Nội Dung Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững


- Về văn hoá - xã hội:

+ Kinh tế du lịch theo hướng PTBV góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương; nâng cao trình độ dân trí; phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, bất bình đẳng giới, giảm quá trình đô thị hoá, giảm bớt các tệ nạn xã hội…

+ Kinh tế du lịch theo hướng PTBV góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, lịch sử; đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hoá; thúc đẩy hào bình giao lưu văn hoá giữa các địa phương, khu vực và các quốc gia.

+ Thông qua hoạt động KTDL theo hướng PTBV sẽ góp phần quảng bá hình ảnh con người, vùng đất, truyền thống văn hoá tới bạn bè năm châu, đồng thời nâng cao trình độ văn hoá ứng xử DL của người dân bản địa đối với du khách.

+ Kinh tế du lịch theo hướng PTBV khuyến khích và nâng cao vị trí, vai trò tham gia của cộng động dân cư đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng được hưởng lợi ích tối đa khi tham gia, đóng góp cho hoạt động KTDL.

- Về tài nguyên - môi trường:

+ Kinh tế du lịch theo hướng PTBV giúp bảo vệ môi trường sống thông qua tạo ra việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên thiên; góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu sinh thái; tu bổ, bảo vệ hệ thống sinh khí quyển.

+ Kinh tế du lịch theo hướng PTBV sẽ tạo ra diện mạo mới cho các điểm đến thông qua các kế hoạch và dự án tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, xây dựng và nâng cấp cơ sở KTDL; cải thiện môi trường bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc, khu xử lý rác, hệ thống cung cấp nước; tăng hiệu quả sử dụng đất; giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động kinh tế tại các khu, điểm DL.

+ Kinh tế du lịch theo hướng PTBV thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động DL gắn với môi trường, nâng cao hiểu biết về môi trường từ đó giúp cho con người và môi trường ngày càng hòa hợp hơn, ý thức của con người về bảo vệ và gìn giữ môi trường sống của chính họ ngày càng được cải thiện.


+ Kinh tế du lịch theo hướng PTBV còn góp phần hạn chế suy thoái hay hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường, đóng vai trò tích cực đối với công tác bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sẽ làm tăng mức độ đa dạng sinh học tại những điểm đến DL nhờ có dự án quy hoạch xây dựng công viên cảnh quan, cây xanh, khu nuôi trồng và bảo vệ động vật hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ DL.

+ Hoạt động KTDL theo hướng PTBV sẽ được phát triển phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường, bền vững theo thời gian, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tôn trọng môi trường sống của cộng đồng địa phương.

2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.2.1. Nội dung và tiêu chí đánh giá kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững

2.2.1.1. Nội dung của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững

Một là, KTDL theo hướng PTBV định hướng tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và có chất lượng.

Kinh tế du lịch theo hướng PTBV về mặt kinh tế thể hiện ở giá trị tăng thêm của ngành KTDL một cách hợp lý, ổn định dài hạn và có chất lượng trên cơ sở khai thác hiệu quả, hợp lý tài nguyên DL và các nguồn lực khác của địa phương nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách DL. Với yêu cầu quản lý và khai hiệu quả các nguồn lực đối với KTDL theo hướng PTBV góp phần đặt nền móng quan trọng cho quá trình phát triển KTDL dài lâu thông qua ý thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia về sử dụng hợp lý và hiệu quả mọi nguồn lực kinh tế đặc biệt là những nguồn lực quan trọng như tài nguyên DL, nguồn nhân lực, vốn, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất KTDL.

Kinh tế du lịch theo hướng PTBV về mặt kinh tế gắn với chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách DL ngày càng cao thể hiện qua tăng trưởng lượng khách DL hợp lý, ổn định nhưng không vượt quá sức chứa của tài nguyên, cơ sở vật chất ngành KTDL và tác động xấu đến văn hóa, môi trường ở địa phương; sản phẩm, dịch vụ KTDL thỏa mãn và làm hài lòng du khách. KTDL theo hướng PTBV về mặt kinh tế đạt được trên cơ sở xây dựng chiến lược thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách DL và thực hiện theo hướng giành ưu tiên cho việc nâng chất lượng nguồn khách hơn là


theo đuổi thuần túy số lượng khách DL để có được tăng trưởng, điều này thể hiện qua thời gian lưu trú và chi tiêu bình quân của khách DL cũng mức độ hài lòng của du khách sau chuyến đi.

Hai là, KTDL theo hướng PTBV hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương.

Kinh tế du lịch là ngành có tính chất xã hội hoá cao, phát triển KTDL bền vững không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành KTDL mà còn là trách nhiệm tất cả các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và đặc biệt là của cả cộng đồng, cả xã hội. Nhưng ở vị trí ngược lại, KTDL theo hướng PTBV không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng ngành mà còn có vai trò đóng góp, hỗ trợ tích cực cho KT-XH phát triển mà trước hết là đem lại lợi ích cho cộng đồng. Có thể thấy cộng đồng giữ vị trí rất quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của KTDL hiện nay. Bởi vì không ai khác, cộng đồng chính là chủ thể tham gia trực tiếp trong việc nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ DL và chính họ cũng là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ chính quá trình phát triển đó. Vì vậy, để đạt được mục tiêu PTBV, ngành KTDL phải luôn quan tâm đến vấn đề phân phối, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương mà trước hết là lợi ích kinh tế, thông qua chính sách tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ và ưu đãi nguồn vốn kinh doanh, đào tạo và tập huấn nghề nghiệp, khôi phục các làng nghề, cơ sở sản xuất truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…cho cộng đồng dân cư. Từ đó tạo động lực và niềm tin để thu hút đông đảo cộng đồng tham gia vào hoạt động KTDL. KTDL theo hướng PTBV và sự tham gia của cộng đồng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo chiều thuận, thúc đẩy nhau cùng phát triển và cùng có lợi.

Kinh tế du lịch theo hướng PTBV góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương, trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý các giá trị văn hóa bản địa, đồng thời có đóng góp tích cực và hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Phát triển KTDL theo hướng bền vững sẽ không gây những tác động tiêu cực đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì hoạt động KTDL lại góp phần tôn tạo các giá trị văn hoá và truyền thống địa phương.


Ba là, KTDL theo hướng PTBV định hướng sự phát triển luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên DL tự nhiên đặt ra yêu cầu điều tra, phân tích, đánh giá được đầy đủ, đúng mức tiềm năng, hiện trạng của tài nguyên. Trên cơ sở đó, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên DL tự nhiên để hình thành các vùng, khu, điểm DL đồng thời xây dựng và phát triển sản phẩm DL phù hợp với điều kiện tài nguyên, nhu cầu thị trường. Xác định các giải pháp, kế hoạch sử dụng với phân kỳ hợp lý, tiết kiệm, cân đối giữa việc sử dụng hiện tại và gìn giữ cho tương lai.

Bảo vệ tài nguyên, môi trường trong phát triển KTDL theo hướng PTBV bao gồm cả việc giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái để tạo tiền đề, điều kiện cho KTDL có thể phát triển bền vững, cần xác định đây vừa là nội dung, vừa là mục tiêu của KTDL theo hướng PTBV. Bảo vệ tài nguyên - môi trường sinh thái trong KTDL theo hướng PTBV đặt ra các nhiệm vụ kế hoạch hóa việc sử dụng gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên DL; tôn trọng tính nguyên vẹn và đa dạng của tài nguyên thiên nhiên; kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm DL; giảm chất thải, xử lý chất thải tự nhiên phát sinh từ hoạt động KTDL; khắc phục và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên; cần tính toán và quy định sức chứa của từng loại tài nguyên DL; bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm các nguồn tài nguyên thiên như đất, nước, và không khí và các tài nguyên thiên nhiên khác.

2.2.1.2. Tiêu chí đánh giá kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững

Trên thế giới hiện nay, nghiên cứu về phát triển KTDL theo hướng bền vững đã được tiến hành từ rất lâu, tuy nhiên vẫn chưa có một bộ tiêu chí thống nhất đánh giá về tính bền vững trong phát triển KTDL trên quy mô toàn cầu, từng quốc gia và từng địa phương. Tùy thuộc vào tình hình của mỗi khu vực, quốc gia, vùng miền, địa phương hoặc từng khu, điểm DL mà cần nghiên cứu để lựa chọn ra những tiêu chí đánh giá phù hợp nhất. Hiện nay, bộ tiêu chí được công nhận và sử dụng nhiều nhất và được xem là cơ sở nền tảng của nhiều nghiên cứu là Bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ bền vững của phát triển DL do Tổ chức DL thế giới (UNWTO) đưa ra năm 2004. Bên cạnh đó, để đánh giá và đo lường sự bền vững trên ba phân hệ kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong phát triển KTDL, tác giả Machado (2003) cũng đã xây


dựng nên danh mục các tiêu chí được xem là tác động đến tính bền vững hay không bền vững trong phát triển KTDL.

Ở Việt Nam hiện nay đã có một số nghiên cứu, đánh giá và đo lường tính bền vững trong phát triển KTDL tại một số địa phương trên 3 phân hệ: kinh tế, văn hóa - xã hội, tài nguyên môi trường. Điển hình như tác giả Nguyễn Đức Tuy (2014) trên cơ sở kế thừa các mô hình đi trước đã xây dựng danh mục các tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu của mình như sau:

Bảng 2.1: Bộ tiêu chuẩn đánh giá của Nguyễn Đức Tuy (2014)


Nhóm kinh tế

(1) Tăng trưởng thu nhập DL đều đặn trong nhiều năm liên tục.

(2) Số lượt khách DL tục tăng đều đặn trong nhiều năm liên tục.

Nhóm xã hội

(1) Mức độ thân thiện của chính quyền địa phương và nhân dân địa phương đối với du khách.

(2) Tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành DL và thu nhập từ các hoạt động DL của người dân địa phương.

(3) Tỷ lệ các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy.

Nhóm môi trường

(1) Tỷ lệ các tài nguyên DL thiên nhiên được khai thác và bảo tồn.

(2) Tỷ lệ các điểm DL có xử lý thu gom rác thải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 6

Nguồn: [150]

Như vậy, qua các nghiên cứu đã công bố có thể thấy để đảm bảo tính bền vững trong phát triển KTDL tại mỗi địa phương, cần quan tâm đến: (1) góp phần tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập DL trong một gian đoạn nhất định; (2) Góp phần nâng cao cuộc sống về vật chất và tinh thần; giảm các tệ nạn xã hội, giảm sự bất bình đẳng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng tại điểm đến, địa phương; (3) Bảo tồn, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương; tôn trọng những quy tắc ứng xử tại địa phương; (4) Quản lý tốt nguồn tài nguyên môi trường trong một thời kỳ nhất định để không gây ra những tác động tiêu cực đến nhu cầu của thế hệ tương lai; giảm tình trạng ô nhiễm môi trường tại điểm đến, địa phương phương; (5) Đảm bảo sự hài lòng của khách DL khi trải nghiệm các sản phẩm DL và các hoạt động KTDL tại điểm đến.

Dựa trên cơ sở các nghiên cứu đi trước, đồng thời tham vấn ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn và đề xuất những tiêu chí đánh giá tính


bền vững trong phát triển KTDL phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án ở quy mô cấp tỉnh mà cụ thể là trên địa bàn tỉnh TT-Huế, trong đó bao gồm những tiêu chí kế thừa và bổ sung một số chỉ tiêu mới để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa bàn nghiên cứu.

* Nhóm tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV định hướng tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và có chất lượng cho ngành KTDL.

- Tốc độ và mức độ ổn định tăng trưởng doanh thu ngành KTDL

Tốc độ trưởng doanh thu KTDL ổn định trong thời kỳ nhất định là một trong những tiêu chí quan trong phản ánh tính bền vững trong phân hệ kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt sẽ chứng minh tính hấp dẫn của các điểm đến đối với các thị trường khách và đảm bảo nguồn thu để có thể đầu tư cho nhiều hoạt động về cải thiện môi trường, bảo tồn và phát huy các bản sắc văn hóa địa phương, qua đó góp phần cân bằng hai phân hệ còn lại.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng ngành KTDL

Việc khai thác hiệu quả các nguồn lực của địa phương phục vụ phát triển KTDL một cách bền vững là một tiêu chí quan trọng. Việc khai thác các nguồn lực phải dựa trên các nguyên tắc về mục đích, mức độ khai thác để cân bằng giữa việc sử dụng với bảo tồn cho thế hệ tương lai. Tiêu biểu như:

+ Hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên DL để đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ KTDL.

+ Hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn đầu tư vào hoạt động KTDL dịch vụ DL tại địa phương, điều này góp phần thúc đẩy tích cạnh tranh và tạo ra nhiều công ăn việc làm, và đặc biệt là góp phần để đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ DL tại địa phương. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo mục đích và lộ trình giải ngân vốn để tối đa hóa hiệu quả đầu tư cho mỗi dự án. Huy động và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của phân hệ kinh tế.

+ Nguồn lực về con người luôn đóng một vai trò quan trọng đảm bảo sự phát triển trong bất kì lĩnh vực kinh tế nào. KTDL là một ngành kinh tế có tính tổng hợp và liên kết cao, vì vậy yếu tố nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò then chốt. Chất lượng nguồn nhân lực là nền tảng quan trọng đảm bảo tính bền vững trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực KTDL, đây là nhân tố xuất hiện trong tất cả công đoạn khai thác, sản xuất, cung cấp, phục vụ sản phẩm và dịch vụ đến với du khách; do đó việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút, nâng cao


sự hài lòng của du khách, góp phần nâng cao thương hiệu điểm đến. Hay có thể hiểu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV.

+ Hiệu quả ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật là một trong những chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển và hiện đại hoá trong phát triển KTDL

- Khai thác nguồn khách DL

Đối với tiêu chí này, cần quan tâm tới các vấn đề về tăng trưởng khách DL trong một thời kỳ, cơ cấu nguồn khách, số ngày lưu trú bình quân, mức chi tiêu bình quân và đánh giá sự hài lòng của du khách.

Với các tiêu chí số ngày lưu trú và mức chi tiêu bình quân sẽ cho thấy mức độ hấp dẫn của chính điểm đến. Việc du khách lưu trú nhiều ngày hơn và sẵn sàng chi tiêu cao hơn sẽ tạo ra những tác động trực tiếp đến KTDL địa phương như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành, tạo ra nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương…

Trong khi đó, sự hài lòng của du khách lại phản ánh chính sách và năng lực quản lý nhà nước về KTDL của địa phương. Đảm bảo sự hài lòng của du khách quyết định đến tỷ lệ quay trở lại của du khách và là một minh chứng rõ nét cho việc phát triển KTDL một cách bền vững. Ngoài ra, cần phân tích cơ cấu và nguồn khách để đánh giá hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá và một phần cũng cho thấy hiệu quả PTBV khi KTDL địa phương có thu hút được các thị trường khách có mức chi tiêu cao hay không.

* Nhóm tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương.

Tốc độ phát triển ngành KTDL một phần được phản ánh thông qua sự tăng trưởng về số lượng khách DL. Tuy nhiên, lượng khách DL tăng sẽ có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng về môi trường sống của cộng đồng địa phương; tiềm ẩn các tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái; ảnh hưởng đến việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá, duy trì bản sắc văn hóa địa phương cho các thế hệ tương lai. KTDL phát triển dựa trên những tính độc đáo, mang nét đặc sắc riêng của mỗi điểm đến do đó việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để tạo ấn tượng đối với du khách và kéo du khách quay trở luôn là một nhiệm vụ quan trọng. Liên quan đến việc đo lường, đánh giá tính bền vững trong phân hệ văn hóa - xã hội cần chú trọng đến các tiêu chí sau:

- Tạo cơ hội việc làm, góp phần nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Phát triển KTDL cần phải đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương thông qua việc tạo ra công ăn việc làm, quan tâm tới những lợi ích của cộng đồng và hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự cân bằng của cộng đồng địa phương.


- Tạo điều kiện cho cộng đồng được hưởng lợi từ phát triển KTDL địa phương. Yếu tố quan trọng tạo nên sự PTBV của KTDL là mức đóng góp cho cộng đồng tại địa phương. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động cụ thể trong KTDL, nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của cộng đồng thông qua việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng - kỹ thuật để họ thấy được lợi ích từ hoạt động KTDL và có nhận thức tích cực hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương.

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương. Những giá trị văn hóa của địa phương là nguồn tài nguyên vô giá và đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách DL. Vì vậy, phát triển KTDL theo hướng bền vững là phải tôn trọng sự đa dạng của văn hóa địa phương; đồng thời có những chính sách để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương cho các thế hệ tương lai. Điển hình như việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống lâu đời nhằm khuyến khích gìn giữ và phát huy các đặc tính văn hoá riêng của địa phương trước xu hướng phát triển của trình độ khoa học - công nghệ và nền kinh tế hàng hoá hiện nay.

* Nhóm tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV đảm bảo sự phát triển ngành KTDL luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Trước sức ép của lượng khách DL không ngừng tăng lên và nhu cầu khai thác tài nguyên DL sẽ tạo ra tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường, sinh thái vì vậy nếu cường độ khai thác và sử dụng không được kiểm soát sẽ khiến cho mức độ phục hồi của tài nguyên thiên nhiên gặp khó khăn, về lâu dài sẽ khiến nguồn tài nguyên này bị tổn thương nặng nề và ảnh hưởng đến sự PTBV. Phát triển KTDL theo hướng bền vững là tôn trọng và có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Công tác quy hoạch khu, điểm DL: Để đảm bảo khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường thì luôn phải đặt chúng trong một bối cảnh phát triển cân bằng với các phân hệ còn lại thông qua công tác quy hoạch rõ ràng. Cần thống kê, đánh giá và có phương án khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực tài nguyên, môi trường trong từng giai đoạn nhất định và lâu dài phù hợp với quy hoạch phát triển ngành KTDL nói riêng và DL nói chung của địa phương.

- Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hoạt động KTDL: Khai thác một cách hợp lý để cân bằng giữa lợi ích kinh tế đồng thời đảm bảo sự toàn vẹn của môi trường tại từng điểm đến luôn là một bài toán nan giải cho chiến lược phát triển KTDL theo hướng bền vững tại các điểm đến. Để giải quyết bài toán này cần quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023