phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho các văn bản luật, luật sửa đổi bổ sung liên quan đến du lịch để định ra những bước đi chính xác cho toàn ngành thì các văn bản này lại ban hành chậm hơn rất nhiều so với các văn bản luật này. Chẳng hạn, luật Du lịch 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2006 nhưng đến ngày 01 tháng 06 năm 2007 mới ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Và cho đến 31/12/2008, Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL hướng dẫn các vấn đề về lưu trú du lịch mới được Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch ban hành. Việc này đã gây khó khăn rất lớn không chỉ cho công tác quản lý của nhà nước mà còn cho cả các doanh nghiệp trong việc thực hiện theo các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch ở những giai đoạn phát triển đầu tiên của toàn ngành kinh tế du lịch.
2.3.2. Xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội
Cấp ủy và chính quyền các cấp của thành phố đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để nhận thức và quán triệt quan điểm phát triển kinh tế du lịch bền vững trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thủ đô, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm vùng Bắc Bộ cũng như chiến lược phát triển tổng thể du lịch của cả nước. Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội xác định phát triển du lịch bền vững là sự nghiệp của toàn xã hội, do đó phải huy động mọi tầng lớp nhân dân.
Công tác xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phát triển của Sở Du lịch thành phố Hà Nội (trên cơ sở tách từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội năm 2015) ngày càng có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện. Nội dung của quy hoạch ngày càng được đổi mới và có sự cụ thể hóa rõ ràng, đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng
phát triển du lịch của Hà Nội; xây dựng phương án phát triển kinh tế Du lịch thành phố có tính khoa học và khả thi cao, phù hợp với Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế du lịch hàng năm.
Bản Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định được mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể để định hướng phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn tương lai. Bên cạnh đó, bản Quy hoạch cũng đã có sự cụ thể hóa hơn khi xác định rõ các trục phát triển, các loại hình phát triển cần được ưu tiên trong từng giai đoạn.
Để đảm bảo Quy hoạch được thực hiện có hiệu quả trong thực tế, đòi hỏi phải xây dựng các đề án phát triển cụ thể cho từng mục tiêu đã định ra trong Quy hoạch, hướng tới sự phát triển chung của kinh tế du lịch Hà Nội. Trong những năm qua, đặc biệt là sau hơn 9 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007- 2015 của Thành ủy (khóa XIV), ngành kinh tế du lịch thủ đô đã nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả tích cực. Để thúc đẩy, tạo bước đột phá phát triển toàn diện của nền kinh tế du lịch Hà Nội, đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2016- 2020 và những năm tiếp theo, Thành ủy Hà nội đã ban hành nghị quyết số 06- NQ/TU về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Nghị quyết đã đề ra chi tiết những mục tiêu từ khái quát đến cụ thể, cùng với đó là những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của kinh tế du lịch Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, có một thực tế đang xảy ra là việc triển khai xây dựng các đề án phát triển kinh tế du lịch còn chậm so với kế hoạch đã đặt ra. Hầu hết việc xây dựng và triển khai các đề án phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn
thành phố Hà Nội đều được xác định rõ giai đoạn thực hiện là từ năm 2012 cho đến các năm tiếp theo. Tuy nhiên, việc xây dựng đề cương đề án luôn diễn ra trong thời gian dài. Ví dụ như đề cương “Đề án phát triển du lịch cộng đồng ở một số xã tại khu vực Ba Vì” phải mất khoảng thời gian hơn một năm để hoàn thiện và đến đầu năm 2013, đề cương đề án mới được trình duyệt để tiến hành xây dựng nội dung hoàn chỉnh, trong khi đó theo kế hoạch đặt ra, thời gian để thực hiện đề án này chỉ gói gọn trong ba năm từ 2012 đến 2014. Như vậy, thời gian thực tế để thực hiện và khắc phục những thiếu sót trong dự án này chỉ còn gần hai năm. Điều này khiến cho hiệu quả của đề án không cao, kết quả đặt ra sẽ khó có thể đạt được thành công như dự kiến ban đầu.
Từ khi cơ cấu lại bộ máy quản lý với việc thành lập Sở Du lịch thành phố Hà Nội trên cơ sở tách từ Sở VHTTDL Hà Nội, công tác định hướng, chiến lược du lịch Hà Nội đã có những chuyển biến mới nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề phải tính toán và xử lý trong quá trình xây dựng lại quy hoạch nhằm tiếp tục khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch và hướng tới phát triển bền vững.
Trong những năm qua, Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, các ngành liên quan rà soát quy hoạch, lập danh mục dự án đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới, tổ chức hội nghị với các nhà đầu tư dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần, tổng hợp danh mục trình UBND Thành phố quyết định, giới thiệu địa điểm, đầu tư xây dựng dự án tạo sản phẩm du lịch mới trên địa bàn.
2.3.3. Tổ chức bộ máy hành chính quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kinh tế du lịch ở Hà Nội là một ngành rộng lớn với nhiều lĩnh vực hoạt động hết sức đa dạng, phức tạp. Bộ máy QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội từng bước được sắp xếp và tinh giản một cách gọn nhẹ, có sự liên kết phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý.
Xác định rõ vị trí quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế của thủ đô Hà Nội, Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã được thành lập trên cơ sở tách ra từ Sở VHTTDL Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu phòng đã được quy định cụ thể tại Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 07 năm 2015 về việc thành lập Sở Du lịch thành phố Hà Nội. Sở Du lịch thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP. Hà Nội, giúp UBND TP. Hà Nội thực hiện toàn bộ công tác QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND TP. Hà Nội. Nói một cách khác, tất cả hoạt động của ngành kinh tế du lịch Hà Nội đều do Sở Du lịch thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo phát triển về chuyên môn. Điều này đã cho thấy sự tinh giản trong cơ cấu tổ chức bộ máy khi chỉ tập trung mọi sự quản lý vào một cơ quan chuyên trách, tránh sự trùng lặp, chồng chéo gây cản trở sự phát triển.
Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở gồm Giám đốc và ba Phó Giám đốc, cùng các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Văn phòng; Phòng Quản lý Lữ hành; Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú; Phòng Kế hoạch- Nghiên cứu phát triển. Trụ sở chính đặt tại 17 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.
Sở Du lịch thành phố Hà Nội có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch đối với Phòng Văn hóa- Thông tin thuộc UBND quận, huyện, thị xã và chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã.
Về cơ bản, sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN đối kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể được hiểu như sau:
HĐND
TP. Hà Nội
UBND
TP.Hà Nội
Sở Du lịch
TP.Hà Nội
UBND Quận,
Huyện, thị xã
Phòng Văn
hóa- Thông tin
UBND
Cấp xã
Chức danh
chuyên môn
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
: Quản lý tổ chức | |
: Quản lý chuyên môn |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Du Lịch Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Bài Học Rút Ra Cho Hà Nội
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Hà Nội Giai Đoạn 2011- 2015
- Hoạt Động Kinh Doanh Phát Triển Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch
- Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Du Lịch Và Hoạt Động Của Khách Du Lịch
- Những Hạn Chế Còn Tồn Tại Trong Quản Lý Nhà Nước Đối Với Kinh Tế Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước Đối Với Kinh Tế Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
Để đảm bảo sự quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, Sở Du lịch thành phố Hà Nội luôn có sự phối hợp liên kết với Tổng cục Du lịch ở trung ương. Trong các công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát chất lượng hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội, Sở cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác như Sở Y tế, Thanh tra Bộ VHTTDL, Công an thành phố Hà Nội,… để đảm bảo tính minh bạch, có được
cái nhìn toàn diện đối với hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng và du lịch Hà Nội nói chung. Từ đó, dễ dàng trong việc đề ra các biện pháp khắc phục những yếu kém, thúc đẩy sự phát triển.
Sau khi tiến hành sát nhập địa giới hành chính từ năm 2008 đến nay, địa bàn và khối lượng quản lý trở nên rộng hơn, công tác hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ QLNN về kinh tế du lịch giữa Sở Du lịch thành phố Hà Nội với các quận, huyện mới chỉ được thực hiện bước đầu, chưa thật sự mang tính chuyên sâu vào lĩnh vực QLNN về kinh tế du lịch. Thực tế, công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Du lịch thành phố Hà Nội mới chỉ dừng lại ở việc gửi các quyết định của UBND TP. Hà Nội, các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật, các công văn chỉ đạo công tác hoạt động mà thiếu đi sự hướng dẫn, chỉ đạo trong thực tế, thiếu sự hiểu biết về tình hình thực tế của địa phương, khả năng và mức độ triển khai các văn bản chỉ đạo của từng địa phương. Do đó, mặc dù dưới sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Du lịch thành phố Hà Nội, phòng Văn hóa- Thông tin ở các quận, huyện đã nhanh chóng bổ sung thêm chức năng quản lý du lịch nhưng các địa phương này vẫn còn lúng túng trong việc triển khai văn bản, các hoạt động thiếu sự phối hợp chặt chẽ với cấp cao hơn.
Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và căn cứ vào tình hình thực tế, trong cơ cấu tổ chức của mình, Sở Du lịch thành phố Hà Nội tiếp tục duy trì bộ phận hỗ trợ khách du lịch với vai trò cung cấp các thống tin liên quan đến du lịch Hà Nội và giải quyết những phản ánh, khiến nại của khách du lịch. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, bộ phận này đã thực sự trở thành bộ phận giúp việc quan trọng của Sở Du lịch thành phố Hà Nội trong việc từng bước cải thiện được môi trường du lịch trên địa bàn, tạo dựng được hình ảnh tốt về du lịch Hà Nội và được đông đảo du khách, đặc biệt là khách quốc tế đánh giá cao.
2.3.4. Thực trạng quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh doanh du lịch ở thủ đô Hà Nội
2.3.4.1. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp và cơ sở hoạt động kinh doanh lữ hành
Khi ngành kinh tế du lịch tăng trưởng với tốc độ nhanh thì đầu tư và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch là lĩnh vực thu hút nhiều vốn và thành phần kinh tế tham gia. Trong những năm qua, Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế cho hơn 1.425 doanh nghiệp.
Từ khi có Luật doanh nghiệp năm 2005, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch xuất hiện nhiều và tham gia tích cực vào thị trường du lịch Việt Nam, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyên nghiệp hóa các loại hình dịch vụ du lịch của thủ đô Hà Nội.
Công tác QLNN đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn viên đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn hoạt động tương đối ổn định và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành. Công tác kết nối tour- tuyến đã được quan tâm, đầu tư đúng mức. Công tác xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ bảo đảm phù hợp với nhu cầu của thị trường khách du lịch đã được chú trọng.
2.3.4.2. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp và cơ sở hoạt động kinh doanh lưu trú
Để đảm bảo cho hoat động của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được diễn ra bình thường, trong những năm qua Sở Du lịch thành phố Hà Nội trú trọng thực hiện công tác QLNN về kinh tế du lịch trên các mặt sau:
- Hoạt động thẩm định, tái thẩm định, quyết định xếp hạng cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang được
diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật, đảm bảo tính minh bạch, công khai.
- Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng với các cơ quan quản lý có liên quan ở cấp trung ương và cấp địa phương để tiến hành thực hiện một số công tác quản lý có tính chất thực tế cao, theo dõi sát sao hoạt động của các cơ sở hoạt động kinh doanh lưu trú trên địa bàn để nhanh chóng nắm bắt được số lượng, chất lượng, từ đó đề ra được các biện pháp hoạt động trong tương lai.
- Công tác thanh tra, kiểm tra đã được diễn ra một cách công khai, minh bạch và toàn diện trên toàn bộ hệ thống, nhiều sai phạm, bất cập đã nhanh chóng bị phát hiện và xử lý một cách triệt để theo đúng quy định của pháp của pháp luật hiện hành.
- Công tác xúc tiến du lịch, quảng bá hệ thống cơ sở lưu trú du lịch từng bước được quan tâm, trú trọng đầu tư. Nhiều chương trình, sự kiện đã được tổ chức, phối hợp tổ chức thành công; công tác phối hợp liên kết xúc tiến phát triên du lịch đã được Sở Du lịch thành phố Hà Nội chủ động thực hiện có hiệu quả.
- Hoạt động QLNN về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống tệ nạn xã hội trong các cơ sở lưu trú du lịch ở Hà Nội được thực hiện một cách nghiêm túc, có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác theo dõi và quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại những bất cập và yếu kém như sau:
- Công tác quản lý chất lượng hoạt động của các cơ sở kinh doanh lưu trú, đặc biệt là loại hạng 1- 2 sao trở xuống đối với khách sạn và một số loại hình khác (nhà nghỉ) vẫn mang tính địa phương, hoạt động quản lý lỏng lẻo, chưa thực sự nắm bắt cụ thể được hoạt động của các cơ sở này.