Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Kinh Doanh


Mặt khác, doanh nghiệp du lịch còn thu được phần lợi nhuận không nhỏ khi khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho du khách.

7.2.2. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ % so sánh giữa tổng mức lợi nhuận và tổng doanh thu đạt được trong một thời kỳ nhất định.


Trong đó L’ Tỷ suất lợi nhuận L Tổng mức lợi nhuận D Tổng mức doanh thu 1

Trong đó:

L’: Tỷ suất lợi nhuận. L: Tổng mức lợi nhuận.

D: Tổng mức doanh thu đạt được trong thời kỳ đó.


Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh chất lượng và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hoạt động của doanh nghiệp càng tốt. Vì tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối nên có thể dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định hoặc giữa các thời kỳ của cùng một doanh nghiệp.

Giữa lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận có thể có nhiều mối quan hệ, ví dụ như lợi nhuận tăng và tỷ suất lợi nhuận tăng, lợi nhuận tăng và tỷ suất lợi nhuận giảm, lợi nhuận giảm và tỷ suất lợi nhuận cũng giảm,... Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tăng cả lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, song, theo xu hướng thì lợi nhuận tăng và tỷ suất lợi nhuận giảm.

7.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh

Gồm các nhân tố ảnh hưởng đến cả tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Các nhân tố có thể lượng hóa được và không lượng hóa được. Trong phạm vi doanh nghiệp, các nhà quản trị cố gắng tiết kiệm các nguồn lực, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng để tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.


Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

- Quy mô và cơ cấu kinh doanh.

- Chi phí và việc tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp.

- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

- Uy tín, vị trí của doanh nghiệp.

- Chu kỳ sống sản phẩm của doanh nghiệp.

- Giá cả sản phẩm dịch vụ và giá chi phí đầu vào.

- Chính sách của chính phủ.

- Các nhân tố khác: Thời vụ du lịch, sự ổn định của thị trường,...

Hiểu biết được tác động của các nhân tố và đưa ra biện pháp điều chỉnh giảm tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực, thích ứng những biến động của môi trường kinh doanh vĩ mô sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, đạt mục đích cuối cùng của doanh nghiệp.

7.2.4. Đánh giá tình hình lợi nhuận kinh doanh

Việc đánh giá tình hình lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp du lịch được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lập biểu phân tích và tính toán các chỉ tiêu cần thiết: Nhóm chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu giá trị vốn nguyên liệu hàng hoá (nếu kinh doanh ăn uống và hàng hóa), nhóm chỉ tiêu chi phí, nhóm chỉ tiêu thuế, nhóm chỉ tiêu lợi nhuận.

Bước 2: Đánh giá chung tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bước 3: Phân tích tình hình lợi nhuận theo các yếu tố nghiệp vụ kinh doanh, thời gian và không gian.

Bước 4: Kết luận chung về tình hình lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp.



STT


Các chỉ tiêu


ĐVT


Năm 2018


Năm 2019

So sánh 2019 với 2018

+/-

%

1

Tổng doanh thu

Trđ

652.090

778.900

+126.810

119,44

2

Tổng chi phí

Trđ

355.500

420.090

+64.590

118,16

3

VAT

Trđ

65.209

77.890

+12.681

119,44

4

Lợi nhuận trước thuế

Trđ

231.318

280.920

49.602

121,44

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

%

35,48

36,06

(+0,58)


5

Thuế TNDN

Trđ

23.132

28.092

+4.960

121,44

6

Lợi nhuận sau thuế

Trđ

208.186

252.828

+44.642

121,44

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

%

31,92

32,45

(+0,53)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch Phần 2 - 14


Hộp 7.2

Tình hình lợi nhuận kinh doanh của Khách sạn Lotte Hà Nội

Nguồn: Khách sạn Lotte Hà Nội


Qua số liệu trên cho thấy tình hình lợi nhuận kinh doanh của khách sạn là khá tốt. Cụ thể: Tổng doanh thu và tổng chi phí của khách sạn năm 2019 đều tăng so với năm 2018 nhưng tốc độ tăng của doanh thu mạnh hơn so với tốc độ tăng của chi phí; lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của khách sạn năm 2019 đều tăng 21,44% so với năm 2018; tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế năm 2019 đều tăng so với năm 2018.

7.3. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI

Có một số chi phí liên quan đến kinh doanh du lịch, khách sạn và dịch vụ ăn uống. Các chi phí thuộc hai loại chính, một là chi phí vốn xây dựng và trang bị cơ sở vật chất và hai là chi phí hoạt động, bao gồm một số chi phí cố định như lãi suất, lãi vay và các chi phí tương tự phụ thuộc vào số lượng người phục vụ. Các chi phí thực tế liên quan đến hoạt động nào sẽ mang đặc thù của hoạt động đó, tuy nhiên có những khoản chi phí cần được đặt trong mối liên quan với lợi nhuận và tính nhạy cảm của lợi


nhuận đối với sự thay đổi của nhu cầu. Đồng thời, nếu chủ các doanh nghiệp nhận thấy chi phí có sự thay đổi đáng kể so với mức trung bình chung thì cần phải nhận diện các yếu tố tạo nên sự thay đổi đó.

7.3.1. Chi phí vốn

Trong một khía cạnh nào đó, chi phí xây dựng ban đầu sẽ phụ thuộc vào chi phí đất đai và các chi phí này sẽ khác nhau tùy từng vị trí cụ thể. Ngoài ra, tổng chi phí xây dựng cũng sẽ khác biệt tùy theo quy mô và loại hạng khách sạn. Trong những thời gian lạm phát, chi phí có thể tăng nhanh giữa thời điểm bắt đầu xây dựng và ngày khánh thành khách sạn. Do đó, việc xác định chi phí cố định là rất rủi ro nhưng việc xác định và phân bổ chi phí vẫn rất cần thiết. Một trong những báo cáo khá cụ thể về nội dung này là báo cáo của NEDC (Ủy ban phát triển kinh tế quốc gia Anh). Nhìn chung, nếu loại trừ chi phí đất đai thì chi phí xây dựng sẽ thay đổi từ 87 đến 92% tổng chi phí xây dựng và lắp đặt mỗi phòng (Bảng 7.7). Nói chung, chi phí xây dựng và lắp đặt mỗi phòng thường thấp hơn với các khách sạn thấp tầng, nhưng tất nhiên nó sẽ phải chịu chi phí đất đai cao hơn, đặc biệt nếu bãi đậu xe xung quanh khách sạn không được kết hợp trong một tòa nhà cao tầng.

Bảng 7.7. Phân phối chi phí lắp đặt và xây dựng mỗi phòng (%)



Khách sạn thấp tầng

Khách sạn cao tầng

100 phòng

200 phòng

99 phòng

108 phòng

Xây dựng

88

87

92

91

Thảm

1

3

2

2

Ánh sáng

1

2

1

1

Nội thất phòng ngủ

3

3

2

2

Nội thất khu vực công cộng

1

1

1

1

Công trình bên ngoài và hệ thống thoát nước

6

4

2

3

Nguồn: NEDC


Chi phí xây dựng thường bao gồm nhiều loại khác nhau và chi phí sửa chữa với các khách sạn thấp tầng thông thường sẽ bao gồm 7% tổng chi phí xây dựng hạ tầng, 40% cấu trúc thượng tầng, 8% cho bề mặt bên trong như trát vữa và sơn, và 28% cho hệ thống ống nước và công trình điện, phần còn lại là các công trình cấp thoát nước. Như đã đề cập ở trên, theo nghiên cứu của NEDC, sự phân bổ của các chi phí này ở Anh có thể thay đổi tùy theo loại hình khách sạn, rõ ràng là các yêu cầu nền tảng cho các khách sạn cao tầng sẽ lớn hơn các khách sạn thấp tầng. Những chi phí ban đầu này cao có nghĩa là ngay cả những khách sạn có quy mô vừa phải cũng có thể rất tốn kém, kể cả khi cấu trúc khách sạn mang tính cố định lâu dài thì những khoản chi phí này vẫn sẽ luôn biến đổi theo hướng tăng đáng kể so với lợi nhuận từ các hoạt động mới, khách sạn chắc chắn cần một khoảng thời gian hoàn vốn ít nhất là 10 năm. Việc cho thuê một số đồ nội thất và thiết bị tác nghiệp, thậm chí có thể là cả tòa nhà khách sạn, có thể chiếm hơn 90% tổng giá trị tài sản khách sạn. Tính đặc thù của khách sạn dẫn đến chuyển đổi mục đích sử dụng là rất hạn chế, có thể tác động đến khả năng sinh lời kém của khách sạn. Chi phí xây dựng khách sạn cao đã dẫn đến hai hướng phát triển mới. Đầu tiên là nỗ lực mở rộng các khách sạn hiện tại bằng cách tận dụng các nhà nghỉ khi đã có sẵn giấy phép sử dụng đất, vì giá xây dựng và sử dụng các cơ sở dịch vụ chung cho mỗi phòng hiện có thường rẻ hơn; thứ hai là chuyển đổi các tòa nhà hiện có sang khách sạn bất cứ khi nào có thể.

Hiện nay, nhiều công ty bất động sản sở hữu khách sạn và cho các nhà điều hành khách sạn thuê lại để kinh doanh, cùng với đó là một khoản chi phí cố định để thanh toán tiền thuê căn cứ vào thời hạn thuê và thanh toán. Một số nhà đầu tư bất động sản đã gặp khó khăn về tài chính trong giai đoạn lạm phát, do chi phí gia tăng tại thời điểm cho thuê tĩnh, đã bắt đầu cho thuê theo tỷ lệ doanh thu đạt được của người thuê và kinh doanh nó, nhưng điều này cũng chưa thực sự phổ biến.

Trong ngành ăn uống, chi phí vốn trên tổng chi phí nhỏ hơn đáng kể và tỷ lệ vốn với tài sản cố định đối với các dạng tài sản khác thường


thấp hơn. Do đó, lượng tài sản cố định được yêu cầu ít hơn vì tài sản cố định và các thiết bị cần thiết khác có thể được thuê lại, vì vậy ngành kinh doanh ăn uống có chi phí cố định ít hơn, không đòi hỏi vốn ban đầu quá lớn như kinh doanh khách sạn.

7.3.2. Chi phí hoạt động

7.3.2.1. Chi phí hoạt động của kinh doanh khách sạn

Chi phí hoạt động khách sạn có xu hướng chủ yếu xoay quanh hai hoạt động cơ bản: Phòng và cung cấp dịch vụ ăn uống, ngoài ra có thể cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung. Do đó, các khoản chi phí chính sẽ bao gồm chi phí nguyên vật liệu như thực phẩm và đồ uống (chủ yếu là rượu) và các khoản chi phí lao động liên quan đến dịch vụ ăn uống và dịch vụ phòng. Các khoản này có thể chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu của khách sạn. Việc phân phối các chi phí thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm doanh thu thuần thay đổi theo từng loại khách sạn. Nhưng dữ liệu báo cáo của NEDC về triển vọng khách sạn và dựa trên giả định rằng một nửa doanh thu của khách sạn là từ việc cho thuê phòng, phần còn lại bắt nguồn từ việc bán thực phẩm, rượu và các dịch vụ khác. Khả năng sinh lợi của từng khách sạn tăng lên khi tăng công suất phòng đạt 50 - 60%, sự tăng trưởng đáng kể được xác định chủ yếu từ các khách sạn trong thành phố, giúp tổng doanh thu tăng khoảng 7%. Nguyên nhân là do chi phí lao động phụ thuộc vào tỷ lệ % doanh thu, cho thấy tính chất khá cố định của các chi phí này so với chi phí biến đổi của thực phẩm và rượu. Khoản tiết kiệm lớn nhất là từ việc tăng năng suất lao động ở cả bộ phận dịch vụ ăn uống và dịch vụ phòng, trong đó chi phí bán hàng và quảng cáo, chi phí điện nước, ánh sáng và năng lượng giảm theo một tỷ lệ doanh thu, là khoản chi phí cận biên. Mức tăng lợi nhuận của các khách sạn trong Bảng 7.8 là một ví dụ điển hình.


Bảng 7.8. Phân phối chi phí hoạt động trên % doanh thu



Hoạt động của khách sạn

thấp tầng với 100 phòng ngủ

(khu nghỉ dưỡng)

Hoạt động của khách sạn

thấp tầng với 200 phòng ngủ

(đô thị)

Hoạt động của khách sạn

cao tầng với 108 phòng ngủ (thành phố)

50%

60%

50%

60%

50%

60%

Bộ phận vận hành







Cơ sở vật chất

20,0

20,0

21,7

20,7

20,2

20,2

Lao động

28,2

26,5

24,3

22,0

29,4

25,8

Khác

8,1

7,7

7,8

7,5

8,3

7,9

Bộ phận dịch vụ







Quản lý

12,9

11,4

10,7

9,4

13,7

12,1

Bán hàng

1,4

1,3

1,3

1,2

1,9

1,8

Nhiệt độ, ánh sáng, năng lượng

3,5

3,4

3,1

3,0

4,0

3,9

Sửa chữa và bảo trì

5,7

5,0

5,3

4,8

6,0

5,3

Lợi nhuận ròng của khách sạn

20,2

24,7

26,8

31,4

16,5

23,0

Nguồn: NEDC


Sự thay đổi về chi phí ban đầu có thể dẫn tới sự thay đổi tương ứng về lợi nhuận. Các nghiên cứu thực tế cho thấy, các khu nghỉ dưỡng và khách sạn thành phố có sự nhạy cảm lớn về lợi nhuận liên quan đến sự thay đổi chi phí. Tuy nhiên, ví dụ này chỉ dựa trên chi phí không đổi và lợi nhuận của hoạt động sẽ phụ thuộc vào thay đổi giữa doanh thu và chi phí. Ngoài ra, các mức lợi nhuận khác nhau có thể đạt được với cùng mức doanh thu. Bảng 7.9 cho thấy, chi phí lao động không tăng lên khi công suất phòng tăng lên, và do đó, những khách sạn tập trung vào lưu trú và không phụ thuộc vào nhà hàng sẽ sinh lợi nhiều hơn khách sạn phụ


thuộc nhiều vào kinh doanh nhà hàng. Điều này được xác nhận bởi nhiều nghiên cứu ở các quốc gia cho thấy khách sạn tập trung kinh doanh lưu trú có mức lợi nhuận cao hơn so với các khách sạn tập trung bán thực phẩm và đồ uống. Tương tự, các nghiên cứu của NEDC cũng chỉ ra rằng tăng 1% công suất sử dụng buồng ngủ sẽ dẫn tới tăng trung bình 1,7% lợi nhuận, trong khi mức tăng chi phí 1% từ thực phẩm chỉ tạo ra mức tăng 0,5% lợi nhuận.

Như vậy, các nhà nghỉ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng nhu cầu về dịch vụ lưu trú, bởi các nhà nghỉ thường ít các dịch vụ hơn so với các khách sạn truyền thống, điều này có nghĩa là các nhà nghỉ không tốn thêm nhiều chi phí khi công suất phòng tăng lên. Nghiên cứu thực tế cho thấy rằng, nhu cầu về lưu trú có xu hướng không co giãn theo giá, nhu cầu về dịch vụ lưu trú tăng 1% mang lại lợi nhuận tăng hơn 1%, cũng tương tự với nhu cầu về thực phẩm, đồ uống và thuốc lá. Tuy nhiên, không có sự thống nhất giữa các loại khách sạn. Ổn định và mang lại hiệu quả cao nhất là các khách sạn nghỉ dưỡng, điều này khá dễ hiểu bởi khi đã ra quyết định về một kỳ nghỉ thì nhu cầu sẽ có xu hướng không co giãn theo giá. Ngược lại, với các trường hợp cơ sở lưu trú khác, ví dụ như các khách sạn ở thành phố, sẽ nhận được ít lợi ích hơn từ việc tăng giá, cụ thể khi họ tăng 1% giá thực phẩm, đồ uống và thuốc lá sẽ chỉ thu lại lợi nhuận ít hơn 1%, điều này phản ánh khả năng thay thế các cơ sở lưu trú ở thành phố.

Tác động của việc tăng chi phí cũng khác nhau giữa các khách sạn, các khách sạn nghỉ dưỡng ven biển thường chịu tổn thất lớn nhất khi chi phí tăng lên. Tuy nhiên, trong thực tế vị trí của các bãi biển là khác nhau. Thực tế là khi các khu nghỉ dưỡng ven biển quá tải thì các khách sạn ở thành phố đã tăng lên về số lượng phòng. Vì vậy, trong trường hợp các biến khác thay đổi thì những yếu tố này phải được tính đến. Điều này tạo ra một số vấn đề cho các nhà thống kê, trong đó cần cân nhắc tầm quan trọng của các thay đổi nói trên vì không phải tất cả các yếu tố đều quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2024