Thực Trạng Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Của Các Tập Đoàn Kinh Tế Việt Nam

Từ khi chuyển sang mô hình tập đoàn, tình hình kinh doanh của các tập đoàn đều có tăng trưởng tốt. Tính đến 31/12/2007, tổng tài sản của EVN là 185.180 tỷ đồng. Trong đó, tổng tài sản (nguồn vốn) của Công ty mẹ là 118.242 tỷ đồng. Doanh thu 2007 của EVN là 58.203 tỷ đồng, tăng 29,57% so với năm 2006. Trong đó, doanh thu bán điện 50.270 tỷ đồng, tương ứng với tổng sản29. Với tập đoàn bưu chính viễn thông, trong giai đoạn 5 năm kinh doanh từ 2001-2005 tổng doanh thu phát sinh đạt trên 135 nghìn tỷ vượt trên 30% kế hoạch, tốc độ doanh thu bình quân 14,9%/năm Tổng lợi nhuận trong 5 năm đạt trên 48 nghìn tỷ, vượt trên 93% kế hoạch, tốc độ tăng bình quân 18,5%/năm. Tổng nộp ngân sách trong 5 năm là

23.541 nghìn tỷ, vượt 67% so với kế hoạch, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,1%30.

Năm 2007, tổng doanh thu kinh doanh của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt đạt 7.800 tỷ đồng, tăng trưởng 13,5% so với năm 2006. Tổng tài sản đạt

28.581 tỷ đồng (tính đến ngày 15/10/2007)31. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong

năm 2006 đạt 180.188 tỉ đồng, tăng 17,5% so với năm trước, chiếm 18% GDP cả nước; nộp ngân sách nhà nước 80.060 tỉ đồng. Năm 2008 doanh thu của PVN đạt 280,05 nghìn tỉ đồng, tăng 31,2% so với năm 2007.32

Các tập đoàn kinh tế ngoài được thành lập ngoài mục tiêu kinh doanh còn đảm nhận vai trò hạt nhân, công cụ định hướng nền kinh tế vĩ mô cũng như đảm bảo các mục tiêu xã hội của nhà nước. Trong đó, việc thu hút nhiều nhân công giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động là một trong những mục tiêu hàng đầu. Thông qua việc đầu tư thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên và thành lập thêm các công ty con, các tập đoàn không chỉ tạo thêm việc làm cho người lao động mà còn đảm bảo mức thu nhập cho họ. Ví dụ, Tập đoàn cao su hiện nay có hơn 83.000 cán bộ, công nhân viên với thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/tháng trong đó gần 10.000 lao động là đồng bào dân tộc ít người. Hay như tập đoàn dệt may Việt Nam hiện đang nắm giữ 7% trong tổng số 2 triệu lao động và tạo


29 http://www.gialaipc.com.vn/Tinhoatdong/Tinhoatdong.aspx?Id=82

30 http://www.vnpt.com.vn/index.asp?id=711&dataID=10720

31 http://www.baoviet.com.vn/newsdetail.asp?websiteId=1&newsId=27&catId=3&lang=VN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

32 http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?Object=4&news_ID=30341938

ra doanh thu chiếm tới 18%, năng suất lao động cao hơn mặt bằng chung của ngành trên 2 lần. Bên cạnh việc thu hút một lượng lớn lao động phổ thông, các tập đoàn đều chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn. Minh chứng là tất cả các tập đoàn đều thành lập những trường đạo tạo riêng. EVN hiện có Trường đại học Điện lực HàNội, Trường cao đẳng Điện lực TP Hồ Chí Minh, Trường cao đẳng Điện lực miền trung... Các

Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam - 13

trường này đã mở thêm sáu ngành nghề đào tạo hệ đại học, 15 ngành nghề hệ cao đẳng, 10 ngành nghề hệ trung cấp33.

Khi chuyển sang mô hình tập đoàn, một lợi thế không thể phủ nhận mà các tập đoàn nhận được từ chính sách của nhà nước là việc được khai thác độc quyền nguồn tài nguyên của đất nước. Từ xăng, dầu, điện, than... hầu hết các mặt hàng có tính chất trọng yếu đối với kinh tế - xã hội đều do các tập đoàn nhà nước quản lý. Những đặc quyền mà các tập đoàn, tổng công ty nắm trong tay đã dẫn đến độc quyền trong phân phối hàng hóa, dịch vụ. Mặt tích cực trong tình trạng độc quyền là việc tăng cường sự quản lý, kiểm soát và điều tiết của nhà nước thông qua các tập đoàn với các hàng hóa , dịch vụ quan trọng của nền kinh tế. Một ưu đãi khác của nhà nước với các tập đoàn là ưu đãi về vốn. Các tập đoàn được nhà nước cấp vốn hoạt động và được tạo điều kiện tối đa khi vay ngân hàng. 6 tháng đầu năm 2008, 76 tập đoàn và tổng công ty được giao hơn 400.000 tỷ đồng và được vay thêm hơn

500.000 tỷ đồng34. Tuy nhiên, điều đáng lo là các tập đoàn có số vốn thực rất ít,

phần lớn là vốn huy động ngân hàng. Nhóm doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nắm giữ khoảng 60% nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước, chưa tính đến 70% vốn vay nước ngoài. Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị đổi mới doanh nghiệp nhà nước diễn ra tuần trước tại Hà Nội, số vốn huy động của 70 tập đoàn, tổng công ty đến ngày 31-12-2007 lên đến 448.269 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ đạt 323.208 tỉ đồng, tức là vốn vay bằng 1,4 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, những con số thống kê thực tế về hệ số vay nợ trên vốn chủ


33 http://www.ecc-hcm.gov.vn/index.aspx?detail=341&language=vn&menu=103&submenu=103


34 http://tgvn.com.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=16&ID=4233

sở hữu tại một số tổng công ty mà Bộ Tài chính công bố còn đáng lo ngại hơn rất nhiều so với tỉ lệ 1,4 đã nói ở trên. Điển hình là Vinashin có tổng tài sản 80.000 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ là 2.156 tỉ đồng nhưng vốn vay lên đến 47.000 tỉ đồng, dẫn tới hệ số vay nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 21,8 lần. 35

II. Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn kinh tế Việt Nam

Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các tập đoàn kinh tế nói riêng còn khá lạ lẫm với khái niệm chuỗi cung ứng hay quản trị chuỗi cung ứng. Lạc hậu chăng ? Câu trả lời là có và không. Có là vì thế giới đã chuyển mối quan tâm sang chuỗi cung ứng từ rất lâu rồi. Không là vì sự hoài nghi của các doanh nghiệp về mức độ cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp.

Tại thị trường Việt Nam, lĩnh vực logistics mới chỉ bắt đầu phát triển ở giai đoạn hai là hệ thống logistics. Một điều quan trọng là việc thừa nhận vai trò của logistics trong kinh doanh hình như vẫn chưa đủ mạnh. Trong tư duy của nhiều nhà lãnh đạo, logistics chỉ đơn giản là những mảnh ghép của vận tải, của giao nhận và của kho bãi. Số lượng các doanh nghiệp nhận thức được vai trò và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị logistics còn mang tính đơn lẻ, cá nhân và không hề có tính hệ thống, toàn diện. Hơn thế nữa, trong khi chúng ta còn đang loay hoay với việc đinh hình ngành logistics, thì thế giới đã tiến lên trên một bước với việc ra đời của khái niệm “chuỗi cung ứng” mà phạm vi và tầm ảnh hưởng còn mang tính hệ thống, và chiến lược hơn cả logistics. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi ở nước ta hiện nay chưa có một doanh nghiệp hay tập đoàn nào xây dựng một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là các tập đoàn kinh tế Việt Nam không có khả năng xây dựng chuỗi cung ứng của riêng mình. Chuỗi cung ứng là công cụ kinh doanh cho mọi doanh nghiệp tại mọi lĩnh vực kinh doanh ở mọi quốc gia và nó thực sự đem lại thành công đáng kinh ngạc cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp biết xây dựng và quản trị nó hiệu quả nhất. Điều này đã thực sự được chứng minh qua những trường hợp xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn tại các quốc gia mới nổi mà chúng ta đã xem xét ở trên. Vấn đề đặt ra là liệu thực lực của các tập đoàn Việt Nam ở đâu khi bắt tay vào xây dựng chuỗi cung ứng cho

35 http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/5309

riêng mình. Để thấy rõ được điều đó, chúng ta sẽ làm rõ hiện trạng xây dựng các yếu tố cấu thành chuỗi cung ứng là cơ sở vật chất, mạng lưới phân phối, mạng lưới vận tải, công nghệ hỗ trợ thông tin của các tập đoàn và phân tích cơ hội thách thức đối với họ khi bắt tay vào xây dựng chuỗi cung ứng.

1. Hiện trạng xây dựng các yếu tố của chuỗi cung ứng

Các yếu tố cơ sở vật chất, vận tải, công nghệ thông tin và mạng lưới phân phối xuất hiện trong tập đoàn ở những mức độ phát triển khác nhau. Nếu chúng ta nhìn nhận những yếu tố này theo các tiêu chuẩn của một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh thì chúng ta sẽ thấy được những điểm thuận lợi cũng như điểm hạn chế đối với việc xây dựng chuỗi cung bắt nguồn từ hiện trạng của yếu tố đó tại các tập đoàn.

1.1. Điểm thuận lợi

- Điểm thuận lợi đầu tiên là nền tảng công nghệ thông tin đã bắt đầu được đầu tư xây dựng tại các tập đoàn.

Tất cả các tập đoàn đều lấy việc ứng dụng công nghệ thông tin làm định hướng phát triển cho tập đoàn và đang triển khai nhiều dự án hợp tác để đưa thông tin vào hoạt động kinh doanh thường nhật của tập đoàn. Với đặc trưng là một tập đoàn tài chính bảo hiểm, công nghệ thông tin là chìa khóa của sự thành công trong hoạt động của tập đoàn. Cho nên việc ứng dụng các phần mềm quản lý, phần mềm tác nghiệp… là điều dễ hiểu tại tập đoàn Bảo Việt. Ngay từ năm 2006, Bảo Việt vừa trở thành doanh nghiệp lớn thứ 3 tại Việt Nam, sau Vietcombank và FPT, mua bản quyền phầm mềm của Tập đoàn Microsoft để sử dụng trên toàn hệ thống. Theo bản thỏa thuận ký ngày 28/12/2006 giữa tập đoàn Bảo Việt và FPT- đối tác của Microsoft tại Việt Nam, công ty hệ thống thông tin FPT và Microsoft Vietnam sẽ tiến hành triển khai đồng bộ việc tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin của Bảo Việt trên công nghệ của Microsoft. Sang đến năm 2007, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Hoạt động cụ thể đầu tiên giữa hai bên chính là việc VNPT tư vấn, thiết kế mạng diện rộng và cung cấp đường truyền kết nối các chi nhánh, đơn vị thành viên của Bảo Việt tại các huyện, thị trên toàn quốc thành một mạng diện rộng thống nhất thông qua dịch vụ Mega WAN (dựa trên công nghệ

mạng thế hệ sau NGN). Và gần đây nhất, đầu năm 2009, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ vừa chính thức ký kết hợp đồng mua gói phần mềm quản lý sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thế hệ mới của Công ty Bravura Solutions - nhà cung cấp các phần mềm quản lý tài sản và các dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu trên thế giới. Phần mềm mới cũng có các cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và giúp giảm nhiều chi phí liên quan đến quy trình trung gian về xử lý số liệu, các khâu tổng hợp, báo cáo thông tin. Với tập đoàn điện lực Việt Nam, EVN khởi động dự án phần mềm theo chuẩn quốc tế từ tháng 9/2008. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nhà thầu Indra (Tây Ban Nha) đã chính thức khởi động dự án Xây dựng hệ thông tin quản lý tài chính - vật tư (IFMMIS). Đây là hệ thống công nghệ thông tin tích hợp hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, phục vụ công tác quản lý tài chính, tài sản, vật tư thiết bị dành cho ngành điện. Nhiệm vụ của Dự án là đưa ra các quy trình cần thiết của EVN về tài chính, vật tư, tài sản, lao động tiền lương thực hiện trong cơ quan và các đơn vị thành viên thuộc khối sản xuất, kinh doanh, truyền tải và điều độ. Khi triển khai dự án tại EVN và các đơn vị thành viên, gói phần mềm này sẽ tạo ra một công cụ hữu ích và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính - vật tư, phù hợp với thông lệ quốc tế và có sự linh hoạt với môi trường chuyên biệt trong ngành điện... Với mục tiêu triển khai hiệu quả hệ thống các phần mềm dùng chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhằm phục vụ công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của EVN, tạo lợi thế cạnh tranh của ngành, Trung tâm Công nghệ thông tin_ EVNIT (đơn vị trực thuộc EVN) đã thiết kế và xây dựng các phần mềm như: Hệ thống thông tin quản lý khách hàng (CMIS) , thông tin quản lý tài chính kế toán (FMIS), quản lý mệnh lênh điều độ (DIM), quản lý công văn công việc, quản lý thiết bị điện (PINET).....triển khai tại rộng rãi các đơn vị thuộc EVN.

Gần đây, Vinashin ký biên bản hợp tác với tập đoàn FTP. Một trong những trọng tâm của sự hợp tác hai bên là Công ty FPT sẽ triển khai ứng dụng ERP trong Vinashin với mục đích tin học hóa toàn diện doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và tập trung. Việc này giúp nhà quản lý điều hành tốt hơn, nhanh chóng ra quyết định phù hợp và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực góp phần tăng lợi nhuận.

Với tập đoàn dầu khí Việt Nam, đầu mối của công nghệ thông tin ứng dụng trong tập đoàn bắt nguồn từ công ty TNHH một thành viên Công nghệ thông tin và Tự động hóa Dầu khí (PAIC), tiền thân là Trung tâm Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí. PITAC đã tiếp quản và vận hành hệ thống công nghệ thông tin của tập đoàn và triển khai thành công dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống thông tin toàn ngành Dầu khí (PV WAN). Tiếp đó, PAIC đã triển khai thành công các dự án ứng dụng công nghệ thông tin cho việc điều hành sản xuất kinh doanh trên quy mô toàn tập đoàn. Tiêu biểu là các hệ thống: quản lý công văn tài liệu (iDoc), trang thông tin đấu thầu và CSDL thị trường, phần mềm quản lý tổ chức và nhân sự.

Với tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT, tập đoàn đã đầu tư mua phần mềm quản trị khách hàng CRM của Ấn Độ để thay cho phần mềm CRM cũ dựa vào nguồn nhân lực là chủ yếu. Phần mềm CRM mới này thúc đẩy việc các hình thức giao dịch qua Email, điện thoại, website thay vì giao dịch qua quầy hàng như trước. Bên cạnh đó, VNPT cũng đang một cơ sở dữ liệu khách hàng tập trung và cơ chế quản lý thông tin khách hàng hiệu quả.

- Điểm thuận lợi thứ hai là năng lực vận tải không ngừng được nâng cao.

Các tập đoàn luôn có chủ trương tăng cường năng lực vận tải của công ty hay chức năng vận tải trong một doanh nghiệp thông qua các hoạt động mua sắm, đầu tư phương tiện vận tải. Bên cạnh đó là các dự án xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liên quan. Điều này có ý nghĩa trong việc thúc đẩy hiệu quả của hoạt động vận tải cũng như bắt kịp với nhu cầu vận tải ngày càng cao của các doanh nghiệp trong và ngoài tập đoàn.

Với tập đoàn than khoáng sản, nhờ vào lĩnh vực chế tạo một năm lắp ráp trên 500 xe vận tải trung xa; các loại máy xúc có dung tích gầu lớn; các loại dàn chống thủy lực dùng cho khai thác hầm lò36 mà các doanh nghiệp thành viên của Vinacomin luôn được cung cấp đủ lượng phương tiện vận tải chuyên dụng cần thiết. Theo công văn hướng dẫn thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2008 trong


36 http://thoibaoviet.com/tintuc.kinhte.congnghiep.31862.tbv

công tác bóc đất đá và vận chuyển than, tập đoàn này các công ty tham gia vận chuyển than chỉ được sử dụng phương tiện thiết bị do tập đoàn sản xuất. Vào quý 2- 2009, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam dự kiến sẽ lập xong dự án khả thi công trình cảng biển nước sâu Khe Gà tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Cảng nước sâu Khe Gà chia làm 2 khu vực gồm: khu vực cảng tổng hợp và khu vực cảng hàng rời phục vụ cho việc nhập khẩu than và xuất khẩu alumin

– nhôm thuộc dự án bô xít khu vực Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận. Ngoài ra, để phục vụ cho việc vận chuyển và xuất khẩu alumin - nhôm khai thác ở khu vực Đắk Nông, Lâm Đồng về sau, Vinacomin cũng đang xúc tiến lập dự án tiền khả thi xây dựng tuyến đường sắt Bình Thuận - Đắk Nông, dự kiến dự án sẽ được lập xong vào cuối năm nay. Vào tháng 10/2008, công trình đường băng tải ống vận chuyển than từ Xưởng sàng 56 thuộc mỏ than Mạo Khê tới cảng Bến Cân với tổng mức đầu tư 521,6 tỷ đồng được khởi công. Hệ thống băng tải có chiều dài 3,6km, đường kính 350mm, vận tốc 3m/s và công suất từ 2-3 triệu tấn than/năm. Hệ thống này được xây dựng trong nỗ lực của tập đoàn giảm thiểu tác động sản xuất đến môi trường và tiến tới thay thế hoàn toàn vận tải ô tô bằng vận tải qua hệ thống băng tải. Ngoài việc đầu tư cho năng lực vận tải, vào tháng 2/2009, Vinacomin còn tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác với Vinalines theo đó Vinalines sẽ cung cấp các tàu chuyên dụng trọng tải lớn để vận chuyển than cho các hợp đồng xuất khẩu than của Vinacomin.

Với tập đoàn dầu khí, việc vận chuyển dầu sau khi khai thác tại các dàn khoan đều thuộc về các công ty vận tải của tập đoàn. Các doanh nghiệp này cũng đang không ngừng đầu tư để tăng năng lực vận tải của mình, điển hình là PVTrans- tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí. PVTrans đang sở hữu và khai thác một đội tàu chở hàng lỏng (dầu thô, sản phẩm dầu và LPG, hóa chất) có tổng trọng tải lớn nhất Việt Nam với gần 400.000 tấn DWT. Trong tháng 1/2009, công ty đã tiếp nhận tàu chở dầu PVT ATHENA có trọng tải 105.000 tấn, trị giá 54 triệu USD - tàu chở dầu lớn nhất hiện nay ở Việt Nam và tiếp nhận tàu chở xăng dầu sản phẩm PVT EAGLE, trọng tải 33.000 tấn, với giá 24 triệu USD, phục vụ vận chuyển xăng dầu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Việc tiếp nhận 2 tàu này đã làm tăng đội tàu của

PVTrans lên 9 tàu, với tổng trọng tải 400.000 tấn; và PVTrans đã trở thành hãng tàu có đội tàu chở hàng lỏng có tải trọng lớn nhất tại Việt Nam.

- Điểm thuận lợi thứ ba là cơ sở vật chất của các tập đoàn gia tăng liên tục về số lượng và rải đều trong các mắt xích của chuỗi cung ứng hoàn chỉnh của từng ngành.

Tại tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, các nhà máy đóng tàu mới được khởi công xây dựng và khánh thành cũng không phải nhỏ. Tính đến tháng 5- 2008, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam có hơn 35 nhà máy đóng tàu đã được xây dựng, hoạt động37. Sau hơn 3 năm xây dựng, ngày 20-12-2007, Công ty cổ phần Thép Cửu Long Vinashin đã chạy thử dây chuyền sản xuất cán nóng thép tấm đầu tiên ở Việt Nam. Đây là một bước chuyển biến cho ngành công nghiệp tàu thủy, từ chỗ phải nhập khẩu 100% thép tấm của nước ngoài nay sẽ có điều kiện nội địa hóa dần khâu vật liệu quan trọng này. Khi đi vào hoạt động ổn định, nhà máy sản xuất thép tấm tại Hải Phòng này sẽ cung cấp khoảng 500.000 tấn thép tấm mỗi năm cho ngành công nghiệp đóng tàu trong nước.

Giai đoạn 2006-2010, Vinatex đã và đang triển khai 15 dự án, với tổng số vốn lên tới 16.155 tỷ đồng. Cụ thể, sẽ có khoảng 3 dự án sản xuất xơ, 2 dự án sợi cao cấp, 4 dự án dệt vải cao cấp, 4-6 dự án cho khâu nhuộm, hoàn tất38. Bổ sung vào mạng lưới cơ sở vật chất đó, ngày 5/2/2007, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã đưa vào sử dụng Trung tâm Dệt kim Phố Nối, Nhà máy chỉ khâu Hà Nội và Trung tâm xử lý nước thải, có tổng vốn đầu tư hơn 282 tỷ đồng, đặt tại Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B, tỉnh Hưng Yên. Trung tâm Dệt kim Phố Nối có công suất 1.500 tấn vải dệt kim, cùng 5 dây chuyền may có công suất 700.000 sản phẩm/năm. Nhà máy chỉ khâu Hà Nội thuộc Tổng công ty Phong Phú có tổng sản lượng khoảng 1.400 tấn sợi đơn/năm. Trung tâm xử lý nước thải có công suất

10.000 m3/ngày đêm với công nghệ xử lý hoá lý kết hợp vi sinh của Hà Lan. Các


37

http://www.migrantok.org/vietnam/viewtopic.php?popup=yes&today=no&printable=yes&t=661& postdays=0&postorder=desc&start=0

38 http://irv.moit.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=19276

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022