Chiến Lược Hướng Tới Kinh Tế Tri Thức Ở Trung Quốc


lựa chọn thông tin. Chính phủ nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi co mọi công dân Mỹ có khả năng tiếp cận thông tin họ cần để nâng cao ích lợi xã hội cũng như dân chủ các hoạt động xã hội, chính trị của quốc gia.

Nguyên tắc 9: Yêu cầu đổi mới các hoạt động của chính phủ (Demand High-Performance Government)

Chính phủ cần trở nên nhanh nhạy, có trách nhiệm, đáp ứng tích cực các đòi hỏi của nền nền kinh tế và xã hội trong mối tương quan lẫn nhau. Mô hình tổ chức chính quyền kiểu mới có tính phi tập trung, không quan liêu, định hướng dựa trên phân tích kết quả và có đủ quyền hành ( được dân trao quyền ). Trong một số trường hợp, các cơ quan chính quyền nên trở thành tổ chức trên cơ sở thực thi ( Perormance-based organizations - PBOs) để đạt được những mục tiêu xã hội đã định. Một số dịch vụ công nên để cho các tổ chức xã hội và tư nhân cung cấp. Khi đưa ra các giải pháp cho vấn đề xã hội như là giảm ô nhiễm công nghiệp hoặc cung cấp giáo dục công cấp quốc tế, Chính phủ nên để các tổ chức và cá nhân tự chịu trách nhiệm , cho phép họ năng động để đạt được mục tiêu của mình.

Chính phủ cũng nên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức lại cơ cấu cũng như cung cấp các dịch vụ công để làm tăng chất lượng, hiệu quả, giảm chi phí. Trong việc tổ chức lại chính phủ thì Chính phủ điện tử chính là bước tiếp theo.

Nguyên tắc 10: Thay thế bộ máy quan liêu bằng hoạt động mạng Nhận xét

Mười nguyên tắc cơ bản trên là một trong những công bố chính thức của Dự án công nghệ và nền kinh tế mới của Viện nghiên cứu phát triển chính sách (PPI). Nhiệm vụ của dự án là hướng dẫn liên bang, các bang, người làm chính sách địa phương những vấn đề dẫn dắt nền kinh tế tri thức cũng như


phát triển chính sách khuyến khích ưu thế công nghệ, đổi mới kinh tế và tinh thần kinh doanh.

Nội dung của các nguyên tắc trên cho thấy quan niệm về nền kinh tế mới ở Mỹ hiện nay có sự thay đổi so với trước đây, kể từ khi tổng thống Bill Clinton đã chính thức sử dụng tên gọi kinh tế tri thức theo định nghĩa của OECD trong “Thông điệp về tình hình đất nước” vào tháng 2 năm 1997. Trước năm 2000, tại Mỹ thường hiểu kinh tế tri thức đồng nghĩa với khoa học công nghệ cao đặc biệt là máy tính hóa và công nghệ thông tin với sự bùng phát của thương mại điện tử cũng như các ứng dụng trong dịch vụ bảo hiểm, tài chính, truyền thông... Do đó các tổ chức tư nhân, nhà nước đều có chiến lược đầu tư sâu giành ưu thế khoa học – công nghệ nhằm tăng năng lực sản xuất, cạnh tranh vươn lên dẫn đầu để chiếm lĩnh thị trường và coi đây là cách tạo ra nền kinh tế mới với tên gọi là kinh tế số. Nhưng đến nay nước Mỹ coi kinh tế số chỉ là một lĩnh vực của nền kinh tế mới với cách hiểu nó là môi trường văn hóa xã hội thuận lợi cho việc tạo ra, phổ biến và sử dụng tri thức có hiệu quả trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

2.2.5. Chiến lược hướng tới kinh tế tri thức ở Trung Quốc

Chiến lược này là nghiên cứu của Ngân hàng thế giới dành cho Trung Quốc với tên gọi: “ Trung Quốc và nền kinh tế tri thức: Bắt kịp trong thế kỷ 21”. Nghiên cứu này chỉ ra những thách thức tiềm ẩn mà Trung Quốc phải đương đầu trong cuộc cách mạng thông tin và tri thức là: tạo việc làm; duy trì tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh quốc tế; giảm bất bình đẳng về thu nhập và giữa các vùng;bảo vệ môi trường. Thêm vào đó Trung Quốc cũng phải đương đầu với cuộc cách mạng tri thức toàn cầu. Mặc dù đặt ra nhiều thách thức nhưng nó cũng mang đến cơ hội để Trung Quốc phát triển bền vững.

Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 8


Những gợi ý chính sách trong nghiên cứu này đã được Trung Quốc áp dụng tại nhiều địa phương và bước đầu đem lại thành công nên có thể xem như là những nhận thức của Trung Quốc về kinh tế tri thức. Dưới đây là tóm tắt các kiến nghị chính sách về chiến lược phát triển kinh tế tri thức ở Trung Quốc của báo cáo:

Thứ nhất, cải cách tổ chức và các động lực kinh tế.

Những thay đổi mới sẽ là vai trò mới của Nhà nước. Chính phủ phải chuyển từ vai trò người sản xuất và kiểm soát trở thành nhà kiến trúc xây dựng hệ thống kinh tế dựa trên tri thức và thị trường xã hội chủ nghĩa. Đây là hệ thống tự điều tiết thông qua các thể chế hỗ trợ thị trường phù hợp. Có sáu khu vực cần được hỗ trợ để hình thành nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ:

- Tăng cường khung luật pháp và quy định để hỗ trợ cho tiềm năng của các doanh nghiệp.

- Thúc đẩy cạnh tranh kinh tế.

- Tăng cường hệ thống tài chính.

- Tạo điều kiện cho sự linh hoạt của thị trường lao động.

- Phát triển hệ thống an sinh xã hội có hiệu quả.

- Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ hai, cải cách giáo dục và đào tạo.

Những kỹ năng giáo dục đại học và các loại hình giáo dục cao hơn nữa rất cần cho nền kinh tế tri thức. Mặc dù có những cải tiến mạnh mẽ nhưng thành tựu về giáo dục của Trung Quốc vẫn còn rất thấp. Đây có lẽ là cuộc cải cách quan trọng nhất về lâu dài bởi nó chính là nguồn lực để phát triển kinh tế


tri thức. Những người dân cần phải được giáo dục và đào tạo những kỹ năng sáng tạo với khả năng học tập suốt đời. Một số hướng cải cách cần chú ý là:

- Hiện đại hoá chương trình dạy học ở mọi cấp để cung cấp những kỹ năng cơ bản mà kinh tế tri thức đòi hỏi.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục.

- Hội nhập hệ thống giáo dục đại học tư nhân vào hệ thống giáo dục chính thức và cơ cấu lại các ngành giáo dục địa phương và quốc gia.

- Đảm bảo bình đẳng trong giáo dục

- Đổi mới hệ thống đào tạo và giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Thực hiện các chương trình đào tạo lại cho hàng triệu công nhân bị sa thải để họ có thể tìm được những công việc khác phù hợp.

- Khơi dậy tiềm năng to lớn của đào tạo dựa trên internet, tận dụng cơ sở hạ tầng học tập từ xa đã phát triển mạnh mẽ.

Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin.

Hạ tầng thông tin và hệ thống viễn thông hiện đại là điểm tới hạn phải vượt qua để tiến vào kinh tế tri thức. Một số hành động để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại là:

- Khuyến khích cạnh tranh mạnh mẽ bằng cách mở cửa thị trường viễn thông.

- Mở cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin.

- Mở rộng khả năng truy cập Internet và khuyến khích phát triển các trang web quốc gia.


- Khuyến khích mạnh mẽ hơn việc ứng dụng thông tin và công nghệ thông tin vào nền kinh tế.

- Khuyến khích thương mại điện tử B2C, B2B.

- Khuyến khích sự hình thành chính phủ điện tử để nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa các bộ, trong thu thuế và quản lý ngân sách cũng như làm cho hoạt động của chính phủ dân chủ và minh bạch hơn.

- Khuyến khích đào tạo rộng rãi trong lĩnh vực thông tin và công nghệ thông tin.

Thứ tư, phổ biến công nghệ trong nền kinh tế.

Hạ tầng công nghiệp hiện đại hiện đang tập trung hầu hết trong 50 khu công nghệ cao. Trung Quốc cần nhanh chóng phổ biến, ứng dụng công nghệ và những vấn đề liên quan đến tri thức từ lĩnh vực sản xuất có hiệu quả sang các nơi kém hiệu quả hơn. Để thực hiện điều này thì ngoài thể chế chính sách khuyến khích thị trường hoạt động có hiệu quả thì Chính phủ cần phải:

- Có sự ưu tiên nguồn lực để phát triển hệ thống phổ biến công nghệ như các trung tâm nghiên cứu, các chương trình đổi mới các ngành công nghiệp sơ chế, hỗ trợ SME, mở rộng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp...

- Hỗ trợ nhiều hơn nữa cho đổi mới doanh nghiệp.

- Tạo thuận lợi cho sự đổi mới

- Phát triển và sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Thứ năm, phát triển hệ thống nghiên cứu và triển khai.

Chính phủ nên tăng hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản, khuyến khích các lĩnh vực sản xuất nghiên cứu, nhận thức được tầm quan trọng của bản quyền sở hữu. Đặc biệt là cần phải khai thác tri thức toàn cầu bằng cách tập trung thu hút đầu tư nước ngoài trong những các lĩnh vực có lợi ích chiến lược.


Nhận xét‌

Trung Quốc là quốc gia rất tích cực chuẩn bị đón nhận kinh tế tri thức, coi đây là một cơ hội lớn cần phải tận dụng được để trở thành nước phát triển trong thế kỷ 21. Báo cáo này được xây dựng trên một quan điểm nhất quán của Ngân hàng thế giới về kinh tế tri thức trong điều kiện cụ thể của Trung Quốc. Quan niệm về kinh tế tri thức của báo cáo chính là cách hiểu của Ngân hàng thế giới: một môi trường văn hóa xã hội thuận lợi cho việc sản sinh, phổ biến và sử dụng tri thức.

2.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC

2.3.1. So sánh các chiến lược

Thứ nhất, lý do và mục đích soạn thảo chiến lược

Tất cả các quốc gia nêu trên đều soạn thảo, ban hành chiến lược hướng tới kinh tế tri thức trong bối cảnh nền kinh tế của họ phải đối mặt với những thách thức hiện tại cũng như tiềm ẩn trong tương lai được tạo ra bởi tri thức và cách mạng thông tin. Các nước này đều nhận thức rằng mô hình phát triển kinh tế đang áp dụng không đảm bảo tạo ra năng lực cạnh tranh, tăng trưởng dài hạn và bền vững trong tương lai bởi nền kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu nói chung đã thực sự hoặc đang bước vào một giai đoạn phát triển cao hơn với những điều kiện và ràng buộc khác hoàn toàn mới. Mô hình mới thay thế cho mô hình cũ ở đây chính là phát triển kinh tế dựa trên tri thức.

Thứ hai, mục tiêu chung của các chiến lược

Ngoại trừ Phần Lan đặt ra mục tiêu xây dựng một “xã hội thông tin”, còn trong nội dung chiến lược của các quốc gia trên đều nhắc trực tiếp tới việc “xây dựng nền kinh tế tri thức” hoặc “nền kinh tế dựa trên tri thức”. Tuy nhiên, cách định nghĩa xã hội thông tin của Phần Lan thể hiện qua những tính chất chính được miêu tả trong chiến lược hoàn toàn tương tự với quan niệm


kinh tế tri thức là môi trường kinh tế - văn hóa – xã hội với những đặc tính phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến, sử dụng tri thức. Điểm nổi bật của tất cả các chiến lược ở chỗ đều cho rằng việc phát triển kinh tế tri thức là một quá trình bao trùm toàn diện, không chỉ đòi hỏi những thay đổi về kinh tế mà còn về văn hoá, xã hội, chính trị .

Thứ ba, khung chính sách thực hiện trong các chiến lược

Nhìn chung các chiến lược xem xét ở trên đều nhấn mạnh, tuy với những mức độ khác nhau, vào những biện pháp chính sách dưới đây:

- Xây dựng một môi trường có tính cạnh tranh cao cũng như tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Xây dựng một nền văn hoá ủng hộ tinh thần kinh doanh và đổi mới, sáng tạo.

- Xây dựng một mạng lưới viễn thông liên lạc phổ cập, hiệu quả.

- Cải cách mạng lưới giáo dục, phát triển nguồn lực con người, chú trọng vào việc học suốt đời.

- Cải cách bộ máy và hoạt động của Chính phủ.

2.3.2. Nhận xét chung

Thứ nhất, các chiến lược trên chứng minh khái niệm kinh tế tri thức đã vượt qua những cuộc tranh luận lý thuyết để thực sự trở thành một thực tế, hay ít nhất cũng được nhiều quốc gia chính thức coi như là một thực tế.

Thứ hai, chiến lược phát triển kinh tế tri thức trước hết và chủ yếu là một chiến lược kinh tế xã hội chứ không phải là một chiến lược khoa học công nghệ. Mục tiêu và các biện pháp chính sách của các chiến lược trên đều bao gồm nhiều khía cạnh kinh tế xã hội.


Thứ ba, kinh tế tri thức trước tiên phải là một nền kinh tế thị trường cạnh tranh toàn cầu hoá. Không thể tách rời yếu tố thị trường cạnh tranh và mở cửa kinh tế ra khỏi kinh tế tri thức. Các chiến lược được phân tích trên đều coi việc thúc đẩy cạnh tranh và tăng cường hội nhập kinh tế là ưu tiên chính sách then chốt để phát triển kinh tế tri thức.

Thứ tư, quá trình chuyển đổi tới kinh tế tri thức là một quá trình toàn diện, bao gồm nhiều khía cạnh văn hoá, xã hội, chính trị rộng lớn, chứ không chỉ bao gồm kinh tế và khoa học, công nghệ. Trong đó, sự chuyển đổi về văn hoá là rất quan trọng.

Thứ năm, nội dung chiến lược thể hiện sự thừa nhận quá trình chuyển đổi tới nền kinh tế tri thức là một quá trình "từ dưới lên", trong đó khu vực tư nhân có vai trò chủ chốt.

Thứ sáu, tri thức không chỉ bao gồm khoa học và công nghệ, càng không phải là công nghệ thông tin. Tuy vậy, công nghệ thông tin và toàn cầu hoá kinh tế là hai nền móng kết cấu hạ tầng quan trọng của kinh tế tri thức do chúng là môi trường kỹ thuật, xã hội – chính trị thuận lợi cho sự hình thành mạng lưới tri thức cũng như mở cửa, áp dụng tri thức toàn cầu cho phát triển. Thuật ngữ "nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức" cũng cho phép nắm bắt được một điều mới về chất trong sự tổ chức và điều hành cuộc sống kinh tế hiện đại: những nhân tố quyết định thành công của các doanh nghiệp và các nền kinh tế quốc dân hơn bao giờ hết phụ thuộc vào những khả năng sản xuất và sử dụng tri thức.

Thứ bảy, mặc dù kinh tế tri thức không phải là công nghệ cao, nhưng những khu vực mới thúc đẩy nâng cao mức tăng trưởng trung bình của toàn bộ nền kinh tế tại các nước phát triển trong một vài thập kỷ nay đều có một

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí