Các Hình Thức Chi Tiêu Của Chính Phủ Nhằm Phát Triển Du Lịch


thuế sử dụng. Ví dụ, ở các khu du lịch, du khách phải trả lệ phí đường, cầu hoặc bãi đỗ xe, trong khi đó có thể phát hành các loại thẻ miễn phí cho người dân địa phương.

Ở những nơi thực hiện đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch thì các chi phí đầu tư và bảo trì có thể được bù đắp một phần từ lãi suất và thuế tính cho các doanh nghiệp du lịch vì sau đầu tư, các doanh nghiệp này đều phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Trong nhiều năm qua, các tổ chức tài chính quốc tế là những người chủ yếu cung cấp vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế... Mặc dù, các tổ chức này thường cung cấp vốn để các quốc gia tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng chính phủ các quốc gia vẫn cần phải có vai trò trực tiếp hơn trong tự đầu tư và thông qua sự hợp tác liên quốc gia về cơ sở hạ tầng.

Ở nước ta, nhà nước đóng vai trò chính trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nói chung và cho ngành du lịch nói riêng. Nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng chủ yếu từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay ODA từ các nhà tài trợ song phương (dẫn đầu là Nhật Bản), các tổ chức tài trợ đa phương (như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Liên minh châu Âu...) và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Một bộ phận cơ sở hạ tầng khác thuộc các khu du lịch được đầu tư bởi ngân sách địa phương và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) mà các nước dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch thường là Đài Loan, Hồng Kông...

* Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi phát triển du lịch

Khi xác định du lịch là ngành đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thì các cơ quan quản lý du lịch quốc gia và địa phương thường có chính sách thúc đẩy phát triển du lịch và dành kinh phí nhằm hỗ trợ phát triển khả năng cung ứng các dịch vụ của ngành. Sự hỗ trợ này rất quan trọng ở các điểm đến du lịch đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Chính phủ có thể không chỉ cung cấp vốn để đảm bảo tính khả thi của các dự án đầu


tư, mà còn thông qua các chủ trương và chính sách nhằm củng cố tâm lý cho các quyết định của nhà đầu tư.

Các khoản kinh phí dành phát triển du lịch của chính phủ tác động đến các doanh nghiệp du lịch theo hai hướng chủ yếu. Thứ nhất, có thể làm giảm nhu cầu vốn hoặc chi phí vốn đối với một dự án đầu tư, giúp cho dự án đó được duyệt và có tính khả thi. Thứ hai, có thể làm giảm chi phí kinh doanh của các nhà cung ứng du lịch, trên cơ sở đó cải thiện khả năng sinh lợi và sự ổn định dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, chính phủ cố gắng dành những khoản kinh phí cho các lĩnh vực của ngành du lịch có hiệu quả bội trực tiếp về việc làm và tạo khả năng hoạt động kinh doanh cao nhất. Các khoản kinh phí lớn nhằm tạo môi trường và điều kiện phát triển thường dành cho khách sạn, điểm hấp dẫn du lịch và giao thông vận tải là những lĩnh vực cần nhiều vốn, còn một phần nhỏ dành cho đại lý du lịch, công ty lữ hành và các lĩnh vực cần ít vốn khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Bảng 1.6. Các hình thức chi tiêu của chính phủ nhằm phát triển du lịch


Kinh tế du lịch Phần 1 - 10

Chi tiêu trực tiếp Tài trợ và trợ cấp

Cho vay dài hạn lãi suất thấp

Tham gia bằng vốn cổ phần của Nhà nước Giảm lãi suất

Tài trợ chương trình hỗ trợ nghiên cứu Tài trợ đào tạo nghề nghiệp

Giảm nợ thương mại Miễn giảm thuế

Miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu quan trọng Cho thuê, bán hoặc nhượng đất công với các mức ưu đãi Các bảo đảm

Khế ước đảm bảo đối với vay thương mại

Cấp phép đảm bảo việc làm đối với lao động nước ngoài

Nguồn: UNWTO


Hầu hết các chương trình chi tiêu của chính phủ nhằm tạo điều kiện và môi trường phát triển du lịch thuộc một phần trong quy hoạch du lịch tổng thể quốc gia và các quy hoạch du lịch địa phương hoặc khu du lịch. Chúng có thể bao gồm từ các chương trình nhỏ diễn ra thường xuyên (như chính phủ cấp ngân sách cho các cơ quan quản lý du lịch quốc gia và địa phương trong việc thu thập và nghiên cứu dữ liệu phát triển du lịch) đến các chương trình lớn nhằm hỗ trợ phát triển các vùng du lịch hoặc các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch. Ngoài ra, một số quyết định đặc biệt như miễn thuế hoặc cấp đất đai để phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp cũng là sự khuyến khích kinh tế của chính phủ đối với các nhà đầu tư phát triển du lịch.

Tuy nhiên, lại có những ý kiến không đồng tình với việc chính phủ cấp kinh phí nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh du lịch. Thứ nhất, với mục tiêu phát triển du lịch nhằm tạo thêm nhiều việc làm thì các hỗ trợ hoặc tài trợ của chính phủ có thể làm các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả mà vẫn tồn tại trên thị trường. Hay nói cách khác, sự tài trợ đó mang lại hiệu quả xã hội nhưng có thể không có hiệu quả kinh tế. Các thị trường cũng có thể trở nên không bình đẳng nếu một số doanh nghiệp du lịch nhận được các khoản trợ cấp lớn hơn, thời gian dài hơn so với các doanh nghiệp thuộc các ngành khác. Thứ hai là lợi ích sử dụng không phải trả tiền các cơ sở hạ tầng chủ yếu sẽ dành cho du khách hơn là cho các nhà cung ứng du lịch. Đối với du lịch nội địa, vấn đề này có thể không quan trọng trừ khi chi tiêu cho các công trình công cộng đã được cân nhắc, xác định vì lợi ích của một khu vực điểm đến kém phát triển. Tuy nhiên, đối với du lịch quốc tế thì có thể nói chính phủ đang trợ cấp một cách không chủ ý cho du khách đến từ các quốc gia khác.

* Tiến hành hoạt động marketing du lịch

Lĩnh vực chủ yếu thứ ba mà chính phủ dành kinh phí cho ngành du lịch là hoạt động marketing của các văn phòng du lịch, đối với toàn bộ quốc gia là Cơ quan quản lý du lịch quốc gia (như Tổng cục Du lịch) và các cơ quan quản lý du lịch địa phương. Chính phủ quan tâm đến hoạt


động marketing du lịch trước hết bởi vì mỗi nhà cung ứng sản phẩm du lịch quốc tế và nội địa riêng lẻ không thể gắn kết hoàn toàn vào các chương trình marketing tập trung vì họ có phạm vi các mối quan tâm khác nhau. Thứ hai, chính phủ có thể có tầm nhìn vượt xa hơn các nhà cung ứng về lợi ích kinh tế tiềm năng từ du lịch ở phạm vi quốc gia. Thứ ba, cơ quan quản lý du lịch tiến hành marketing tập trung sẽ nhận được hiệu quả kinh tế theo quy mô trong hoạt động.

Mặc dù cơ quan quản lý du lịch ở mỗi quốc gia tiến hành các hoạt động marketing khác nhau, nhưng hầu hết kinh phí dành cho các hoạt động cụ thể sau:

- Nghiên cứu thị trường và nghiên cứu marketing;

- Quan hệ công chúng;

- Quảng cáo và các hình thức xúc tiến khác;

- Thông tin về sản phẩm và kênh phân phối;

- Phát triển sản phẩm mới.

Không kể các dịch vụ thực hiện hoặc bán cho các nhà cung ứng du lịch, những hoạt động trên của cơ quan quản lý du lịch quốc gia là hoạt động tiêu tốn kinh phí quốc gia (mà không phải là hoạt động tạo nguồn thu trực tiếp).

Hoạt động marketing tập trung có thể coi tương đương như sự trợ cấp xuất khẩu cho các nhà sản xuất, làm cho họ có khả năng cạnh tranh quốc tế cao hơn, và cũng tương tự như sự tài trợ của chính phủ nhằm tạo điều kiện phát triển các công trình công cộng để hấp dẫn khách du lịch quốc tế nhiều hơn. Mặt khác, marketing tập trung sẽ tạo ra sự dịch chuyển của cầu du lịch quốc tế đối với một điểm đến du lịch và sự thay đổi giá cả sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên đối với chính phủ, hiệu quả của sự thay đổi giá cả có thể ít quan trọng hơn so với việc làm tăng số lượng hoặc dòng khách du lịch đến một quốc gia và tăng tổng chi tiêu của du khách. Mục tiêu bao trùm của các chương trình marketing tập trung của cơ quan quản lý du lịch quốc gia là tối đa hoá số lượng khách du lịch và


doanh thu. Mục tiêu nội bộ của chương trình có thể là tạo lập được hình ảnh, uy tín hoặc hiệu quả thực hiện chương trình với một khoản kinh phí nhất định.

Ở nước ta, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh và sản phẩm du lịch Việt Nam được Tổng cục Du lịch (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Du lịch) ở các địa phương và các doanh nghiệp phối hợp thực hiện trong các chiến dịch quảng bá tập trung, trong việc xây dựng Website du lịch Việt Nam và các địa phương, trong việc tổ chức và tham gia hội chợ du lịch, hội thảo, hội nghị và diễn đàn quốc tế về du lịch. Từ năm 2010 đến nay, nhà nước đã đầu tư ngân sách cho Chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch với tổng số 30 - 40 tỷ đồng/năm. Đến cuối năm 2018, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch có vốn điều lệ 300 tỷ đồng được ngân sách trung ương cấp trong 03 năm đầu sau khi thành lập. Các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức có liên quan đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho tuyên truyền quảng bá đất nước, con người và sản phẩm Việt Nam và quảng cáo sản phẩm của bản thân doanh nghiệp ra nước ngoài. Ngoài ra, còn phải kể đến việc huy động các tổ chức quốc tế, các hãng du lịch, hàng không nước ngoài đưa khách vào Việt Nam đầu tư hàng chục triệu USD cho tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam.

c. Các chính sách phân phối lại

Chính phủ có thể kết hợp sử dụng thuế và chi tiêu để phân phối lại các nguồn tài nguyên, thu nhập và các lợi ích kinh tế của quốc gia. Vấn đề này thường liên quan đến toàn bộ nền kinh tế hơn là từng ngành nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong một số lĩnh vực nhất định (như lĩnh vực y tế cộng đồng). Cùng với thuế và chi tiêu hoặc các loại thuế nhằm mục đích riêng biệt, chính phủ còn phối hợp sử dụng các biện pháp kiểm soát giá cả, các chính sách tiền tệ và các quy chế khác.

Trong du lịch có một số ví dụ về các chính sách phân phối lại.

Những chính sách này liên quan đến:

- Phát triển kinh tế địa phương;


- Du lịch xã hội;

- Kiểm soát giá các yếu tố đầu vào trên thị trường;

- Đánh thuế nhằm các mục tiêu nhất định (như mục tiêu đào tạo).

Mỗi địa phương được coi là một nền kinh tế nhỏ nhưng có sự phát triển kinh tế và mức thu nhập khác nhau, do đó mục tiêu của chính sách chung là phân phối lại thu nhập theo không gian. Thông qua quy hoạch du lịch và các chính sách tài chính làm xuất hiện hoặc đổi hướng các dòng khách du lịch nội địa và quốc tế giữa các địa phương. Điều đó sẽ tạo ra sự phân phối lại thu nhập nhằm phát triển kinh tế của một số địa phương, đặc biệt ở những nơi có nhiều tài nguyên nhưng trình độ phát triển kinh tế còn thấp.

Du lịch xã hội là một hình thức mà thông qua sự can thiệp của nhà nước để cung cấp du lịch dưới dạng phúc lợi xã hội cho những người tiêu dùng có thu nhập thấp hoặc được hưởng ưu đãi của xã hội. Ở một số nước Đông Âu trước đây, hình thức du lịch này được nhà nước tài trợ và trích từ thuế thu nhập. Trong khi đó ở một số quốc gia khác như Đức, du lịch xã hội được tài trợ thông qua các công đoàn lao động hoặc các chương trình bảo hiểm, đổi lại các thành viên của các tổ chức và chương trình này được giảm thuế thu nhập. Ở nước ta, du lịch xã hội thường do các doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nhà nước tài trợ cho đối tượng là những người có công hoặc được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước như các anh hùng và bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh trong các cuộc kháng chiến cứu nước và giữ nước, các già làng, trưởng bản người dân tộc ít người...

Đánh thuế và kiểm soát thị trường các nhân tố sản xuất, đặc biệt thị trường lao động, có thể tạo ra các hiệu quả phân phối lại có ý nghĩa quan trọng. Thị trường lao động trong ngành khách sạn thường là đối tượng can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo tiền lương và các điều kiện tối thiểu. Tại nhiều quốc gia, ngành du lịch bao gồm nhiều loại công việc khác nhau, một số việc không có kỹ năng, có tính thời vụ, không thường xuyên và mức tiền công trung bình thường thấp hơn 20% so với các


ngành khác. Sự kiểm soát thị trường lao động của chính phủ nhằm phân phối lại thu nhập cho những người mà công việc của họ có mức tiền công thấp, nhưng sẽ làm giảm mức độ sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Điều đó có thể gây ra sự dịch chuyển của tỷ lệ vốn/lao động về phía sử dụng vốn nhiều hơn. Ở nơi nào mà chính phủ kiểm soát trực tiếp thị trường vốn thì chính phủ có thể kiểm soát được sự biến đổi các mức lãi suất. Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nên thị trường các nhân tố đầu vào của sản xuất xã hội nói chung và trong ngành du lịch nói riêng mới bắt đầu hình thành. Chính phủ cũng đang và sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát hữu hiệu các thị trường này và tạo nên các tác động phân phối lại thu nhập giữa những người lao động và các doanh nghiệp du lịch.

Đào tạo nghề nghiệp cho đội ngũ lao động du lịch cũng có thể là sự phân phối lại thu nhập nếu nó được tài trợ từ một loại thuế đối với ngành. Các doanh nghiệp du lịch sử dụng lao động đã qua đào tạo phải đóng một khoản thuế nhằm hỗ trợ cho việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động trong ngành. Ngoài ra, doanh nghiệp du lịch có thể tự tiến hành đào tạo đội ngũ lao động của mình, nhưng lợi ích doanh nghiệp nhận được có thể không đảm bảo vì các nhân viên được đào tạo xong có thể chuyển đi nơi khác; hoặc doanh nghiệp quá nhỏ nên không tự tổ chức đào tạo được. Tuy nhiên, chi phí cho đào tạo của doanh nghiệp du lịch sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn và có khả năng sinh lợi nhiều hơn.

Ở nước ta hiện nay, sự đóng góp của các doanh nghiệp du lịch vào quá trình đào tạo (như đóng một khoản thuế hoặc phí sử dụng nhân lực đã qua đào tạo) hoặc tự đào tạo còn nhiều hạn chế. Trừ các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài có tiến hành các chương trình tự đào tạo (hoặc gửi đi đào tạo) đối với các nhân viên tuyển dụng ban đầu. Sự liên kết giữa các trường và cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch còn chưa chặt chẽ trong việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Như vậy, chưa tạo được sự phân phối lại thu nhập thông qua công tác đào tạo nhân lực trong ngành du lịch ở nước ta.


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Trình bày các quan niệm về ngành du lịch. Từ các quan niệm đó có thể rút ra những điểm chung gì về ngành du lịch? Liên hệ với ngành du lịch Việt Nam?

2. Phân tích các đặc điểm của ngành du lịch? Ý nghĩa của việc nhận thức các đặc điểm đó trong công tác quản lý vĩ mô và vi mô của ngành? Liên hệ với ngành du lịch Việt Nam?

3. Phân tích các bộ phận cấu thành của ngành du lịch? Liên hệ với các lĩnh vực kinh doanh tương ứng trong ngành du lịch Việt Nam?

4. Phân tích sự đóng góp của du lịch trong GDP của một quốc gia. Liên hệ với tình hình thực tế ở Việt Nam?

5. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự đóng góp của du lịch trong GDP? Liên hệ với tình hình thực tế ở Việt Nam?

6. Tại sao đo lường sự đóng góp của du lịch trong GDP là một vấn đề khó khăn?

7. Ý nghĩa của các chỉ tiêu so sánh quốc tế về sự đóng góp của du lịch trong GDP? Lấy ví dụ của Việt Nam và so sánh với một nước khác để minh họa?

8. So sánh các phương pháp chủ yếu đo lường giá trị của du lịch. Tại sao kết quả của mỗi phương pháp lại có thể khác nhau?

9. Phân tích tác động của phát triển du lịch đến nền kinh tế quốc dân và tác động của lạm phát đến sự phát triển du lịch? Liên hệ với tình hình thực tế ở Việt Nam?

10. Phân tích sự phân phối thu nhập do du lịch tạo ra? Lấy các ví dụ minh họa?

11. Giá trị trực tiếp của 1.000 USD do khách du lịch quốc tế chi tiêu ở Việt Nam và 1.000 USD chi tiêu ở Hồng Kông có hoàn toàn khác nhau ở mỗi nền kinh tế? Giải thích tại sao?

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 11/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí