Hệ Thống Chỉ Tiêu Đo Lường Kinh Tế Tri Thức Của Các Nước Oecd ( Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Thành 4 Nhóm )


dữ liệu quốc tế xây dựng. Chỉ tiêu này bao gồm bốn nhóm lớn là kết cấu hạ tầng máy tính; kết cấu hạ tầng thông tin; kết cấu hạ tầng Internet và kết cấu hạ tầng xã hội. Gần đây, một số tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia đã phát triển các hệ thống chỉ tiêu đo lường trình độ phát triển kinh tế tri thức của một quốc gia. Các hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức này phần nào phản ánh cách nhìn nhận về kinh tế tri thức của những cá nhân và tổ chức xây dựng hệ thống chỉ tiêu đó.‌‌

1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của các nước OECD ( hệ thống chỉ tiêu phân thành 4 nhóm )

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng tại các nước OECD để đo lường thành tích của một nền kinh tế tri thức quốc gia được xếp vào bốn nhóm rộng:

- Những chỉ tiêu đo lường các đầu vào và đầu ra tri thức;

- Những chỉ tiêu đo lường sự truyền bá tri thức;

- Những chỉ tiêu đo lường tri thức; và

- Những chỉ tiêu về vốn con người.

1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của APEC

APEC xây dựng một hệ thống chỉ tiêu để đo lường và so sánh các nước khác nhau về phương diện trình độ phát triển kinh tế tri thức ( Cụ thể các chỉ tiêu trong phụ lục 1 ) trên bốn góc độ:

- Môi trường kinh doanh với 8 chỉ tiêu ngụ ý xem xét mức thuận lợi cho việc sản sinh, hấp thụ, sử dụng tri thức cũng như thành tựu đạt được;

- Kết cấu hạ tầng thông tin có 6 chỉ tiêu;

- Phát triển nguồn nhân lực với 5 chỉ tiêu;

- Hệ thống đổi mới gồm 6 chỉ tiêu.


1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới ( Knowledge Assessment Matrix- KAM )

Chương trình “Tri thức vì phát triển” của Ngân hàng thế giới (WB) sử dụng phương pháp Ma trận đánh giá tri thức - KAM (Knowledge Assessment Matrix), bao gồm một bộ chỉ tiêu đánh giá cơ cấu và tính chất kinh tế- xã hội của một quốc gia về trình độ kinh tế tri thức. Tất cả các chỉ tiêu được quy về thang điểm 10. Mục tiêu của KAM là xác định các vấn đề và cơ hội mà một nước phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế tri thức, cũng như những trọng tâm chính sách và đầu tư trong tương lai.

Trong lần giới thiệu đầu tiên KAM gồm 61 chỉ tiêu. Đến thời điểm này, sau khoảng 2 năm , WB đã có 2 lần thay đổi và bổ sung một số biến số. KAM năm 2002 có 69 biến số, bao gồm : 7 chỉ tiêu đo lường thành tựu kinh tế, 11 chỉ tiêu đo lường chế độ kinh tế, 7 chỉ tiêu đo lường chế độ thể chế, 15 chỉ tiêu đo lường nguồn lực con người, 15 chỉ tiêu đo lường hệ thống đổi mới và 14 chỉ tiêu đo lường kết cấu hạ tầng thông tin. ( Cụ thể các chỉ tiêu trong phụ lục 2 )

Nếu đi sâu phân tích các biến số, sự thay đổi số lượng, loại chỉ tiêu và cách sắp xếp có thể thấy rõ hơn sự thay đổi trong quan điểm đánh giá và làm thế nào để tạo ra, phổ biến, thực sự sử dụng tốt tri thức cho phát triển của WB. Tuy nhiên có thể thấy ngay hệ thống các chỉ tiêu này đo lường bốn mảng thiết yếu trong sự phát triển một nền kinh tế dựa trên tri thức, đó là:

- Một môi trường kinh tế và thể chế cung cấp nhiều sự khuyến khích đối với việc sử dụng có hiệu quả những tri thức hiện có và tri thức mới, và thúc đẩy sự nẩy nở tinh thần kinh doanh.

- Một lực lượng lao động có giáo dục và có kỹ năng để sản xuất, chia sẻ và sử dụng tốt tri thức.


- Một kết cấu hạ tầng thông tin năng động để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc, truyền bá và xử lý hữu hiệu thông tin.‌

- Một hệ thống đổi mới có hiệu quả gồm các hãng, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các nhà tư vấn và các tổ chức khác để khai thác khối tri thức toàn cầu, cập nhật và đồng hoá chúng nhằm phục vụ cho những nhu cầu địa phương.

Thêm vào đó, KAM còn bao gồm các chỉ số theo dõi thành tựu của nền kinh tế. Những chỉ số này cho thấy một nền kinh tế đã thực sự sử dụng tốt tri thức như thế nào vì sự phát triển kinh tế xã hội chung.

Ba hệ thống đo lường trên cho thấy sự thừa nhận chung trên thế giới về vai trò ngày càng quan trọng của tri thức và công nghệ trong phát triển kinh tế. Mặc dù có một số khác biệt nhưng cơ bản các hệ thống chỉ tiêu do OECD, APEC và WB xây dựng đều thống nhất ở quan điểm để phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi phải thiết lập một môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Xét theo nghĩa này kinh tế tri thức có thể được hiểu như một giai đoạn phát triển mới của toàn bộ nền kinh tế.

Trong điều kiện nền móng lý thuyết liên quan tới kinh tế tri thức vẫn chưa được xác định rõ ràng, chương 2 sẽ phân tích một số chiến lược quốc gia hướng tới kinh tế tri thức như là những quan niệm thực tế để củng cố luận điểm lý thuyết đã nêu nhằm nhận diện nền kinh tế này.


Chương 2: CHIẾN LƯỢC HƯỚNG TỚI KINH TẾ TRI THỨC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA


2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRÊN THẾ GIỚI

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy kinh tế tri thức đã thực sự xuất hiện ở nhiều quốc gia. Quá trình chuyển giao này đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong các nền kinh tế đã phát triển, đặc biệt là ở Mỹ, Canada, Tây Âu, Nhật, Singapore, Hồng Kông. Do tính quá độ đó nên sẽ có sự đan xen giữa các nhân tố của nền kinh tế cũ và những nhân tố của nền kinh tế mới; ngay trong từng lĩnh vực sản xuất cụ thể dù là nông nghiệp hay công nghiệp, những yếu tố truyền thống để tạo nên các sản phẩm vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng trong cấu thành sản phẩm ngày càng giảm đi, và ngược lại giá trị của các nguồn lực phi hình ngày càng chiếm vị trí áp đảo. Đồng thời, các công nghệ mới cao đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ và kỹ nghệ mới. Những phương tiện này cũng làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ cũng như cách làm việc và giải trí của xã hội.

Trong các nước thuộc OECD, nhiều ngành công nghiệp dựa trên tri thức ( công nghệ mới cao, thông tin, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ cộng đồng, xã hội và chăm sóc sức khoẻ ) đã đóng góp trên 40% GDP. Tỷ lệ này là 57,3% ở Singapore, 55,3% ở Mỹ, 53% ở Nhật, 51% ở Canada. Các cơ sở hạ tầng thông tin được đặc biệt quan tâm đầu tư và phát triển mạnh đảm bảo tốt nhu cầu thông tin với giá cả ngày càng giảm. Đây là một trong những lĩnh vực có mức tăng trưởng cao nhất.


Bảng 4. Mức đạt được của hạ tầng thông tin



Mỹ

Canada

Tây Âu

Nhật

Singapore

Hàn Quốc

Chi tiêu (%)

cho ICT trong GDP năm 1999


8.87


8.52


6.77


7.06


7.67


4.42

Đầu tư cho viễn thông (%) trong GDP

năm 1998


0.41


6.38


0.51


0.55


0.79


0.96

Số điện thoại trên 1000 người năm

1999


6.55


6.52


6.39


6.48


6.18


6.14

Số điện thoại di động trên 1000 người

năm 1999


5.9


5.65


6.44


6.11


6.53


6.34

Số máy tính trên 1000 người năm

1999


6.24


5.89


5.87


5.66


6.08


5.2

Số tờ báo ngày trên 1000 người năm

1996


5.37


5.07


5.69


6.36


5.89


5.97

Số cổng truy cập Internet trên 10000 người năm

2000


7.79


6.38


6.32


5.6


5.96


0.96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 5

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Internet


Thương mại điện tử là một lĩnh vực quan trọng trong kinh tế tri thức đã và đang phát triển hết sức nhanh chóng. Tại Mỹ, thương mại điện tử bắt đầu mở ra từ năm 1991 đến năm 2002 được dự báo sẽ có thể đạt tới 327 tỷ USD, tương đương 2,3% GDP và sẽ nhảy vọt tới 6% GDP vào năm 2005. Thương mại điện tử hiện chiếm một tỷ lệ tiêu thụ lớn, từ 20-60% sản phẩm của các ngành máy tính điện tử, phần mềm, năng lượng và sách báo của Mỹ.

Nhiều nước phát triển đã thay đổi rõ rệt chính sách, chuyển hẳn ưu tiên cao cho việc tăng đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục. Tại Mỹ tổng đầu tư cho nghiên cứu triển khai, bao gồm của liên bang và các công ty, tăng mạnh chiếm 2,63% GNI trong thời kỳ 1987 – 1997. Ngân sách liên bang được dùng cho lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, mang tính chất nhiều rủi ro và một phần để tài trợ cho các dự án, chương trình nhằm đạt được tri thức mới, công nghệ mới. Ví dụ như chương trình nghiên cứu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ SBIR. Các khoản tài trợ từ liên bang được Nhà nước thu hồi qua thuế về mặt ngân sách. Đầu tư của các công ty tư nhân chiếm tỷ trọng lớn, từ 50/50 cuối thập kỷ 70 đến nay là 70/30. Điểm đặc biệt trong nghiên cứu triển khai ở Mỹ là mối quan hệ khăng khít giữa khoa học công nghệ với sản xuất mang đậm tính chất thị trường. Sự bùng phát các doanh nghiệp khởi sự ( Start-up ) là một ví dụ. Tỷ trọng công nghệ cao trong xuất khẩu hàng chế tác năm 1999 đạt 35%.

Bảng 5. Đầu tư cho khoa học công nghệ và nguồn lực con người



Mỹ

Tây Âu

Nhật Bản

Singapore

Hàn Quốc

Tỷ lệ (%) chi tiêu

công cho giáo dục trong GDP


4,7


6,08


4,7


2,4


4,4

Tỷ lệ chi tiêu (%)

cho R&D trong GNI

2,63

2,16

2,8

1,13

2,82


Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Internet

Dịch chuyển của lực lượng lao động từ khu vực công nghiệp chế tạo sang khu vực dịch vụ nhiều kiến thức là một trong những bằng chứng thường được đưa ra cho thấy sự xuất hiện và phát triển kinh tế tri thức của một quốc gia. Các dịch vụ nhiều kiến thức có thể là cung cấp nguồn thông tin và kiến thức hoặc là đầu vào trung gian cho các quá trình và sản phẩm thể hiện rõ rệt trong các hoạt động về công nghệ sinh học, vật liệu mới, môi trường, thông tin và truyền thông. Số liệu tại Mỹ cho thấy những công việc dựa trên tri thức (Knowledge-based jobs) tăng lên. Năm 1960, số nhân viên lập trình máy tính dưới 5000 nhưng đến nay là 1,3 triệu người. Số lượng lao động làm công tác quản lý và chuyên môn cao tăng từ 22% lên 28,4% trong khoảng thời gian 1979-1995. Theo dự báo xu hướng này vẫn tiếp tục xảy ra, từ 31% năm 1996 sẽ lên đến 32,4% vào năm 2006. Tại các nước đang phát triển như Ấn Độ công nghệ phần mềm cũng tạo ra 50 vạn cơ hội việc làm có lương cao. Các khu khai thác kỹ thuật cao của Trung Quốc tạo được hơn 2 triệu việc làm cho công nhân. Việc những người lao động có kỹ năng cao dễ tìm việc và được trả công ngày càng cao hơn cũng thể hiện mức độ gia tăng tầm quan trọng của tri thức. Riêng ở Mỹ, chỉ riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin vốn chỉ chiếm khoảng 8,3% tổng sản phẩm quốc nội nhưng đã đóng góp gần một phần ba sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và một nửa sự tăng trưởng về năng suất của nước này từ 1995 đến 1999. Người ta dự đoán rằng, nếu phát triển toàn diện các ngành kỹ thuật cao khác thì việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn nữa là hoàn toàn khả quan.

So với các nước phát triển hàng đầu, các nước có trình độ phát triển thấp hơn như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông cũng đã chuyển mạnh theo hướng phát triển kinh tế tri thức và đã đạt được nhiều tiến bộ. Một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Chi-lê cũng đã tích cực chuẩn


bị các cơ sở cơ bản cho phát triển kinh tế tri thức, đặc biệt là tập trung xây dựng, phát triển những ngành kinh tế như thông tin, công nghệ phần mềm, nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ hiện đại, dịch vụ, đào tạo-giáo dục...‌

Những thực tế mà nền kinh tế tri thức mang lại đã được Viện nghiên cứu phát triển chính sách Mỹ đưa ra trong “Chỉ số nền kinh tế mới 2002” là:

- Các ngành công nghiệp mới, đặc biệt là dịch vụ thương mại và thương mại điện tử đang trở thành phần quan trọng hơn trong nền tảng kinh tế.

- Hầu hết các công ty và các hãng, kể cả công ty mang tính truyền thống đang tổ chức công việc với công nghệ tiên tiến.

- Hệ thống giao thông phát triển, thị trường khách hàng, chi phí thấp và vốn lao động đang ngày càng trở nên ít quan trọng.

- Khuyến khích tinh thần kinh doanh và đổi mới công nghệ hàm chứa trong sản phẩm ( home-grown ) là nguyên nhân của sự thành công về kinh tế.

- Trong khi đầu vào có giá trị của các công ty là kỹ năng và tài năng của lực lượng lao động thì vốn công nhân có tay nghề vẫn là yếu tố quan trọng.

Như vậy, có thể khẳng định phát triển kinh tế tri thức đang trở thành xu hướng của thế giới và là vấn đề mới trong hợp tác quốc tế. Nó phản ánh một quan điểm phát triển chiều sâu mới của nền kinh tế thế giới. Động lực chủ yếu của xu hướng này là sự bùng nổ của tiến bộ khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực, và xu thế toàn cầu hoá.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023