Những Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Tỉnh Thừa Thiên Huế Về Thúc Đẩy Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững


Nhật Bản luôn tăng mạnh trong khoảng thời gian kể từ sau thời điểm thảm hỏa sóng thần kép xảy ra vào năm 2011. Một trong những thành công quan trọng nhất của ngành Du lịch Nhật Bản được du khách, bạn bè quốc tế và các chuyên gia trong ngành đánh giá cao đó là việc kết hợp hài hòa giữa các giá trị truyền thống mang đậm bản sắc Nhật Bản với hoạt động du lịch một cách bền vững. Tiêu biểu là chính sách quản lý về bảo tồn di sản văn hóa tại Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng đến việc xây dựng hệ thống quản lý về bảo tồn di sản văn hóa tại quốc gia mình. Trọng tâm của hệ thống quản lý về bảo tồn di sản văn hóa tại Nhật Bản là việc Chính phủ đã phác thảo khung pháp lý liên quan đến việc bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có luật Bảo tồn di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh tự nhiên, luật Bảo tồn tài nguyên quý hiếm quốc gia và luật Bảo vệ tài sản Văn hóa; sử dụng các di sản văn hóa cho hoạt động du lịch; chia sẻ lợi ích từ hoạt động KTDL với cộng đồng và trao quyền cho cộng đồng với sự phát triển ngành KTDL.

* Kinh nghiệm của Campuchia

Campuchia có nhiều nét tương đồng với tỉnh TT-Huế về hệ thống di tích văn hoá và chiến lược phát triển KTDL theo hướng DL văn hóa. Với nguồn tài nguyên du lịch hạn chế, nhưng Chính phủ Campuchia đã xác định đúng điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh so với các điểm đến khác trong khu vục. Campuchia đã xác định rõ di tích lịch sử - văn hóa là sản phẩm du lịch trọng điểm, nên định hướng phát triển du lịch của nước này là tập trung vào chính sách bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử - văn hóa này. Sự thành công của du lịch Campuchia một phần là do Chính phủ nước này đã có chính sách bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa kết hợp với chính sách khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này trong quá trình phục vụ hoạt động KTDL.

Có thể thấy từ khi Angkor được công nhận là Di sản thế giới, lượng khách DL đến Campuchia tăng mạnh qua các năm. Có thời điểm khách đến Angkor chiếm 40% tổng lượng khách quốc tế đến Campuchia. Tuy nhiên, ngay khi có cảnh báo của UNESCO về đe doạ xuống cấp Angkor vì khách tham quan quá đông, ngành DL Campuchia ngay lập tức nghiên cứu và thực hiện biện pháp kiểm soát sức tải và hạn chế khách DL. Năm 2003, khách vào đền Angkor Wat chỉ được tối đa 300 khách mỗi lượt và thời gian tham quan chỉ kéo dài tối đa 2 giờ đồng hồ. Đến nay, các biện pháp hạn chế khách vẫn tiếp tục được nghiên cứu và đề xuất để đối phó với nhu cầu tham quan không ngừng tăng lên hằng năm. Việc phát triển các khu DL biển tại các hòn đảo và thị trấn Kép thuộc Sihanoukville ngoài mục đích khai thác tài nguyên DL biển


còn nằm trong chủ trương giảm sức tải khách DL ở khu vực Angkor, hướng khách DL vào những sản phẩm DL khác để giảm sức ép cho di sản. Ngoài ra, khi Campuchia phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hàng loạt các tuyến đường giao thông mới để phục vụ cho DL, một quy định được ban hành là tất cả các cây cầu cổ phải giữ nguyên. Người ta chấp nhận làm đường vòng xa hơn và tốn kém hơn để giữ lại những cây cầu bằng đá ong, đá cẩm thạch và không có phương tiện cơ giới đi qua những cây cầu này. Nhờ thế mà rất nhiều rất nhiều cầu cổ có từ thế kỷ thứ IX, X ở Campuchia đã trở thành điểm tham quan DL hấp dẫn, đặc biệt là cây cầu 1300 tuổi mang tên KampongKdei (nằm cách Siem Riep 65km về phía Nam).

* Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong những năm gần đây, Thái Lan rất chú trọng đầu tư phát triển ngành KTDL bền vững, coi đây là ngành công nghiệp mũi nhọn. Chính phủ Thái Lan đã có chính sách quốc gia xuyên suốt để hỗ trợ cho KTDL theo hướng PTBV. Thực chất chính sách này không cần quan tâm KTDL đóng góp bao nhiêu vào GDP, mà chỉ quan tâm du khách đến Thái Lan đã chi bao nhiêu tiền vào các hàng hóa, dịch vụ để góp phần phát triển KT-XH cho Thái Lan. Thái Lan luôn đặt mục tiêu thu nhập từ khách DL nói chung và hiệu quả KT-XH của quốc gia lên hàng đầu. Vì thế, chính sách quốc gia của quốc gia này là các ngành phải hỗ trợ cho KTDL phát triển để thực hiện xuất khẩu hàng hoá tại chỗ. Chẳng hạn, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng chính sách hàng không giá rẻ để thu hút khách DL. Ngành hàng không sẵn sàng hỗ trợ cho KTDL theo hướng PTBV bằng cách giảm giá vé, từ đó góp phần giảm giá cho các chương trình DL đến Thái Lan.

Thái Lan đặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển sản phẩm DL trong chiến lược phát triển KTDL. Để phát triển sản phẩm DL nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tổng cục Du lịch Thái Lan đề xuất xây dựng chính sách quốc gia về phát triển DL văn hoá và sinh thái đúng hướng và hình thành hệ thống DL bền vững. DL văn hóa và sinh thái liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, phát triển xã hội, sự tham gia của cộng đồng dân cư và những cải thiện cuộc sống của họ. Vì vậy, chính sách gắn với những vấn đề này được Thái Lan xem là chính sách tổng thể, trong đó mỗi vấn đề lại có tác động tích cực đến vấn đề khác nhằm làm cho cả hệ thống được tốt hơn như: môi sinh, quản lý nguồn tài nguyên DL, KTDL bền vững, phát triển KT-XH, sự tham gia của cộng đồng địa phương. Những chính sách và chiến lược đó gắn với yêu cầu đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.


phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ DL, kiến trúc cảnh quan, bảo vệ môi trường, tổ chức quản lý và khai thác các khu DL văn hóa và sinh thái.

Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 8

2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

* Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

Với hệ thống nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, độc đáo và phong phú, tỉnh Ninh Bình chủ trương phát triển KTDL theo hướng bền vững đồng thời xác định đây là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cụ thể, chính sách phát triển KTDL theo hướng bền vững của tỉnh Ninh Bình đã được cụ thể hóa trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển KTDL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó định hướng phát triển KTDL kết hợp với đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường. Tỉnh đã chủ trương quy hoạch rõ ràng giữa ranh giới phục vụ sản xuất với ranh giới phục vụ KTDL. Với lợi thế nguồn tài nguyên đá vôi, hiện nay tỉnh Ninh Bình đã thu hút rất nhiều các cơ sở sản suất công nghiệp, tập trung ở 7 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 1.961 ha. Chính hệ thống các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và công nghiệp nặng đã gây ra tình trạng ô nhiễm bụi và chất độc hại, tác động đến môi trường sống của cộng đồng địa phương, đồng thời gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành KTDL tỉnh Ninh Bình. Với tình trạng đó, trong những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý và kiểm soát chặt chẽ các cơ sở trên nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến tính nguyên vẹn của hệ thống tài nguyên thiên nhiên đồng thời phá vỡ tính bền vững trong định hướng phát triển KTDL của địa phương trong tương lai. Cụ thể, UBND Tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 về Quy chế phối hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của công tác bảo vệ môi trường trong định hướng phát triển KTDL theo hướng bền vững.

Ngoài ra, tỉnh Ninh Bình có hơn 1000 di tích lịch sử văn hóa, 78 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 99 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Để đảm bảo khai thác bền vững các di tích lịch sử văn hóa này trong quá trình hoạt động KTDL, trong những năm gần đây tỉnh đã chủ trương đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa để phù hợp với định hướng phát triển KTDL theo hướng bền vững. Như vậy, với chủ trương kết hợp phát triển KTDL gắn với bảo tồn, gìn giữ di tích lịch sử văn hóa, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường đã


mang lại những kết quả tích cực, góp phần đưa KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình.

* Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng có thể được coi là bài học điển hình về sự thành công trong phát triển KTDL của Việt Nam trong những năm vừa qua. Đến bây giờ Đà Nẵng đã hội tụ được các điều kiện về đô thị, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ DL và sản phẩm DL; hình thành nên một diện mạo mới về KTDL, một năng lực mới với chất lượng cao về dịch vụ DL. Có thể khái quát những thành công mà KTDL Đà Nẵng đã đạt được trong 10 năm qua như sau:

- Đà Nẵng đã thành công trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa các đối tác có lien quan. Vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện trên góc độ có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng KTDL. Chính quyền đã ban hành những chính sách đúng đắn, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược.

- Vận động cộng đồng dân cư thực hiện những chính sách của chính quyền thành phố và tạo sự hưởng lợi cho người dân địa phương. Người dân địa phương thấy được niềm tự hào về thành phố của mình. Đây là một giá trị tinh thần mang ý nghĩa động lực để tạo ra sự phát triển cho KTDL Đà Nẵng.

- Chính quyền hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất thông qua các thủ tục hành chính, qua việc ban hành các cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển. Trên cơ sở đó, có thể nói rằng những nhà đầu tư, những doanh nghiệp là những người đã quyết định nên diện mạo hôm nay cho KTDL Đà Nẵng.

- Một thành công phải kể đến đó là vai trò của khách DL. Đến với Đà Nẵng, du khách cảm thấy hài lòng khi được sử dụng dịch vụ đạt chất lượng, với không gian của một thành phố phát triển nhưng rất yên bình, an toàn, với sự than thiên của người dân địa phương. Và chính khách DL trở thành những người tuyên tuyền, quảng bá cho KTDL Đà Nẵng.

- Thành công về quản lý điểm đến thông qua việc kết nối các điểm đến trên địa bàn với các sản phẩm ở trung tâm thành phố, kết hợp mua sắm, giải trí với các sản phẩm nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng núi… Bên cạnh đó kết nối liên tỉnh với Hội An, Mỹ Sơn, Huế, Quảng Bình…, từ đó không chỉ phát triển KTDL địa phương mà còn hỗ trợ và mang đến dòng khách DL cho các điểm đến khác trong vùng.


* Kinh nghiệm của thành phố Nha Trang - Khánh Hòa

Sau 30 năm đổi mới, với những thành tựu to lớn đạt được, đã mở ra diện mạo mới cho ngành KTDL thành phố Nha Trang - Khánh Hoà. Nhưng sẽ không có được thành công của ngày hôm nay nếu những đường lối đổi mới thiếu sự hưởng ứng của chính người dân địa phương. Có thể thấy những bước phát triển của KTDL Nha Trang thời gian qua chính là nhờ sự tham gia của người dân vào hoạt động KTDL. Từ sự nhận thức KTDL là thế mạnh, là cơ hội, cộng đồng dân cư đã tham gia tích cực vào hoạt động KTDL, giúp phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ DL địa phương. Chính quyền và nhân dân thành phố Nha Trang nhận thức được rằng thước đo của KTDL là dựa vào sự thu hút lượng khách cũng như thời gian lưu trú của du khách, cả hai yếu tố này lại phụ thuộc vào cách làm DL thân thiện, và chính cộng đồng làm KTDL sẽ quyết định nên điều này. Chính người dân tham gia làm KTDL, ý thức giữ thương hiệu DL và cũng thông qua đó để giữ sinh kế của chính mình sẽ là điều cốt lõi để tăng trưởng KTDL có được tính bền vững.

Thành phố Nha Trang đã và đang tổ chức triển khai có hiệu quả đề án xây dựng thành phố “Đô thị văn minh - công dân thân thiện” và đề án đảm bảo trật tự an toàn xã hội cho các hoạt động KTDL; tập trung xây dựng hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút khách DL và vốn đầu tư vào lĩnh vực KTDL; đảm bảo trật tự mỹ quan đô thị, tạo môi trường lành mạnh cho KTDL phát triển bền vững. Mặt khác, tổ chức phát động phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách DL và phong trào “mỗi người dân là một hướng dẫn viên, niềm nở với khách DL”; xử lý nghiêm hiện tượng xin ăn, bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách DL, góp phần tạo ấn tượng thành phố là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách DL.

2.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế về thúc đẩy kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững

Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển KTDL theo hướng bền vững, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh TT-Huế như sau:

Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KTDL bền vững. Trong đó bao gồm những chiến lược hướng hoạt động KTDL vào bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống như mô hình làng nghề truyền thống phục vụ DL; chiến lược xây dựng các sản phẩm, loại hình DL thân thiện với môi trường…


Hai là, chính quyền địa phương cần ban hành và thực thi các cơ chế, chính sách ưu tiên về phát triển KTDL theo hướng bền vững. Tập trung khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của KTDL như: nguồn nhân lực chất lượng cao, vốn, trình độ khoa học - công nghệ…; có cơ chế thu hút và ưu đãi các nhà đầu tư chiến lược; cơ chế khen thưởng và xử phạt đối với các trường hợp liên quan đến bảo tồn văn hoá và tài nguyên - môi trường.

Ba là, nâng cao nhận thức của cộng đồng về KTDL theo hướng PTBV kết hợp với phát triển hình thức du lịch cộng đồng. Một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của phát triển KTDL theo hướng bền vững đó chính là cộng đồng. Từ bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển KTDL theo hướng bền vững của các nước thông qua cộng đồng cho thấy cần phải hướng đến cộng đồng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ văn hoá, môi trường và tài nguyên DL vì cư dân địa phương hiểu hơn ai hết về văn hoá, môi trường của vùng đất nơi mà họ sinh sống. Cộng đồng địa phương cũng là những chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động KTDL, và đóng góp một phần rất lớn trong việc gìn giữ môi trường xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh đó du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch đang được thịnh hành hiện nay và được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích cho KTDL theo hướng PTBV bởi loại hình du lịch này không chỉ giúp ngươi dân bảo vệ tài nguyên - môi trường, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương.

Bốn là, tăng cường liên kết, phối hợp giữa các bên liên quan: chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Cần sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan từ cấp độ quốc gia cho đến cộng đồng địa phương trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện phát triển KTDL. Sự phối hợp giữa các bên liên quan là nền tảng đảm bảo tính bền vững trong phát triển KTDL. Muốn giải quyết bài toán này trước hết là sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp chính quyền và doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương thông qua các chính sách hỗ trợ như trang bị kiến thức, kỹ năng về DL; các dự án hỗ trợ cấp vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng bước đầu để phục vụ hoạt động KTDL tại địa phương; xây dựng các tour DL đến với địa phương, đồng thời hỗ trợ phát triển sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, đặc biệt là của các làng nghề truyền thống và quảng bá, giới thiệu các sản phẩm này đến với khách DL trong và ngoài nước.


Năm là, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ DL theo hướng đồng bộ và chuyên nghiệp. Xu hướng hiện nay trong ngành KTDL là đa dạng hóa các sản phẩm DL nhằm khai thác hiệu quả hơn các loại tài nguyên DL. Với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên DL, tỉnh TT-Huế cần nghiên cứu phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm, loại hình DL mới nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh năng lực cạnh tranh giữa các điểm đến ngày càng tăng, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch ngày càng đa dạng hơn.

Sáu là, bảo vệ môi trường là yếu tố được các địa phương và quốc gia ưu tiên trong chính sách phát triển KTDL theo hướng bền vững. Việc đảm bảo bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp tại mỗi khu, điểm DL sẽ góp phần tạo ấn tượng tốt đối với khách DL đồng thời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Tỉnh TT-Huế cần triển các kế hoạch bảo vệ tài nguyên, môi trường, bên cạnh đó cần kêu gọi và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ DL đầu tư nhà vệ sinh miễn phí tại cơ sở phục vụ cho du khách. Bên cạnh đó, hoạt động KTDL theo hướng PTBV cần chú ý tới khả năng tải của các khu, điểm DL. Để tránh tình trạng khai thác tài nguyên DL một cách kiệt quệ, và giảm thiểu sự quá tải của các khu, điểm DL, chúng ta cũng cần nghiên cứu một cách nghiêm túc, kĩ càng chu kì vòng đời của các khu, điểm DL để từ đó có những dự báo và biện pháp, quy định kịp thời.

Bảy là, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển KTDL. Bên cạnh việc khai thác các di sản văn hoá, công tác bảo tồn và duy trì là một hoạt động cần thiết để giúp cho hoạt động KTDL có thể PTBV. Cần có sự quản lý chặt chẽ để kiểm soát khả năng tải tại các khu di sản; kiểm soát công tác trùng tu, tôn tạo di sản để tránh phá vỡ tính nguyên bản của di sản; xây dựng Ban quản lý và huy động nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản.

Tám là, tích cực phối hợp, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước về công tác bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử và bảo vệ tài nguyên - môi trường. Từ những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong công tác bảo tồn và gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa và tài nguyên - môi trường tại nhiều địa phương, quốc gia khác nhau, sẽ giúp ích cho chính quyền tỉnh TT-Huế trong việc đánh giá thực trạng, đồng thời có những chính sách, giải pháp kịp thời để thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV.


Chương 3

THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2016


3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Khái quát chung

3.1.1.1. Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Tỉnh TT-Huế là tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông và là một trong 5 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ. Tỉnh TT-Huế còn nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường số 9; nằm vào vị trí trung độ của cả nước, giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta.

- Địa hình: Tỉnh TT-Huế có địa hình cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt, trong đó địa hình núi chiếm khoảng ¼ diện tích được phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam; địa hình trung du chiếm khoảng ½ diện tích với độ cao phần lớn dưới 500 m và diện tích đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2.

- Khí hậu: là khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý và sự kéo dài của lãnh thổ theo vĩ tuyến, kết hợp với hướng địa hình và hoàn lưu khí quyển đã tác động sâu sắc đến việc hình thành một kiểu khí hậu đặc trưng và tạo nên những hệ quả phức tạp trong chế độ mưa, chế độ nhiệt và các yếu tố khí hậu khác.

- Lượng mưa: Tỉnh TT-Huế có lượng mưa trung bình hàng năm của toàn tỉnh đều trên 2.700 mm, đặc biệt có những nơi lượng mưa trung bình trên 4.000 mm như Bạch Mã, Thừa Lưu. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 và chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa trong năm, trong đó chỉ tính hai tháng cao điểm là tháng 10 và tháng 11 thì lượng mưa lên tới 53% tổng lượng mưa trong năm.

3.1.1.2. Tài nguyên du lịch

* Tài nguyên DL tự nhiên

- Đa dạng sinh học: Tỉnh TT-Huế với vị trí chuyển tiếp của 2 miền khí hậu Bắc và Nam đã hình thành thảm thực vật rừng nhiệt đới đa dạng, trong đó có những nhiều loại cây quý hiếm có giá trị cao. Tiêu biểu là Vườn quốc gia Bạch Mã, là một

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023