TĐKT được hình thành bằng con đường truyền thống tỏ ra ưu việt hơn bởi sự ra đời của chúng phù hợp với các quy luật của thị trường. Tuy nhiên các quốc gia đang phát triển không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc can thiệp sâu của Chính phủ cả về vốn và cơ chế, chính sách. Bởi lẽ nếu lựa chọn con đường truyền thống sẽ mất thời gian dài và khả năng thành công thấp. Tất nhiên, Nhà nước đầu tư vốn, giữ vai trò chủ sở hữu và đứng ra thành lập các TĐKT nhưng không thay thế chức năng của thị trường mà chỉ tạo lập những điều kiện ban đầu nhằm đạt mục tiêu ngắn hạn hơn với sự phát triển tuần tự. Sự thành công của các TĐKT không phụ thuộc vào việc chúng được hình thành bằng cách nào bởi lịch sử cho thấy rất nhiều TĐKT hình thành bằng con đường truyền thống đã phá sản và không ít TĐKT hình thành bằng đầu tư của Chính phủ đạt được những thành công. Như vậy mỗi quốc gia với điều kiện đặc thù cần lựa chọn con đường, bước đi phù hợp với quy luật thị trường. Đối với các quốc gia có nền kinh tế thị trường mới phát triển như Việt Nam, việc thành lập các TĐKT là một yêu cầu từ thực tiễn, nhằm thực hiện hàng loạt các mục tiêu đề ra. Vấn đề không phải là có hay không hình thành các tập đoàn này mà số lượng là bao nhiêu, lĩnh vực nào quan trong hơn cần xác định bước đi tiếp theo và việc tạo lập điều kiện, môi trường trong chúng.
Sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết đối với các TĐKT thuộc sở hữu Nhà nước. Mặc dù tập đoàn là sản phẩm của quá trình hợp tác và cạnh tranh. Tuy nhiên với vai trò chủ sở hữu, Nhà nước cần tìm kiếm các biện pháp quản lý hữu hiệu. Nói cách khác Nhà nước phải dùng những biện pháp cụ thể để bảo toàn và phát triển phần vốn của mình đã đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Như vậy vấn đề không phải Nhà nước có nên can thiệp vào các TĐKT thuộc Nhà nước hay không mà ở chỗ Nhà nước can thiệp thế nào? Giai đoạn, lĩnh vực nào? Đó chính là vấn đề khó có câu trả lời dứt khoát mà phải tùy thuộc vào từng thời kỳ.
1.5. Vai trò của các tập đoàn kinh tế
Với quyền lực kinh tế và quyền lực phi kinh tế, các TĐKT đang chi phối sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế mỗi quốc gia. Có thể khái quát vai trò của chúng trên một số nội dung sau:
- TĐKT tạo nên sức mạnh kinh tế của quốc gia. Vai trò của TĐKT không chỉ thể hiện ở tỷ trọng đóng góp trong GDP hay số thuế nộp vào ngân sách mà còn thể hiện thông qua những sản phẩm đặc trưng. Rất khó thống kê hết những phiên bản hệ điều hành windows của tập đoàn phần mềm Microsoft nhưng khi nói đến hãng này người ta nhớ đến nước Mỹ. Tương tự như vậy khi nói đến Nhật Bản là nói đến ngành công nghiệp điện lạnh, ôtô; nhắc đến Phần Lan là nói đến tập đoàn Nokia; Hàn Quốc là Samsung, Huyndai...Những sản phẩm đặc trưng, những tập đoàn lớn đã góp phần không nhỏ trong việc gia tăng thương hiệu quốc gia, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Sự lớn mạnh của TĐKT góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia thông qua các hiệu ứng và tác động lan toả, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, tạo nhiều việc làm mới, đóng góp ngày càng tăng vào GDP và ngân sách...Ngược lại, sự đổ vỡ của tập đoàn, nhất là những tập đoàn mạnh có thể gây nên khủng hoảng kinh tế, thậm chí còn tác động làm mất ổn định chính trị của quốc gia đó và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
- Hình thành và phát triển các TĐKT cho phép huy động một nguồn lực tổng hợp thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Với quy mô lớn, trình độ quản lý hiện đại, các TĐKT phát huy được lợi thế về quy mô, thống nhất phương hướng phát triển, tiết kiệm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, phát huy được thương hiệu chung của cả tập đoàn, qua đó làm tăng sức mạnh chung của cả tập đoàn cũng như mỗi công ty thành viên. Ngoài việc khai thác lợi thế so sánh trong nước để thúc đẩy phát triển, các TĐKT còn chống lại sự thâm nhập ồ ạt của các tập đoàn nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới.
- Đối với các quốc gia đang phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hoá, TĐKT có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sản xuất trong nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và những cam kết tự do thương mại, hình thành các TĐKT lớn là giải pháp quan trọng để bảo vệ sản xuất trong nước khi mà các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh với các TĐKT lớn nước ngoài. ở một số quốc gia, sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với chiến lược phát triển đúng đắn đã hình thành những TĐKT mạnh và từng bước chiếm lĩnh thị trường quốc tế, các chaebol Hàn Quốc là một ví dụ.
- Mô hình TĐKT cho phép huy động vốn từ các công ty độc lập, một mặt tạo nên sức mạnh tổng hợp, mặt khác khắc phục những hạn chế về quy mô vốn của các công ty riêng lẻ. Nguồn vốn của TĐKT thường được tập trung tại công ty tài chính sẽ tạo thuận lợi trong việc thực hiện chiến lược phát triển chung, đầu tư vào những dự án hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận tối đa. Với phương thức quản lý vốn hiện đại, TĐKT dễ dàng huy động vốn để thực hiện chiến lược đầu tư, đồng thời cũng nhanh chóng rủt vốn ở các dự án đầu tư không hiệu quả. Bên cạnh đó, mô hình TĐKT còn tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các công ty thành viên thông qua những hình thức liên kết đa dạng, đầu tư vốn hay hợp tác sản xuất, qua đó phát huy hiệu quả hoạt động của mỗi công ty cũng như trong toàn tập đoàn.
- TĐKT còn thể hiện vai trò quan trọng trong nghiên cứu, triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học, chuyển hoá những kết quả nghiên cứu thành hàng hoá. Chỉ những TĐKT có tiềm lực tài chính mạnh, đội ngũ cán bộ khoa học hùng hậu và trang thiết bị hiện đại mới có thể đầu tư nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nhanh chóng đưa những kết quả nghiên cứu đó vào sản xuất trên một quy mô rộng lớn. Nhìn vào sự phát triển của sản phẩm điện thoại di động hoặc máy tính sẽ thấy, nếu không phải là các tập đoàn hùng mạnh như Microsoft hay Nokia, Samsung...thì rất khó có thể liên tục đưa ra các sản phẩm mới với những ứng dụng và tiện ích luôn được cải tiến, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Trên bình diện quốc tế, các TĐKT có tác động to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế của các quốc gia nói riêng. ở góc độ này, vai trò của các TĐKT biểu hiện:
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới - 1
- Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới - 2
- Căn Cứ Theo Tên Gọi Của Tiến Trình Phát Triển
- Thực Trạng Phát Triển Mô Hình Tập Đoàn Kinh Tế Ở Việt Nam
- Các Tct Tính Theo Ngành Nghề, Lĩnh Vực ( Đến 1998)
- Tổng Lợi Nhuận Trước Thuế : 76.329 Tỉ Đồng, Đạt 53,5% Kế Hoạch, Tăng 72% So Với Cùng Kỳ Năm 2007. Trong Đó, 18 Tập Đoàn, Tổng Công Ty 91 Đạt 68.956
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
- Thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, các TĐKT trở thành lực lượng quan trọng trong hầu hết các tiến trình kinh tế, trong các mối quan hệ song phương và đa phương. Có thể dễ dàng nhận diện vai trò của TĐKT trong chính sách ngoại giao của các quốc gia cũng như trong các quan hệ đối ngoại, quan hệ kinh tế của mỗi quốc gia. Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một ví dụ sinh động về vai trò của các TĐKT Mỹ đối với chính sách đối ngoại của quốc gia này. Nếu không có sức ép của các TĐKT, Trung Quốc không thể nhận
được sự ủng hộ của các Nghị sĩ Thượng viện và Hạ viện và thời gian gia nhập WTO một cách nhanh chóng như đã từng diễn ra. Cuộc chiến Irắc là một ví dụ tương tự, có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến này, nhưng nhìn từ góc độ kinh tế, nguyên nhân sâu xa là lợi ích của các tập đoàn dầu mỏ, nhất là các tập đoàn của Mỹ. Đối với Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, những nỗ lực ngoại giao đã nhanh chóng mở rộng quan hệ kinh tế của nước ta với nhiều nước trên thế giới. Nhìn từ góc độ vai trò của TĐKT có thể thấy, quá trình bình thường hoá quan hệ với Mỹ và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia châu Âu có sự tác động lớn của các TĐKT mà trước hết là các tập đoàn đang đầu tư, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Điều đó có thể khẳng định vai trò của TĐKT ảnh hưởng rất lớn đến chính sách của các quốc gia, có thể thúc đẩy tiến trình hợp tác, có thể làm mất ổn định chính trị, thậm chí xảy ra chiến tranh. Nhìn một cách tổng thể, TĐKT đã góp phần giữ gìn ổn định và hoà bình trên phạm vi toàn thế giới mà trước hết là những nơi có sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia, bên cạnh đó, các TĐKT còn tăng cường các quan hệ kinh tế, gắn bó chặt chẽ hơn giữa các quốc gia, khu vực , thúc đẩy tiến trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế.
- Thúc đẩy thương mại quốc tế. Một trong những vai trò nổi bật của các TĐKT là thúc đẩy thương mại quốc tế. Với năng lực sản xuất rất lớn, thị trường nội địa không còn phù hợp với quy mô sản xuất nên những thị trường mới luôn được các TĐKT chú ý khai thác. Bên cạnh đó, trao đổi thương mại nội bộ giữa các thành viên trong tập đoàn ở những khu vực khác nhau trên thế giới cũng tạo ra giá trị thương mại rất lớn. Ngoài ra, mở rộng và phát triển chi nhánh ở nước ngoài của các TĐKT thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần to lớn thúc đẩy xuất khẩu của các nước nhận FDI, nhất là đối với các nước đang phát triển. Ơ Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI luôn cao hơn các doanh nghiệp nội địa đã cho thấy rõ vai trò này của các TĐKT.
- Tăng cường đầu tư nước ngoài. Với nhu cầu mở rộng thị trường, các TĐKT tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Chính việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài đã thúc đẩy các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn này, nhất là với các quốc gia đang phát triển nâng cao năng
lực sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu nhập quốc dân, thực hiện CNH, HĐH đất nước...Cũng với quá trình này, các TĐKT đã thúc đẩy tiến trình tự do hoá đầu tư và từng bước gỡ bỏ những cản trở về đầu tư.
- Đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm. Các TĐKT tác động đến đào tạo nguồn nhân lực thông qua các dự án đầu tư hoặc tạo ra những cơ hội cho người lao động. Thông qua các dự án đầu tư, các TĐKT cần đào tạo lực lượng lao động tại chỗ nhằm phục vụ cho chính dự án đó, ngoài ra, cơ hội cho người lao động (cơ hội thu nhập cao, cơ hội có việc làm phù hợp) đã thúc đẩy lực lượng lao động không ngừng hoàn thiện về trình độ, kỹ năng...qua đó gián tiếp góp phần đào tạo lực lượng lao động. Đối với các nước đang phát triển, tác động của các TĐKT có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển lực lượng lao động, nhất là đội ngũ lao động kỹ thuật và cán bộ quản lý. Về chất lượng đào tạo, thông thường các TĐKT đào tạo thông qua thực tiễn hoạt động và môi trường làm việc hiện đại nên thường có chất lượng tốt hơn. Ngoài ra, các TĐKT còn tài trợ cho các chương trình đào tạo nghề, phát triển kỹ năng hay trình độ quản lý. Khoản tài chính khá lớn của quỹ Ford hay Toyota tài trợ cho các chương trình đào tạo ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy rõ điều này.
- Chuyển giao công nghệ. Nhằm đảm bảo vai trò và vị thế trên thị trường thế giới, các TĐKT thực hiện nhiều chiến lược, trong đó có chiến lược chuyển giao công nghệ, một mặt nhằm duy trì ảnh hưởng của chính các tập đoàn trên phạm vị toàn cầu, mặt khác chúng đã tác động mạnh đến các nước tiếp nhận công nghệ, nhất là đối với các nước đang phát triển. Chính những biện pháp chuyển giao và trình độ công nghệ chuyển giao đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại đối với các quốc gia tiếp nhận công nghệ, từng bước nâng mặt bằng công nghệ trên phạm vi toàn cầu.
1.6. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế
1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Tập đoàn kinh tế Trung Quốc (thường gọi là tập đoàn doanh nghiệp - TĐDN) theo quan điểm của Trung Quốc, là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, nó đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá XHCN và của nền sản xuất lớn xã hội hoá. DN nòng cốt của Tập đoàn là thực thể kinh tế có tư
cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh. Bằng các hình thức nắm giữ cổ phần khống chế, tham gia cổ phần, hiệp tác; DN nòng cốt gắn bó với một loạt DN (có tư cách pháp nhân độc lập) ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ và liên kết lỏng lẻo. Nói ngắn gọn, TĐDN là một khối liên kết bằng quan hệ về tài sản, quan hệ hiệp tác.
Như vậy, quan điểm của các nhà lãnh đạo và các DN Trung Quốc về Tập đoàn kinh tế là nhất quán và tương đối đồng nhất với quan điểm chung trên thế giới. Tuy nhiên, do tính đặc thù của Trung Quốc nên sự hình thành và phát triển của chúng cũng có những nét đặc trưng khá điển hình.
*Đặc thù hình thành và mô hình tồn tại
Từ cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã xây dựng thử nghiệm các tổ chức Tập đoàn xí nghiệp, các liên hiệp xí nghiệp theo kiểu trust như Công ty nhóm Trung Quốc. Song do cuộc “cách mạng văn hoá” nên đã ngừng lại. Hội nghị toàn thể lần thứ ba BCHTƯ Đảng khoá XI đã mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển mô hình Tập đoàn. Đầu những năm 80 của thế kỷ này, hàng loạt TĐDN ra đời. Sau năm 1987, liên tiếp có 15 TĐDN được đưa vào kế hoạch Nhà nước, được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn, có quyền tự chủ kinh doanh nhiều hơn. Sau đó, 17 TĐDN được Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cho phép lập công ty tài vụ, đây là một thuận lợi lớn để tăng năng lực huy động vốn trong toàn bộ Tập đoàn. Với sự giúp đỡ, chỉ đạo của Nhà nước, các TĐDN ở Trung Quốc được thành lập ở khắp nơi.
Các TĐKT của Trung Quốc tồn tại chủ yếu trên cơ sở các hình thức sau:
Hình thức thứ nhất là TĐKT tổng hợp nhiều cấp: Đây là loại TĐDN nắm trong tay nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, thương mại, tài chính, dịch vụ và lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu. Chúng được tổ chức thành 4 cấp, thực hiện nhất thể hoá kinh doanh bằng cách thôn tính, sáp nhập, xoá bỏ tư cách pháp nhân của các DN cũ “lập ra TĐDN trong đó công ty có tư cách pháp nhân làm nòng cốt (tức là công ty mẹ) bằng cách nắm giữ cổ phần khống chế, thầu khoán, thuê các DN có liên quan, DN nòng cốt sẽ nắm quyền lãnh đạo đối với các DN này trong việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ...biến chúng thành những DN ở cấp dưới trực tiếp (tức là công ty con) của Tập đoàn. Các DN này vẫn bảo lưu tư cách pháp
nhân của chúng, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập tương đối. Bằng cách tham dự cổ phần, DN cấp nòng cốt biến những DN có tư cách pháp nhân này thành các DN ở cấp nửa trực tiếp (tức là công ty cháu) của Tập đoàn; thông qua việc ký kết hợp đồng với những DN có quan hệ tương đối chặt chẽ về nghiệp vụ DN ở cấp nòng cốt xây dựng quan hệ hiệp tác tương đối ổn định với các DN này, biến chúng thành các DN ở cấp lỏng lẻo (tức là công ty chắt) của Tập đoàn”.
Tóm lại, loại TĐDN này phần nhiều là các tổ chức liên hiệp giữa các pháp nhân DN, bản thân Tập đoàn không phải là tổ chức pháp nhân. Nó giúp điều chỉnh kết cấu tổ chức DN, bổ sung lợi thế cho nhau, sử dụng hiệu quả, hợp lý các yếu tố sản xuất, kinh doanh đa dạng, cùng có lợi...
- Hình thức thứ hai là Tập đoàn theo mô hình liên kết dây truyền: loại này chủ yếu là tổ chức liên hiệp lỏng lẻo, lấy sản xuất làm nút liên kết. Chúng thường lấy một DN lớn làm nòng cốt của Tập đoàn, lấy sản phẩm nổi tiếng độc đáo của Tập đoàn này làm đặc trưng, áp dụng hình thức chuyên môn hoá, hiệp tác sản xuất kinh doanh thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Hình thức thứ ba là Tập đoàn phối hợp đồng bộ: loại tập đoàn này lấy hợp đồng nhận thầu công trình làm nút liên kết. Chúng hình thành chủ yếu dựa vào một số DN công nghiệp lớn, đơn vị nghiên cứu, thiết kế, lấy việc liên doanh nhận thầu đồng bộ hạng mục công trình lớn làm hình thức chủ yếu. Dưới sự lãnh đạo của hội đồng giám đốc, DN đầu đàn loại lớn tổ chức thành công ty liên doanh thống nhất, mạnh, lập ra các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân nhằm đạt được mục tiêu và lợi ích chung.
- Hình thức thứ tư là Tập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, lấy liên kết phát triển kỹ thuật mới làm nút liên kết. Loại tập đoàn này lấy những đơn vị nghiên cứu khoa học trong cùng ngành hoặc xí nghiệp công nghiệp lớn làm chủ thể, bổ sung cho nhau lợi thế khoa học - kỹ thuật và vốn nhằm phát triển sản phẩm kỹ thuật cao từ đó chế tạo sản phẩm có giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Hình thức thứ năm là Tập đoàn liên kết mạng lưới cùng ngành: Đây là hình thức biến tướng của những liên hiệp các xí nghiệp đặc biệt lớn có cùng ngành nghề.
- Hình thức thứ sáu là Tập đoàn theo mô hình cổ phần (loại TĐDN được thành lập theo mô hình cổ phần): loại TĐDN này lấy công ty của Nhà nước có thực lực rất mạnh nắm giữ cổ phần khống chế làm DN nòng cốt. Toàn bộ Tập đoàn lấy tài sản dưới hình thức cổ phần làm nút liên kết, hình thành thể liên hợp các pháp nhân, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức cổ phần.
*Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
- Đặc điểm đầu tiên và nổi bật nhất thể hiện ở chỗ các TĐDN là những cụm DN có mối quan hệ chặt chẽ đan xen giữa các đơn vị thành viên trong đó lấy chế độ công hữu về tư liệu sản xuất làm chủ thể.
- Đặc điểm thứ hai là các TĐDN chủ yếu được tổ chức trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi, cùng phát triển.
- Đặc điểm thứ ba là mục đích của việc thành lập TĐDN của Nhà nước - của các đơn vị thành viên - và của công nhân, viên chức về cơ bản là thống nhất với nhau. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của chế độ XHCN ở Trung Quốc.
*Đánh giá vai trò của các DNNN Trung Quốc
Tựu chung lại, có thể khẳng định: ở Trung Quốc các TĐDN được tổ chức theo hai cách chủ yếu: một là dựa vào các điều kiện khách quan, các DN tự tập hợp với nhau để thành lập Tập đoàn; hai là Nhà nước đứng ra thành lập các TĐDN mang tính ép buộc hướng tới các mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Mặc dù tính cưỡng chế là tối thiểu nhưng cách thành lập tập đoàn theo phương thức thứ nhất được nhiều DN ủng hộ và nó đang được triển khai rộng rãi ở Trung Quốc.
Trong điều kiện hiện nay, các TĐDN Trung Quốc hình thành chủ yếu trên cơ sở lấy vốn làm đầu mối liên kết, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Với thực lực kinh tế khá mạnh, các TĐDN Trung Quốc ra đời còn với tính cách là sản phẩm của cạnh tranh thị trường và là kết quả của quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế Trung Quốc, theo hướng xuyên khu vực, xuyên ngành nghề và xuyên quốc gia hoá các hoạt động kinh tế.
Cùng với xu thế cải cách, mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì những yêu cầu về khả năng cạnh tranh của các DN là rất lớn. Các TĐDN Trung Quốc có hình thức liên kết phong phú, nội dung tác nghiệp đa dạng, với ưu thế là thị trường nội địa