2.2. THÍCH ỨNG VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC QUA CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
2.2.1. Chiến lược của Phần Lan
Phần Lan là một nước nhỏ với hơn 5 triệu dân nằm cách xa trung tâm Châu Âu. Trong lịch sử, các trào lưu mới như cuộc cách mạng công nghiệp và nền văn hoá tiêu thụ phương Tây thường được du nhập vào Phần Lan với một độ trễ khá lớn. Trong những năm 60 và 70, năng suất và mức độ công nghiệp hoá của Phần Lan tụt hậu rất xa so với các nước công nghiệp hàng đầu. Đến những năm 1980, ngành công nghiệp điện tử chỉ chiếm một vai trò không đáng kể trong nền kinh tế nước này và lâm sản vẫn là hàng hoá xuất khẩu chủ yếu. Vào đầu những năm 1990, một phần do sự sụp đổ của Liên Xô và việc mất các thị trường xuất khẩu Đông Âu, Phần Lan đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và phải gánh chịu những hậu quả kinh tế-xã hội lớn. Chỉ trong một vài năm, GDP của nước này đã giảm 13%, đồng nội tệ mất giá trầm trọng, toàn bộ hệ thống ngân hàng ở bờ vực sụp đổ và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt tới gần 20%. Tuy nhiên, trong vòng chưa đến một thập kỷ, Phần Lan đã vươn mình phát triển để trở thành một xã hội thông tin phát triển hàng đầu trên thế giới. Đến năm 2000, Phần Lan là nền kinh tế có tính cạnh tranh đứng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Singapore (theo xếp hạng của IMD và Diễn đàn kinh tế thế giới) và cũng đứng thứ ba xét về “chỉ số xã hội thông tin quốc gia” của World Times 2000, sau Mỹ và Thuỵ Điển. Có được bước phát triển như vậy là do nhiều nguyên nhân như đất nước này đã sớm phát triển kết cấu hạ tầng viễn thông từ những năm 1990, đầu tư có hệ thống để phát triển khoa học kỹ thuật và giáo dục, tạo được môi trường kinh tế – xã hội linh hoạt và mở cửa. Bên cạnh các nhân tố trên có một yếu tố đặc biệt quan trọng là việc Chính phủ Phần Lan đã sớm soạn thảo chiến lược quốc gia phát triển xã hội thông tin. “ Con đường Phần Lan đi tới xã hội thông tin – chiến lược quốc gia
và phương cách thực hiện” là chiến lược quốc gia do Bộ tài chính chủ trì được ban hành tháng 12 năm 1994 là cơ sở để Chính phủ ban hành những biện pháp để phát triển xã hội thông tin vào năm 1995. Chiến lược có ba mục tiêu bao trùm là: Đổi mới để trở thành một xã hội thông tin; phát triển ngành công nghiệp thông tin; đảm bảo những nền móng cần thiết như nghiên cứu, bí quyết và phát triển kết cấu hạ tầng IT cho xã hội thông tin. Các hướng hành động của chiến lược là: Sử dụng công nghệ thông tin và các mạng lưới thông tin để đổi mới khu vực công và khu vực tư; đưa ngành công nghiệp thông tin trở thành một ngành kinh tế quan trọng;duy trì kiến thức chuyên môn chung về công nghệ thông tin và liên lạc ở Phần Lan ở mức cao của thế giới trong đó có một số kiến thức mũi nhọn; mọi người dân đều có cơ hội và kỹ năng cơ bản để sử dụng các dịch vụ của xã hội thông tin; xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin có tính cạnh tranh và khả năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao.
Năm 1998, chính phủ Phần Lan đã tiến hành xem xét và chỉnh sửa chiến lược này thành chiến lược mới với tên gọi:“Chất lượng cuộc sống, tri thức và cạnh tranh” trong đó nêu lên phương hướng và biện pháp phát triển kinh tế tri thức ở Phần Lan. Chiến lược này tương đối toàn diện và đang được sử dụng. Dưới đây là những tóm tắt các điểm căn bản của chiến lược:
Chiến lược này đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của Phần Lan trong tương lai là xây dựng xã hội thông tin có tính nhân văn và bền vững. Trong đó, xã hội thông là xã hội mà tri thức là nền tảng của giáo dục, văn hoá và là nhân tố sản xuất quan trọng nhất. Một xã hội như vậy sẽ mở ra những cơ hội để người dân tự phát triển, tương tác và tạo ảnh hưởng. Khu vực nhà nước có vai trò phát triển những điều kiện chung cho xã hội thông tin và thúc đẩy việc xây dựng công nghệ và kết cấu hạ tầng.
Những mục tiêu chung của chiến lược là:
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Đặc Điểm Nổi Bật Của Kinh Tế Tri Thức
- Chi Phí Giao Thông, Truyền Thông Và Máy Tính (Usd, 1990)
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Đo Lường Kinh Tế Tri Thức Của Các Nước Oecd ( Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Thành 4 Nhóm )
- Chiến Lược Hướng Tới Kinh Tế Tri Thức Của Mỹ
- Chiến Lược Hướng Tới Kinh Tế Tri Thức Ở Trung Quốc
- Một Số Định Hướng Và Giải Pháp Nhằm Tiếp Cận Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
- Tăng của cải và tạo ra việc làm và thu nhập.
- Cung cấp các cơ hội bình đẳng đối với tích luỹ thông tin, quản lý thông tin và phát triển tri thức.
- Cải thiện tinh thần kinh doanh và chất lượng cuộc sống và thúc đẩy khả năng cạnh tranh.
- Tăng cường cơ hội tương tác và hợp tác.
- Tăng cường dân chủ và ảnh hưởng xã hội của người dân.
- Cải thiện an ninh và và bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như lợi ích của khách hàng.
- Phát triển dịch vụ, văn hoá và tăng cường hội nhập quốc tế.
- Thúc đẩy sự hấp dẫn của Phần Lan như là một địa điểm của các doanh nghiệp đổi mới.
- Xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa các khu vực.
- Hỗ trợ các mục tiêu phát triển bình vững.
Hướng thực hiện chiến lược này nhấn mạnh vào việc cùng chia sẻ trách nhiệm và đổi mới trong toàn bộ xã hội. Phần Lan cố gắng là nước đi đầu trong việc thực hiện một xã hội thông tin có tính nhân văn và bền vững. Để đạt tới mục tiêu này, cần phải phát triển tri thức của các cá nhân, tổ chức và xã hội. Chiến lược nêu rõ sẽ không thể dẫn dắt sự phát triển của xã hội thông tin theo một cách thức tập trung hoá. Tuy nhiên, chính phủ phải cần phải dự đoán tương lai và đưa một số biện pháp điều phối. Bốn nhóm biện pháp chính để đạt được mục tiêu trở thành nước đi đầu là:
- Phát triển, thương mại hoá và tận dụng các dịch vụ điện tử an toàn và thân thiện với người sử dụng và các nội dung thông tin.
hội.
- Phát triển và quản lý tri thức của các cá nhân, cộng đồng và xã
- Phát triển và áp dụng mô hình nền kinh tế nối mạng (không phải
chỉ riêng mạng máy tính.
- Thay đổi khu vực nhà nước.
Tất cả các biện pháp này được phát triển dựa trên nền tảng các công nghệ và kết cấu hạ tầng thông tin hàng đầu thế giới.
Nhận xét
Phần Lan là nước đầu tiên trên thế giới đã vạch ra một chiến lược quốc gia toàn diện hướng về kinh tế tri thức. Chiến lược quốc gia này đã mang tới nhiều thành quả kinh tế, đưa nước này trở thành một cường quốc về công nghệ thông tin. Xem xét chiến lược trên góc độ quan niệm như thế nào về kinh tế tri thức thấy nổi lên một số điểm sau:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng vào đầu những năm 1990 là sức ép quan trọng dẫn tới sự ra đời của các chiến lược hướng tới kinh tế tri thức của Phần Lan. Cuộc khủng hoảng này khiến Chính phủ cũng như người dân phải thừa nhận rằng mô hình phát triển cũ đã lỗi thời cần được sửa đổi và Phần Lan cho rằng xã hội thông tin chính là mô hình phát triển mới đem đến thịnh vượng trong tương lai.
- Chiến lược “Con đường đi tới xã hội thông tin của Phần Lan” vào năm 1995 thể hiện một cách hiểu kinh tế tri thức với quan niệm hẹp về tri thức, chủ yếu tập trung vào phát triển và áp dụng công nghệ thông tin. Lần sửa đổi và bổ sung Chiến lược này vào năm 1998 có sự thay đổi trong cách hiểu về kinh tế tri thức. Theo đó, xã hội thông tin được định nghĩa là xã hội mà tri thức là nền tảng của giáo dục, văn hoá và là nhân tố sản xuất quan trọng nhất. Như vậy, xã hội thông tin theo cách hiểu của Phần Lan rộng hơn
khái niệm kinh tế tri thức theo định nghĩa của OECD do bao gồm cả các khía cạnh về văn hoá và giáo dục. Quá trình chuyển đổi tới một xã hội thông tin của Phần Lan không đơn thuần là quá trình phát triển các công nghệ mới hoặc những hoạt động kinh tế mới mà nó là quá trình thay đổi tổng hợp về mọi mặt văn hoá, kinh tế, xã hội.
2.2.2. Chiến lược của Singapore
Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1965, nền kinh tế Singapore luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đạt tốc độ trung bình 8,6% một năm trong suốt giai đoạn 1966-1999 trong đó tri thức ngày càng có đóng góp quan trọng hơn vào tăng trưởng kinh tế của quốc đảo này.
Singapore là một trong những nước đầu tiên trên thế giới có chiến lược hướng tới kinh tế tri thức. Năm 1981, Singapore đã ban hành một chương trình nhằm vi tính hoá các dịch vụ công. Năm 1986, kế hoạch IT quốc gia được soạn thảo với tầm nhìn rộng về kết cấu hạ tầng băng thông rộng và các luồng tri thức và thông tin. Năm 1992, kế hoạch IT2000 được ban hành chỉ rõ mục tiêu chuyển đất nước thành “một hòn đảo thông minh”. Năm 1994, trong báo cáo Vision 2000, lần đầu tiên thuật ngữ “nền kinh tế dựa trên tri thức” đã được nhắc tới như là một mục tiêu phát triển dài hạn của nền kinh tế. Cuối năm 1996, Thủ tướng Goh Chok Tong thông báo quyết định tiến hành soát xét khả năng cạnh tranh của Singapore trong 10 năm tới. Uỷ ban Khả năng cạnh tranh của Singapore (CSC) đã được thành lập vào tháng 5/1997 để thực hiện công việc này. Uỷ ban bao gồm các bộ trưởng then chốt của Chính phủ và 12 tổng giám đốc các doanh nghiệp hàng đầu của Singapore. Ngoài ra CSC còn bao gồm 4 tiểu uỷ ban giúp việc. Vào tháng 11/1998, CSC đã công bố báo cáo của mình về chiến lược phát triển Singapore trong 10 năm sắp tới. Báo cáo cho rằng mọi nền kinh tế đều phải trải qua đủ các giai đoạn phát
triển, từ dựa trên lao động chuyển sang vốn và tiếp theo tri thức, đồng thời cũng cho rằng nền kinh tế Singapore đã chuyển qua giai đoạn dựa trên tri thức. Báo cáo này đã khuyến nghị thành lập Bộ Nguồn lực con người và đề ra 8 hướng chiến lược chính. Tóm tắt các điểm cơ bản của chiến lược này như sau:
Mục tiêu tổng quát của chiến lược là nền kinh tế Singapore phải trở thành một nền kinh tế dựa trên tri thức có sức cạnh tranh toàn cầu trong thập kỷ tới. Là một nền kinh tế dựa trên tri thức, Singapore cần có một nền móng tinh thần kinh doanh mạnh mẽ, một xã hội đô thị hấp dẫn được các tài năng và trí thông minh toàn cầu, đồng thời gắn kết chặt chẽ với mạng lưới tri thức toàn cầu. Các công ty hoạt động ở Singapore phải có những năng lực ở đẳng cấp thế giới về quản lý kinh doanh, công nghệ, đổi mới, sản xuất và dịch vụ.
Các hướng chiến lược dài hạn là:
- Khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ là hai động cơ sánh đôi của tăng trưởng. Tiểu chiến lược then chốt trong hướng này là Chiến lược công nghiệp I21 do Cục phát triển kinh tế soạn thảo. I21 đã xác định 8 ngành dựa trên tri thức cần được phát triển trong tương lai là: điện tử, hoá chất, khoa học về sự sống, khoa công trình (xây dựng, điện, hoá chất, cơ khí, giao thông...), giáo dục và chăm sóc sức khoẻ, hậu cần, truyền thông và thông tin đại chúng, các trung tâm điều phối. Tiêu chuẩn chung để lựa chọn những ngành công nghiệp, lĩnh vực trên được EDB xác định theo hai tiêu chí sau: (i) sử dụng mạnh mẽ tri thức công nghệ và cần được liên tục đổi mới; và (ii) có tiềm năng lớn trong việc tăng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bên cạnh I21, các cơ quan chính phủ cũng ban hành các chiến lược quan trọng khác như Quy hoạch thương mại Trade21 (Cục phát triển thương mại), Kế hoạch công nghệ thông
tin và liên lạc ICT 21 (Cục phát triển thông tin và liên lạc, Chiến lược du lịch Tourism 21 (Cục Du lịch).
- Tăng cường thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Có nhiều tiểu chiến lược liên quan tới mục tiêu này như I21, Trade 21, Soát xét lĩnh vực tài chính, SME21 và Quy hoạch thương mại điện tử nhằm thu hút những công ty sản xuất và dịch vụ tầm cỡ thế giới trong các ngành công nghiệp, lĩnh vực được chú trọng thiết lập những hoạt động sử dụng nhiều tri thức của họ ở Singapore.
- Xây dựng các công ty đẳng cấp thế giới. Chính phủ cố gắng đẩy mạnh khuyến khích đầu tư vào các doanh nghiệp địa phương có triển vọng trong các lĩnh vực sử dụng nhiều tri thức đã được xác định nhằm tăng qui mô hoạt động và làm cho các doanh nghiệp này có tính cạnh tranh toàn cầu.
- Củng cố các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME21). Chiến lược SME 21 có ba mục tiêu: (i) hỗ trợ cho các SME tăng trưởng nhanh và đổi mới để bảo đảm một luồng chảy vững chắc các SME đạt tới đẳng cấp thế giới, (ii)nâng cao năng suất của các SME; tạo ra môi trường dựa trên tri thức, ủng hộ doanh nghiệp để khắc sâu vào trí não người dân suy nghĩ đúng đắn về kinh doanh và tinh thần kinh doanh.
- Phát triển vốn con người và trí tuệ như yếu tố cạnh tranh then chốt. Singapore từ lâu đã thừa nhận tầm quan trọng của nguồn vốn con người như một nguồn lực cơ bản cho phát triển kinh tế, thậm chí còn trước cả sự tập trung hiện nay vào nền kinh tế tri thức. Bên cạnh việc đầu tư mạnh vào giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, Singapore đã mở rộng tối đa việc tuyển dụng những nhân công của các công ty đa quốc gia nước ngoài ngay từ khi bắt đầu quá trình công nghiệp hoá, và thực hiện một chính sách năng động để thu hút lao động có kỹ năng và tài năng ở nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực của nền
kinh tế, bao gồm cả khu vực công cộng. Song, việc dịch chuyển hướng tới một nền kinh tế dựa trên tri thức đã làm tăng mạnh vốn đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Singapore đã đưa ra một chiến lược nhân lực mới được gọi là: “ Kế hoạch nhân lực 21”. Kế hoạch này nhấn mạnh cả hai khía cạnh thu hút tài năng mới vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tri thức đã được xác định trong I21, cũng như đào tạo lại và tận dụng nguồn lao động đang có sẵn. Đồng thời kế hoạch cũng nhấn mạnh tầm quan trọng phải chuẩn bị những công nhân cho “ một đời nhiều nghề” hơn là “ một nghề suốt đời”, trong nền kinh tế mới, và của việc học tập suốt đời.
- Thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới. Cục Khoa học và công nghệ quốc gia đã ban hành Kế hoạch khoa học và công nghệ quốc gia (NSTP) với 5 lĩnh vực then chốt: R&D doanh nghiệp, kết cấu hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, tinh thần kinh doanh công nghệ, quốc tế hoá.
Ngoài ra, trong báo cáo còn đề cập đến hai hướng chiến lược nữa là: tối ưu hoá quản lý tài nguyên thiên nhiên và tiến hành cải cách pháp lý và tài khoá để Chính phủ trở thành một nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế.
Nhận xét
Sự ra đời của chiến lược phát triển kinh tế dựa trên tri thức của Singapore bắt nguồn trực tiếp từ quan điểm của Chính phủ Singapore cho rằng nước mình đã thực sự bước sang một giai đoạn phát triển mới. Trong giai đoạn phát triển mới này, nếu Singapore tiếp tục duy trì các trọng tâm chính sách cũ, tiếp tục dựa trên các nguồn lực cũ thì đất nước sẽ không thể giữ vững được nhịp tiến bộ “thần kỳ” trong quá khứ. Do vậy, Singapore cần có một tầm nhìn mới, một mô hình phát triển mới, và nước này đã lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế dựa trên tri thức, coi đó là vừa là mục tiêu, vừa là