Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Ngành Ngân Hàng Việt Nam

nước ngoài, có điều kiện tốt để tăng cường về khả năng phòng ngừa và xử lý rủi ro nhờ được hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật trong áp dụng công nghệ ngân hàng, kỹ năng quản trị và phát triển sản phẩm mới. Sự cọ sát trong hoạt động kinh doanh cũng là cơ hội để các ngân hàng trong nước nâng mình lên một tầm cao mới: thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính, đồng thời các công nghệ ngân hàng, các kỹ năng quản lý tiên tiến được các ngân hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết hợp tác kinh doanh. Sự tham gia điều hành, quản trị các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước là yếu tố quan trọng để cải thiện nhanh chóng trình độ quản trị kinh doanh ở các ngân hàng trong nước. Hơn nữa, các ngân hàng Việt Nam được tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng và mang tính chuyên nghiệp cao: Khi thực hiện những cam kết hội nhập, sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ ngày càng giảm và hạn chế sự bảo hộ. Bối cảnh này tạo điều kiện để các ngân hàng Việt Nam trở nên năng động hơn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời, các ngân hàng có cơ hội thể hiện năng lực và trình độ của mình. Các ngân hàng trong nước buộc phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, khai thác và áp dụng hiệu quả hơn ưu thế của các loại hình ngân hàng nhằm mở rộng thị phần trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Hội nhập quốc tế buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trong nước.

Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động và dịch vụ của NHTM càng đi sâu vào những ngò nghách của nền kinh tế và đời sống của con người. Mọi công dân đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là một người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đây chính là cơ hội phát triển đối với các ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng.

4.2.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội

Việt Nam với qui mô số lượng 96 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới, đứng

thứ 8 Châu Á và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tháng 01 năm 2018) và được đánh giá là một quốc gia có dân số trẻ và năng động. Theo kết quả Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Số lượng dân cư đông và không ngừng tăng trưởng, tỷ trọng dân số trẻ cao, trình độ học vấn ngày càng cao, thu nhập tương đối ổn định là điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ phi tín dụng nói riêng của các NHTM, trong đó có SCB.

Thu nhập của dân cư trong những năm gần đây có xu hướng khá lên. Theo thống kê, dân số thành thị hiện nay chiếm 35% dân số cả nước, tương đương khoảng 33 triệu người. Mức thu nhập bình quân của những người thành thị khá cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, là những điều kiện tốt để phát triển hoạt động thanh toán, đặc biệt là hoạt động thẻ NH.

Thói quen tiêu dùng đang dần thay đổi: Mặc dù việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn tương đối phổ biến, nhưng phong cách tiêu dùng trong xã hội ngày càng văn minh hơn, thương mại ngày càng phát triển…Và điều này đã đẩy mạnh hoạt động thanh toán qua hệ thống NH, cũng chính là đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng phát triển. Theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg, mục tiêu đặt ra là: “Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%; đến năm 2020, toàn thị trường có hơn 300 nghìn thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt;…”.

4.2.1.4. Phát triển công nghệ thông tin ngành ngân hàng Việt Nam

Quyết định 2655/QĐ-NHNN về việc phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát thực hiện thành công chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng tiến đến Chính phủ số tại NHNN và ngân hàng số tại các tổ chức tín dụng. Chiến lược cũng xác định yêu cầu toàn ngành phải đảm bảo an ninh, bảo

mật và hoạt động liên tục của các hệ thống thông tin ngành Ngân hàng, chuyển từ biện pháp phòng vệ thụ động sang tích cực chủ động phát hiện và xử lý sớm các nguy cơ mất an ninh công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng. Trong xu thế nền kinh tế nước ta đang từng bước thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại là yêu cầu cấp thiết. Việc ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và cả nền kinh tế nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Các ngân hàng Việt Nam đã nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ các công nghệ mới vào sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị. Nổi bật nhất là việc triển khai ứng dụng các công nghệ số của các ngân hàng như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Theo thống kê, hiện nay, tại Việt Nam có 53% dân số sử dụng internet - tương ứng với khoảng hơn 50 triệu người. và 33% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Với tốc độ tăng trưởng Internet 9%/năm và xếp hạng 15 trên thế giới, giới chuyên môn cho rằng, Việt Nam có tiền đề tốt để xây dựng hệ thống ngân hàng số (digital banking). Giải pháp công nghệ số hiện đại đang tạo ra cuộc cách mạng trên thị trường tài chính nói chung và việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói riêng.

So với dịch vụ ngân hàng truyền thống, dịch vụ ứng dụng công nghệ số giúp tạo sự khác biệt. Nó không chỉ giúp ngân hàng giảm chi phí, mà còn giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của công nghệ tạo nền tảng giúp các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh thông qua phát triển loạt các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Các sản phẩm, dịch vụ này gồm: thông quan điện tử, nộp thuế qua internet, thu tiền điện qua các kênh Internet/Mobile Banking/POS của ngân hàng hoặc thu qua ví điện tử của các trung gian thanh toán, thanh toán vé tàu, vé máy bay qua hệ thống thanh toán trực tuyến hoặc thẻ ngân hàng, thu hộ học phí, viện phí qua các kênh ngân hàng điện tử...

Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - 21

Theo giới chuyên môn, sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số đang tạo ra những lợi ích cho ngân hàng, đặc biệt là giảm được nhiều chi phí. Ngoài ra, công cuộc số hóa các dịch vụ tài chính cũng giúp các nhà cung cấp dịch vụ gia tăng lợi nhuận cần thiết để phục vụ những phân khúc khách hàng ngày càng rộng. Các chuyên gia tài chính đã chỉ ra rằng các ngân hàng có thể cắt giảm tới 25% chi phí bằng cách ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, đồng thời đầu tư cho công nghệ số cũng sẽ giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Vì vậy, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin ngành ngân hàng tại Việt Nam là một trong những cơ hội để SCB phát triển dịch vụ phi tín dụng tại đơn vị.

4.2.1.5. Liên kết giữa các ngân hàng

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ mới trong ngành NH là sự kết hợp giữa các công nghệ khác nhau, do đó phải đạt được những mục tiêu: Hiện đại hóa những nghiệp vụ truyền thống như kế toán, tín dụng…làm cơ sở để thực hiện mô hình giao dịch một cửa, thực hiện các giao dịch liên chi nhánh trong toàn hệ thống một cách nhanh chóng, không còn sự khác biệt về cách thức, tốc độ xử lý giữa giao dịch nội bộ và giao dịch liên chi nhánh, nắm bắt kịp thời biến động nghiệp vụ ở mọi cấp trong toàn hệ thống NH, phát triển các DVNH điện tử theo hướng giao dịch tự động, chú trọng đầu tư nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và công nghệ thông tin để có thể tiếp nhận được những công nghệ mới.

Trước yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, ngành Ngân hàng thương mại cần phải liên kết để tăng tốc độ phát triển hơn nữa về hoạt động quản lý và kinh doanh tiền tệ, chiếm lĩnh thị phần DVPTD trong nước từ bây giờ. Đặc biệt mau chóng hoàn thiện công nghệ thanh toán hiện đại, làm sao cho từng lúc, từng nơi đều mang lại tiện ích cho khách hàng. Có như vậy, trên lộ trình hội nhập quốc tế, các NH trong nước sẽ không nhường bước trước sự cạnh tranh của các NH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

4.2.2 Thách thức

4.2.2.1. Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại

Hội nhập kinh tê quốc tế có thể được xem là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành NH hiện nay, đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực tài chính của Việt Nam. Quá trình hội nhập sâu rộng sẽ giúp ngành NHVN tiếp cận các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. Nhưng đây cũng chính là một thách thức lớn đối với hệ thống NHTM VN, cạnh tranh về DV tài chính NH gay gắt hơn. Bên cạnh đó buộc các NHTM trong nước phải đổi mới các DV hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Hệ thống tài chính - ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là một trong những tiền đề hỗ trợ hiệu quả cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Cuộc cạnh tranh về số lượng máy EDC/POS và các đơn vị chấp nhận thẻ tiếp tục là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng, trong đó nhóm NHTM nhà nước vẫn đang chiếm nhiều lợi thế với số lượng máy POS rất lớn. Hiện nay, mạng lưới máy POS đã được kết nối liên thông tại nhiều ngân hàng, nên các khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ nội địa, quốc tế hay thẻ tín dụng do các ngân hàng trong nước phát hành tại bất kỳ máy POS của ngân hàng nào.

Do đó, các ngân hàng sẽ chạy đua phát triển các đơn vị chấp nhận thẻ và cạnh tranh về mức phí chiết khấu cho các đại lý ưu tiên sử dụng máy POS của ngân hàng mình. Mức phí phổ biến hiện nay là 1,5-2% trên mỗi giao dịch. Với tổng giá trị giao dịch qua POS đã tăng mạnh qua các năm thì nguồn phí thu được từ đây là rất lớn. Do đó, ngân hàng nào chiếm lĩnh thị phần về máy POS được sử dụng sẽ đảm bảo được nguồn thu bền vững, ổn định và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Ngoài ra, các ngân hàng phải đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán tự động để tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm thẻ, tiền gửi thanh toán của ngân hàng. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, các hình thức thanh toán điện tử ngày càng được ưa chuộng, nhất là tại các đô thị lớn. Do đó, việc mở rộng mạng lưới đối tác liên kết với các công ty điện lực, cấp

- thoát nước, viễn thông, truyền hình và các công ty trung gian thanh toán là rất

quan trọng.

Thời gian gần đây cũng đã chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt để phát triển các sản phẩm tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử giữa các ngân hàng, thông qua các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi sử dụng sản phẩm. Về lâu dài, ngân hàng nào chiếm lĩnh được thị phần ở sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử không những có được lượng khách hàng cơ sở ổn định mà còn có thêm cơ hội để bán chéo các sản phẩm khác.

Về việc mở rộng mạng lưới, các điểm giao dịch ngân hàng vẫn được mở rộng qua các năm nhưng tốc độ có phần chậm lại trong những năm trở lại đây. Trên thực tế, nhiều ngân hàng dù không có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch lớn vẫn có được kết quả lợi nhuận cao. Với 65% dân số Việt Nam sinh sống ở vùng nông thôn, nhiều người dân tại đây còn chưa được tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng hoặc rất ít, dự báo thời gian tới những đối tượng này sẽ được các ngân hàng chú trọng hơn, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, việc mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính tới các vùng nông thôn sẽ trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn nhờ công nghệ hiện đại, truyền thông hiệu quả. Trong khi đó, mạng lưới tại các đô thị có thể thu hẹp lại vì hiện tại đã quá dày đặc. Thực tế trước đây các ngân hàng phát triển mạnh mạng lưới tại các đô thị là để huy động vốn khi nguồn vốn kinh doanh luôn bị thiếu hụt và không thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên sắp tới huy động vốn có thể không còn là điểm nóng do mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát qua mỗi năm tùy thuộc vào sức khỏe của từng ngân hàng. Thời gian qua các ngân hàng cũng đã xây dựng và báo cáo định kỳ về kế hoạch kiện toàn mạng lưới, đảm bảo phải nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh.

Về ngân hàng số, thời gian gần đây các ngân hàng cũng đã bắt đầu tập trung phát triển và hứa hẹn sẽ trở thành cuộc cạnh tranh quyết liệt trong tương lai. Với xu hướng sử dụng mọi giao dịch thanh toán qua điện thoại thông minh thì ứng dụng ngân hàng số không những đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng ưa thích công nghệ, mà còn giúp ngân hàng có cơ hội ứng dụng dữ liệu lớn

(big data) để phân tích hành vi, thói quen tiêu dùng và xu hướng tìm kiếm của khách hàng, từ đó có thể chủ động đáp ứng các nhu cầu của khách hàng qua các sản phẩm/gói sản phẩm phù hợp.

Tuy nhiên, để có thể thu hút được khách hàng tham gia và tạo được niềm tin nơi khách hàng, các ngân hàng sẽ phải tiếp tục cạnh tranh về công nghệ thanh toán và quản lý, cũng như nâng cao tính bảo mật, an toàn trong giao dịch. Rò ràng trong bối cảnh hoạt động cho vay vẫn rủi ro, các ngân hàng cũng phải tập trung xử lý nợ xấu thì chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ để nâng cao nguồn thu phí và cải tiến kênh phân phối sẽ là trọng tâm phát triển trong tương lai.

4.2.2.2 Sự thiếu hụt nhân lực công nghệ cao

Thế giới đang bước vào thời đại của những công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), ML (học máy), big data (dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật)… kéo theo sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, nhưng đồng thời cũng dẫn đến những cuộc đua quyết liệt về nguồn nhân lực... Nằm trong xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, Fintech đã và đang mang tới những sự đổi mới, sáng tạo làm thay đổi bộ mặt của hệ thống ngân hàng - tài chính truyền thống khi chuyển sang công nghệ ngân hàng số. Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến năm 2025, tín dụng cá nhân sẽ chiếm khoảng 24% thị trường ứng dụng công nghệ trong dịch vụ tài chính.

Ngành ngân hàng, tài chính hiện nay đang phải đối mặt với xu hướng thiếu hụt nhân sự chất lượng cao trong các lĩnh vực chuyên sâu gắn với ngân hàng và công nghệ. Việc chuyển đổi số ngân hàng đòi hỏi lực lượng nhân sự nắm vững về các công nghệ mới nổi của cuộc CMCN 4.0 như trí tuệ nhân tạo, Big Data, Data analytics hay Blockchain,... Nguồn nhân lực được đào tạo trong nước chưa đáp ứng được khi các chương trình đào tạo đại học còn thay đổi chậm so với xu thế.

Mặt khác, trong khu vực tài chính cũng luôn diễn ra một chu trình di chuyển lao động khắc nghiệt. Đó là việc cắt giảm lao động có tay nghề thấp để thay thế bằng lao động có tay nghề cao, điều này dễ xảy ra tình trạng chảy máu

chất xám của lao động có tay nghề cao trong quá trình cạnh tranh. Vì thế, một trong những thách thức lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam là việc giữ chân nhân tài, tránh sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam sang các nước khu vực.

4.2.2.3 Quản trị rủi ro trong ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển dịch vụ phi tín dụng

CMCN 4.0 với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số sẽ làm tăng những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao hoạt động. Điều này đặt ra thách thức cho toàn bộ ngành Ngân hàng Việt Nam về an toàn hệ thống, vấn đề bảo mật thông tin, về các loại tội phạm công nghệ cao, cũng như thách thức về số lượng, chất lượng, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin phục vụ cho ngành Ngân hàng. Ngày nay, xu thế tội phạm công nghệ cao tấn công vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính tại Việt Nam đang ngày càng tăng cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi, phức tạp và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Theo thống kê của công ty phần mềm Symantec, Việt Nam đứng thứ 11 trên thế giới về các hoạt động đe dọa tấn công mạng. Hiệp hội An toàn thông tin số Việt Nam VNISA đưa ra chỉ số an toàn thông tin năm 2018 là 45.6%. Bởi vậy, các ngân hàng thương mại nói chung và SCB nói riêng phải đối mặt với thách thức là vấn đề quản trị rủi ro trong ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển dịch vụ phi tín dụng.

4.2.2.4 Thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam

Dù các kênh thanh toán điện tử đang phát triển mạnh nhưng tiền mặt vẫn chiếm ưu thế tại khu vực ASEAN, đặc biệt là Việt Nam.

Trong báo cáo “Số hóa tiền mặt tại ASEAN – ý nghĩa đối với các nhà quản lý nguồn vốn doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tương lai”, Ngân hàng Standard Chartered đưa ra con số liên quan đến vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Theo báo cáo, tiền mặt chiếm hơn 70% các giao dịch tại Philippines và Indonesia và 43% tại Singapore. Trong số 6 nước được thống kê, tỉ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí