1. Hiệu ích kinh tế tram thuỷ điện nhỏ:
Hiệu ích của thuỷ điện nhỏ cũng có hai loại: Hiệu ích trực tiếp và hiệu ích gián tiếp.
a. Hiệu ích trực tiếp:
Hiệu ích trực tiếp B được tính toán từ điện lượng hữu ích (đã trừ đi tổn thất) Eh nhân với giá điện hiện hành V.
B = Eh . V(đồng/năm) B: hiệu ích trực tiếp (đ/năm)
Eh: điện lượng hữu ích (KWh/năm) V: giá điện (đ/KWh).
Điện lượng hữu ích được tính như sau: Eh = [ E(1 - ® - m) ] (KWh/năm) Trong đó:
E: lượng điện phát trong 1 năm (KWh/năm)
Có thể bạn quan tâm!
- Sửa Chữa Lớn Tài Sản Cố Định Và Khấu Hao Sửa Chữa:
- Khái Niệm Về Hiệu Ích Kinh Tế Công Trình Thuỷ Lợi:
- Vị Trí Của Công Trình Tưới Trong Việc Tăng Sản Nông Nghiệp:
- Nội Dung Và Trình Tự Quản Lý Đầu Tư Và Xây Dựng
- Giai Đoạn Chuẩn Bị Đầu Tư Xây Dựng Công Trình
- Quản Lý Khai Thác Công Trình Và Hoàn Trả Vốn Đầu Tư:
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
d: hệ số tổn thất điện trên đường dây (%E)
m: hệ số tổn thất điện trong nhà máy (%E)
: hệ số hữu ích ( = 0,80 0,85)
Lượng điện phát ra trong năm tính theo công thức sau: E = A . Q . H . t
Trong đó:
Q: lưu lượng trạm thuỷ điện (m3/s) H: cột nước phát điện (m)
t: thời gian (số giờ) phát trong năm. Đối với trạm thuỷ điện , thường t = 5000 giờ/năm.
A = 9,81 (th−êng A = 6 7)
: hiệu ích của tổ máy
= máy x tuốc bin x truyền động
b. Hiệu ích gián tiếp:
Hiệu ích giản tiếp của thuỷ điện là những ảnh hưởng có lợi đến việc phát triển công nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền giáo dục của địa phương. Hiệu ích gián tiếp không thể định lượng được.
2. Những chỉ tiêu đánh giá thuỷ điện nhỏ:
Thường dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá thuỷ điện nhỏ.
a. Số giờ phát điện trong năm:
Qua nhiều năn sử dụng sẽ rút ra được số giờ bình quân phát điện trong năm. Chỉ tiêu này phản ánh công trình sử dụng và tình trạng thiệt hại của trạm thuỷ điện.
tnăm =
En (giê)
N
lm
Trong đó:
En: điện lượng phát bình quân năm (KWh/năm) Nlm: công suất lắp mỏy của trạm thuỷ điện (KW)
Thời gian phát điện của trạm thuỷ điện có phụ thuộc vào vị trí của trạm
trong hệ thống và năng lực điều tiết của hồ chứa.
Ví dụ: Với trạm thuỷ điện tại hồ chứa, mà phục vụ tưới tiêu là chính còn việc phát điện chỉ là kết hợp thì:
- Hồ chứa không điều tiết thì t = 5000 giờ
- Hồ chứa điều tiết ngày t = 4500 giờ
- Hồ chứa điều tiết năm t = 3500 giờ.
Hoặc nếu trạm thuỷ điện được hoà vào lưới điện chung thì:
- Nếu không điều tiết t = 4500 – 5500 giờ
- Điều tiết ngày t = 3500 – 4500 giờ.
- Điều tiết năm t = 3000 – 4000 giờ. (Trong 1 năm có: 365 x 24 = 8760 giờ)
b. Giá thành đầu tư đơn vị:
KKW =
Ktong
N
(đ/KW)
ln
KKW: chi phí đầu tư đơn vị (đ/KW)
Ktỉng: tổng chi phí đầu tư xây dựng (đ)
Nlm: công suất lắp máy của trạm thuỷ điện (KW)
Tổng chí phí đầu tư bao gồm xây dựng công trình, máy móc trang thiết bị ở nhà máy và đường dây
c. Giá thành điện năng:
Giá thành điện năng bao gồm chi phí khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa lớn và vận hành.
CKW =
dc ds C0
E
(đ/KWh)
CKW: giá thành điện năng (đ/KWh) dc: chi phí khấu hao cơ bản (đ/năm) dc: chi phí sửa chữa lớn (đ/năm)
C0: chí phí vận hành (đ/năm)
d. Lợi nhuận
Lợi nhuận của thuỷ điện là số tiền chênh lệch của giá bán điện với giá thành sản xuất và thuế.
L = GB – (G + T)
L: lợi nhuận (đ/năm)
Gsx: giá thành sản xuất (đ/năm) T: điền thuế (đ/năm)
GB: giá bán ra.
e. Thời gian hoàn vốn:
Thoàn =
K
B C
K: tổng vốn đầu tư công trình (đ) B: giá trị thu về trong năm (đ/năm)
C: chi phí vận hành trong năm (đ/năm)
Thời gian hoàn vốn của công trình phải nhỏ hơn thời gian hoàn vốn cho phép của quy định xây dựng.
IV. hiệu ích công trình phòng lũ
1. Đặc điểm của hiệu ích công trình phòng lũ:
Về mặt hiệu ích kinh tế thì công trình phòng lũ so với các loại công trình khác có những điểm khác nhau, chủ yếu qua các mặt sau:
1. Công trình phòng lũ không trực tiếp sản sinh ra các sản phẩm vật chất mà chủ yếu của nó là giảm nhỏ sự tổn hại do lũ lụt mang lại. Nên hiệu ích của công trình phòng lũ được xem xét ở khía cạnh này.
2. Hiệu ích giữa công trình phòng lũ giữa các năm có những biến hoá lớn. Nói chung là lũ lớn không phải năm nào cũng có, mà hàng mấy năm mới xuất hiện một lần, lúc này công trình phòng lũ mới phát huy tác dụng cho nên hiệu ích của công trình phòng lũ mang tính chất “tiềm ẩn”.
3. Tỉn thÊt cđa lị cã hai mỈt:
- Tổn thất trực tiếp: Do lũ nên hư hao của cải vật chất – Có thể dùng tiền để định lượng.
- Tổn thất gián tiếp: Như thiệt hại về người, bệnh hoạn, đau khổ của người dân. Những thiệt hại này không thể đo bằng tiền được.
4. Ngoài ra tổn thất của lũ có tác hại ngay trong năm, nhưng cũng có loại ảnh hưởng sau hàng mấy năm. Việc tính toán mức độ thiệt hại cũng khá phức tạp.
5. Mức độ thiệt hại do lũ gây ra nó cũng phụ thuộc vào sụ phát triển của nền kinh tế. Ví dụ cũng Thành phố đó nhưng bị lũ lụt 10 năm về trước so với năm nay, thì mức độ thiệt hại của năm nay phải nhiều hơn.
6. Công trình phòng lũ ngoài hiệu ích thuận, vẫn có hiệu ích nghịch. Như xây dựng những hồ chứa lớn để điều tiết lũ thì sẽ làm ngập nhiều ruộng đất làng mạc.
7. Công trình phòng lũ chỉ có hiệu ích xã hội là chính, do đó đơn vị quản lý công trình nói chung là không có thu nhập từ việc khai thác công trình.
2. Thu thập và phân tích tài liệu
Để tính toán hiệu ích công trình phòng lũ cần thu thập các tài liệu sau:
a. Diện tích giảm thiệt hại do trận lũ đó gây ra.
Từ tài liệu điều tra lũ chọn một trận lũ lịch sử để tìm hiểu thiệt hại do trận lũ đó gây ra, bao gồm: Phạm vi ngập lụt; quá trình ngập lụt; độ sâu ngập lụt; tình hình ngập lụt ở khu dân cư và ruộng đất canh tác. Dùng tài liệu thuỷ văn, địa hình ở khu vực để tìm ra các quan hệ sau:
- Quan hệ giữa diện tích ngập lụt và cao trình ngập lụt.
- Quan hệ giữa diện tích ngập lụt và thời gian ngập lụt.
- Quan hệ giữa cao trình ngập lụt và diện tích canh tác bị ngập.
Các số liệu trên là đối với trường hợp chưa xây dựng công trình phòng lũ. Trong quy hoạch thiết kế công trình phòng lũ cần đưa ra các loại phương
án với các tần suất khác nhau. Tiến hành so sánh phương án để chọn phương
án phòng lũ tốt nhất.
Với phương án phòng lũ có diện tích gây thiệt hại là A, và đối với trận lũ lịch sử có diện tích gây thiệt hại là Amax. Vậy diện tích gây thiệt hại của phương án đó so với trận lũ lịch sử là : A = Amax – A.
b. Diện tích giảm thiệt hại bình quân nhiều năm:
Diện tích giảm thiệt hại bình quân nhiều năm là phần chênh lệch diện tích bị hại trước và sau khi xây dựng công trình phòng lũ. Để có được tài liệu này thường dùng các phương pháp sau:
Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra ở các trận lũ về các số liệu sau: Diện tích ngập hại, mức độ ngập hại. So sánh diện tích ngập hại sau khi xây dựng công trình với các số liệu trước khi xây dựng công trình ta sẽ có được diện tích giảm thiệt hại bình quân nhiều năm.
Phương pháp năm điển hình: Căn cứ vào các tài liệu diện tích ngập hại của các năm điển hình với tần suất P < PTK để tìm ra diện tích thiệt hại bình quân giữa các năm thiết kế trước và sau khi xây dựng công trình phòng lũ. Diện tích ngập hại bình quân nhiều năm trước (hoặc sau) khi xây dựng công trình phòng lũ được tính theo công thức sau:
n
A =
PPTK
(Pi1 Pi )(
Ai Ai1 ) 2
A: diện tích ngập hại bình quân.
Pi, Pi+1: tần suất lũ ở 2 lần gần nhau.
Ai, Ai+1: diện tích ngập hại ứng với tần suất Pi, Pi+1.
Căn cứ vào tài liệu và tính toán theo công thức trên, ta sẽ vẽ được đường tần suất diện tích ngập hại trước và sau khi xây dựng công trình từ P = 0 đến P
= PTK.
A
Ai+1
Ai
A0
A (Km2)
0 Pi+1 Pi
PTK P%
Hình 3.1 Đường quan hệ tần suất với diện tích ngập lũ
Như vậy theo hình trên thì diện tích giảm ngập A ở một tần suất P nào
đó là hiệu số giữa 2 đường (1) và (2).
c. Trị số tổn thất trên một đơn vị diện tích:
Trong khu ngập lụt có nhiều loại bị tổn thất như đất đai nông nghiệp,
đất rừng lâm nghiệp, thuỷ sản, khu dân cư, khu công nghiệp đường giao thông Để tính toán thuận tiện thì các loại tổn thất đều quy ra tiền. Đối với mỗi loại thì trên một đơn vị diện tích Km2 có giá trị tổn thất khác nhau. Tổng giá trị tổn thất tính như sau:
n
S = Fi .Si (đồng)
1
S: tổng giá trị tổn thất ở khu bị lũ làm ngập. Fi: diện tích loại đất thứ i bị ngập lụt (Km2)
Si: tổn thất đơn vị của loại đất đai thứ i (đồng/ Km2)
Tổng tổn thất đơn vị trên 1 Km2 được tính như sau:
S0 =
S (đồng/ Km2)
F
S0: tổng tổn thất đơn vị (đồng/ Km2)
S: tổng tồn thất đơn vị vùng ngập (đồng) F: tổng diện tích ngập (Km2) F = Fi.
d. Hệ số tăng trưởng của tổn thất do lũ và hiệu ích phòng lũ:
Tổn thất do lũ và hiệu ích phòng lũ có tốc độ tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên ở mỗi loại ngành có sự tăng trưởng khác nhau. Nói chung tốc độ tăng trưởng sản xuất của ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và công thương nghiệp là phù hợp với tốc độ gây tổn hại của các ngành đó. Còn tổn thất ở khu dân cư, khu công nghiệp tập trung, các cơ quan sự nghiệp thì mức độ tăng của nó không đồng bộ với tốc độ tăng trưởng của các ngành đó. Hệ số tăng tổn thất tổng hợp có thể tính theo công thức:
n
F0= ifi i1
f0: hệ số tăng tổn thất tổng hợp. fi: hệ số tăng tổn thất ngành thứ i
i: tỷ trọng diện tích bị ngập lụt của ngành thứ i trên toàn bộ diện tích
bị ngập.
3. Tính toán hiệu ích phòng lũ
a. Hiệu ích phòng lũ ứng với tần suất xuất hiện lũ khác nhau:
Trị số tổn thất được giảm nhỏ sau khi xây dựng xong công trình phòng lũ chình là hiệu ích phòng lũ. Sau khi xây dựng công trình, sẽ có các trận lũ xuất hiện ứng với các tần suất khác nhau thì có giá trị hiệu ích phòng lũ khác nhau.