Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Của Tỉnh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 2005 -2016


trong những khu rừng nhóm A cuối cùng còn lại ở Việt Nam với 16.900 ha được che phủ bởi rừng nguyên sinh, là nơi sinh sống của khoảng 2.147 loài thực vật (54 loài được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam) và 1.175 loài động vật (69 loài được liệt kê vào Sách Đỏ Việt Nam).

Ngoài ra, tỉnh TT-Huế còn hội tụ các điểm DL thiên nhiên khác có tiềm năng để phát triển thành các điểm DL hấp dẫn khách DL. Điển hình như: tại huyện Phong Điền (Khu nghĩ dưỡng Suối khoáng nóng Thanh Tân), huyện Phú Lộc (Khu DL Suối Voi),…

- Biển và đầm phá: Tỉnh TT-Huế sở hữu hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích 22.000 ha và được biết đến là hệ đầm phá thuộc cỡ lớn nhất trên thế giới. Nơi đây là nhà của hơn 30 loài chim nước bản địa và là điểm dừng chân của hơn 30 loài chim nước di chú, nhiều loài trong đó có tên trong Sách đổ Việt Nam.

Bên cạnh đầm phá, tỉnh TT-Huế còn có hàng loạt các bãi biển đẹp và nổi bật nhất là Vịnh Lăng Cô. Với chiều dài 42,5 km, cách Thành phố Huế hơn 60 km và cách Đà Nẵng 20 km; Vịnh Lăng Cô là vịnh biển gần như nguyên sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân. Nơi đây sở hữu hệ sinh thái đa dạng, phong phú và còn là một bộ phận trên con đường di sản miền Trung và nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây. Với những giá trị mà thiên nhiên ban tặng, Vịnh Lăng Cô vinh dự có tên trong danh sách 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới [134].

* Tài nguyên DL nhân văn

- Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa: Với bền dày lịch sử gần 400 năm (1558 - 1945) là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn và 13 triều vua nhà Nguyễn, tỉnh TT-Huế hiện đang lưu giữ gần 900 di tích, trong đó có 84 di tích cấp quốc gia và 52 di tích cấp tỉnh. Trong đó, tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hằng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO. Tổng kiến trúc của quần thể được xây dựng trên diện tích trên 500 ha gồm hệ thống lăng tẩm, cung điện, các công trình kiến trúc tôn giáo, kiến trúc dân dụng (phủ đệ, nhà cổ)...và được bao bọc bởi ba vòng thành: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cẩm Thành.

Bên cạnh đó, tỉnh TT-Huế còn sở hữu hệ thống 7 khu lăng tẩm được triều đình xây dựng với các lối kiến trúc riêng biệt phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, Dục Ðức, Ðồng Khánh và Khải Ðịnh. Cùng với đó là hệ thống công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với


thể chế của hoàng quyền đã góp phần không nhỏ vào các giá trị văn hóa lịch sử cho mảnh đất văn hiến này, bao gồm: Phu Văn Lâu, Đàn Nam Giao…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Ngoài ra, tỉnh TT-Huế còn có trên 500 di tích lịch sử cách mạng (khu di tích lịch sử chín hầm, Địa Đạo A Đon...) và hệ thống các di tích lưu niệm của các danh nhân lỗi lạc như Phan Bội Châu, Nguyễn Tri Phương, Trần Cao Vân…

Mật độ phân bố hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa tỉnh TT-Huế trung bình là 0,18 di tích/ km2 và Thành phố Huế là nơi có mật độ tập trung di tích dày đặc nhất, gấp gần 30 lần mật độ trung bình toàn tỉnh. Chính sự phân bố các di tích với mật độ cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KTDL [54].

- Hệ thống chùa chiền, niệm phật đường: tỉnh TT-Huế tự hào là nơi hội tụ hơn 300 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ, trong đó trên 100 chùa cổ, hầu hết vẫn giữ được nét cổ kính của kiến trúc Á Đông và Việt Nam. Ngoài ra, tỉnh TT-Huế còn tự hào có được hệ thống những ngôi nhà vườn êm ả thanh bình, một tổ hợp kiến trúc và cảnh quan kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố cơ bản là Nhà và Vườn, tạo nên một không gian sống mang đậm đặc trưng của văn hóa Huế.

- Hệ thống các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời: Tỉnh TT-Huế còn nổi tiếng với hệ thống các làng nghề nổi tiếng với bề dày lịch sử lâu đời, nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử được kết tinh trong từng sản phẩm tinh xảo. Tỉnh hiện có 88 làng nghề; trong đó có 69 làng nghề truyền thống, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du nhập với trên 2.600 cơ sở sản xuất. Tiêu biểu là các làng nghề: Đúc đồng Phường Đúc, hoa giấy Thanh Tiên (Phú Vang), tranh Làng Sình, gốm Phước Tích, đan lát Bao La, dệt zèng (A Lưới)….

- Di sản phi vật thể và Di sản tư liệu thế giới: Nhã nhạc cung đình Huế đã trở thành niềm tự hào của tỉnh TT-Huế nói riêng và Việt Nam nói chung khi trở thành di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được ghi tên trong 28 kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại lần thứ hai. Bên cạnh đó, Mộc bản và Châu bản triều Nguyễn cũng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào các năm 2009 và 2014. Trong đó, Mộc bản là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và Châu bản là các tài liệu hành chính của triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

- Hệ thống các lễ hội dân gian và lễ hội cung đình: Một trong những yếu tố góp phần quan trọng tạo nên sắc thái văn hóa độc đáo của mảnh đất tỉnh TT-Huế là các lễ


hội truyền thống được tổ chức một cách trang trọng. Các lễ hội chính là “điểm sáng hội tụ của các hoạt động văn hóa - nghệ thuật đặc sắc của nhân dân - là một sinh hoạt cộng đồng có khả năng đáp ứng được nhiều mặt của nhu cầu văn hóa ấy” [174].

Nổi bật và mang tính đặc trưng văn hóa của Cung đình Huế đó chính là hệ thống lễ hội cung đình quan trọng như: lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã Tắc, lễ Truyền Lô,…Trong những năm gần đây, nhằm giữ gìn những nghi lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Huế, nhiều lễ hội ở Huế đã được nghiên cứu phục dựng, tiêu biểu như các lễ hội Cung đình.

- Văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng: Ẩm thực của Huế mang bản sắc độc đáo của địa phương và được hình hành qua một quá trình lịch sử lâu dài, chủ yếu là giai đoạn đóng vai trò kinh đô của đất nước dưới thời Nguyễn. Văn hoá ẩm thực Huế vừa mang phong cách sang trọng, cung đình, vừa mang phong cách giản dị, dân dã kể cả món ăn chay và ăn mặn. Văn hoá ẩm thực Huế được xem là một nguồn tài nguyên du lịch và là nội dung của hầu hết các tour du lịch đến Huế.

3.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:


Biểu đồ 3 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai 1

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 -2016

Nguồn: [26]; [27]; [28]; [29]; [30]

Trong giai đoạn 2005 - 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh TT- Huế khá cao, đạt 9,04%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Tuy nhiên, do chịu ảnh của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan nên tăng trưởng kinh tế địa phương vẫn chưa đều. Tính đến hết năm 2016, ngành dịch vụ tăng 11,7%, công nghiệp xây dựng tăng 9,7% và nông nghiệp tăng 3,3%, GDP toàn tỉnh tăng hơn 9 lần so với năm 2005 và thu nhập bình quân đầu người đạt 1.636 USD/ngườI, góp phần tạo


tiền đề phát triển ngành KTDL và các ngành kinh tế khác ở tỉnh TT-Huế trong thời gian qua.

- Cơ cấu kinh tế: tỉnh TT-Huế có cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2016 chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Trong đó, ngành du lịch dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 56,6% năm 2016, kế đến là ngành công nghiệp và xây dựng với tỷ trọng tăng dần, đạt 32,00% năm 2016; ngược lại, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm từ 20,20% năm 2005 xuống còn 11,21% năm 2016.

Biểu đồ 3 2 Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai 2

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2016 (theo giá thực tế)

Nguồn: [26]; [27]; [28]; [29]; [30]

Lĩnh vực các ngành dịch vụ có xu hướng tăng cao với giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 11,3%, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khách sạn, nhà hàng đạt 9,04%. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng, cơ sở vật chất một số ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao được đầu tư hiện đại về công nghệ, mở rộng về quy mô như các dịch vụ: tin học, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải... đặc biệt lĩnh vực khách sạn nhà hàng phát triển nhanh đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ ở tỉnh TT-Huế.

Lĩnh vực các ngành công nghiệp - xây dựng: giá trị sản xuất vẫn duy trì ở mức cao, tăng bình quân 14,5%. Năng lực sản xuất ngành công nghiệp tiếp tục được mở rộng, hình thành nhiều nhà máy, xí nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, từ khi ngành kinh tế du lịch phát triển, nhiều khách sạn, khu resort, nhà hàng được xây dựng; đồng thời các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật đã thu hút lao động càng nhiều và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.


Lĩnh vực ngành nông - lâm - thủy sản chứng kiến giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm thấp nhất trong các lĩnh vực, cụ thể là 5,2%. Tuy nhiên, ngành kinh tế du lịch phát triển nhanh chóng kéo theo đó là nhu cầu về tiêu dùng thực phẩm cũng đã phần nào tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển hơn.

Như vậy, trong giai đoạn 2005 - 2016, cơ cấu kinh tế tỉnh TT-Huế đã chuyển dịch hợp lý và phù hợp với xu thế chung của xã hội. Ngành kinh tế du lịch đã và đang phát triển mạnh theo hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đây là ngành có khả năng khai thác tốt nhất tài nguyên, tiềm lực kinh tế - xã hội và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh TT-Huế và cả nước. Ngoài ra, vốn đầu tư toàn tỉnh qua các năm cũng tăng dần, từ 3.493.000 triệu đồng năm 2005 lên 9.200.000 triệu đồng trong năm 2010 và đạt mức 11.760.953 triệu đồng vào năm 2016.

- Cơ sở hạ tầng: Xác định tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội địa phương nói chung và KTDL nói riêng. Tỉnh TT- Huế trong những năm vừa qua đã ưu tiên nguồn lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu phát triển KT-XH.

Trong những năm qua, tỉnh TT-Huế tập trung phát triển mạng lưới giao thông với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhằm tạo động lực để phát triển KT-XH cụ thể: phối hợp và hỗ trợ Bộ Giao thông và Vận tải triển khai dự án nâng cấp đường phía Tây thành phố Huế, triển khai các dự án nâng cấp các tuyến đường cao tốc, quốc lộ qua địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông của tỉnh thành một hệ thống thống nhất kết nối các vùng kinh tế động lực trong tỉnh.

Đối với hệ thống đường hàng không, tỉnh TT-Huế có sân bay quốc tế Phú Bài cách trung tâm thành phố Huế 13 km về phía Đông Nam với công suất đạt hơn 1,2 triệu lượt khách trong năm 2015, và hiện có ba hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jestar Pacific đang khai thác các chặng bay Hà Nội - Huế - Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh - Huế - TP.Hồ Chí Minh bằng tàu bay A320, A321 với 24 chuyến/ngày.

Đối với hệ thống đường thủy, tỉnh có cảng biển nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Trong đó, Cảng biển Chân Mây là cửa ngõ hướng ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất đối với các vùng trong khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây, đồng thời gần với khu DL trọng điểm quốc gia (Cảnh Dương - Lăng Cô - Hải Vân, Vườn quốc gia Bạch Mã). Với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng phát triển, cảng Chân Mây có cơ


hội để phát triển trở thành cảng đón được các cỡ tàu DL lớn nhất thế giới, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh TT-Huế trong việc phát triển loại hình DL tàu biển.

Các cơ sở hạ tầng khác như hệ thống phân phối điện, hệ thống cấp nước, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ,... trong thời gian qua đã được quan tâm đầu tư góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế du lịch tỉnh TT-Huế phát triển.

- Các nguồn lực xã hội: dân số tỉnh TT-Huế năm 2016 là 1.143.572 người, là tỉnh đông dân thứ 4 trong Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ và đứng thứ 58 so với cả nước, với 51.4% dân số sống ở nông thôn. Tuy nhiên, dân số phân bổ không đồng đều trên địa bàn tỉnh, tập trung đông nhất tại thành phố Huế, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc với tỷ lệ lần lượt là 31%, 15,9%, 12%, trong khi hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới chiếm tỷ lệ dân số thấp nhất với 2,2% và 4,1%.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH, về cơ bản chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đã được cải thiện rõ rệt qua từng giai đoạn. Trong 5 năm từ 2011 - 2015 có 192 nghìn người được đào tạo mới, theo cấp đào tạo: sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật khoảng 124 nghìn người (chiếm 65%), trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp khoảng 45 nghìn người (chiếm 23%), cao đẳng, đại học và sau đại học khoảng 23 nghìn người (chiếm 12%). Đặc biệt, tỉnh TT-Huế chứng kiến sự chuyển dịch rõ nét trong việc phát triển nhân lực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, cụ thể nhân lực trong khu vực dịch vụ tăng từ 201,2 nghìn người năm 2010 (chiếm 36,1% tổng nhân lực trong nền kinh tế quốc dân) lên 273 nghìn người năm 2016 (chiếm 43,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế quốc dân); khu vực công nghiệp - xây dựng giữ mức tăng tương đối từ 97,6 nghìn người năm 2010 lên khoảng 142 nghìn người năm 2016; trong khi đó khu vực nông lâm, thủy sản lại chứng kiến nhân lực giảm từ 203,6 nghìn người năm 2010 xuống 133 nghìn năm 2016. Với cơ cấu phát triển nhân lực theo hướng này sẽ giúp tỉnh TT-Huế có nhiều cơ hội trong việc đạt được mục tiêu phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh [157].

Tỉnh TT-Huế là trung tâm giáo dục đào tạo lớn của miền Trung và cả nước. Toàn tỉnh có 02 trường đại học (Đại học Huế, Đại học dân lập Phú Xuân), 02 học viện (Học viện hành chính khu vực miền Trung, Học viện Âm nhạc Huế), 05 trường cao đẳng (trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng nghề DL, trường Cao đẳng nghề số 23 Bộ Quốc Phòng, Cao đẳng y tế), 08 trường trung cấp và hơn 20 cơ sở có tham gia đào tạo nghề.


3.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn đối với kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững từ điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.2.1. Một số thuận lợi

- Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây và là một trong 5 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ tạo điều kiện thuận lợi giúp tỉnh TT-Huế có thể tập trung khai thác các điểm mạnh của mình và liên kết với các địa phương khác với các thế mạnh khác để mang đến các hành trình tour chất lượng hơn cho du khách, qua đó giúp phát triển KTDL của tỉnh.

- Với tính chất địa hình đa dạng và có đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển mang lại cho tỉnh TT-Huế cơ hội để phát triển nhiều loại hình DL khác nhau như DL biển, DL sinh thái, DL nghĩ dưỡng… Đặc biệt, với việc sở hữu một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới là Vịnh Lăng Cô và hệ đầm phá thuộc tầm cỡ lớn trên thế giới như hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã giúp tỉnh TT-Huế có thể tập trung khai thác và phát triển loại hình DL nghĩ dưỡng và DL sinh thái cùng với DL cộng đồng xung quanh các điểm đến này.

- Văn hóa Huế là sự hội tụ của những giá trị tinh túy đến từ ẩm thực, lễ hội truyền thống và hệ thống làng nghề thủ công truyền thống lâu đời. Sự kết hợp tinh tế của ẩm thực cung đình với sự dân dã, giản dị của các món ăn địa phương đã tạo nên một bản sắc ẩm thức riêng biệt và nổi bật của tỉnh TT-Huế. Bên cạnh đó là hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống vốn có từ lâu đời và nhiều làng nghề trong số này vẫn duy trì và phát triển, góp phần vào việc lưu giữ, phát huy và quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân cư tại các làng nghề đến với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, sự phong phú về các lễ hội gian dân và lễ hội cung đình giúp tỉnh TT-Huế trở thành một thành phố festival tiêu biểu của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách đến với Huế mỗi kỳ festival.

- Hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú và đa dạng đóng một vai trò quan trong trong việc thúc đẩy sư phát triển của ngành DL TT-Huế, tạo nền một hình ảnh về một “thành phố di sản” đối với du khách. Tiêu biểu như Quần thể di tích cố đô Huế, hệ thống hàng trăm ngôi chùa và niệm Phật đường và hệ thống nhà vườn độc đáo đã góp phần giúp Huế trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

- Với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và nhiều trung tâm đào tạo hiện đang đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt là hai cơ sở đào tạo


chuyên sâu về DL là Khoa Du lịch - Đại học Huế và Cao đẳng nghề Du lịch Huế cung cấp cho thị trường lao động hàng ngàn sinh viên mỗi năm và góp phần giải quyết nhu cầu lao động cho ngành DL TT-Huế nói riêng và Miền Trung - Tây Nguyên nói chung.

- Cơ sở hạ tầng trong nhiều năm qua đã được Tỉnh chú trọng đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ hoạt động KTDL trên địa bàn tỉnh. Tiêu biểu là dự án cải thiện môi trường nước được triển khai thông qua nguồn kinh phí được tài trợ từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với mục đích là xây dựng, cải tạo và mở rộng hệ thống thoát nước mưa, phát triển hệ thống thu gom, xử lý lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thị và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải không được xử lý, qua đó góp phần giúp cải thiện tình trạng môi trường trên địa bàn Thành phố Huế và xây dựng một hình ảnh thành phố DL xanh, sạch, đẹp đối với khách DL.

3.1.2.2. Một số khó khăn

- Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết ở Huế được chia thành 2 mùa nắng và mưa rõ rệt khiến cho kinh doanh trong DL mang tính thời vụ cao so với các địa phương khác. Đặc biệt vào mùa mưa với lượng mưa khá lớn và kéo dài trong nhiều tháng dẫn đến tình trạng xuống cấp trầm trọng của nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh và gây khó khăn trong việc phát triển kinh doanh DL trong thời gian này.

- Hạ tầng DL vẫn còn hạn chế nhất định, đặc biệt là việc khai thác các đường bay quốc tế đến Huế thông qua sân bay Phú Bài vẫn còn rất ít, chủ yếu chỉ khai thác được hai đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong khi địa phương lân cận như Đà Nẵng lại đang khai thác trực triếp nhiều đường bay quốc tế đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng giao thông đến các điểm DL và hệ thống hạ tầng phục vụ du khách tại các điểm còn hạn chế, chưa tạo sự thuận tiện cho du khách cũng như chưa có tính kết nối cao từ Thành phố Huế đến các huyện, thị xã xa trung tâm thành phố. Ngoài ra, hê thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp nước, xử lý môi trường tại các khu vực ven biển và đầm phá đang thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nên khiến cho hoạt động KTDL tại đây chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.

- Nguồn vốn đầu từ trong ngành DL còn hạn chế. Đặc biệt là nguồn lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp cho công tác phát triển sản phẩm DL. Tỉnh TT-Huế hiện nay chưa có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn đủ tiềm lực đầu tư để tạo ra những sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023