Đặc Điểm Một Số Loại Cầu Sản Phẩm Và Dịch Vụ Du Lịch


12. Phân tích vai trò trực tiếp của du lịch nội địa? Liên hệ với tình hình thực tế ở Việt Nam?

13. Phân tích vai trò trực tiếp của du lịch quốc tế đối với quốc gia (hoặc địa phương) điểm đến? Liên hệ với tình hình thực tế ở Việt Nam?

14. Các loại bội số có thể sử dụng khi phân tích vai trò gián tiếp của du lịch?

15. Thế nào là một ma trận các giao dịch? Phân tích điều kiện áp dụng và ưu nhược điểm của kỹ thuật phân tích đầu vào - đầu ra?

16. Phân tích vai trò của chính phủ khi là nhà cung ứng đồng thời là người tiêu dùng du lịch? Liên hệ vấn đề này với nước ta?

17. Phân tích và đánh giá tác động của các loại thuế áp dụng đối với du lịch ở Việt Nam?

18. Ở một số quốc gia có sự chuyển dịch các chi tiêu dành cho cơ sở hạ tầng du lịch sang khu vực tư nhân. Hãy đánh giá những lợi ích và chi phí đối với nền kinh tế của quốc gia từ sự dịch chuyển này?

19. Phân tích các lý do chủ yếu của chi tiêu chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển và quảng bá du lịch?

20. Chính phủ sử dụng thuế và chi tiêu của mình cho du lịch để thực hiện các chính sách phân phối lại như thế nào?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

Kinh tế du lịch Phần 1 - 11

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (chủ biên) (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

3. Luật Du lịch (2006, 2017), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


4. Vũ Đức Minh (chủ biên) (2008), Tổng quan về du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Đồng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (chủ biên) (2001), Kinh tế du lịch & Du lịch học (sách dịch), NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

6. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (chủ biên) (2005), Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

7. www.vietnamtourism.com


TIẾNG ANH

8. Bull (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne

9. Leiper (1990), Tourism Systems, Massey University Department of Management Systems ccasional Paper 2, Auckland, New Zealand.

10. McIntosh & cộng sự (1995), Tourism: Principles, Practices & Philosophies, 7th edition, Wiley, New York.

11. World Travel & Tourism Council (2018), Travel & Tourism Economic Impact 2018, UNWTO, Madrid.


Chương 2

THỊ TRƯỜNG DU LỊCH


Mục tiêu của chương:

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

Nắm được khái niệm, bản chất và các đặc điểm của cầu du lịch; các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của một cá nhân và của xã hội (tổng cầu).

Hiểu rõ đặc điểm của cầu về dịch vụ lưu trú, sản phẩm ăn uống, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển và các dịch vụ khác.

Hiểu rõ sự cần thiết phải dự báo cầu du lịch, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của từng phương pháp dự báo cầu du lịch.

Nắm được khái niệm, bản chất và các đặc điểm của cung du lịch; các nhân tố ảnh hưởng đến cung du lịch của một doanh nghiệp và của một điểm đến du lịch (tổng cung).

Hiểu rõ đặc điểm của cung dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ lưu trú khách sạn, dịch vụ lữ hành - tour du lịch trọn gói và một số loại hình cung du lịch khác.

Hiểu rõ thực chất và đặc điểm của quan hệ cung cầu du lịch; quan niệm về cân đối cung cầu du lịch và nội dung cơ bản của việc cân đối cung cầu du lịch.

Nắm được khái niệm và các cách phân loại thị trường du lịch; đặc điểm của thị trường du lịch và các xu hướng phát triển thị trường du lịch.


2.1. CẦU DU LỊCH

2.1.1. Khái niệm và bản chất của cầu du lịch

Cầu du lịch là một bộ phận của cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Do đó, tương tự như cầu hàng hoá và dịch vụ nói chung, cầu du


lịch có nguồn gốc xuất phát từ nhu cầu du lịch của dân cư. Về mặt bản chất, nó là nhu cầu được thể hiện trên thị trường (hoặc thông qua thị trường) hay còn gọi là nhu cầu có khả năng thanh toán (xem hình 2.1)


Hình 2 1 Sự hình thành cầu trên thị trường Như vậy cầu du lịch cũng có thể 1

Hình 2.1. Sự hình thành cầu trên thị trường


Như vậy, cầu du lịch cũng có thể được khái niệm là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà con người mua và tiêu dùng trong quá trình đi du lịch được giới hạn trong một phạm vi thời gian và không gian nhất định.

Cầu du lịch có thể được hiểu là cầu về một loại hàng hoá hoặc dịch vụ du lịch riêng lẻ như một phòng nghỉ, một bữa ăn, tham quan một điểm hấp dẫn... nhưng đồng thời nó cũng bao hàm tổng hợp các hàng hoá và dịch vụ mà du khách tiêu dùng trong quá trình đi du lịch. Kết hợp với đặc điểm của các dịch vụ luôn gắn liền đồng thời với quá trình tiêu dùng nên trong thực tế thường biểu hiện cầu du lịch gắn liền với số lượng người thực tế đã đi du lịch trong một thời kỳ nhất định.

2.1.2. Đặc điểm của cầu du lịch

Do bản chất của cầu du lịch có thể bao hàm tổng hợp các hàng hoá và dịch vụ mà con người tiêu dùng trong quá trình đi du lịch nên việc chỉ ra các đặc điểm của cầu du lịch là một vấn đề tương đối khó khăn.

Tuy nhiên, một số tác giả11 đã cố gắng khái quát những đặc điểm đáng lưu ý của cầu (hoặc nhu cầu) du lịch trên thị trường như sau:


11 Xem: Trương Sĩ Quý và Hà Quang Thơ (1995), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, trang 51-53; Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, trang 51-53; Nguyễn Văn Thụ (chủ biên) (2000), Bài giảng Kinh tế du lịch, Trường ĐH Giao thông vận tải, Hà Nội, trang 80-81.


- Cầu du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ như các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, hướng dẫn tham quan tìm hiểu... Chi tiêu cho các dịch vụ này có thể chiếm từ 2/3 đến 4/5 tổng chi tiêu cho một chuyến đi. Phần còn lại có thể là các hàng hoá mua sắm như hàng lưu niệm, hàng hoá thông thường trong chuyến đi.

- Cầu du lịch rất đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Sự đa dạng không chỉ thể hiện trong cầu từng loại hàng hoá hoặc dịch vụ du lịch riêng lẻ mà còn thể hiện trong cả cầu du lịch với tính chất tổng hợp - sự kết hợp các yếu tố riêng lẻ theo nhiều cách khác nhau nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch trọn gói.

- Cầu du lịch dễ bị thay đổi: Cầu du lịch dễ bị thay thế bằng cầu về hàng hoá, dịch vụ cơ bản khác cho tiêu dùng cá nhân vì hiện nay vẫn còn phổ biến quan niệm du lịch chưa phải là nhu cầu thiết yếu của con người. Đặc điểm này còn thể hiện ngay cả trong quá trình thoả mãn nhu cầu du lịch, có thể có sự thay đổi địa điểm du lịch (còn gọi là cầu đổi hướng), thay đổi các yếu tố dịch vụ cấu thành như phương tiện vận chuyển, nơi lưu trú... hoặc thậm chí một số nội dung tham quan có thể bị huỷ bỏ vì những nhu cầu và cầu phát sinh khác (ví dụ để mua sắm thêm hàng hoá ưa thích).

- Cầu du lịch có tính thời vụ (hay tính chu kỳ): Thực tế ở nhiều địa phương, nhiều quốc gia đều có lượng khách du lịch không đều đặn trong năm. Trước hết, đó là do tính thời vụ của tài nguyên và điểm hấp dẫn du lịch của địa phương và quốc gia đó. Đồng thời, một khía cạnh rất quan trọng khác là cầu du lịch chỉ xuất hiện vào những thời kỳ hoặc thời điểm nhất định như các kỳ nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ đông (có thời gian rảnh rỗi), các thời kỳ tích luỹ thu nhập, tiền thưởng cuối năm, phúc lợi trong các ngày nghỉ lễ (có khả năng thanh toán). Ngoài ra, các yếu tố thời tiết khí hậu, phong tục tập quán (các lễ hội) và sự lan truyền tâm lý cũng tạo nên đặc điểm thời vụ (hay chu kỳ) của cầu du lịch.


- Các đặc điểm khác: Ngoài các đặc điểm cơ bản trên, cầu du lịch còn có những đặc điểm khác như tính chất phân tán, tính lặp lại, tính lan truyền...

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch

Các nhà kinh doanh du lịch có thể nhận thấy rằng cầu về các hàng hoá, dịch vụ do họ cung ứng bị thay đổi trong khi họ không hề thay đổi chính sách kinh doanh. Những lý do ảnh hưởng đến sự thay đổi này được các nhà kinh tế gọi là các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và thường bao gồm:

- Giá cả của hàng hoá, dịch vụ có nhu cầu;

- Giá cả của các hàng hoá, dịch vụ có liên quan (như thay thế hoặc bổ sung) với hàng hoá, dịch vụ đang có nhu cầu;

- Thu nhập (hay khả năng thanh toán) của người mua;

- Thị hiếu và kiểu mốt.

Đây là 4 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cầu du lịch của một cá nhân. Trong thực tiễn có thể chỉ ra nhiều nhân tố khác nhưng chúng đều ảnh hưởng gián tiếp qua 4 nhân tố này. Ví dụ các nhân tố cung và quảng cáo, cung sẽ ảnh hưởng qua giá cả hàng hoá, dịch vụ; còn quảng cáo sẽ làm thay đổi thị hiếu của người mua; sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch sẽ ảnh hưởng đến thị hiếu hoặc kiểu mốt trong du lịch...

Trong phạm vi xã hội (phạm vi rộng), cầu du lịch của các cá nhân được tập hợp thành tổng cầu. Khi đó, có một số nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu du lịch như sau:

- Quy mô dân số: Dân số càng đông thì cầu du lịch càng lớn;

- Phân bố dân số theo lứa tuổi, giới tính...;

- Tổng thu nhập: Quốc gia giàu có thì dân cư sẽ có mức chi tiêu cao trong thời gian giải trí;

- Sự phân phối thu nhập: Cơ cấu chi tiêu của dân cư giữa các quốc gia phần nào có sự khác nhau tuỳ thuộc vào sự phân phối thu nhập có


công bằng hay không. Ví dụ, 50% thu nhập của một quốc gia thuộc về một bộ phận dân số chỉ chiếm 10% sẽ có mô hình cầu khác với quốc gia có thu nhập được phân phối đồng đều cho các cá nhân.

- Mức độ đô thị hoá: Xu hướng cầu của dân cư nông thôn khác với dân cư thành phố.

- Tình trạng công nghệ: Sự giàu có của một quốc gia và sự phong phú đa dạng của cầu tuỳ thuộc vào tình trạng công nghệ cao hay thấp.

- Các chính sách của nhà nước: Chính sách thuế, trợ cấp...

- Các nhân tố khác như vấn đề an toàn, an ninh, chính trị...

Với ngành du lịch, sự ảnh hưởng của các nhân tố này được xem xét dưới nhiều giác độ khác nhau. Ví dụ, cầu về ăn uống ngoài gia đình phần nào bị ảnh hưởng bởi giá cả món ăn, thu nhập cá nhân và giá cả của các cơ sở kinh doanh khác nhau. Khi một quốc gia trở nên giàu có hơn thì cầu về các kỳ nghỉ tăng lên nhưng chi phí lao động cũng tăng. Sự phân bố xã hội theo lứa tuổi cũng khá quan trọng vì thanh niên đi du lịch thường xuyên hơn nhưng lại muốn ở trong các cơ sở lưu trú rẻ tiền hơn. Do đó, cầu du lịch thường không đồng nhất và được phân biệt thành các loại khác nhau, ví dụ cầu của thương gia đi du lịch khác với cầu của người đi nghỉ hè.

Nghiên cứu lý thuyết về cầu để giúp nhận thức được rằng: Cần phải ước lượng được cầu về các dịch vụ của ngành. Khi phân tích cầu du lịch, cần thiết phải xem xét cầu về các loại vận chuyển, lưu trú, ăn uống... ở các mức giá khác nhau. Nhà kinh doanh cần cân nhắc liệu bán ít sản phẩm dịch vụ ở mức giá cao có thu được lợi nhuận nhiều hơn so với phục vụ thị trường đại chúng với giá cả các sản phẩm, dịch vụ du lịch thấp. Mặt khác, cần xác định rõ quy mô thị trường và loại thị trường, ví dụ doanh nghiệp đang hướng mục tiêu vào nhóm khách hàng lớn tuổi hay trẻ tuổi, cần có sự đồng nhất trên khắp đất nước hay có sự khác nhau theo khu vực, cầu về các sản phẩm và dịch vụ du lịch có bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về giá cả hoặc thu nhập không?


2.1.4. Đặc điểm một số loại cầu sản phẩm và dịch vụ du lịch

2.1.4.1. Cầu về dịch vụ lưu trú

Ngoại trừ cầu về lưu trú ở các trường học, bệnh viện còn lại cầu về lưu trú chủ yếu nảy sinh từ khách du lịch. Theo Ryan - nhà kinh tế học người Anh, nếu căn cứ vào đối tượng khách du lịch thì có 4 loại cầu (thực tế) về dịch vụ lưu trú mà mỗi loại có những đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng khác nhau:

- Cầu của khách du lịch thuần tuý nội địa: Cầu về dịch vụ lưu trú của công dân một quốc gia ở trong phạm vi quốc gia đó và nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi nghỉ, tham quan, thăm thân nhân và các mục đích phi công việc khác. Cầu của khách du lịch thuần tuý nội địa thường đa dạng, mang tính thời vụ và co giãn tương đối theo giá dịch vụ. Nhân tố ảnh hưởng đến loại cầu này bao gồm nhận thức tâm lý và xã hội về du lịch và giải trí nói chung, những nhận thức này bị chi phối bởi nhân cách của từng cá nhân, nghề nghiệp, thu nhập và tầng lớp (hoặc giai cấp) trong xã hội.

- Cầu của khách du lịch thuần tuý quốc tế: Cầu về dịch vụ lưu trú của công dân các quốc gia khác đang ở quốc gia điểm đến và cũng nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi nghỉ, tham quan, thăm người thân và các mục đích phi công việc khác. Cầu của khách du lịch thuần tuý quốc tế cũng có các đặc điểm tương tự như của khách du lịch nội địa, tuy nhiên yêu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn và thường phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Loại cầu này cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến cầu của du khách nội địa và đến cầu nói chung (mục 2.1.3). Tuy nhiên, có một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng khác như tỷ giá trao đổi, các quy định hạn chế đối với người đi du lịch của các quốc gia như hạn chế về số tiền mang theo, hạn chế về thủ tục xuất nhập cảnh, y tế...

- Cầu của khách du lịch công vụ nội địa: Cầu về dịch vụ lưu trú của công dân một quốc gia nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi công việc như công tác, giao dịch kinh doanh... ở trong phạm vi quốc gia đó. Đối với khách du lịch đi công việc nội địa ở Việt Nam, cầu về dịch vụ lưu trú

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 11/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí