Tình Hình Kinh Doanh Của Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Trong 2 Năm 2011 Và 2012:

Tổng Giám đốc Vietinbank là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Tổng Giám đốc do Thống đốc Ngân hàng nhà nước bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ.

Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập, là bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị, thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm toán với hoạt động của Ban Giám đốc và toàn bộ hoạt động của ngân hàng theo quy định hiện hành và điều lệ Vietinbank.

2.4.3.2. Mạng lưới chi nhánh

Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng, với hàng chục sản phẩm dịch vụ ngân hàng được triển khai tại các chi nhánh nhằm đem lại tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng. Mạng lưới hoạt động của Vietinbank được phân bố rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước gồm: 01 Hội sở chính; 01 Sở Giao dịch tại Hà Nội,03 Văn phòng đại diện và 1093 Chi nhánh, phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm trên cả nước; mạng lưới ở nước ngoài bao gồm: 01 chi nhánh tại Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) và 01 Chi nhánh tại Thủ đô Berlin và 01 chi nhánh tại Frankfurt( Cộng hòa Liên bang Đức); Các Công ty con bao gồm: Công ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán (VietbankSC) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty bảo hiểm Vietinbank, Công ty vàng bạc đá quý Vietinbank, Công ty quản lý quỹ Vietinbank; 04 đơn vị sự nghiệp bao gồm: Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm dự phòng dữ liệu. Vietinbank hiện có quan hệ đại lý với trên 1000 định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Ngoài ra, Vietinbank còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva.

2.5. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012:

a. Năm 2011 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu. Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bóng đen suy thoái kinh tế tiếp tục đe dọa Mỹ và khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng ở khu vực đồng Euro. Hệ thống tài chính ngân hàng bị đặt trước sự báo động khi các tổ chức xếp hạng đã hạ bậc tín nhiệm một loạt Ngân hàng hàng đầu trên trên thế giới.

Với Việt Nam, kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, bất ổn. Tuy nhiên, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, từ giữa năm kinh tế vĩ mô đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kết thúc năm 2011, bội chi ngân sách được kiểm soát ở mức 4,9%, xuất khẩu tăng, nhập siêu giảm mạnh so với các năm trước (xuống dưới 10% kim ngạch xuất khẩu), dự trữ ngoại hối được cải thiện, tỷ lệ lạm phát 18,58% và có xu hướng giảm mạnh ở các tháng cuối năm, an sinh, phúc lợi được đảm bảo, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định.

Trong bối cảnh đó, toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt cùng lúc 2 nhiệm vụ: hoạt động kinh doanh phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực quốc tế đồng thời phát huy vai trò là một NHTM chủ lực của nền kinh tế, tích cực đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ và nhà nước. Kết thúc năm tài chính 2011, VietinBank đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Bảng 2.8: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tài chính năm 2011


Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

31/12/2010

(Số liệu BC

đã kiểm toán)

31/12/2011

(Số liệu chưa kiểm toán)

So với đầu năm

Số

tuyệt đối

+/- %

Tổng tài sản

367.068

460.421

+93.353

25,4%

Nguồn vốn huy động

340.002

422.955

+82.953

24,4%

Dư nợ cho vay và đầu tư

344.968

430.360

+85.392

24,8%

Trong đó Dư nợ cho vay

233.062

291.915

+58.853

25,0%

Tỷ lệ nợ xấu

0,65%

0,74%

+0,09%


Thu dịch vụ

1.575

1.789

+214

13,6%

Thu hồi nợ XLRR

1.194

1.163

-31

-2,6%

Lợi nhuận trước thuế

4.405

8.105

+3.700

84,0%

Nộp ngân sách

1.420

2.179

+759

53,5%

Vốn chủ sở hữu

17.800

29.502

+11.702

65,7%

Trong đó Vốn điều lệ

15.172

20.230

+5.058

33,3%

ROA

1,44%

1,96%

+0,52%


ROE

21,57%

25,40%

+3,83%


Chi trả cổ tức

(% tính trên VĐL cuối năm)

14,22%

20%

+5,78%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm một số nước trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hoạt động bán lẻ của ngân hàng và bài học cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 9

b. Năm 2012, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng thấp. Kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản, thị trường chứng khoán suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, tín dụng tăng trưởng thấp, hàng tồn kho ở mức cao, nợ xấu gia tăng.

Hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rất nhiều trở ngại. Kết thúc năm 2012, nguồn vốn toàn ngành tăng 22,6%, tín dụng tăng 8,9%. Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, kinh tế vĩ mô được cải thiện, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp 6,81% (Năm 2011 là 18,13%); kim ngạch xuất khẩu tăng trên 18%; dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay, tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được nâng lên; Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 5,03%.

Trong bối cảnh đó, toàn hệ thống VietinBank đã nỗ lực vượt qua khó khăn, bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ: hoạt động kinh doanh phát triển an toàn - hiệu quả, hiện đại, hướng theo chuẩn mực và thông lệ Quốc tế; phát huy vai trò là Ngân hàng thương mại nhà nước lớn, chủ lực của nền kinh tế, tích cực đi đầu thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Năm 2012, VietinBank đã đạt được những kết quả kinh doanh nổi bật.

Bảng 2.9: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tài chính năm 2012

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


31/12/2011

(Số liệu BC đã kiểm toán)

31/12/2012

(Số liệu chưa kiểm toán)

So với đầu năm

Số tuyệt

đối

+/- %

Tổng tài sản


460.317

505.304

+44.987

9,8%

Nguồn vốn huy động


422.071

461.777

+39.706

9,4%

Dư nợ tín dụng và đầu tư


431.444

471.316

+39.872

9,2%

Trong đó:-Dư nợ tín dụng

1

316.405

358.602

+42.197

13,3%

Tỷ lệ nợ xấu/DN tín dụng


0,68%

1,35%



Thu dịch vụ


1.789

1.729

-60

-3,4%

Thu hồi nợ XLRR


1.163

1.255

+ 92

7,9%

Lợi nhuận trước thuế2


8.155

8.213

+58

0,7%

Nộp ngân sách


2.772

2.965

+193

7,0%

Vốn điều lệ


20.230

26.218

+5.988

29,6%

ROA


1,90%

1,7%



ROE


25,7%

19,8%



CAR (hợp nhất)


10,99%

10,33%



Tỷ lệ chi trả cổ tức


20%

16%




1 Trong đó: Cho vay nền kinh tế là 335,4 ngàn tỷ, tăng trưởng 14,3% so với 31/12/2011.

2 Lợi nhuận trước thuế là số hợp nhất chưa bao gồm các công ty liên doanh, liên kết.

2.6. Thực trạng phát triển hoạt động bán lẻ và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bán lẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam(VietinBank)

Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam(VietinBank) luôn nắm bắt những xu thế phát triển mới. Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động bán lẻ đang trở thành một hướng phát triển tất yếu và ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của các ngân hàng thương mại, cung cấp dịch vụ đến đối tượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình, góp phần cải thiện đắc lực đời sống người dân, Ngân hàng Vietinbank luôn nỗ lực mở rộng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong và ngoài nước như: huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, séc nhờ thu… năm 2012 Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên của nước ta lọt vào top 2000 doanh nghiệp lớn trên toàn cầu (do tạp chí Forbes bình chọn) và được Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, Tập đoàn dữ liệu Quốc tế IDG bình chọn là “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu”và “Hệ thống an ninh thông tin ngân hàng tiêu biểu”năm 2012

2.6.1. Hoạt động huy động vốn:

Vietinbank huy động vốn bằng ngoại tệ và nội tệ từ các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước dưới các hình thức huy động đa dạng như huy động tiền gửi dân cư qua tài khoản tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, các sản phẩm huy động tiết kiệm có khuyến mãi... với các mức lãi suất hấp dẫn, phương thức rút vốn linh hoạt kèm theo hàng loạt các giải thưởng lớn. Vietinbank đã chủ động áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để mang đến sự tiện lợi cho khách hàng. Khách hàng có thể tự gửi vào tài khoản tiết kiệm cho mình tại các máy ATM hoặc thông qua Internet truy cập hệ thống Ipay thay vì phải đến tận ngân hàng làm thủ tục gửi tiền như trước đây. Do vậy vốn huy động của Vietinbank luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 nguồn vốn đạt được mức tăng trưởng vượt bậc (54%) so

với năm 2009 mức tăng này còn vượt 28% so với chỉ tiêu đề ra của Đại hội đồng cổ đông. Điều này thể hiện Vietinbank rất nỗ lực trong việc giữ vững và mở rộng thị phần huy động vốn trước tình hình lạm phát tăng nhanh, sự cạnh tranh bằng lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại cổ phần. Để đạt được kết quả như trên là do có sự kết hợp của việc triển khai tích cực, sâu sát và đồng bộ các giải pháp: Đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và công tác phục vụ khách hàng.

Tính đến cuối năm 2011, tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống VietinBank đạt 423 ngàn tỷ đồng, tăng 24,4% so với đầu năm. Trong đó VNĐ là

350.000 tỷ đồng, chiếm 82,8%, ngoại tệ (quy VNĐ) đạt 73.000 tỷ.

Về cơ cấu vốn: tiền gửi doanh nghiệp đạt 115,4 ngàn tỷ (chiếm tỷ trọng 27,3%); tiền gửi dân cư 147,9 ngàn tỷ (35%); tiền gửi định chế tài chính 159,7 ngàn tỷ (37,7%). Để tăng cường các nguồn dài hạn, ổn định, trong năm VietinBank đã đẩy mạnh huy động các khoản vay quốc tế với kỳ hạn 2-5 năm; tiếp nhận nguồn vốn vay nợ thứ cấp 125 triệu USD từ đối tác IFC (tính vào vốn tự có cấp 2) đồng thời đang xúc tiến các bước để phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Đến 31/12/2012, số dư nguồn vốn huy động đạt 461,8 ngàn tỷ, tăng trưởng 9,4% so 31/12/2011. Với nhiều giải pháp tích cực, nguồn vốn của Vietinbank đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Cơ cấu nguồn vốn đã tăng trưởng theo hướng ổn định và bền vững. Nguồn vốn trung dài hạn được cải thiện; VNĐ tăng 14%; ngoại tệ tăng 24%; Tiền gửi doanh nghiệp lớn tăng 23%; tiền gửi doanh nghiệp vừa & nhỏ tăng 5%; Tiền gửi dân cư tăng trưởng 24% – tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm dân cư khẳng định uy tín và thương hiệu mạnh của Vietinbank trên thị trường. Thị phần nguồn vốn của VietinBank chiếm khoảng 12% nguồn vốn toàn ngành.

Với uy tín và thương hiệu Vietinbank, năm 2012 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng dẫn đầu trong việc khai thác các nguồn vốn quốc tế. Vietinbank đã được Tổ chức xuất bản tin tức tài chính – ngân hàng uy tín hàng đầu châu Á (FinanceAsia) bình chọn là ngân hàng huy động vốn hiệu quả nhất Việt Nam xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có việc phát hành thành công 250 triệu USD Trái phiếu Quốc tế (Trái phiếu trơn, không có bảo đảm) vào tháng 5/2012, thể

hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư Quốc tế đối với triển vọng phát triển của VietinBank.

2.6.2. Hoạt động cho vay vốn:

Trong những năm qua, ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam đã có nhiều chính sách, qui định cụ thể để cho vay bán lẻ đối với các đối tượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Các cá nhân có nhu cầu đều có thể tiếp cận với nguồn tín dụng tiêu dùng này với nhiều hình thức vay vốn để lựa chọn, thủ tục vay vốn nhanh chóng, thuận tiện. Khách hàng có thể vay để đáp ứng nhiều nhu cầu vốn khác nhau như mua nhà, sửa chữa nhà cửa, xây nhà mới, mua các thiết bị gia dụng, mua ô tô, cho vay du học… và các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu khác. Với các sản phẩm đa dạng, thời gian cho vay linh hoạt, phương thức trả nợ đa dạng và tùy chọn đã thu hút được dân cư giao dịch vay vốn. Song tỷ lệ dư nợ cho vay các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 42%, Dư nợ cho vay cá nhân hộ gia đình chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 19% tổng dư nợ của ngân hàng.

* Dư nợ cho vay và đầu tư đến 31/12/2011 đạt trên 430,4 ngàn tỷ đồng, so với đầu năm tăng 24,8%. Số dư cho vay và đầu tư chiếm 93,5%/tổng tài sản.

* Dư nợ tín dụng. Trong những tháng đầu năm 2012, dư nợ cho vay giảm do ảnh hưởng mạnh bởi khó khăn chung của nền kinh tế. Sang quí III/2012, kinh tế vĩ mô được cải thiện, với nhiều giải pháp quyết liệt của NHCT bao gồm: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cơ cấu lại nợ, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình/gói cho vay nông nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay khách hàng cá nhân, tăng cường tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, phục vụ vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh... hoạt động tín dụng đã có mức tăng trưởng mạnh trở lại. Đến 31/12/2012, dư nợ tín dụng đạt 358,6 ngàn tỷ, trong đó cho vay nền kinh tế là 335,4 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 14,3% - đây là kết quả đáng ghi nhận trong tình hình kinh tế khó khăn và tăng trưởng thấp của toàn hệ thống ngân hàng.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí