Phân Tích Thực Trạng Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 2006 - 2016


phẩm DL thực sự khác biệt tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng đột phá cho ngành KTDL tỉnh TT-Huế.

3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2016

Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và Chính phủ ban hành Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định chi thiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Đây là hai văn kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KTDL trong quá trình hội nhập của đất nước nói chung và các địa phương nói riêng trong đó có tỉnh TT-Huế.

Bên cạnh đó, tỉnh TT-Huế đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển KTDL của địa phương như: Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg (30/8/2007) của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành phố Festival; Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh TT- Huế; Thông báo số 15-TB/TW ngày 01/8/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 48-KL/TW (25/5/2009) của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh TT-Huế và phát triển đô thị Huế đến năm 2020; Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg, ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh TT-Huế đến năm 2020; Quyết định số 1874/2014/QĐ-TTg, ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Những văn kiện nói trên là cơ sở pháp lý vững chắc, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh TT-Huế, trong đó ngành KTDL giữ vai trò quan trọng. Trong những năm qua, trên cơ sở tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTDL, Tỉnh ủy và UBND tỉnh TT-Huế đã nhận thức, quán triệt quan điểm phát triển KTDL theo hướng PTBV, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở quy hoạch tổng thể KT-XH của địa phương, gắn với chiến lược phát triển KT- XH của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và chiến lược tổng thể phát triển của đất nước. Tỉnh TT-Huế đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển, trong đó luôn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của phát triển KTDL bền vững. Cụ thể như ngày 27/3/2008, UBND tỉnh TT-Huế đã ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND về phát triển bền vững tỉnh TT-Huế, trong đó UBND tỉnh đã đề ra những định hướng ưu tiên phát triển KTDL theo hướng bền vững; căn cứ Chiến lược và Quy hoạch phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 trong đó


thành phố Huế được xác định là trung tâm DL lớn nhất vùng, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định 2473/QĐ-TTg (30/12/2011), Quyết định 201/QĐ-TTg (22/01/2013) và Quyết định 2161/QĐ-TTg (11/11/2013), UBND tỉnh TT-Huế đã ban hành Quyết định số 1622/QĐ-UBND (26/8/2013) về Quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh TT-Huế giai đoạn 2013 - 2030. Cần có cái nhìn khái quát quá trình phát triển ngành KTDL theo hướng bền vững tỉnh TT-Huế trong giai đoạn 2006 - 2016 để tạo cơ sở, tiền đề cho việc đề những văn bản, quy định thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong những giai đoạn tiếp theo.

3.2.1. Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững định hướng tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và có chất lượng

3.2.1.1. Tăng trưởng doanh thu ngành kinh tế du lịch

Doanh thu ngành KTDL tỉnh TT-Huế có xu hướng tăng trưởng khá bền vững. Nếu năm 2006, doanh thu ngành KTDL địa phương chỉ đạt 694 tỷ đồng, thì đến năm 2010 đã đạt hơn 1.300 tỷ đồng và cán mốc 3.203 tỷ đồng vào năm 2016. Doanh thu ngành KTDL tỉnh TT-Huế trong trong giai đoạn 2010 - 2016 giữ mức tăng bình quân là 16%/năm. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu ngành KTDL của tỉnh giai đoan 2006 - 2016 đạt bình quân gần 20%/năm [91]; [92]; [93]; [94]; [95]; [96], xấp xỉ so với mức bình quân chung của cả nước trong cùng giai đoạn (23,38%/năm) [134]. Điều này cho thấy nguồn lực đầu tư của tỉnh đối với ngành KTDL đã có những thành tựu nhất định trong những năm gần đây.

Biểu đồ 3 3 Doanh thu ngành kinh tế du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế qua các 1

Biểu đồ 3.3: Doanh thu ngành kinh tế du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm

Nguồn: [91]; [92]; [93]; [94]; [95]; [96]

Tuy nhiên, trong năm 2015 và 2016 với bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro; an ninh khu vực và tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường nên nhìn chung đã ảnh hưởng đến lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và tỉnh TT-Huế nói riêng, khiến doanh thu ngành KTDL tỉnh năm 2015 có sụt giảm nhẹ


và mức đóng góp của ngành KTDL vào GDP địa phương cũng giảm so với các năm trước. Cụ thể, năm 2006, tỷ lệ đóng góp ngành KTDL trong GDP tỉnh đạt hơn 28%, đến năm 2010 tỷ lệ này là 38% và trong năm 2016, mức đóng góp của ngành KTDL vào GDP tỉnh giảm còn 26,31% [30].

Bảng 3.1: Doanh thu ngành kinh tế du lịch các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2016

Đơn vị: tỷ đồng


Địa phương

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tỉnh Thiên Huế

1338

1657

2210

2441

2708

3000

3203

Đà Nẵng

3097

4600

6000

7784

9870

11800

12786

Quảng Nam

2280

2907

3418

4320

5170

6255

6546

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Nguồn: [93]; [94]; [95]; [96]; [102]; [103]; [104]; [105]; [106]; [107]; [108];

[109]; [110]; [111]; [112]; [113]

Mặc dù đạt mức tăng trưởng khá, tuy nhiên khi so sánh với các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam lại cho thấy sự khiêm tốn về doanh thu ngành KTDL tỉnh TT-Huế. Cụ thể trong năm 2010, doanh thu ngành KTDL của tỉnh TT-Huế đạt 1.338 tỷ đồng, gần bằng

½ so với Đà Nẵng. Đến năm 2016, doanh thu ngành KTDL của Đà Nẵng và Quảng Nam lần lượt là 12.786 tỷ đồng và 6.546 tỷ đồng, vượt xa mức doanh thu 3.203 tỷ đồng của tỉnh TT-Huế [93]; [94]; [95]; [96]; [104]; [107]; [110].

Bảng 3.2: So sánh doanh thu ngành kinh tế du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế với vùng Bắc - Nam Trung Bộ và toàn quốc giai đoạn 2010 - 2016

Đơn vị: tỷ đồng


Khu vực

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

TT-Huế

1.338

1.657,5

2.210

2.441,2

2.708

3.000

3203

Vùng Bắc - Nam Trung Bộ

16.010

21.347

26.936

33.772

43.105

50.690


Toàn quốc

96.000

130.000

160.000

200.000

230.000

337.830

400.000

Nguồn: [93]; [94]; [95]; [96]; [134]

Vùng Bắc - Nam Trung Bộ với vị trí, vai trò quan trọng và được quy hoạch là địa bàn chiến lược trong phát triển KTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong giai đoạn từ 2010 - 2015, doanh thu KTDL tỉnh TT-Huế thường chiếm tỷ lệ khoảng 6 - 8% doanh thu KTDL vùng Bắc - Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, tỷ lệ đang có xu hướng giảm dần, với 8% năm 2010 thì đến năm 2015, doanh thu KTDL tỉnh TT- Huế chỉ chiếm khoảng 6% doanh thu KTDL Vùng Bắc - Nam Trung Bộ [134].


Như vậy, mặc dù doanh thu KTDL của tỉnh TT-Huế đang tăng dần qua các năm nhưng chỉ xét trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trưởng này lại khá thấp so với các địa phương lân cận là Quảng Nam, Đà Nẵng. Điều này dẫn đến tỷ trọng đóng doanh thu ngành KTDL của địa phương cho vùng Bắc - Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung ngày càng thấp. Đây là một vấn đề đáng lưu tâm đối với ngành KTDL tỉnh TT-Huế trong thời gian sắp tới.

3.2.1.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế du lịch

* Khai thác tài nguyên DL để xây dựng và phát triển sản phẩm DL

Tỉnh TT-Huế là một tỉnh ven biển miền Trung, là nơi hội tụ của núi, rừng, đầm phá, biển và quần thể di tích lịch sử đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển DL. Cụ thể, tỉnh được thiên nhiên ban tặng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vườn quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân, đầm phá Tam Giang… và Lăng Cô, một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Huế còn chứa đựng trong mình Quần thể di tích cố đô, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản và Châu bản triều Nguyễn được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trên góc độ liên kết, tỉnh TT-Huế có địa chính trị - kinh tế quan trọng, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp CHDCND Lào, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Myanmar, Thái Lan, Lào với biển Đông qua trục giao thông quốc lộ 1A chạy dọc theo tỉnh, là trung điểm và là điểm kết nối trong hành trình ‘‘con đường Di sản văn hóa thế giới miền Trung’’ và ‘‘con đường xanh Tây Nguyên’’. Tất cả những lợi thế này giúp địa phương có tiềm năng để phát triển các loại hình DL hấp dẫn, đặc biệt là DL di sản văn hóa và thiên nhiên.

Ngoài trọng tâm là DL di sản văn hóa và DL thiên nhiên, Nghị quyết 03- NQ/TU của UBND tỉnh TT-Huế ngày 08/11/2016 xác định các loại hình DL cần phát triển tại địa phương là: DL nghỉ dưỡng, DL chữa bệnh, DL cộng đồng, DL biển, đầm phá, DL hội nghị, hội thảo (MICE), DL ẩm thực, DL vui chơi giải trí (casino), DL mua sắm. Đặc biệt, chính quyền địa phương xác định nhiệm vụ trọng tâm là việc thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu DL, các sản phẩm DL cao cấp ở vùng ven biển, đầm phá ở Chân Mây - Lăng Cô và Bạch Mã để bổ sung cho thành phố di sản Huế nhằm thu hút khách quốc tế [167].


Như vậy, có thể khẳng định việc định hướng phát triển các sản phẩm DL của tỉnh TT-Huế là tương đối phù hợp với tình hình tài nguyên và đặc thù DL địa phương. Cho đến nay, ngành KTDL tỉnh TT-Huế đã đạt được một số kết quả nhất định, tiêu biểu là đã xây dựng được “Con đường di sản miền Trung” và “Con đường di sản Đông Dương”; mở các đường bay mới như Huế - Bangkok, Huế - Đà Lạt, Huế

- Nha Trang để phục vụ khách DL. Một số thương hiệu DL ngày càng nổi tiếng và góp mặt vào các bảng xếp hạng quốc tế uy tín như đèo Hải Vân, phá Tam Giang, vịnh Lăng cô, Kinh thành Huế… Bên cạnh đó, theo đánh giá của khách DL quốc tế trên trang Tripadvisor (2015), Huế là điểm đến hấp dẫn đứng thứ 04 tại Việt Nam (sau Hà Nội, Hội An và Hồ Chí Minh).

Tuy nhiên, việc khai thác và phát triển các sản phẩm DL của tỉnh TT-Huế vẫn còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm DL chủ yếu xoay quanh mảng DL di sản văn hóa ở nội đô, vốn đã quá nhàm chán với du khách. Các hoạt động vui chơi giải trí dành cho khách DL vào ban đêm khá ít ỏi (chỉ có đi thuyền trên sông Hương, thưởng thức ẩm thực và Phố đi Bộ vào 3 ngày cuối tuần). Việc gắn kết DL văn hoá, DL nhà vườn, DL ẩm thực với các hoạt động lễ hội, ca múa nhạc mang bản sắc Huế phục vụ nhu cầu khách tham quan chưa đồng bộ; việc xã hội hoá các hoạt động DL bước đầu có chuyển biến nhưng tiến triển chậm do thiếu nhiều cơ chế, chính sách chưa hợp lý và thực sự hấp dẫn. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và công tác xây dựng các định hướng chiến lược về hệ thống các dịch vụ theo chuyên đề chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, các điểm đến tại tỉnh TT-Huế lại cách xa nhau, cơ sở hạ tầng không đảm bảo kết nối thuận tiện cũng khiến cho việc khai thác các chương trình, sản phẩm và dịch vụ DL tại địa phương gặp cản trở phần nào.

* Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư

Từ năm 2000 đến nay, tỉnh TT-Huế đã thu hút và cấp phép cho 544 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 168.259 tỷ đồng, trong đó có 92 dự án từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư là 2.620,76 triệu USD tương đương 57.565 tỷ đồng, chiếm 56,9% tổng vốn đăng ký đầu tư. Trong số 544 dự án, theo thống kê hiện có 285 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 33.637 tỷ đồng, có 180 dự án đang triển khai với tổng vốn đăng ký 13.140 tỷ đồng và 37 dự án đã thu hồi với tổng vốn đăng ký 5.225 tỷ đồng [100].


Bảng 3.3: Tình hình đầu tư nước ngoài Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ giai đoạn 1988 - 2016



STT


Địa Phương


Số dự án

Vốn Đầu tư Đăng ký

Tổng vốn Đầu tư

(USD)

So với Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (%)

1

Quảng Nam

130

5.454.941.473

30,78

2

Quảng Ngãi

49

4.115.727.781

23,23

3

Đà Nẵng

428

3.992.235.994

22,53

4

TT-Huế

97

2.113.957.102

11,93

5

Phú Yên

83

2.043.349.308

11,53

Tổng số

787

17,720,211,658


Cả nước

21.749

290,203,384,944

Nguồn: [144]

Giai đoạn 2011 - 2016, tỉnh TT-Huế đã kêu gọi và cấp phép cho 100 dự án đầu tư chiếm 20,2% tổng số dự án, với tổng vốn đăng ký 31.000 tỷ đồng chiếm 30,6% tổng vốn đăng ký đầu tư, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là 35 dự án với tổng vốn đăng ký 758 triệu USD (tương đương 15.160 tỷ đồng), chiếm 48,9% tổng vốn đăng ký giai đoạn 2011 - 2016 [100].

Mặc dù vậy, nếu xét trong Vùng Kinh tế Trọng điểm Trung bộ giai đoạn 1988 - 2016, địa phương thu hút được 97 dự án FDI với tổng số vốn hơn 2,113 tỷ USD, chiếm 11,93% tổng vốn đăng ký của cả Vùng, xếp thứ 3 về số dự án và thứ 4 về tổng số vốn đăng ký. Đối với lĩnh vực KTDL, tính đến hết năm 2016, địa phương chỉ thu hút được 17 dự án FDI, chủ yếu là đầu tư phát triển các khách sạn và dịch vụ DL, trong đó chỉ có 12 dự án là đang hoạt động hoặc đang triển khai xây dựng cơ bản [144].

Không những vậy, tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh TT-Huế tính theo giá so sánh 2010 trong giai đoạn 2010 - 2016 chỉ đạt 76.128,67 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với mức 92.462,61 tỷ đồng của Quảng Nam, 170.635,15 tỷ đồng của Đà Nẵng và chỉ nhỉnh hơn Phú Yên (68.610,00 tỷ đồng) trong Vùng Kinh tế Trọng điểm Trung bộ[144]. Một điểm đáng lưu ý là tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh TT-Huế luôn thấp hơn Quảng Nam và Đà Nẵng qua từng năm trong giai đoạn này.


Biểu đồ 3 4 Vốn đầu tư trên địa bàn của các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế 2

Biểu đồ 3.4: Vốn đầu tư trên địa bàn của các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Trung Bộ qua các năm tính theo giá so sánh 2010

Nguồn: [14]; [15]; [16]; [17]; [18]; [19]; [20]; [21]; [22]; [23]; [24]; [25]; [28]; [29]; [30]

Tiếp đến, tỷ lệ vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh TT-Huế cho dịch vụ lưu trú và ăn uống có sự sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2010 - 2016. Từ mốc 17,1% vào năm 2010 xuống còn 4,5% vào năm 2016 (thấp hơn 6,0% của Quãng Ngãi, 6,0% của Phú Yên và 7,9% của Đà Nẵng). Trong khi đó, vốn đầu tư cho lĩnh vực vui chơi giải trí của tỉnh TT-Huế không cao, khi chỉ dao động từ 1% đến 2% trong giai đoạn 2010 đến 2016 (thấp hơn rất nhiều so với gần 5% của Đà Nẵng).

Bảng 3.4: Tỷ lệ vốn đầu tư trên địa bàn cho dịch vụ lưu trú ăn uống

và dịch vụ vui chơi giải trí của các tỉnh thuộc Vùng kinh tế Trọng điểm Trung Bộ qua các năm tính theo giá so sánh 2010

Đơn vị tính: %


Địa phương

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Vốn đầu tư dịch vụ lưu trú và ăn uống theo giá so sánh 2010


TT-Huế

17,1

18,0

17,6

9,3

3,3

4,3

4,5

Quảng Nam

11,0

10,7

1,7

3,3

3,2

3,3

3,1

Quảng Ngãi

2,9

6,7

5,8

5,3

6,2

5,9

6,0

Đà Nẵng

5,7

6,9

7,6

7,6

7,7

7,6

7,9

Phú Yên

9,5

9,2

6,9

6,5

9,1

6,2

6,0

Vốn đầu tư cho vui chơi giải trí theo gía so sánh 2010


TT-Huế

1,5

1,3

1,2

1,2

2,0

1,6

1,9

Quảng Nam

0,5

0,5

0,5

2,0

2,7

2,1

2,3

Quảng Ngãi

0,3

0,0

0,0

0,1

0,1

0,1

0,1

Đà Nẵng

4,1

3,8

2,4

4,8

4,9

4,9

4,4

Phú Yên

1,3

1,2

0,6

0,3

0,6

0,3

0,4

Nguồn: [14]; [15]; [16]; [17]; [18]; [19]; [20]; [21]; [22]; [23]; [24]; [25]; [28]; [29]; [30]


Vốn đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến KTDL tỉnh TT-Huế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Điều này có thể lý giải khi công tác xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng và sản phẩm DL, dịch vụ còn yếu, một phần do quy mô doanh nghiệp trên địa bàn còn nhỏ, thiếu năng lực và kinh phí để đầu tư vào các dịch vụ cao cấp, trọng điểm. Mặt khác, thời gian qua, tỉnh đã kêu gọi nhưng còn ít nhà đầu tư có thương hiệu tham gia vào lĩnh vực lưu trú, giải trí, mua sắm, phục vụ phát triển DL, dịch vụ; thiếu các loại hình dịch vụ, điểm mua sắm, mặt hàng lưu niệm chất lượng cao.


Biểu đồ 3 5 Thống kê cơ sở lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 3

Biểu đồ 3.5: Thống kê cơ sở lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm

Nguồn: [91]; [92]; [93]; [94]; [95]; [96]


Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện qua khai thác cơ sở vật chất ngành KTDL. Cụ thể đối với dịch vụ lưu trú, tổng số cơ sở lưu trú tại tỉnh cho đến nay không có nhiều biến động, kể từ khi tăng trưởng vượt bậc vào năm 2008 và năm 2011. Năm 2016, tỉnh có 593 cơ sở với 10.413 phòng và 17.485 giường. Tuy nhiên, số cơ sở được xếp hạng sao chỉ chiếm trung bình 23% tổng số cơ sở lưu trú và hầu như không có sự gia tăng đáng kể nào trong 6 năm qua (giai đoạn 2011 - 2016), phân khúc cơ sở lưu trú chiếm chủ đạo là hệ thống nhà nghỉ, nhà trọ [91]; [92]; [93]; [94]; [95]; [96].

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí