thường được đáp ứng trong phạm vi ngành hoặc lĩnh vực của người đi công tác (các ban, ngành đều có hệ thống khách sạn hoặc nhà khách của mình ở những thành phố lớn). Do đó, cầu thường định mức trong giới hạn của những quy định và chế độ tài chính. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến loại cầu này là cơ cấu và tổ chức hoạt động công nghiệp và thương mại trong phạm vi quốc gia, các mô hình và dung lượng giao dịch thương mại, và định mức chi phí của một chuyến đi công tác.
- Cầu của khách du lịch công vụ quốc tế: Cầu về dịch vụ lưu trú của công dân quốc gia khác nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi công việc như công tác, giao dịch kinh doanh... ở quốc gia điểm đến. Cầu của khách du lịch đi công việc quốc tế có lẽ yêu cầu chất lượng dịch vụ lưu trú cao nhất. Các nhân tố ảnh hưởng đến loại cầu này bao gồm dung lượng giao dịch thương mại giữa các quốc gia, các mối quan hệ chính trị, tỷ giá trao đổi và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia. Ngoài ra, một nhân tố ảnh hưởng khác cần xem xét là sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số. Nhiều giao dịch quốc tế có thể thực hiện tại chỗ mà không cần đến sự đi lại. Tuy nhiên, chừng nào mối liên hệ trực diện còn được ưa thích thì hoạt động đi lại mang tính công việc sẽ vẫn tiếp tục tồn tại (với điều kiện chi phí đi lại không bị tăng cao quá mức).
Ngoài ra, đặc điểm cầu về dịch vụ lưu trú có thể phụ thuộc vào loại hình cơ sở lưu trú ở từng quốc gia. Ví dụ, ở Việt Nam thường có cầu về dịch vụ lưu trú theo các loại hình cơ sở như: Khách sạn, nhà nghỉ, căn hộ/biệt thự, bãi cắm trại...
2.1.4.2. Cầu về sản phẩm ăn uống
Tương tự như cầu về dịch vụ lưu trú theo đối tượng khách hàng, cầu về sản phẩm ăn uống có thể được chia thành hai loại khác nhau:
- Cầu của dân cư địa phương: Cầu về sản phẩm ăn uống công cộng (ăn uống ở ngoài gia đình) của dân cư địa phương vì hai lý do:
+ Mang tính chất thưởng thức, giải trí, bổ sung cho các bữa ăn tại gia đình.
+ Ăn uống tại nơi làm việc, nơi học tập thay thế cho các bữa ăn tại gia đình.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chính Sách Kinh Tế Của Chính Phủ Đối Với Sự Phát Triển Du Lịch
- Các Hình Thức Chi Tiêu Của Chính Phủ Nhằm Phát Triển Du Lịch
- Đặc Điểm Một Số Loại Cầu Sản Phẩm Và Dịch Vụ Du Lịch
- Các Dạng Đường Hồi Quy Lý Thuyết
- Các Chi Phí Trong Chuyên Chở Hành Khách Bằng Hàng Không
- Tỷ Lệ (%) Thu Nhập Và Chi Phí Của Một Công Ty Lữ Hành
Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.
- Cầu của khách du lịch: Cầu về sản phẩm ăn uống của du khách trong chuyến đi du lịch.
Theo điều tra mới đây tại các nước công nghiệp phát triển, trong tất cả các bữa ăn của dân cư có khoảng một nửa số bữa ăn tại nhà, trong một nửa số bữa ăn còn lại ở ngoài gia đình thì có khoảng 1/10 mang tính chất giải trí. Thông qua sự phát triển các cơ sở kinh doanh ăn uống công cộng nhằm thay thế các bữa ăn gia đình có thể kết luận rằng cầu về ăn uống công cộng có xu hướng không co giãn tương đối. Một số nghiên cứu đã cố gắng đo lường trực tiếp hoặc gián tiếp sự co giãn của cầu về các bữa ăn ngoài nhưng không phân biệt được rõ ràng giữa hai loại cầu: Cầu thay thế bữa ăn gia đình và cầu ăn uống mang tính chất giải trí. Nhưng các kết quả nghiên cứu này lại chỉ ra rằng cầu ăn uống mang tính chất giải trí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số bữa ăn nhưng chúng lại có tỷ lệ % ngày càng nhiều hơn trong tổng chi tiêu của dân cư. Mặt khác, cũng có thể thấy xu hướng cầu ăn uống mang tính chất giải trí sẽ có sự co giãn nhiều hơn so với cầu ăn uống mang tính chất thay thế. Việc phân biệt hai loại cầu này chỉ mang tính chất tương đối bởi vì nhiều khi cầu ăn uống ngoài nhằm thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ví dụ, bữa ăn trưa của một thương gia ngoài tính chất bữa ăn thông lệ, nó còn là một cơ hội để trao đổi kinh doanh, để thưởng thức các món ăn.
Việc nhận thức tính co giãn hay không co giãn của cầu về ăn uống có ý nghĩa rất lớn đối với các cơ sở kinh doanh. Ví dụ, một nhà hàng ở trung tâm thành phố phục vụ ăn trưa và ăn tối. Kinh doanh ăn trưa sẽ có xu hướng không co giãn tương đối và chi phí cho hoạt động kinh doanh này lại thấp hơn kinh doanh ăn tối. Do đó, hoạt động này có xu hướng tạo ra lợi nhuận cận biên thấp. Tuy nhiên, nếu thấy cầu ăn trưa không co giãn tương đối mà muốn tăng giá thì cần phải xem xét sự tồn tại của các
quán ăn cạnh tranh khác trên cùng địa bàn. Nói cách khác, đối với một nhà hàng kinh doanh ăn uống riêng lẻ, có thể tính được sự co giãn của cầu, tuy nhiên giá trị của nó tuỳ thuộc vào mật độ cạnh tranh trong khu vực.
Cầu về ăn uống công cộng của dân cư địa phương phát triển trước hết nhằm thay thế bữa ăn tại gia đình do các yêu cầu của công việc, học tập, của sản xuất tập trung. Sau đó, cầu về các sản phẩm ăn uống mang tính chất giải trí thưởng thức chỉ được phát triển khi có các nhân tố thuận lợi. Nhu cầu ăn uống của dân cư thường chiếm một tỷ lệ không đổi trong cơ cấu chi tiêu của dân cư. Do đó, cầu về ăn uống ở ngoài gia đình của dân cư địa phương trước hết phụ thuộc vào sự thay đổi mức thu nhập của từng gia đình. Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng khác là nghề nghiệp, mức độ đô thị hoá, công nghiệp hoá và khi trình độ dân trí và sự hiểu biết xã hội được nâng cao thì nhu cầu ăn uống bên ngoài gia đình nhằm mục đích thay đổi không khí cũng được tăng lên.
Cầu về ăn uống của khách du lịch thuộc loại nhu cầu cơ bản phát sinh tất yếu trong chuyến đi. Ngoài ra, sản phẩm ăn uống đến lượt mình là một loại hấp dẫn du khách của khu vực điểm đến du lịch. Do đó, cầu về các loại sản phẩm ăn uống này mang tính chất giải trí, thưởng thức. Ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến cầu nói chung, cầu về ăn uống của khách du lịch phụ thuộc rất lớn vào mục đích của chuyến đi và các yếu tố liên quan đến du khách như lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quốc tịch hoặc dân tộc...
2.1.4.3. Cầu về dịch vụ lữ hành
Cầu về dịch vụ lữ hành bao gồm cầu về các chương trình (tours) du lịch trọn gói và cầu về các dịch vụ lữ hành đơn lẻ như đặt giữ chỗ, xin thị thực và hộ chiếu, mua bảo hiểm du lịch...
Cầu về chương trình du lịch trọn gói ngày càng tăng vì các lợi ích của hình thức sản phẩm này mang lại cho khách hàng, trong đó đặc biệt lớn nhất là lợi ích về giá cả. Nhằm khắc phục tính thời vụ trong du lịch,
vào những thời kỳ trái vụ, các nhà kinh doanh cũng thường hay tạo ra các chương trình du lịch trọn gói để thu hút khách.
Cầu về chương trình du lịch trọn gói có tính thời vụ cao và thường phù hợp với hình thức du lịch đại chúng, đi tập thể với số lượng đông. Trong trường hợp này cầu có sự co giãn theo giá cả.
Cầu về dịch vụ lữ hành ở các quốc gia (địa phương) xuất phát thường là cầu về các dịch vụ riêng lẻ. Loại cầu này có đặc điểm và chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố như cầu du lịch nói chung.
2.1.4.4. Cầu về dịch vụ vận chuyển
Trong lĩnh vực vận chuyển, có thể phân biệt vận chuyển du lịch chuyên biệt với vận chuyển công cộng kết hợp du lịch trên các loại phương tiện giao thông như: Máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ và các phương tiện khác. Trong lĩnh vực vận chuyển du lịch chuyên biệt, cầu của khách hàng có thể phân chia thành hai loại có tính chất khác nhau:
- Cầu về dịch vụ vận chuyển: Khách mua dịch vụ vận chuyển của các nhà cung cấp chuyên biệt cho chuyến đi du lịch của mình.
- Cầu về thuê phương tiện vận chuyển: Khách du lịch thuê phương tiện (chủ yếu là ô tô) và tự điều khiển phương tiện trong suốt chuyến đi.
Cầu về dịch vụ vận chuyển thường tuỳ thuộc vào cầu du lịch nói chung: Nhu cầu du lịch tăng nhanh thì cầu vận chuyển tất yếu tăng theo. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh giữa cầu về dịch vụ vận chuyển với việc sử dụng phương tiện vận chuyển cá nhân trong quá trình đi du lịch. Các tính chất an toàn, chi phí thấp, là yếu tố cấu thành của chương trình du lịch trọn gói là những ưu thế của dịch vụ vận chuyển. Còn tự vận chuyển phù hợp với nhu cầu chủ động và thường gắn với thể loại du lịch khám phá.
Cầu về dịch vụ vận chuyển còn tuỳ thuộc vào đặc điểm các dòng khách du lịch quốc tế và nội địa của quốc gia, vị trí địa lý của quốc gia xuất phát và quốc gia điểm đến.
Sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số đang là một nguy cơ đe dọa đến du lịch nói chung và cầu về vận chuyển nói riêng.
2.1.4.5. Cầu về các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ cơ bản nêu trên, cầu du lịch còn bao gồm rất nhiều loại khác như vui chơi, giải trí, mua sắm hàng hoá, đổi tiền, thông tin liên lạc... đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến cầu các loại dịch vụ này như cầu du lịch đồng thời tương tự như cầu về hàng hoá và dịch vụ của dân cư nói chung.
Cầu về các loại dịch vụ khác thường rất khó xác định và dự báo bởi vì các dịch vụ này thường có sự chia sẻ sử dụng giữa khách du lịch và dân cư địa phương.
2.1.5. Dự báo cầu du lịch
2.1.5.1. Sự cần thiết dự báo cầu du lịch
Dự báo nhu cầu và cầu du lịch có ý nghĩa to lớn đối với các nhà quản lý ngành cũng như từng doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch. Đối với những người làm công tác marketing thường quan tâm đến dự báo nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nói chung và của du lịch nói riêng. Còn đối với các nhà kinh tế thường đề cập đến dự báo cầu du lịch. Hai dự báo này chỉ khác nhau về mức độ và phạm vi của cùng một đối tượng nên chúng có thể trao đổi lẫn nhau (chia sẻ cùng nhau) về nội dung, phương pháp cũng như kết quả dự báo, và do đó cũng thường gây nên sự nhầm lẫn trong thực tế.
Dự báo cầu du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quy hoạch du lịch cũng như trong việc xác định các chiến lược phát triển của ngành. Ngoài ra, dự báo cầu du lịch trên phương diện vĩ mô còn có ý nghĩa to lớn trong các quyết định đầu tư du lịch.
Đối với doanh nghiệp, dự báo cầu du lịch vi mô là dự báo cầu mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng trên một thị trường nhất định. Căn cứ vào kết quả dự báo, doanh nghiệp tiến hành hoạch định chiến lược kinh
doanh dài hạn, xây dựng các kế hoạch hàng năm và tiến hành các chiến dịch marketing và quảng bá.
2.1.5.2. Các phương pháp dự báo
Có nhiều phương pháp dự báo khác nhau, mỗi phương pháp chỉ thích hợp với một đối tượng cùng với những yêu cầu cụ thể về chất lượng của dự báo. Việc lựa chọn phương pháp dự báo cần được cân nhắc một cách thận trọng và dựa vào nhiều yếu tố như:
- Điều kiện thu thập thông tin;
- Mục tiêu dự báo và khả năng đạt được mục tiêu đề ra;
- Khả năng xử lý thông tin, nhất là việc sử dụng máy tính để xử lý số liệu;
- Thời hạn cần dự báo;
- Tính ỳ của đối tượng cần dự báo hoặc sự “nhạy cảm” của nó với điều kiện bên ngoài...
a. Phương pháp suy luận hợp lý
Đó là phương pháp dựa vào trực quan và kinh nghiệm của người dự báo và đây không hẳn là một phương pháp khoa học vì nó không thể tóm tắt thành một quy tắc hoặc quy trình tiến hành. Tuy nhiên, phương pháp này dựa vào cơ sở tư duy logic và xuyên suốt toàn bộ các phương pháp dự báo khác, bởi vì tất cả công tác dự báo đều do con người tiến hành (đặt nhiệm vụ, thu nhận thông tin, lập và chọn dự báo, sử dụng dự báo).
Ở mức độ đơn giản nhất phương pháp này đưa ra những nhận định đơn giản về tương lai như cho rằng mức độ cầu du lịch tương lai sẽ như mức độ hiện tại hoặc cũng có thể đưa ra một tỷ lệ % cố định mà cầu du lịch được giả thiết tăng (hoặc giảm) theo. Vì vậy, phương pháp này còn được gọi là phương pháp giản đơn.
b. Phương pháp định tính
Dự báo bằng phương pháp định tính cân nhắc một loạt các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch. Sau đó, các nhân tố này được sắp xếp thứ tự
theo tầm quan trọng và lần lượt mỗi nhân tố được phân tích để bộc lộ các xu hướng cầu du lịch tương lai. Trong giai đoạn này, có thể tham khảo các số liệu thống kê, nhưng không cố gắng xây dựng các công thức toán học để miêu tả các mối quan hệ giữa cầu du lịch và với các nhân tố ảnh hưởng.
Phương pháp dự báo này phần lớn dựa vào cảm nhận chung của người dự báo nên có phần nào tương tự như phương pháp suy luận hợp lý và kết quả dự báo thường được diễn đạt bằng những mệnh đề định tính như "cầu du lịch có sự tăng chậm" hoặc "không hình dung thấy sự thay đổi của cầu du lịch trong năm tới" v.v...
c. Phương pháp chuyên gia (Kỹ thuật Delphi)
Là một phương pháp dự báo trên cơ sở khai thác ý kiến chuyên gia về một đối tượng (chủ đề) cần dự báo. Phương pháp này dựa trên cơ sở xử lý một cách khoa học những ý kiến của chuyên gia - những người am hiểu sâu nhất về lĩnh vực chuyên môn hẹp đang được khảo sát (như nhu cầu và cầu du lịch của dân cư) hoặc những vấn đề phức tạp, mới mẻ chưa gặp trong quá khứ hoặc có tài liệu thống kê không đầy đủ. Bằng sự tổng hợp các hiểu biết, vốn sống và những tính toán của mình, các chuyên gia có thể đưa ra những ý kiến dự báo rất xác đáng. Việc thu thập và xử lý một cách khoa học các ý kiến đó sẽ đem lại cho người quản lý những thông tin quý giá. Tuy rất gần gũi với phương pháp suy luận hợp lý nhưng phương pháp chuyên gia là một phương pháp của khoa học dự báo, có quy tắc tiến hành rất rành mạch và cụ thể.
Để tiến hành dự báo theo phương pháp này, trước hết cần tuyển chọn chuyên gia, sau đó tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia bằng cách đặt ra câu hỏi hoặc đề tài cho các chuyên gia trả lời hoặc thảo luận. Ở mức đơn giản nhất, các câu hỏi được ghi sẵn trong một bảng hỏi và câu trả lời của các chuyên gia chỉ đơn giản là các con số, thậm chí chỉ cần ngắn gọn theo kiểu "có/ không”. Ở mức cao hơn thì đó là các cuộc trao đổi ý kiến, tọa đàm, hội nghị xung quanh chủ đề cần dự báo. Đôi khi có thể thu thập
ý kiến một cách gián tiếp trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo, sách báo chuyên ngành của các chuyên gia.
Bước tiếp theo là xử lý ý kiến của các chuyên gia. Qua phân tích các ý kiến thu thập được, người ta lập một bảng kê các tình huống nhân tố và thời hạn tác động của chúng. Để đánh giá một cách xác đáng hơn, mỗi chuyên gia hay mỗi ý kiến của chuyên gia sẽ được gán cho một trọng số hay "xác suất tiên nghiệm” nào đó. Tùy theo mức độ am hiểu nhiều hay ít vấn đề dự báo mà điểm (trọng số) của họ sẽ cao hay thấp. Nếu chưa có đủ cơ sở để đánh giá xem chuyên gia nào trội hơn thì ban đầu chấp nhận luật phân phối đều, tức là xem ý kiến các chuyên gia có giá trị ngang nhau và kết quả dự báo được rút ra thông qua hình thức biểu quyết lấy đa số (nếu cần chọn một khả năng) hoặc được tính theo trung bình cộng (khi cần dự báo một trị số). Theo cách đó, chúng ta có thể xây dựng các tình huống dự báo nhu cầu và cầu du lịch, các nhân tố tác động chủ yếu hay thời gian xuất hiện các đột biến của chúng.
Ở một số nước, người ta thường gọi phương pháp này là kỹ thuật Delphi12. Đây là phương pháp có ý nghĩ lớn khi cần kết quả dự báo mà không có thời gian thu thập số liệu để thực hiện các phương pháp khác, hoặc phải dự báo những nội dung mới mà chưa có các số liệu lịch sử. Phương pháp này rất thích hợp với việc dự đoán tiến bộ khoa học kỹ thuật sau này.
d. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Dãy số theo thời gian là một tập hợp các số liệu được thu thập thường xuyên trong một thời kỳ nhất định. Những số liệu này trước hết có thể được xem xét để biểu thị các đặc điểm thời vụ, sau đó để tìm xu hướng và cuối cùng xác định những số liệu không bình thường và tìm nguyên nhân.
Dự báo bằng phương pháp phân tích dãy số theo thời gian là làm bình quân hoá những thay đổi theo thời vụ và tính ngẫu nhiên của các số
12 Tên một thành phố cổ Hy Lạp, ở đó các nhà tiên tri thường tập trung để dự đoán hậu vận hoặc tiên kiến về các thế hệ và các sự kiện trong tương lai.