Giai Đoạn Chuẩn Bị Đầu Tư Xây Dựng Công Trình

Sơ đồ trình tự đầu tư và xây dựng theo điều lệ 42


Nhãm B: Thuộc các công trình:


a. Thuộc phần a nhóm A nhưng có vốn đầu tư từ 25 tỷ đến 200 tỷ đồng. b.Thuộc phần b nhóm A nhưng có vốn đầu tư từ 25 tỷ đến 100 tỷ đồng.

c. Thuộc phần c nhóm A nhưng có vốn đầu tư từ 5 tỷ đến 50 tỷ đồng.


Nhãm C:Các công trình còn lại


II. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.


Hiện nay trong xây dựng công trình rất coi trọng nghiên cứu tính khả thi. Bất kể công trình xây mới hoặc cải tiến hoặc công trình mở rộng đều tiến hành nghiên cứu tính khả thi.

Kinh tế dự án xây dựng thủy lợi - 8

Nước Mỹ là nước sớm nhất nghiên cứu tính khả thi. Từ những năm 30

đã bắt đầu nghiên cứu để xây dựng công trình thuỷ lợi.


Trong những năm gần đây phương pháp nghiên cứu tính khả thi đã không ngừng phát triển và hoàn thiện.

Trong giai đoạn chuần bị đầu tư, thì nghiên cứu tính khả thi là cốt lõi.

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư có các nội dung sau:


Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, nghiên cứu khả năng huy động vốn đầu tư.

Nghiên cứu tiền khả thi. Nghiên cứu tính khả thi.

Đánh giá thẩm định dự án đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư.


1. Nghiên cứu tính cần thiết đầu tư


Nhiện vụ chủ yếu của giai đoạn này là tiến hành qui hoạch phương hướng đầu tư.

ë giai đoạn này là xác định phương hướng đầu tư và chọn các hạng mục đầu tư. Xét chọn công trình nào làm trước, công trình nào làm sau với

mục tiêu mang lại lợi ích chung cho việc phát triển kinh tế. Việc xác định công trình đầu tư thường là công việc của Bộ ngành Trung ương.

Mức độ nghiên cứu ở giai đoạn này chủ yếu là dựa vào tài liệu điều tra hiện trạng và tài liệu đã có từ trước, tiến hành hoạch định mà không đi sâu vào tính toán cụ thể. Vốn đầu tư chỉ là ước toán từ những công trình đã xây dựng tương tự nên sai số khá lớn, khoảng 30 – 40%.

2. Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi:


Theo điều lệ 42 qui định với dự án nhóm A phải tiến hành 2 bước: Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Đối với nhóm C chỉ thực hiện 1 bước nghiên cứu khả thi. Đối với nhóm B nếu xét thấy cần thiết thì cũng tiến hành 2 bước nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Giai đoạn này giống như giai

đoạn qui hoạch trước và nội dung chủ yếu của nghiên cứu tiền khả thi là:


1. Đưa ra các kết quả nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết phải đầu tư. Các

điều kiện thuận lợi có thể tiến hành đầu tư ( về mặt căn cứ pháp lý,

điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cơ hội đầu tư, dự báo thị trường ).


2. Dự kiến qui mô đầu tư, các yếu tố và khả năng đảm bảo dự án khi hoạt động so sánh lựa chọn hình thức đầu tư.

3. Chọn khu vực, địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất.

4. Phân tích sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và xây dựng, lựa chọn hướng giải quyết về nguồn và điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguồn và

điều kiện cung cấp nguyên liệu, năng lượng dịch vụ.


5. Phân tích tài chính: Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, các khả năng và

điều kiện huy động nguồn vốn, ước tính chi phí xây dựng, khả năng hoàn vốn.

6. Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế, xã hội của dự án.

3. Nghiên cứu tính khả thi:


Nghiên cứu tính khả thi tương đương với thiết kế nhiệm vụ và lập luận chứng kinh tế KT trước kia. Nếu là công trình hóm A và một số công trình nhóm B thì bắt buộc phải tiến hành 2 bước: Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu tính khả thi. Còn với công trình nhóm B nói chung và nhóm C thì có thể gộp 2 giai đoạn đó lại và gọi là nghiên cứu khả thi.

Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tính khả thi gồm có:


1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công

trình.


2. Lựa chọn hình thức đầu tư.


3. Chương trình sản xuất và các yếu tố cần phải đáp ứng.


4. Các phương án địa điểm xây dựng cụ thể ( hoặc phương án tuyến công trình).

5. Phân tích lựa chọn tuyến công trình.


6. Các phương án và giải pháp thi công xây dựng.


7. Phân tích tài chính và hiệu quả kinh tế.


4. Thẩm định dự án và quyết định đầu tư:


Dự án phải được cấp thẩm quyền thẩm định:


- Các dự án nhóm A phải do hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định

đầu tư.


- Các dự án nhóm B, C có thể do các cơ quan chuyên môn ( Bộ ) lập HĐ thẩm định dự án và quyết định đầu tư.

Hội đồng thẩm định Nhà nước là do Bộ trưởng Kế hoạch Đầu Tư làm chủ tịch, các uỷ viên thường trực là Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Văn phòng chính phủ.

Hội đồng thẩm định cấp Bộ do thứ trưởng làm chủ tịch.

Hội đồng thẩm định cấp Tỉnh là do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm chủ

tịch.


Khi đã thẩm định thì HĐ đưa ra ý kiến quyết định đầu tư và cơ quan có thẩm quyền ký quyết định.

Nội dung của quyết định đầu tư gồm có:


- Xác định chủ đầu tư và hình thức thực hiện dự án.


- Xác định địa điểm diện tích đất sử dụng.


- Công suất thiết kế.


- Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn huy động.


- Phương thức đấu thầu, chọn thầu.


- Thời hạn xây dựng và tiến độ thi công.


Trong 4 giai đoạn trên thì giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi là quan trọng hơn cả, vì giai đoạn này nghiên cứu về quyết sách đầu tư. Vì chi phí để thực hiện các giai đoạn trên đây thuộc vào qui mô và tính chất của công trình. ở một số nứơc đề suất chi phí như sau:

- Giai đoạn nghiên cứu của cơ hội đầu tư, chi phí khoảng 0,1 – 1% vốn

đầu tư.


- Giai đoạn tiền khả thi: chi phí 0,25 – 1,5% vốn đầu tư.


- Giai đoạn nghiên cứu tính khả thi chiếm 0,2 – 1% ( công trình lớn), 1-3%(công trình nhỏ).

III. Giai đoạn thực hiện đầu tư


1. Công tác chuẩn bị thực hiện đầu tư:


a. Xin giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng:


Tổ chức việc giao nhận đất xây dựng được thực hiện khi chủ đầu tư đã nộp đủ tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính, thủ tục đền bù thiệt hại.

b. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đền bù và giải toả mặt bằng trước khi giao cho đơn vị xây dựng.

2. Tổ chức thiết kế:


1. Chọn thầu tư vấn khảo sát thiết kế công trình theo qui chế của Nhà nước.

2. Ký hợp đồng thiết kế với Công ty tư vấn thiết kế.


3. Thực hiện thiết kế công trình:


1. Thu nhập khảp sát cá tài liệu thiết kế như địa hình, địa chất, khí tượn, thuỷ văn,... theo đúng qui định Nhà nước.

2. Trình tự thiết kế: Tuỳ theo tính chất phức tạp và qui mô công trình mà thực hiện 1 bước hoặc 2 bước thiết kế.

- Đối với công trình kỹ thuật cao, hoặc có nền móng phức tạp phải thực hiện 2 bước thiết kế:

+ Thiết kế kỹ thuật.


+ Thiết kế bản vẽ thi công.


- Đối với công trình kỹ thuật đơn giản hoặc nền móng không phức tạp thì thực hiện 1 bước thiết kế: Thiết kế kỹ thuật thi công.

3. Thẩm định và phê duyệt thiết kế:


Đối với các dự án đầu tư thuộc sở hữu nhà nước.


- Công trình thuộc nhóm A do Bộ trưởng quản lý ngành phê duyệt thiết kế sau khi đã được cơ quan chuyên môn thẩm định.

- Với các công trình nhóm B, C do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi được thẩm định.

- Riêng thiết kế kỹ thuật cao, dự án thuộc nhóm B của cơ quan trực thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Xây dựng phê duyệt thiết kế.

4. Tổ chức thi công:


a. Tổ chức đấu thầu thi công:


Các dự án đầu tư thuộc sở hữu Nhà nước đều phải tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu theo đúng qui chế do nhà nước ban hành.

Những dự án sau đây được quyền thực hiện phương án chỉ định thầu.


- Dự án có tính chất nghiên cứu thể nghiệm.


- Dự án có tính cấp bách do thiên tai.


- Dự án có giá trị nhỏ dưới 500 triệu đồng.


Cơ quan Tài chính hoặc ngân hàng các cấp có quyền không cấp vốn vay vốn đối với dự án mà chủ đầu tư tuỳ tiện giao thầu trái với qui định.

b. Ký hợp đồng thi công với đơn vị chúng thầu.


5. Thực hiện thi công công trình:


a. Điều kiện thi công:


Công trình muốn khởi công phải có điều kiện sau:


- Có giấy phép xây dựng.


- Có thiết kế kỹ thuật.


b. Quản lý kỹ thuật và chất lượng xây dựng:


- Chủ nhiệm đồ án cùng với bên chủ đầu tư và đơn vị thi công giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng.

- Đơn vị thi công chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư vầ kỹ thuật và chất lượng xây dựng.

- Chủ đầu tư ( hoặc thuê tổ chức tư vấn ) thực hiện việc giám sát chất lượng xây dựng trong quá trình thi công.

c. Vận hành thử và nghiệm thu công trình:


Công tác nghiệm thu công trình tiến hành từng đợt, nagy sau khi làm xong những khối lượng khuất, những kết cấu chịu lực, những bộ phận hay hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

d. Quyết toán vốn đầu tư:


- Hàng năm chủ đầu tư phải báo cáo vốn thực hiện với cơ quan cấp phát hoặc cho vay. Khi dự án hoàn thành chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán vốn

đầu tư cho cơ quan cấp phát vốn.


- Dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong báo cáo phải phân tích từng nguồn vốn riêng biệt đã sử dụng.

- Dự án đầu tư kéo dài nhiều năm khi quyết toán chủ đầu tư phải qui đổi vốn đầu tư đã thực hiện ra mặt bằng giá thời điểm bàn giao đưa vào vận hành

để xác định giá trị tài sản cố định.


e. Thẩm tra và phê duyệt quyết đoán:


1. Công tác thẩm tra quyết toán như sau:


- Với dự án công trình nhóm A do Bộ tài chính chủ trì thẩm tra quyết toán.


- Với các dự án nhóm B, C do Bộ hoặc UBND Tỉnh thẩm tra quyết toán.


2. Phê duyệt quyết toán:


- Cơ quan quyết định đầu tư sẽ phê duyệt quyết toán của dự án. Riêng với dự án nhóm A, thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng tài chính phê duyệt quyết toán.

IV. Giai đoạn khai thác sử dụng


1. Bàn giao công trình:


Công trình xây dựng chỉ được bàn giao cho cơ quan sử dụng khi đã thi công đúng theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu về chất lượng.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí