Biểu đồ 3.6: Cơ cấu doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống của tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016
Nguồn: [22]; [30]
Tương tự như Quảng Nam, các cơ sở lưu trú và ăn uống tại tỉnh TT-Huế chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, phần lớn có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng. Mặc dù khách DL đến tỉnh TT-Huế gia tăng trong 5 năm trở lại đây, tuy nhiên, công suất sử dụng phòng chỉ quanh quẩn ở mức 55% (Sở DL TT-Huế, 2016), thấp hơn công suất sử dụng phòng bình quân cả nước là 61,9% trong năm 2015 (Grant Thornton Việt Nam, 2016) [55].
Đối với dịch vụ lữ hành, tính đến hết năm 2016, tỉnh TT-Huế có 81 đơn vị lữ hành, với 39 đơn vị quốc tế, 33 đơn vị nội địa và 9 đại lý, văn phòng nội địa [96]. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp lữ hành địa phương có quy mô nhỏ, tập trung khai thác mảng DL di sản trong nội đô thành phố Huế, cạnh tranh chủ yếu về giá và ít đưa ra các sản phẩm DL mới lạ, hấp dẫn. Trên thực tế, lượng khách theo tour đến tỉnh TT- Huế chủ yếu là của các công ty lữ hành lớn trong và ngoài nước, du khách chỉ ghé tỉnh TT-Huế trong một thời gian khá ngắn và tiếp tục di chuyển đến Hội An, Đà Nẵng… theo hành trình đã định sẵn.
Sự cạnh tranh về giá diễn ra rất khốc liệt trên tất cả các phân khúc khách hàng. Các doanh nghiệp lữ hành không đủ tiêu chuẩn, nhỏ lẻ hoạt động một cách tràn lan, phá giá dịch vụ nhằm bán được tour cho khách hàng, khiến chất lượng tour phục vụ du khách bị cắt xén đáng kể. Trong khi đó, thị phần khách Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm khoảng 13% tổng khách quốc tế đến tỉnh TT-Huế (94.000 lượt khách trong năm 2016) và đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, các đoàn khách này đều được tổ chức và sử dụng dịch vụ tại các cơ sở lữ hành, ăn uống, lưu trú do người Hàn Quốc, Trung
Quốc chi phối. Các doanh nghiệp DL trong nước không kiếm được lợi nhuận từ nguồn khách này và ngân sách nhà nước cũng không thu được bao nhiêu, ngoại trừ tiền vé tham quan [96].
Để hạn chế việc phá giá, ép giá của các doanh nghiệp DL. Hiệp hội DL tỉnh TT- Huế đã quản lý bằng cách buộc các hội viên cam kết mức “giá sàn” đối với các dịch vụ DL cụ thể. Tuy nhiên, do không có chế tài để xử lý, nên hiện tượng này vẫn diễn ra tại các doanh nghiệp DL trên địa bàn.
* Về phát triển nguồn nhân lực ngành KTDL
Trong giai đoạn 2006 - 2016, lực lượng lao động tỉnh TT-Huế chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ lệ lực lượng lao động tại khu vực thành thị tăng từ 28.6% lên 53%, trái ngược với sự giảm sút từ 71.4% còn 47.0% của khu vực nông thôn. Lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh là 612.060 người, chiểm 53,52% tổng dân số, phần lớn tập trung tại khu vực thành thị. Trong đó, lực lượng lao động qua đào tạo đã có bước chuyển biến tích cực từ 15,3% năm 2010 lên đến 22,50% năm 2016 [26]; [27];
[28]; [29]; [30].
Bảng 3.5: Thực trạng lao động ngành kinh tế du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2006 đến năm 2016
Chỉ Tiêu | ĐVT | Năm | ||||
2006 | 2010 | 2015 | 2016 | |||
1 | Tổng số lao động ngành DL | người | 4.530 | 8.100 | 12.000 | 12.500 |
Lao động trực tiếp | người | 3.964 | 7.088 | 10.550 | 10.780 | |
Lao động gián tiếp | người | 566 | 1.012 | 1.450 | 1.720 | |
2 | Trình độ lao động | |||||
ĐH, CĐ trở lên | % | 10 | 29 | 35 | 37 | |
Sơ cấp, Trung cấp | % | 45 | 50 | 49 | 50 | |
Chưa qua đào tạo | % | 45 | 21 | 16 | 13 | |
3 | Lĩnh vực | |||||
Lao động tại khách sạn, nhà hàng | người | 3.935 | 7.035 | 10.500 | 10.690 | |
Lao động tại cơ sở lữ hành | người | 269 | 481 | 750 | 800 | |
Lao động tại các cơ sở vận chuyển | người | 65 | 116 | 200 | 210 | |
Dịch vụ khác | người | 262 | 468 | 550 | 800 | |
4 | Nghiệp vụ | |||||
Lao động quản lý | người | 553 | 989 | 1.400 | 1.450 | |
Lao động nghiệp vụ | người | 3.678 | 6.576 | 9.400 | 9.565 | |
5 | Số hướng dẫn viên DL | người | 295 | 527 | 1.200 | 1.350 |
Tỷ lệ biết ngoại ngữ | % | 33,22 | 59,4 | 80 | 81 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Tỉnh Thừa Thiên Huế Về Thúc Đẩy Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững
- Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Của Tỉnh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 2005 -2016
- Phân Tích Thực Trạng Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 2006 - 2016
- Cơ Cấu Chi Tiêu Bình Quân Một Ngày Khách Quốc Tế Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tổng Hợp Vốn Ngân Sách Đầu Tư Tu Bổ Di Tích Tỉnh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 2006 - 2016
- Khối Lượng Chất Thải Phát Sinh Trong 1 Ngày Qua Các Năm Và Dự Báo Trong Tương Lai Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Nguồn: [91]; [92]; [93]; [94]; [95]; [96]
Năm 2016, lao động ngành KTDL tỉnh đạt 12.500 người, tăng 7.970 người so với năm 2006 và hơn 4.400 so với năm 2010, với gần 88% là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động KTDL. Trong đó, lực lượng lao động tại khách sạn, nhà hàng chiếm tỷ lệ cao nhất với 84,98%, số lao động còn lại phân bổ vào các cơ sở lữ hành (6,36%), các cơ sở vận chuyển (1,67%) và các dịch vụ khác (7,00%) [96].
Giai đoạn 2006 - 2016, lao động ngành KTDL đã có sự chuyển biến tích cực xét trên cơ cấu trình độ chuyên môn. Theo đó, tỷ lệ lao động trong ngành KTDL có trình độ đại học, cao đẳng trở lên đạt 37% vào năm 2016 (so với mức 10% vào năm 2006), tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm từ 45% vào năm 2006 xuống còn 13% vào năm 2016. Bên cạnh đó, số lượng hướng dẫn viên DL có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Từ chỗ 295 hướng dẫn viên vào năm 2006 (với chỉ 33,22% biết ngoại ngữ), con số này tăng lên đến 527 hướng dẫn viên vào năm 2010 (với 59,4% viết ngoại ngữ) và đạt mốc
1.350 hướng dẫn viên vào năm 2016 (đạt mốc 81% biết ngoại ngữ) [91]; [96].
Sự chuyển biến tích cực trong số lượng và chất lượng lao động ngành KTDL tỉnh TT-Huế có thể được lý giải bởi nguồn nhân lực DL được cung cấp từ các cơ sở giáo dục đào tạo. Tỉnh TT-Huế là trung tâm giáo dục đào tạo lớn của miền Trung và cả nước. Toàn tỉnh có 02 trường đại học (Đại học Huế, Đại học dân lập Phú Xuân), 02 học viện (Học viện hành chính khu vực miền Trung, Học viện Âm nhạc Huế), 05 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng nghề DL, trường Cao đẳng nghề số 23 Bộ Quốc Phòng, Cao đẳng y tế), 08 trường trung cấp và hơn 20 cơ sở có tham gia đào tạo nghề. Trong đó, Đại học Huế có 08 đại học thành viên, 02 khoa và 01 phân hiệu tại Quảng trị, 10 viện và trung tâm nghiên cứu [13].
Bảng 3.6: Các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Cơ sở đào tạo | |
1 | Khoa DL - Đại học Huế |
2 | Đại học Phú Xuân |
3 | Cao đẳng Nghề DL TT-Huế |
4 | Cao đẳng Công nghiệp Huế |
5 | Cao đẳng Nghề Nguyễn Tri Phương |
6 | Trung cấp Âu Lạc Huế |
7 | Trung cấp Kinh tế - DL Duy Tân |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tỉnh TT-Huế
Tỉnh có 7 cơ sở đảm nhận phần lớn việc đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân lực về DL từ trung cấp đến đại học. Khoa DL trực thuộc Đại học Huế chuyên đào tạo
cử nhân, Cao đẳng nghề DL Huế đảm nhận đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp, và hàng loạt các cơ sở giáo dục khác có mã ngành DL từ đào tạo nghề cho đến cao đẳng. Cơ sở đào tạo và hệ thống kiến thức của tỉnh TT-Huế có nền tảng tốt hơn nhiều so với Quảng Nam (là địa phương lân cận và có nhiều điểm tương đồng đối với TT-Huế trong phát triển KTDL). Tính đến nay, Quảng Nam chỉ có 02 đại học, 09 trường cao đẳng, 06 trường trung cấp và 19 trung tâm dạy nghề, trong đó chỉ có trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật và DL Quảng Nam có chương trình đào tạo hướng dẫn viên DL và nghiệp vụ lễ tân trong hai năm. Điều này càng được khẳng định trong lĩnh vực đào tạo nghề, khi tỷ lệ số lao động của doanh nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề của tỉnh TT-Huế (45,24%) cao vượt trội so với Quảng Nam (36,46%) hay mức trung vị của cả nước (36,80%). Nếu so sánh về tỷ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề trên số lao động chưa qua đào tạo, tỉnh TT-Huế vẫn có chỉ số cao hơn nhiều so với Quảng Nam và mức trung vị của cả nước (lần lượt là 6,38% so với 4,05% và 4,36%) [79].
Tuy nhiên, ngành KTDL tỉnh TT-Huế vẫn đang thiếu hụt nguồn nhân lực DL chất lượng cao, và đây là điểm hạn chế chung của hầu hết các địa phương DL trong cả nước hiện nay. Trong những năm qua, mặc dù nhân lực DL của TT-Huế có nhiều sự cải thiện về chất lượng và số lượng, được đánh giá cao hơn so với nguồn nhân lực DL tại các địa phương lân cận, tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao, lành nghề đặc biệt ở cấp độ cấp độ quản lý đang có sự thiếu hụt.
Biểu đồ 3.7: Đào tạo lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế so với tỉnh Quảng Nam và trung vị cả nước năm 2016
Nguồn: [79]
Theo ý kiến phỏng vấn của các chuyên gia, các doanh nghiệp DL tại TT-Huế, đặc biệt là các cơ sở lưu trú và lữ hành đang thiếu hụt nhân lực tại tất cả các lĩnh vực: buồng phòng, bếp, nhân sự, sales & marketing, lữ hành… rất hiếm. Có những vị trí phải đào tạo từ 5 đến 10 năm mới đạt chuẩn. Nguyên nhân có thể được lý giải là: (i) Riêng ở Huế, số lượng cơ sở DL lớn được hình thành mới còn khá hạn chế nên nhu cầu tuyển dụng lao động thấp; trong khi đó, các cơ sở cũ thì đã bão hòa về nguồn lao động;
(ii) Mức lương lao động được hưởng có sự chênh lệch khá cao giữa Huế với các địa phương khác, thu nhập ở TT-Huế thường thấp hơn nên lao động chọn nơi làm việc có thu nhập cao là điều không khó hiểu.
* Về ứng dụng khoa học và công nghệ trong KTDL
Theo thời gian, công tác ứng dụng khoa học và công nghệ trong các cơ sở kinh doanh DL cũng như các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh TT-Huế có những tiến bộ nhất định. Nhiều công ty lữ hành, lưu trú đã đầu tư nhiều trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại (máy chủ, mạng Internet, các trang mạng xã hội, ứng dụng trên di động thông minh…) để quảng bá, giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm DL.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý trong lĩnh vực KTDL được ứng dụng và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Đặc biệt trong các chương trình phối hợp xúc tiến quảng bá điểm đến, xây dựng thương hiệu DL, phổ biến hình ảnh DL của vùng ra quốc tế… Một số chương trình được ứng dụng mang lại hiệu quả cao như: (i) Ứng dụng di động Hue Fesstival (dùng cho máy tính bảng và điện thoại di động thông minh) được Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh TT-Huế, Công ty GOSU và Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp xây dựng trên cả 3 nền tảng phổ biến là iOS, Android và Windows Phone; (ii) Ứng dụng Hue Info với các chức năng như tra cứu lịch trình các kỳ Festival Huế, tra cứu các địa điểm, DL xứ Huế, xem và chia sẻ cảm nhận du khách bốn phương về xứ Huế, con người Huế; thư viện tổng hợp hình ảnh, video về Huế. Ứng dụng này cũng đã có trên các chợ ứng dụng di động.
Về phía Sở Du lịch tỉnh TT-Huế, đã có trang web về quản lý ngành và trang web tiếng Nhật để quảng bá DL cho thị trường Nhật, và đang tiến hành xây dựng trang web đa ngôn ngữ để phục vụ công tác quảng bá KTDL trong thời gian tới. Tiếp tục triển khai xây dựng kênh thông tin trên mạng xã hội để cung cấp thông tin về quản lý ngành, cũng như quảng bá về văn hóa, ẩm thực con người Huế.
Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật tại tỉnh TT-Huế chỉ dừng ở mức cơ bản như website, thư email, facebook,… nên chưa khai
thác và tối ưu những lợi ích của công nghệ thông tin. Hầu như chưa có một đơn vị DL nào có một chiến lược cụ thể cũng như chiều sâu về mảng này, tổng thể ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin của tỉnh TT-Huế so với các tỉnh khác như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng còn nhỏ hẹp, chưa mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho ngành KTDL.
3.2.1.3. Thực trạng khai thác nguồn khách du lịch
* Số lượng và cơ cấu khách DL
+ Về chỉ số khách DL nội địa:
Trong giai đoạn 2006 - 2016, lượng khách DL đến tỉnh TT-Huế gia tăng khá đều, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng gần 11%/năm. Trong năm 2006, tổng lượt khách tham quan, DL đạt hơn 1,44 triệu lượt khách, đến năm 2010 đạt khoảng 1,75 triệu lượt khách và con số này đã tăng lên hơn 3,2 triệu lượt khách trong năm 2016, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 2/3 tổng lượt khách [91]; [92]; [93]; [94]; [95]; [96].
Biểu đồ 3.8: Thống kê tổng lượng khách và khách trong nước đến tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016
Nguồn: [91]; [92]; [93]; [94]; [95]; [96]
Sự gia tăng tổng số lượt khách DL đến tỉnh TT-Huế đến từ cả khách quốc tế và khách nội địa. Đối với khách trong nước, năm 2006, lượng khách DL trong nước đạt
816.281 lượt, tăng lên đến hơn 1 triệu lượt vào năm 2010 và đạt hơn 2,2 triệu lượt vào năm 2016. Sự tăng trưởng này cho thấy tỉnh TT-Huế vẫn là một điểm đến hấp dẫn du khách trong giai đoạn này [91]; [92]; [93]; [94]; [95]; [96].
+ Về chỉ số khách DL quốc tế:
Biểu đồ 3.9: Tổng số lượt khách quốc tế và tỷ lệ khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016
Nguồn: [91]; [92]; [93]; [94]; [95]; [96]
Năm 2006, lượt khách quốc tế đến địa phương là 630.535 lượt, chiếm gần 44% tổng số lượt khách đến tỉnh TT-Huế. Đến năm 2016, mặc dù lượt khách quốc tế đến tỉnh TT-Huế tăng lên hơn 1 triệu lượt khách, nhưng chỉ chiếm chưa tới 33% tổng số lượt khách đến địa phương. Sự sụt giảm này mang đến một thực tế đáng buồn cho ngành KTDL địa phương, khi khách quốc tế thường có thu nhập cao (nhất là khách quốc tế ở khu vực Châu Âu và một vài quốc gia phát triển như Nhật Bản…) và có khả năng chi tiêu nhiều hơn tại địa phương [91]; [96].
Bảng 3.7: So sánh lượng khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế với vùng Bắc - Nam Trung Bộ và toàn quốc giai đoạn 2010 - 2016
Đơn vị: Lượt khách
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | Tốc độ tăng TB (%/năm) | |
Tỉnh TT-Huế | 708.430 | 806.415 | 867.904 | 927.828 | 1.007.290 | 1.023.015 | 1.088.127 | 3,1 |
Vùng Bắc - Nam Trung Bộ | 3.328.082 | 3.915.390 | 4.399.638 | 5.104.940 | 5.778.935 | 6.551.950 | 14,5 | |
Toàn quốc | 5.049.855 | 6.014.032 | 6.847.678 | 7.572.352 | 7.874.312 | 7.943.651 | 10.012.735 | 12% |
Nguồn: [93]; [94]; [95]; [96]; [171]
Khi so sánh với vùng Bắc - Nam Trung Bộ và toàn quốc cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế của tỉnh TT-Huế là khá thấp. Trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trường bình quân khách quốc tế của tỉnh TT-Huế chỉ 3,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân là 14,5% của Vùng Bắc - Nam Trung Bộ và 12% của toàn quốc. Điều này một lần nữa phản ánh khả năng thu hút khách quốc tế của tỉnh TT-Huế còn nhiều hạn chế [93]; [94]; [95]; [96]; [171].
Biểu đồ 3.10: Các kênh tiếp cận thông tin về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế của du khách
Nguồn: [80]
Điều này có thể lý giải thông qua sự hạn chế trong công tác xúc tiến và quảng bá DL địa phương. Ngành KTDL địa phương chủ yếu quảng bá điểm đến, sản phẩm DL và Festival Huế thông qua trang web www.dulich.thuathienhue.gov.vn, www.vietnamhuekanko.com (tiếng Nhật), gửi email đến các doanh nghiệp DL trong và ngoài nước, phát hành ấn phẩm, tổ chức sự kiện quảng bá DL, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, đón các đoàn famtrip và presstrip.
Bên cạnh đó, tỉnh TT-Huế đã xây dựng các pano dẫn tuyến, xây dựng Trung tâm thông tin DL và hỗ trợ du khách để quảng bá tại chỗ và hỗ trợ du khách về sản phẩm dịch vụ. Mặc dù vậy, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến của địa phương khá thấp, chỉ từ 1,2 tỷ VND đến 1,5 tỷ VND mỗi năm và thiếu vắng hoàn toàn sự tham gia của doanh nghiệp trong các hoạt động này [80].
* Thời gian lưu trú trung bình của du khách
Biểu đồ 3.11: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch theo từng tỉnh
Nguồn: [34]