Thách Thức Và Triển Vọng Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam


Bảng 10. Ma trận KAM tính cho Việt Nam


Các biến số về thành tựu kinh tế

1. Tăng trưởng GDP trung bình 1990- 1999 (%) Vietnam = 8.10; USA = 3.30

2. Chỉ số phát triển con người 1999

(2001 UNDP) Vietnam = 0.68;

USA = 0.93

3. GDI (Chỉ số phát triển giới; UNDP)

Vietnam = 0.68; USA = 0.93

4. Chỉ số đói nghèo (UNDP) Vietnam

= 29.10; USA = n/a*

5. Tỷ lệ rủi ro ICRG (2001 WDI) Vietnam = 70.00; USA = 82.00

6. Tỷ lệ thất nghiệp 1996-1998 (2001 WDI)

Vietnam = n/a*; USA = 4.50

7. Tăng trưởng năng suất

Vietnam = n/a*; USA = 2.60


Các biến số về chế độ kinh tế

8. Tổng đầu tư nội địa (% of GDP 1990-

1999) (2001 SIMA) Vietnam = 23.00;

USA = 18.00

9. Thặng dư và thâm hụt ngân sách (SIMA ) Vietnam = -1.00; USA = 1.30

10. Tỷ trọng thương mại trong GDP, 1999 (2001 WDI)Vietnam = 95.00;

USA = 24.00

11. Các hàng rào thuế và phi quan thuế(2001 Heritage Fdn)

Vietnam = 2.00; USA = 8.00

12. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ tốt (2001 WEF) Vietnam = 1.05; USA = 6.5

13. Sự lành mạnh của các ngân

hàng(2001WEF) Vietnam = 3.60; USA = 6.6

14. Sự điều tiết và giám sát đầy đủ đối với các thể chế tín dụng (2001 IMD)

Vietnam = n/a*; USA = 7.86

15. Tính cạnh tranh ở địa phương (2001 WEF) Vietnam = 5.30; USA = 6.50

16. Quyền sở hữu (2001 Heritage Fdn)

Vietnam=2.0; USA=10.00

17.Sự bảo vệ các quyền sở hữu (2001

WEF) Vietnam=4.2; USA=6.5

18.Sự điều tiết (2001 Heritage Fdn)

Vietnam = 2.00 ; USA=8.00


Các biến số về quản lý

19. Khuôn khổ điều tiết (2001 WBI)

Vietnam = -0.5; USA = 1.19

20. Nhà nước pháp quyền (2001

WBI)Vietnam = -0.57; USA = 1.58

21. Tính hữu hiệu của chính phủ (2001 WBI) Vietnam = -0.30; USA = 1.58

22. Tiếng nói của nhân dân và trách nhiệm giải trình (2001WBI)

Vietnam = -1.29; USA = 1.24

23. Sự ổn định chính trị (2001 WBI)

Vietnam = 0.44; USA = 1.18

24. Kiểm soát tham nhũng(2001 WBI)

Vietnam = - 0.76; USA = 1.45

25. Tự do báo chí 2001 (Freedom House)

Vietnam = 80.00; USA = 15.00


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 10


*: không có số liệu73



Các biến số về hệ thống đổi mới

26. Tỷ lệ FDI trong GDP 1990-1999 (2001 SIMA) Vietnam = 7.17;

USA = 1.13

27. Chi trả bản quyền và giấy phép sử dụng (2001 WDI)

Vietnam = n/a*; USA = 9.49

28. Tổng chi tiêu R&D trong GNI, 1987- 1998 (2001 WDI ) Vietnam = n/a*;

USA = 2.63

29. Tỷ lệ số sinh viên vào ngành khoa học và kỹ thuật (2001 WDI)

Vietnam=n/a*;USA=15.40

30. Số người làm nghiên cứu R&D ( UNESCO1999)

Vietnam = n/a*; USA = 974140

31. Hợp tác nghiên cứu (2001WEF) giữa công ty và trường đại học

Vietnam = 3.50; USA = 5.30

32. Tinh thần kinh doanh của người đứng đầu tổ chức ( 2001 IMD) Vietnam = n/a*;

USA = 7.11

33. Số tài liệu kỹ thuật trên một triệu dân (2001 WDI) Vietnam = n/a*; USA = 6.40

34. Vốn mạo hiểm có khả năng sử dụng(2001 WEF)

Vietnam = 2.6; USA = 5.80

35. Công nghệ cao trong % tổng xuất khẩu hàng chế tác 1999 (2001 WDI)

Vietnam = n/a*; USA = 35.00

36. Các bằng sáng chế được cấp bởi USPTO 2000 (trên 1 triệu dân)

Vietnam = 0.00; USA = 5.86

37. Tỷ trọng buôn bán hàng chế tác trong GDP ( SIMA),

Vietnam=n/a*;USA=16.50

38.Đầu tư tư nhân cho R&D (2001WEF)

Vietnam=3.60; USA=6.00

39. Chỉ số công nghệ (2001UNDP)

Vietnam=n/a*; USA=0.73

40. Sự dễ dàng cho khởi sự vấn đề mới

(2001 WEF) Vietnam=4.90;USA=6.00


Các biến số về giáo dục

41. Tỷ lệ biết chữ (% người trên 15 tuổi) 1999. (UNDP 2001) Vietnam = 93.10;

USA = 99.00

42. Học trung học 1998 (2001WDI) Vietnam = 61.00; USA = 97.00

43. Học đại học 1998(2001 WDI) Vietnam = 11.00; USA = 81.00

44. Tỷ lệ học sinh/giáo viên ở tiểu học(2001 SIMA ) Vietnam = n/a*;

USA = 16.00

45. Tuổi thọ dự kiến,1999 (SIMA ) Vietnam = 68.60; USA = 76.90

46. Những người có trình độ cao không bỏ ra nước ngoài (IMD 2001)

Vietnam=n/a*; USA=8.55

47. Khả năng thích ứng của lao động với những thách thức mới ( 2001 IMD)

Vietnam = n/a*; USA = 7.44

48. Chi phí nhà nước dành cho giáo dục (% of GDP), 1999 (2001WDI)

Vietnam = 2.80; USA = 4.70

49. Các công nhân chuyên môn và kỹ thuật (% lực lượng lao động)( 2000 ILO)

Vietnam = n/a*; USA = 28.50

50. Giáo dục đại học đáp ứng được các yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế(IMD

2001) Vietnam=n/a*; USA=6.60


51. Đào tạo lao động(2001 WEF) Vietnam = 3.20; USA = 5.9

53. Trình độ khoa học của học sinh lớp 8

(TIMMS 1999) Vietnam = n/ USA = 515.00

55.Đào tạo quản lý có thể đư trong các trường kinh tế hàng phương

a*;

*: không có số liệu

ợc thực hiện đầu ở địa

52. Trình độ toán học của học sinh lớp 8 (TIMSS 1999) Vietnam = n/a*;

USA = 502.00

54. Văn hoá dân tộc mở cửa cho tác động của nước ngoài. (2001 IMD)

Vietnam = n/a*; USA = 6.58


(2001WEF)Vietnam=3.20;USA=6.70

Các biến số về kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin

56. Số điện thoại (cố định+di dộng) trên 1000 dân (2001 WDI) Vietnam = 3.73; USA = 6.97

58. Số điện thoại di động trên 1000 dân 1999 (2001 ITU) Vietnam = 2.29; USA = 5.9

60. Số vô tuyến trên 1000 dân, 1999 (2001 WDI) Vietnam = 5.21; USA = 6.74

62. Số báo hàng ngày trên 1,000 dân, 1996 (2001 WDI) Vietnam = 1.39; USA = 5.37

64. Tỷ lệ của công suất máy tính trong

57. Sô điện thoại trên 1000 dân, 1999 ( 2000 WDI) Vietnam = 3.46;

USA = 6.55

59. Số máy tính trên 1,000 dân 1999 (2001 WDI) Vietnam = 2.19;

USA = 6.24

61. Số đài trên 1000 dân, 1999 (2001 WDI) Vietnam = 4.67; USA = 7.67

63. Đầu tư viễn thông. 1998 % of GDP (2001 IMD) Vietnam = n/a*; USA = 0.41

65. Số máy chủ Internet trên 10,000

tổng công suất toàn cầu MIPS(2001 IMD) people, 2000 Vietnam = 0.01; USA

Vietnam = n/a*; USA = 35.63

66. Liên lạc quốc tế, chi phí gọi đi Mỹ trong 3 phút, 1999 ( 2001WDI) Vietnam = n/a*; USA = 0.00

68. Chính phủ điện tử (2001 WEF) Vietnam = 2.2; USA = 5.4

= 7.79

67. Chỉ số xã hội thông tin (IDC) 2000 Vietnam = n/a*; USA = 2.00

69. Chi tiêu cho ICT trong% GDP 1999 ( 2001 WEF) Vietnam=7.4;USA=8.87

Nguồn: WB, Knowledge Assessement Matrix, Internet

Sử dụng kết quả qui về thang điểm 0-10 để so sánh, mức đạt được của Việt Nam chỉ ở mức dưới trung bình so với toàn bộ các nước Đông Á và hiển nhiên thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển trong OECD, APEC... (Trong tính toán này của Ngân hàng thế giới gồm 11 nước là Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Philippin, Singapore, Đài Loan, Thailand, và Việt Nam). Nhìn tổng quan, có một số điểm nổi trội trong mức đạt được của Việt Nam là:


Thứ nhất, kết cấu hạ tầng thông tin

- Chi tiêu cho hạ tầng thông tin cao gần gấp hai lần mức bình quân

nhưng lại hạn chế về s

*: không có số liệu

ố cổng truy cập Internet rất thấp.


- Không có số liệu về đầu tư cho viễn thông nhưng mức phát triển của hệ thống điện thoại là tương đối tốt.

- Ngoại trừ số tờ báo trên 1000 dân còn thấp, nhìn chung hệ thống thông tin đại chúng tương đối phát triển.

Thứ hai, nguồn lực con người

- Chi tiêu công cho giáo dục ở mức cao.

- Tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành ( trên 15 tuổi ) cao hơn mức trung bình trong khu vực, tương đương với một số nước phát triển.

- Tỷ lệ học sinh vào cấp ba và đại học thấp hơn mức trung bình của khu vực nhưng ở mức khá.

Thứ ba, hệ thống đổi mới

- Việt Nam có một môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt hơn nhiều so với mức trung bình trong khu vực.

- Khả năng khởi sự các vấn đề mới tương đối tốt so với các điều kiện khác.

- Sự kết hợp giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp ở mức khá mặc dù vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực.

Điểm hạn chế của Việt Nam là hệ thống thể chế và khuyến khích kinh tế. Ngoài sự tương đối ổn định về chính trị, tất cả các chỉ tiêu khác của Việt Nam thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình trong khu vực. Đặc biệt chỉ tiêu quyền sở hữu, sự bảo vệ sở hữu trí tuệ và hàng rào thuế quan _ thường được coi là yếu tố đảm bảo phát triển kinh tế thị trường, động lực khuyến


khích sự sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho lan truyền và phổ biến tri thức _ là bằng 0.

Như vậy, qua xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, các yếu tố phi vật thể như hệ thống đổi mới, chất lượng con người... của Việt Nam là tương đối tốt hơn so với các yếu tố có tính cơ cấu và thể chể như kết cấu hạ tầng, kết cấu kinh tế... Tổng quan tình hình kinh tế và việc so sánh các chỉ số KAM ở trên cho thấy mặc dù ở một điểm xuất phát rất thấp nhưng Việt Nam đã có một số nền móng nhất định đảm bảo cho sự thu nhận, đồng hóa, sử dụng và phổ biến tri thức cho phát triển kinh tế cũng như khả năng xây dựng, phát triển kinh tế tri thức trong tương lai. Để có thể đề ra những giải pháp mang tính định hướng nội dung tiếp theo sẽ phân tích cụ thể các nền móng đó.

3.2.2. Thách thức và triển vọng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

3.2.2.1. Chế độ kinh tế và thể chế.

Để phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi một chế độ kinh tế và thể chế cung cấp nhiều sự khuyến khích đối với việc sử dụng có hiệu quả những tri thức hiện có và tri thức mới, thúc đẩy tinh thần kinh doanh. Với điều kiện hiện tại của Việt Nam thì đó là phát triển nền kinh tế thị trường linh hoạt và có khả năng thích nghi cao trong một môi trường biến chuyển nhanh. Ở khía cạnh này, thể chế và chính sách đã có nhiều cải cách tiến bộ:

Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp đã tạo ra bước đột phá về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. Chính phủ đã có sự đổi mới căn bản trong phương thức triển khai chỉ đạo thực hiện, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, bãi bỏ các loại giấy phép kinh doanh không cần thiết. Sau 2 năm thực hiện, nhìn chung cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá môi trường kinh doanh đã và đang từng bước được cải thiện, củng cố


sự an tâm và niềm tin của họ trong việc bỏ vốn ra đầu tư kinh doanh. Cộng đồng quốc tế cũng đánh giá cao ý nghĩa và tác dụng tích cực của luật này. Chính vì vậy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng rất nhanh. Trong năm 2000, đã có hơn 14.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 1999 (Trong đó, số công ty cổ phần là 726, nhiều hơn số công ty cổ phần thành lập trong cả giai đoạn 1991-1999). Trong năm 2001 đã có 21.040 doanh nghiệp được thành lập, gấp gần 1,5 lần so với năm 2000. Số vốn đăng ký cũng tăng nhanh, đặc biệt là trong năm 2001. Số vốn đăng ký trong năm 2001 của các doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp là 26.500 tỷ đồng, gấp hơn 1,9 lần so với năm 2000. Số vốn tính trung bình trên một doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng, từ 956 triệu đồng năm 2000 lên 1.259 triệu đồng năm 2001. Đó là chưa kể số vốn tăng thêm do các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh. Trong vòng 11 tháng đầu năm 2001 đã có 3169 doanh nghiệp đăng ký thay đổi vốn, với số vốn tăng thêm là 8013 tỷ đồng. Đây là một hiện tượng chưa từng thấy trong những năm trước khi có Luật Doanh nghiệp.

Sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã tạo thêm đáng kể số công ăn việc làm mới và thu nhập cho người lao động. Ước tính các doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp trong hai năm 2000 và 2001 đã tạo ra hơn 600.000 việc làm. Đó là chưa kể đến số việc làm mới mà các hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký và các doanh nghiệp hiện có mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh tạo ra.

Thứ hai, Luật Đầu tư nước ngoài góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Các con số thống kê cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong hai năm 2000 và 2001 đã có một số dấu hiệu phục hồi sau một thời kỳ suy giảm nghiêm trọng. Vốn FDI đăng ký hàng năm trong giai đoạn 1997 - 1999 liên tục giảm: năm 1997 giảm 49%, năm 1998 giảm 16%,


và năm 1999 giảm tới 59%. Đến năm 2000 vốn FDI đăng ký tăng 25,8% (tăng 11% về số dự án), năm 2001 tăng 22,6% (tăng 28% về số dự án). Vốn FDI thực hiện năm 1998 giảm 40%, năm 1999 giảm 19% so với năm trước. Vốn FDI thực hiện năm 2000 và năm 2001 đã có xu hướng tăng, song mức tăng còn thấp, tương ứng chỉ là 2% và 3%. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài :

- Ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách quan trọng như Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài (năm 2000); Luật sửa đổi, bổ sung Luật dầu khí (2000); Nghị định 24/2000/NĐ-CP; Nghị quyết của Chính phủ ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài;... Trong năm 2001, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo chính sách thí điểm cho phép đầu tư nước ngoài dưới hình thức công ty cổ phần.

- Ký và phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

- Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư nước ngoài, như Hội nghị ở Singapore vào tháng 3/2001.

Những biện pháp chính sách trên tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn do tác động của khủng khoảng kinh tế cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cụ thể là: đơn giản hoá thủ tục đầu tư, mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn cần thu hút vốn,.... Chính sách tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FDI được thực hiện khá kịp thời và đã bổ sung nguồn vốn đầu tư quan trọng, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Theo báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới của Hội nghị thương mại và phát triển Liên hiệp quốc UNCTAD vừa được công bố ngày 18/9/2002, Việt Nam được xếp thứ 20 trong 140 nước có mức thực hiện FDI tốt nhất thế giới. Tuy nhiên chỉ số tiềm năng FDI không


được đánh giá cao lắm so với các nước trong khu vực, xếp thứ 71/140 nước. Chỉ số tiềm năng thu hút FDI được tính trên cơ sở các yếu tố như tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/ đầu người, tỷ trọng hàng xuất khẩu trong GDP, tỷ lệ máy điện thoại, mức sử dụng năng lượng thương phẩm... Kết quả đánh giá này cũng phù hợp với cách tính toán KAM của Ngân hàng thế giới ở phần trên. Theo chuyên viên kinh tế trưởng của UNDP, việc thu hút vốn FDI của Việt Nam cần chú trọng đến chất lượng nhiều hơn là số lượng. Bởi vì đáng lo ngại lớn nhất của việc giảm nguồn vốn FDI không chỉ là tiền mà là vấn đề chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty Việt Nam.

Tuy nhiên chế độ kinh tế và thể chế hiện hành còn bộc lộ các hạn chế:

- Khung khổ pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết không phù hợp với một nền kinh tế thị trường mở cửa cũng như với các nguyên tắc và qui định quốc tế mà Việt Nam đã cam kết trong tiến trình hội nhập. Luật pháp còn phân biệt đối xử với các hình thức sở hữu, không hỗ trợ cho sự phát triển đồng bộ và có hiệu quả các loại hình thị trường hàng hóa dịch vụ tiêu dùng, sản phẩm khoa học – công nghệ, lao động, tài chính... Ngoài ra cần phải xây dựng nhiều luật mới như Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, Luật quyền sở hữu trí tuệ ...

- Bộ máy nhà nước có nhiều hạn chế như chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh không tách bạch rõ ràng, chất lượng dịch vụ công thấp, tham nhũng còn phổ biến. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW tại Đại hội Đảng 9 năm 2001 đã chỉ rõ: “Bộ máy quản lý Nhà nước còn cồng kềnh về mặt tổ chức, với những chức năng chồng chéo, quá nhiều trung gian và những thủ tục hành chính rườm rà; không ít trường hợp có mâu thuẫn giữa cấp trên và cấp dưới, trung ương và địa phương, cản

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí