đặc điểm chung là áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại. Tóm lại, khoa học và công nghệ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế dựa trên tri thức.
Từ những vấn đề trình bày trong chương 1 và việc phân tích cụ thể các chiến lược của các quốc gia tiêu biểu trong chương 2 dẫn đến cách quan niệm về kinh tế tri thức như sau:
Kinh tế tri thức không đồng nghĩa với nền kinh tế công nghệ cao mà là một môi trường kinh tế và xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến và sử dụng tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, việc tiếp nhận và chuyển hóa tri thức thành sức sản xuất đạt tới trình độ cao. Do vậy, tri thức trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất.
Nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở một xã hội có trình độ dân trí cao, có khả năng và điều kiện thuận lợi để tiếp cận, nắm bắt và tận dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của nhân loại vào công cuộc phát triển khoa học và xây dựng nền kinh tế nội địa, nhờ vậy đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
Quá trình chuyển đổi tới nền kinh tế tri thức là quá trình làm cho việc sản sinh, phổ biến, hấp thụ tri thức ngày càng dễ dàng hơn và do vậy ngày càng nâng cao sự đóng góp của tri thức cho phát triển. Xét theo khía cạnh này, quá trình chuyển đổi tới nền kinh tế tri thức là một quá trình không có điểm đầu và điểm cuối. Trong quá trình đó, hai thực tế hiện nay là nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu hoá và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin liên lạc có vai trò vô cùng to lớn.
Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP CẬN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
3.1. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã thông qua đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm từ 2001 - 2010 . Việt Nam khẳng định tiếp tục công cuộc Đổi mới, đẩy mạnh cải cách và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Bước mở đầu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 với mục tiêu “tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân”.
Trong bối cảnh thương mại và đầu tư trên thế giới và ở khu vực suy giảm và tình hình trong nước diễn biến phức tạp, thiên tai lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi, Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP liên tục và ở mức khá. Năm 2001, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,8%, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Theo ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm 2002 tăng 6,9% so với năm 2001. Trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,8%; khu vực dịch vụ tăng 6,3%. Tốc độ tăng GDP 9 tháng thấp hơn mục tiêu đề ra cho cả năm là tăng 7% đến 7,3% và giảm nhẹ so với tốc độ tăng 7,1% của 9 tháng năm 2001. Theo tỷ lệ đóng góp trong mức tăng 6,9% GDP của 9 tháng năm 2002, khu vực công nghiệp và xây dựng góp 3,6%; khu vực dịch vụ là 2,5%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,8%. Nếu trong thời gian tới các cấp, ngành triển khai có hiệu quả các giải pháp kinh tế của Chính phủ đã đề ra thì cả năm GDP dự kiến sẽ tăng 7,0%. Theo số
liệu của Bộ Tài chính, do kinh tế tăng trưởng khá và công tác quản lý thu ngân sách tốt hơn nên tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng ước tính đạt 79% dự toán cả năm. Trong các khoản thu, thu về thuế nhà, đất vượt dự toán 17,3%; thu thuế sử dụng đất nông nghiệp vượt 3,8%. Một số khoản thu lớn đạt mức khá so với dự toán cả năm như thu từ dầu thô đạt 89,5%; thu từ doanh nghiệp nước ngoài đạt 80%; thu từ doanh nghiệp Nhà nước đạt 75%; thu từ xuất khẩu, nhập khẩu đạt 74%. Tổng chi ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt 73,2% dự toán cả năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 74%. Bội chi ngân sách 9 tháng năm 2002 bằng 55% dự toán cả năm. Khả năng cả năm 2002, tổng thu ngân sách vượt khoảng 6,5% và tổng chi ngân sách vượt 2,6% so với dự toán cả năm.
Bảng 6. Tăng trưởng GDP thời kỳ 1997 - 2002
1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 9 tháng 2002 | |
Nhịp tăng (%) | ||||||
GDP | 8,2 | 5.8 | 4,8 | 6,7 | 6,8 | 6,9 |
Nông - lâm - thuỷ sản | 4,3 | 3,5 | 5,2 | 4,0 | 2,7 | 3,4 |
Công nghiệp và xây dựng | 12,6 | 8,3 | 7,7 | 10,1 | 10,4 | 9,8 |
Dịch vụ | 7,1 | 5,1 | 2,3 | 5,6 | 6,1 | 6,3 |
Đóng góp cho GDP theo điểm phần trăm tăng trưởng | ||||||
GDP | 8,2 | 5,8 | 4,8 | 6,7 | 6,8 | 6,9 |
Nông - lâm –thuỷ sản | 1,1 | 0,9 | 1,2 | 0,9 | 0,6 | 0,8 |
Công nghiệp và xây dựng | 4,0 | 2,7 | 2,6 | 3,5 | 3,7 | 3,6 |
Dịch vụ | 3,1 | 2,2 | 1,0 | 2,3 | 2,5 | 2,5 |
Đóng góp cho GDP theo tỷ lệ % tăng trưởng | ||||||
GDP | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | |
Nông - lâm - thuỷ sản | 13,3 | 14,8 | 25,9 | 14,2 | 9,3 | |
Công nghiệp và xây dựng | 48,5 | 47,2 | 53,8 | 51,2 | 53,6 | |
Dịch vụ | 38,2 | 38,0 | 20,3 | 34,6 | 37,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thích Ứng Với Xu Hướng Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Qua Các Chiến Lược Phát Triển Ở Một Số Quốc Gia
- Chiến Lược Hướng Tới Kinh Tế Tri Thức Của Mỹ
- Chiến Lược Hướng Tới Kinh Tế Tri Thức Ở Trung Quốc
- Thách Thức Và Triển Vọng Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
- Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Chuyên Môn Kỹ Thuật, Năm 2001(%)
- Đổi Mới Quản Lý Xã Hội Đáp Ứng Yêu Cầu Phát Triển Dựa Vào Tri Thức :
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Nguồn: Viện QLKTTW, Kinh tế Việt Nam 2001; và Tình hình kinh tế 9 tháng năm 2002, Internet.
Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW và Tổng cục Thống kê, tỷ lệ đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cho nhịp độ tăng trưởng GDP năm 2000 và 2001 là trên 30% so với mức trung bình 20% giai đoạn 1997-1999 [38]. Việc tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực chủ yếu là nhờ sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân và sự dịch chuyển cơ cấu trong nội bộ ngành nông - lâm - thuỷ sản, đặc biệt là giữa nông nghiệp và thuỷ sản. Tuy nhiên, việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững còn bấp bênh, thiếu vững chắc. Tăng trưởng của khu vực công nghiệp, khu vực có mức đóng góp lớn nhất cho nhịp độ tăng trưởng GDP, vẫn phần lớn dựa vào việc tăng vốn đầu tư. Mối liên kết giữa khu vực dịch vụ, nhất là khu vực có giá trị gia tăng cao, với các ngành kinh tế khác còn yếu. Nhìn tổng thể, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, xếp hạng khả năng cạnh tranh quốc gia của Việt Nam là 39 năm 1998 (trong 53 quốc gia được xếp hạng), 48 năm 1999 (trong 53 quốc gia được xếp hạng), 53 năm 2000 (trong 59 quốc gia được xếp hạng) và 60 năm 2001 (trong 75 quốc gia được xếp hạng).
Cơ cấu GDP theo ngành đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng của khu vực nông - lâm - thủy sản tính theo giá hiện hành giảm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên liên tục. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục được duy trì thì mục tiêu chiến lược đến năm 2010 về chuyển đổi cơ cấu (khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 40 - 41% GDP) là có khả năng thực hiện được.
Bảng 7. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ( % )
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | |
GDP (giá hiện hành) | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 |
Nông - lâm – thuỷ sản | 27,76 | 25,77 | 25,78 | 25,44 | 24,30 | 23,30 |
Công nghiệp & xây dựng | 29,73 | 32,08 | 32,49 | 34,49 | 36,61 | 37,75 |
Dịch vụ | 42,51 | 42,15 | 41,73 | 40,07 | 39,09 | 38,95 |
GDP (giá 1994) | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 |
25,06 | 24,16 | 23,66 | 23,76 | 23,16 | 22,27 | |
Công nghiệp & xây dựng | 31,34 | 32,64 | 33,43 | 34,36 | 35,42 | 36,59 |
Dịch vụ | 43,60 | 43,20 | 42,91 | 41,88 | 41,42 | 41,14 |
Nguồn: Viện QLKTTW, Kinh tế Việt Nam 2001, Internet.
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đóng góp của khu vực ngoài nhà nước trong GDP không có sự thay đổi lớn nhưng vẫn ở mức thấp so với năm 1999. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu suy giảm.
Bảng 8. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (%, giá hiện hành)
1996 | 1999 | 2000 | 2001 | |
GDP | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Khu vực Nhà nước | 39,9 | 38,7 | 39,0 | 39,0 |
Khu vực ngoài nhà nước | 52,7 | 49,1 | 47,7 | 48,0 |
Khu vực có vốn ĐTNN | 7,4 | 12,2 | 13,3 | 13,0 |
Nguồn: Viện QLKTTW, Kinh tế Việt Nam 2001, Internet.
Tổng vốn đầu tư tăng lên do môi trường kinh doanh đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài được cải thiện cũng như việc Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách kích cầu thông qua việc tăng chi ngân sách. Những thể chế kinh tế đang phát huy tốt tác dụng là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi), Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ về "Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005".
Bảng 9. Cơ cấu tổng đầu tư xã hội (%, giá hiện hành)
1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | |
Tổng số | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 |
Đầu tư nhà nước | 48,07 | 53,97 | 61,60 | 61,94 | 55,36 |
Ngân sách | 21,23 | 22,82 | 25,02 | 23,22 | 24,66 |
Tín dụng (kể cả ODA) | 13,11 | 10,49 | 18,29 | 20,48 | 13,94 |
13,73 | 20,66 | 18,29 | 18,24 | 16,76 | |
Vốn ngoài nhà nước | 20,65 | 21,06 | 20,21 | 19,49 | 24,66 |
Đầu tư trực tiếp nước ngoài | 31,28 | 24,97 | 18,19 | 18,57 | 19,99 |
Nguồn: Viện QLKTTW, Kinh tế Việt Nam 2001, Internet.
Hiện nay Việt Nam đã có bước tiến quan trọng trên con đường thực hiện những cam kết quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội lớn:
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư
- Tiếp nhận công nghệ nguồn hiện đại
- Tăng cường sử dụng lao động và đào tạo lao động nhân lực, kỹ năng quản lý thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với thương mại, đầu tư.
Những lợi ích ban đầu đạt được là hết sức khích lệ. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đổi mới công nghệ, thâm nhập vào thị trường Mỹ, EU nhờ đó kim ngạch xuất khẩu sang tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ năm 2000 đạt 827 triệu USD và năm 2001 đạt trên 1 tỷ USD, so với 504 triệu USD năm 1999. Tuy nhiên việc thực thi các cam kết, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức như đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngay trên thị trường nội địa, nhiều lĩnh vực chuyên ngành phải mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài... Trong khi đó việc thâm nhập thị trường nước ngoài hết sức khó khăn.
Những nét khái quát trên cho thấy tính chất khó khăn, phức tạp của quá trình đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ mới, đồng thời phản ánh những mặt được và chưa được của việc tiếp tục thực thi chính sách kích cầu, cải cách cơ cấu (cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống ngân hàng; cải cách thương mại; phát triển khu vực tư nhân; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài), cải cách hành chính và hội nhập kinh tế quốc tế:
- Chính sách kích cầu đã có những tác động tích cực nhất định tới nền kinh tế, giảm thiểu nguy cơ giảm phát và trì trệ của nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách kích cầu chưa thực sự có hiệu quả đối với việc nâng cao thu nhập và sức mua của nông dân, còn có phần mâu thuẫn với tiến trình cải cách cơ cấu và tiềm ẩn một số yếu tố có thể gây bất ổn định kinh tế vĩ mô.
- Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Việt Nam cũng đã có chương trình tổng thể về cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện những cải cách đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại quốc doanh, còn chậm chạp, hạn chế việc cải thiện môi trường kinh doanh nói chung.
- Chính sách thương mại trở nên minh bạch hơn và cải cách thương mại trên một số mặt (như việc mở rộng thương quyền cho mọi thành phần kinh tế; loại bỏ một số hạn chế định lượng, đầu mối xuất nhập khẩu;...) đã được đẩy nhanh hơn lịch trình dự kiến. Tuy nhiên, việc quản lý nhập khẩu vẫn còn bị động và lúng túng, thể hiện sự thiếu đồng bộ, nhất quán trong việc gắn kết cam kết hội nhập với thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội - môi trường.
- Khu vực tư nhân vẫn tỏ ra năng động và tiếp tục phát triển, mặc dù việc tạo lập “một sân chơi bình đẳng” trên thực tế cho các hoạt động kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có một số dấu hiệu phục hồi do những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Việt Nam tuy được coi là địa điểm đầu tư “an toàn”, song sự phiền hà và thiếu minh bạch của thủ tục hành chính đang là một cản trở lớn nhất đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài.
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh. Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được phê chuẩn. Việt Nam cũng thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA theo lịch trình và đã gửi Bản chào ban đầu cho Ban thư ký WTO, làm cơ sở để tiến hành các vòng đàm phán tiếp theo về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Thách thức lớn nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập là việc nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng.
- Cải cách hành chính tiến triển chậm và dường như chưa tìm được khâu đột phá. Việc phối hợp và điều phối quá trình thực hiện những cải cách cơ cấu giữa Trung ương và địa phương và giữa các cơ quan nhà nước còn chưa đồng bộ, thiếu rõ ràng và kém hiệu lực.
3.2. ĐÁNH GIÁ NỀN MÓNG KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
3.2.1. Sử dụng hệ chỉ tiêu KAM để đánh giá
Tổng quan tình hình kinh tế ở trên cho thấy xét ở góc độ nào Việt Nam vẫn là một nước nghèo, có trình độ phát triển rất thấp. Tuy nhiên, cho dù là dựa vào những thước đo hết sức hữu ích, cách đánh giá hiện nay cũng không cho thấy hết nền móng quan trọng và cần thiết nhất cho sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Do vậy có thể sử dụng các kết quả trong bảng ghi điểm KAM 2002 gồm 69 chỉ tiêu do Ngân hàng thế giới xây dựng để xem xét thực trạng và khả năng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong sự so sánh với Mỹ ( chưa qui về thang điểm 0-10 )