Về Đối Tượng Bị Áp Dụng Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản

Do đó, thực tiễn đòi hỏi khi chưa thực hiện ngay được biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì pháp luật cần có quy định để Chấp hành viên có cơ chế ngăn chặn việc tẩu tán, định đoạt tài sản của người phải thi hành án để thông qua đó có thể bảo toàn điều kiện thi hành án của đương sự.

Trước khi Luật Thi hành án dân sự được ban hành, Bộ Tư pháp và Tổng cục thi hành án dân sự cũng đã chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự các cấp với nội dung: khi phát hiện tài sản, tài khoản của người phải thi hành án thì cần kịp thời có công văn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý tài khoản, đăng ký, chuyển dịch tài sản thực hiện việc phong tỏa, tạm dừng các thủ tục đăng ký, chuyển dịch tài sản đó để giúp Chấp hành viên có điều kiện thực hiện việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Tuy nhiên, việc gửi công văn đề nghị như trên của cơ quan thi hành án dân sự chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế, được thực hiện một cách đơn lẻ và mang giá trị pháp lý không cao, không có tính chất bắt buộc các cơ quan có liên quan phải thực hiện nên hiệu quả nhiều khi không cao. Để khắc phục tình trạng này, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã được đưa vào quy định của Luật Thi hành án dân sự khi Luật này được xây dựng. Thẩm tra Dự án Luật Thi hành án dân sự để trình Quốc hội thông qua, Thường trực Ủy ban tư pháp của Quốc hội đã nêu rõ:

Dự thảo Luật quy định Chấp hành viên có quyền chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án: phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản; tạm dừng việc chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Qua thảo luận, đa số ý kiến thành viên Ủy ban tư pháp thấy rằng, trong thực tiễn tổ chức thi hành án dân sự, có nhiều trường hợp trước khi Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, thì người phải thi hành án có thể tẩu tán, cất giấu tài sản, gây khó khăn cho công tác thi hành án; do đó, về cơ

bản, Ủy ban tư pháp tán thành việc quy định bổ sung các biện pháp bảo đảm thi hành án như dự thảo Luật… [30, tr. 4].

Có thể nói, việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trong Luật Thi hành án dân sự là xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Việc quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết để Chấp hành viên tiến hành các thủ tục thi hành án một cách linh hoạt, hiệu quả, ngăn chặn tình trạng người phải thi hành án tẩu tán, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng và thậm chí là việc hủy hoại tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Đồng thời, việc quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cũng đã góp phần nâng nâng cao ý thức, trách nhiệm cũng như thái độ ứng xử của người phải thi hành án trong việc thi hành nghĩa vụ của mình.

Tóm lại, qua việc phân tích, nêu khái niệm về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, xác định được các đặc điểm cơ bản của chúng, nội dung, ý nghĩa và cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn của việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cho thấy các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sựthi hành án dân sự được quy định trong Luật Thi hành án dân sự là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công tác thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay. Việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trong quy trình, thủ tục thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng, vừa bảo đảm được hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự vừa góp phần giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của họ và đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật trong công tác thi hành án dân sự.

Chương 2‌

NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ


2.1. BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


Biện pháp phong tỏa tài khoản được quy định tại Điều 67 Luật Thi hành án dân sự và được hướng dẫn thi hành tại Điều 11 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ. Theo Điều 67 Luật Thi hành án dân sự:

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - 4

1. Việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.

2. Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.

Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 76 của Luật này [23].

Kế thừa và phát triển từ các quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, biện pháp phong tỏa tài khoản được Luật Thi hành án dân sự quy định nhằm đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường với sự phong phú, đa dạng về hình thức thanh toán trong các hoạt động kinh tế, trong đó có hình thức thanh toán thông qua chuyển khoản. Đồng thời, cũng như Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Luật Thi hành án dân sự quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản nhằm tác động đến tài khoản của người

phải thi hành án, thông qua đó kiểm soát, ngăn chặn được mọi hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản của đương sự nhằm đảm bảo việc thi hành án được thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu, so sánh quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và Điều 67 Luật Thi hành án dân sự về biện pháp phong tỏa tài khoản, chúng ta nhận thấy có một số khác biệt cơ bản như sau:

Thứ nhất, nếu như Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 quy định phong tỏa tài khoản là một trong sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự (khoản 3 Điều 37 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004) thì Luật Thi hành án dân sự lại quy định phong tỏa tài khoản chỉ là một biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Sự thay đổi như trên bắt nguồn từ bản chất của biện pháp được áp dụng, sự bất cập trong quy định cũng như trong thực tiễn tổ chức thực hiện. Về bản chất, quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 39 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã thể hiện rõ biện pháp phong tỏa tài khoản là "Khi có căn cứ cho rằng người phải thi hành án có dấu hiệu tẩu tán tiền trong tài khoản thì Chấp hành viên có thể ra quyết định phong tỏa tài khoản" [29]. Như vậy, biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản quy định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 về mặt bản chất chỉ là bước đệm, mang tính chất hỗ trợ cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản. Khi được áp dụng, biện pháp cưỡng chế thi hành án này mới chỉ hạn chế đến quyền kiểm soát tài khoản của người phải thi hành án, ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán tiền trong tài khoản mà chưa quyết định đến việc xử lý tiền trong tài khoản. Về thực tiễn thi hành án dân sự cũng đã cho thấy, không nhất thiết mọi biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của người phải thi hành án cũng cần phải có bước đệm là biện pháp phong tỏa tài khoản và ngược lại, không phải mọi trường hợp áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản cũng dẫn đến việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.

Mặt khác, biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 39 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 có nội dung: "Khi phát hiện người phải thi hành án có tiền trong tài khoản tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc Nhà nước thì Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ để thi hành án" [29]. Như vậy, theo quy định này thì sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng một biện pháp cưỡng chế khác để xử lý tài sản của người phải thi hành án. Trong quy trình tổ chức việc thi hành án, người phải thi hành án bị cưỡng chế hai lần đối với một tài sản để thi hành án.

Để khắc phục các bất cập, hạn chế nêu trên, Luật Thi hành án dân sự đã quy định biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án là một trong những biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Thứ hai, nếu như Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về trình tự, thủ tục phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án chỉ mới mang tính chất sơ khai, chưa đầy đủ, cụ thể thì đến khi Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành và triển khai trên thực tế, biện pháp phong tỏa tài khoản đã được quy định một cách chi tiết, cụ thể và đầy đủ về quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng, thời hạn thực hiện. Điều này cho thấy những nhà làm luật đã nhận thức về tầm quan trọng của hình thức giao dịch, thanh toán bằng tài khoản trong nền kinh tế thị trường, dự báo được sự phát triển của hình thức thanh toán này trong tương lai. Do đó, để biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu trong công tác thi hành án dân sự thì cần phải chú trọng đến việc quy định một cách chi tiết, cụ thể về nội dung cũng như trình tự, thủ tục cần thực hiện, phù hợp với thực tiễn áp dụng.

2.1.1. Về đối tượng bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản

Biện pháp phong tỏa tài khoản được áp dụng đối với tài khoản của người phải thi hành án khi có đủ căn cứ xác định được người phải thi hành án

có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc tổ chức tín dụng, tài chính. Như vậy, đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự này chính là tài khoản đứng tên người phải thi hành án. Việc xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản là hết sức quan trọng, bởi vì nếu có sự nhầm lẫn về chủ tài khoản bị phong tỏa mà gây ra thiệt hại thì không chỉ việc thi hành án không đạt được hiệu quả mà Chấp hành viên (trong trường hợp chủ động ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản) hoặc đương sự (trong trường hợp là người yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản) còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2.1.2. Quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng và căn cứ áp dụng

Theo quy định tại Điều 66, Điều 67 Luật Thi hành án dân sự thì việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản được Chấp hành viên tự mình áp dụng hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án.

Về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản: Pháp luật về thi hành án dân sự đã trang bị cho người được thi hành án thêm một "vũ khí" hữu hiệu để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi ghi nhận quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án. Trong nhiều trường hợp, Chấp hành viên không thể nắm được thông tin về tài khoản của người phải thi hành án hoặc nắm được nhưng vì lý do nào đó mà không lựa chọn áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản dẫn đến việc người phải thi hành án thực hiện hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản và việc thi hành án không đạt được kết quả. Vì vậy, Luật Thi hành án dân sự đã quy định theo hướng giúp cho người được thi hành án được chủ động thực hiện việc cung cấp thông tin, đề nghị với Chấp hành viên để kịp thời thực hiện việc phong tỏa tài khoản. Khi nhận được đề nghị của người được thi hành án, Chấp hành viên phải thực hiện việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án theo yêu cầu, trường hợp không ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản mà gây ra thiệt hại thì Chấp hành viên phải có trách

nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, Luật Thi hành án dân sự cũng có quy định để tránh trường hợp người được thi hành án tùy tiện yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm, gây thiệt hại. Theo đó, người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp người đó đưa ra yêu cầu để áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản không đúng mà gây ra thiệt hại cho người bị phong tỏa tài khoản hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Do đó, văn bản đề nghị phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án phải đảm bảo sự chính xác về các thông tin của tài khoản sẽ bị phong tỏa cũng như cần lường trước các hậu quả phát sinh nếu như có sự nhầm lẫn dẫn đến thiệt hại cho người thứ ba.

Thẩm quyền áp dụng: Bên cạnh quyền yêu cầu của người được thi hành án, pháp luật về thi hành án dân sự cũng quy định về trách nhiệm của Chấp hành viên trong việc tự mình áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Chấp hành viên, chúng ta có thể nhận thấy Chấp hành viên là người có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận các thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, đặc biệt là thông tin về tài khoản của họ. Do đó, trong trường hợp phát hiện thấy người phải thi hành án có tiền trong tài khoản thì Chấp hành viên theo chức trách, nhiệm vụ của mình cần thực hiện ngay việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án để bảo đảm thi hành án dân sự, nhanh chóng kết thúc nhiệm vụ được phân công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Mặt khác, thông thường khi tổ chức thi hành một bản án về dân sự thì bên cạnh việc thi hành nghĩa vụ đối với người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức thì người phải thi hành án còn phải thi hành khoản nghĩa vụ thuộc diện Thủ tưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án (như khoản án phí, tiền phạt nộp cho ngân sách Nhà nước…). Trường

hợp người phải thi hành án phải thi hành đồng thời cả khoản nghĩa vụ thi hành án theo đơn yêu cầu và nghĩa vụ thi hành án thuộc diện Thủ tưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án thì việc xác minh điều kiện thi hành án của đương sự được Chấp hành viên chủ động tiến hành cho đến khi người phải thi hành án thi hành xong khoản nghĩa vụ thuộc diện chủ động. Do đó, khi tổ chức thực hiện việc thi hành khoản án phí thì kết quả xác minh của Chấp hành viên cũng được sử dụng để tổ chức thi hành cho việc thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án.

Như vậy, có thể nói việc Luật Thi hành án dân sự quy định trách nhiệm của Chấp hành viên tự mình áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án là phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao của Chấp hành viên và phù hợp với yêu cầu công bằng xã hội.

Trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án hoặc Chấp hành viên tự mình nhận thấy cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản để đảm bảo thi hành án dân sự thì ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án. Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này, cần đáp ứng được hai điều kiện cụ thể sau đây:

Về điều kiện cần: khi người phải thi hành án có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc hoặc các tổ chức tín dụng khác và tài khoản đó có số dư để đảm bảo thi hành án.

Về điều kiện đủ: khi người được thi hành án nhận thấy cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản đó và có văn bản đề nghị hoặc Chấp hành viên tự mình phát hiện ra thông tin về tài khoản và nhận thấy cần phải ra quyết định phong tỏa tài khoản để ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản.

Như vậy, nếu người phải thi hành án có tiền trong tài khoản mở tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng nhưng không tự nguyện thi hành, có dấu hiệu tẩu tán tiền trong tài khoản của họ thì trên cơ sở

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí