn đề lý luận và thực tiễn rất lớn, rất phức tạp nhưng Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ quy định gói gọn trong Chương VII, từ điều 146 đến 149: Tại khoản 1, điều 146 quy định: “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác” [20, Điều 149], quy định này

chưa cho thấy tính gắn kết với nhau, hồ trợ lẫn nhau, có những chính sách đặc biệt với nhau để cùng phát triển.

Luật Doanh nghiệp chưa đưa khái niệm hoàn chỉnh về TĐKT, cơ cấu tổ chức, có hay không có tư cách pháp nhân; tại điều 149, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn, như vậy cần quy định như thế nào là nhóm công ty có quy mô lớn? Quy mô lớn về vốn, về cơ cấu tổ chức hay nhân sự…?

Tại Nghị định 99/2012/NĐ-CP và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP chưa quy định, gắn trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra với tập đoàn.

Thứ hai, nhiều nội dung chưa được quy định cụ thể, đồng bộ, chi tiết, chưa có hướng dẫn hoặc còn mâu thuẫn giữa các quy định. Cụ thể:

- Tại điều 149 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của TĐKT”. Tại quy định này không giao cho Chính phủ quy định chi tiết riêng đối với TĐKTNN, tuy nhiên ngày 05/11/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN. Điều này là để “hợp thức hóa” các TĐKTNN đã triển khai và đi vào hoạt động, do đó có rất nhiều văn bản có liên quan còn chưa đồng bộ và thiếu cụ thể.

- Các quy định về quản trị công ty mẹ, công ty con là công ty cổ phần (vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; cách thức thông báo triệu tập ĐHĐCĐ…), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (về thành

phần HĐTV không có sự tách bạch giữa người sở hữu và người quản lý, người sở hữu; về thể thức tổ chức cuộc họp HĐTV; vấn đề kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi và nội gián…), công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (việc biểu quyết của các thành viên HĐTV quy định tại khoản 5 và khoản 6, Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2005 còn có sự bất nhất; trong mối quan hệ giữa HĐTV và TGĐ…) còn rất nhiều bất cập.

- Mặc dù các nguyên tắc quản lý, giám sát đối với TĐKTNN đã được quy định trong Nghị định 101/2009/NĐ-CP, đến nay đã được thay thế bằng Nghị định 69/2014/NĐ-CP nhưng thời gian qua vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Theo Nghị định 101/2009/NĐ-CP, để có căn cứ quản lý, giám sát TĐKTNN, Chính phủ cần ban hành quy chế quản lý, giám sát, đánh giá đối với các TĐKTNN; quy định các chỉ tiêu và việc đánh giá, xếp hạng hàng năm đối với TĐKTNN; quy định các chỉ tiêu và việc đánh giá hoạt động của HĐQT (HĐTV), TGĐ, các Phó Tổng GĐ, kế toán trưởng của công ty mẹ [30]. Tuy nhiên, cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành những quy định này. Chính vì vậy chưa có đủ cơ sở pháp lý để quản lý, giám sát, bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu Nhà nước trong các TĐKTNN; việc thực hiện quản lý, giám sát đối với các vấn đề cụ thể như về ngành nghề kinh doanh chính, về thực hiện các nhiệm vụ của chủ sở hữu giao cho HĐQT, HĐTV; về kiểm toán viên, về chế độ trách nhiệm, động lực, chế tài… còn gặp khó khăn, chưa thực hiện được.

- Hệ thống văn bản pháp luật về KSV của các TĐKTNN chưa được hoàn thiện, chưa đầy đủ. Trong điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty mẹ đều có quy định, công ty mẹ có 3 KSV do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, cách chức, khen thưởng, kỷ luật. KSV công ty mẹ hoạt động theo quy định của pháp luật về KSV đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Mặc dù Nghị định số 25/2010/NĐ-CP quy định trường hợp bổ nhiệm

từ hai KSV trở lên thì chủ sở hữu cử một người phụ trách chung để lập kế hoạch công tác, phân công, điều phối công việc của các KSV. Tuy nhiên, điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty mẹ - tập đoàn đều không quy định rò về KSV. Hiện nay, chưa có quy chế hoạt động của KSV nói chung nên rất khó để cho các KSV hoạt động .

Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ còn có BKS nội bộ do HĐTV quyết định thành lập, trực thuộc HĐTV. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có quy định về mối quan hệ giữa các KSV do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành bổ nhiệm và KSV nội bộ của công ty mẹ do HĐTV bổ nhiệm.

Thứ ba, quy định về giám sát của chủ sở hữu chưa đầy đủ, cụ thể gây khó khăn cho quá trình thực hiện việc giám sát của chủ sở hữu:

- Khung pháp luật hiện tại chưa có quy định về cơ chế tổ chức, phối hợp các đầu mối thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu Nhà nước (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nội vụ và HĐQT (HĐTV)); việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu Nhà nước; việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu và trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Do đó, rất khó cho chủ sở hữu Nhà nước có thể phát hiện nhanh, kịp thời các vấn đề của TĐKTNN để điều chỉnh.

- Khung pháp luật chưa có quy định về việc giám sát việc thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện. Do đó, rất khó có thể kiểm soát, đánh giá được việc thực hiện chức năng chủ sở hữu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công.

- Bên cạnh đó, khung pháp luật hiện hành, đặc biệt là Nghị định 99/2012/NĐ-CP, đã có những quy định về giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với TĐKTNN, đã quy định nội dung giám sát, việc phân công thực hiện nội dung giám sát, phương thức giám sát cũng như các căn cứ để giám sát [9]. Tuy nhiên, những quy định này còn chung chung, mang tính nguyên tắc là

chủ yếu nên hiệu lực, hiệu quả giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với TĐKTNN chưa thực sự đảm bảo. Nhiều khoảng trống pháp lý còn tồn tại gây khó khăn cho việc giám sát của chủ sở hữu nhà nước cũng như khó khăn cho hoạt động của TĐKTNN, thể hiện:

+ Thiếu cơ chế phối hợp giữa các chủ thể thực hiện các nội dung giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với TĐKTNN: Hiện nay vẫn chưa có quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc giám sát đối với TĐKTNN cũng như chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện giám sát một cách toàn diện đối với các TĐKTNN. Do đó, mỗi khi cần TĐKTNN báo cáo, mỗi cơ quan yêu cầu TĐKTNN báo cáo và có hệ thống báo cáo riêng, vừa gây khó khăn cho hoạt động của TĐKTNN vừa khó có thể đảm bảo tính nhất quán giữa các cơ quan thực hiện chức năng giám sát.

+ Thiếu một cơ chế cho phép một tổ chức hay đơn vị độc lập tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty mẹ cũng như toàn bộ TĐKTNN. Đây có thể là một trong những lý do làm giảm chất lượng, độ tin cậy và tính khách quan của báo cáo giám sát và đánh giá TĐKTNN.

+ Công ty mẹ TĐKTNN hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty mẹ của TĐKTNN có cơ cấu tổ chức gồm HĐTV, TGĐ và ba KSV. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, các KSV có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của HĐTV, Chủ tịch công ty và GĐ hoặc TGĐ trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty; thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định; kiến nghị chủ sở hữu

công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty; các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty.

Tuy nhiên, cho đến nay, quy chế về tổ chức và hoạt động của KSV trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu nhà nước vẫn chưa được ban hành. Điều này gây khó khăn cho hoạt động của các KSV trong công ty mẹ của TĐKTNN, đặc biệt cơ chế điều phối giữa các KSV, cơ chế lương, thưởng, phụ cấp…

+ Thiếu cơ chế giám sát và đánh giá đối với các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước cũng như trách nhiệm giải trình trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước. Giữa chủ thể sở hữu bổ nhiệm HĐQT/ HĐTV với HĐQT/ HĐTV chưa hình thành mối quan hệ ràng buộc về trách nhiệm đại diện chủ sở hữu một cách chính thức, rò ràng, minh bạch. Nội dung và cơ chế giám sát chưa cụ thể nên chưa có cơ sở để chủ sở hữu nhà nước giám sát, đánh giá các thành viên HĐQT/ HĐTV là người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ.

Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, QH thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về sự tham gia của QH và các tổ chức dân cử trong việc giám sát các TĐKTNN nói riêng và DNNN nói chung. Điều này khác với thông lệ quốc tế và kinh nghiệm của nhiều nước. Theo thông lệ và kinh nghiệm của nhiều nước, QH thực hiện giám sát DNNN nói chung và TĐKT nói riêng thông qua giám sát các chủ thể thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Ví dụ như tại Thuỵ Điển, ngoài việc giám sát chung theo các luật về tổ chức, QH giám sát việc thực hiện các chức năng quản lý của chủ sở hữu của Chính phủ. Biện pháp giám sát nhấn mạnh đến cơ chế công khai, minh bạch hoá thông tin về vốn đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp,

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí