Quy Trình Và Hệ Thống Xếp Hạng Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp



Westernbank-HCM

886

352

39.7%

1,034

564

54.5%

1,450

597

41.2%

Saigonbank-HCM

1,723

141

8.2%

1,974

126

6.4%

2,566

201

7.8%

Kienlongbank-SG

675

260

38.5%

872

432

49%

1,345

552

41.0%

Sacombank-Bình Tây

983

412

42%

1,179

436

36.8%

1,539

535

34.7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Giải pháp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - 8

(Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng năm 2010, 2011)

Hoạt động tín dụng bán lẻ ở các NHTM trong những năm vừa qua tăng trưởng khá mạnh, chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ bán lẻ của BIDV-HCM đạt được 376 tỷ đồng, đây là mức dư nợ bán lẻ tương đối trong ngành ngân hàng.

Trong tương lai, hoạt động TDBL chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa, không chỉ có các ngân hàng tham gia mà còn có các tổ chức tài chính và tín dụng khác vào cuộc. Việc mở rộng TDBL, đa dạng các sản phẩm TDBL ở các NHTM là tất yếu, đáp ứng nhu cầu thị trường tăng cao, khuyến khích tiêu dùng, tăng sản xuất, nhằm nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

2.2.2. Quy trình và hệ thống xếp hạng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2.1. Quy trình tín dụng bán lẻ

Cùng với việc chuyển đổi mô hình tổ chức năm 2008 cho toàn hệ thống, quy trình TDBL được chia thành ba khối: Khối quan hệ khách hàng cá nhân ; Khối tác nghiệp và khối quản lý rủi ro. Năm 2009, BIDV ban hành mới quy trình cấp TDBL mới, xử lý tín dụng mang tính chuyên sâu và độc lập, theo hướng tách bạch các khâu đề xuất/phê duyệt/tác nghiệp và đảm bảo hình thành hệ thống quản lý rủi ro nằm ngay trong quy trình. Quy trình cấp TDBL bao gồm 10 bước:

Bước 1: Gặp gỡ, phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn: Khi khách hàng bán lẻ có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng, CBQHKHCN tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để nắm bắt nhu cầu tín dụng, điều kiện của khách hàng và khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay trong từng sản phẩm TDBL cụ thể. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử

dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp nhất.


Nếu khách hàng có thông tin không phù hợp với chính sách tín dụng, điều kiện của sản phẩm tín dụng…CBQHKHCN có thể ra quyết định từ chối và báo cáo lãnh đạo xem xét, quyết định trước khi thông báo cho khách hàng.

Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn, CBQHKHCN hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ, đảm bảo sự phù hợp về thông tin giữa các hồ sơ và yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ một lần, tránh gây phiền hà cho khách hàng.

Bước 2: Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt đề xuất tín dụng:

Trên cơ sở bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, CBQHKHCN nghiên cứu, đánh giá phân tích khoản vay theo những nội dung cụ thể: Về thông tin khách hàng, về năng lực tài chính của khách hàng, về lịch sử quan hệ tín dụng, đánh giá, phân tính phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư, về tài sản đảm bảo.

Sau khi nghiên cứu toàn diện hồ sơ, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng, điểm tín dụng cá nhân mà khách hàng đạt được, hồ sơ vay vốn và đối chiếu, đánh giá so với các điều kiện theo quy định tại từng sản phẩm TDBL cụ thể, CBQHKHCN lập Báo cáo đề xuất tín dụng trình lên cấp có thẩm quyền xem xét.

Bước 3: Quyết định cấp tín dụng và ký kết các Hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý:

Trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng của CBQHKHCN kèm theo hồ sơ vay vốn, cấp có thẩm quyền thực hiện việc xem xét phê duyệt cấp tín dụng.

Sau khi quyết định cấp tín dụng được phê duyệt, CBQHKHCN soạn thảo các hợp đồng để trình cấp có thẩm quyền ký kết hợp đồng và hoàn tất các thủ tục pháp lý cho khoản vay (công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm,…) theo đúng quy định.

Bước 4: Đề xuất và quyết định giải ngân:

Sau khi khách hàng ký các hợp đồng, bàn giao giấy tờ và bổ sung đủ các chứng từ giải ngân thì CBQHKHCN lập Đề xuất giải ngân, bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể trình lãnh đạo phê duyệt giải ngân.

Bước 5: Giao, nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống:

Khi hoàn tất các nội dung nêu trên, CBQHKHCN sẽ bàn giao cho phòng QTTD cập


nhật thông tin trên hệ thống của BIDV. Trên cơ sở hồ sơ nhận được từ phòng QHKHCN, CBQTTD căn cứ vào các hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ và cập nhật vào hệ thống để lãnh đạo phòng QTTD phê duyệt cập nhật thông tin khoản vay. Sau đó CBQTTD chuyển bộ hồ sơ cho phòng DVKHCN để thực hiện giải ngân. Phòng QTTD lưu giữ hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Bước 6: Giải ngân:

Phòng DVKHCN sau khi nhận hồ sơ giải ngân từ phòng QTTD. Nếu hồ sơ phù hợp, đầy đủ chữ ký thì cán bộ DVKHCN thực hiện giải ngân theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 7: Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay:

CBQHKHCN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay và mục đích sử dụng vốn vay. Việc kiểm tra sau khi giải ngân được lập thành Biên bản. CBQHKHCN chịu trách nhiệm kiểm tra tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay hiện hành của BIDV và thực hiện định giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo quy định. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, CBQHKHCN phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo và cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng để chỉ đạo và xử lý kịp thời.

Bước 8: Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí:

CBQTTD có trách nhiệm thường xuyên theo dòi thông qua hợp đồng tín dụng, bảng kê rút vốn, các chương trình báo cáo phần mềm … để thông báo cho PQHKHCN để đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, phí từ khách hàng theo đúng quy định tại Hợp đồng. CBQHKHCN chủ động hoặc trên cơ sở thông báo của CBQTTD thường xuyên chăm sóc, thông báo khách hàng trả nợ, đảm bảo không để nợ quá hạn xảy ra.

Bước 9: Điều chỉnh tín dụng:

Khi khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tín dụng hoặc CBQHKHCN chủ động đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở đánh giá khoản vay, tài sản đảm bảo … hoặc các thông tin cảnh báo của bộ phận quản lý rủi ro thì CBQHKHCN tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ:

Khi khách hàng trả hết nợ, CBQHKHCN phối hợp với CBQTTD và cán bộ DVKHCN đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, ... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản cho khách hàng theo quy định.

2.2.2.2. Hệ thống xếp hạng khách hàng cá nhân:

Hiện nay BIDV chưa có chương trình xếp hạng cá nhân hoàn chỉnh, chỉ có BIDV-HCM thực hiện chấm điểm khách hàng cá nhân từ cuối năm 2006. Chương trình xếp hạng tín dụng bán lẻ của BIDV-HCM thực hiện dựa trên 17 tiêu chí và được chia thành 4 nhóm:

Nhóm 1 - Tài chính: tiêu chí về thu nhập thường xuyên, ổn định của người vay và người cùng trả nợ.

Nhóm 2 – Quan hệ tín dụng với Ngân hàng: các tiêu chí về tình hình trả nợ vay ngân hàng, cơ cấu nợ, dư nợ hiện tại cộng khoản vay dự kiến.

Nhóm 3 – Tài sản đảm bảo: các tiêu chí loại tài sản đảm bảo, thời gian xử lý tài sản đảm bảo, tổng vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo và bảo hiểm.

Nhóm 4 – Phi tài chính: gồm trình độ học vấn, nghề nghiệp, chức danh, thời gian công tác hiện tại, tuổi, chổ ở, tình trạng gia đình, số người trực tiếp phụ thuộc.

Ngoài ra còn có 02 tiêu chí dùng cho điểm thưởng: mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng và mua bảo hiểm nhân thọ.

Mỗi tiêu chí giữ vai trò quan trọng nhất định trong quá trình thẩm định hồ sơ vay, chúng ảnh hưởng, bổ sung lẫn nhau. Trong 04 nhóm tiêu chí xếp hạng tín dụng tiêu dùng thì các tiêu chí nhóm 1 và nhóm 2 giữ vai trò quan trọng.

Bảng 2.3: Bảng tiêu chí xếp hạng khách hàng cá nhân


Stt

Tiêu chí

Tỷ trọng


Nhóm 1: Tài chính

18%

1

Thu nhập thường xuyên, ổn định của người vay

9%

2

Thu nhập thường xuyên, ổn định của người cùng trả nợ

9%


Nhóm 2: Quan hệ tín dụng với Ngân hàng

27%

3

Tình hình trả nợ vay Ngân hàng

9%

4

Cơ cấu nợ

9%



5

Dư nợ hiện tại cộng khoản vay dự kiến

9%


Nhóm 3: Tài sản đảm bảo

20%

6

Loại tài sản đảm bảo

5%

7

Thời gian xử lý tài sản đảm bảo

5%

8

Tổng vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo

5%

9

Bảo hiểm tài sản đảm bảo

5%


Nhóm 4: Phi tài chính

35%

10

Trình độ học vấn

5%

11

Nghề nghiệp

5%

12

Chức danh

5%

13

Thời gian công tác hiện tại

5%

14

Tuổi

5%

15

Chổ ở

5%

16

Tình trạng gia đình

3%

17

Số người trực tiếp phụ thuộc

2%


Tổng

100%


Điểm thưởng


18

Mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng


19

Mua bảo hiểm nhân thọ


(Nguồn: Thông báo 0701/TB-TD4 do BIDV-HCM cấp ngày 02/10/06)

Điểm cho từng tiêu chí:

- Điểm tối đa: 40 điểm

- Điểm thấp nhất: 0 điểm

- Điểm trừ: tối đa -40 điểm

Tổng số điểm xếp loại tối đa: 450 điểm, trong đó: Điểm chính: 430 điểm.

Điểm thưởng: 20 điểm Bảng liệt kê các tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân (Kèm phụ lục 1) Cơ cấu xếp loại khách hàng cá nhân:

Hệ thống xếp hạng khách hàng vay tiêu dùng được phân thành 6 loại, với thứ tự từ tối ưu đến yếu, như sau:

Điểm

hiệu

Xếp

loại

Đặc điểm

Mức độ

rủi ro

Quan điểm

BIDV-HCM


Từ 401 - 450


AAA


Tối ưu

Tiềm lực tài chính rất tốt, có triển vọng phát

triển khách hàng này.

Thấp nhất

Cấp tín dụng ở

mức tối đa




Từ 301 - 400


AA


Ưu

Tiềm lực tài chính tốt, có triển vọng phát triển

khách hàng này.


Thấp

Cấp tín dụng ở

mức tối đa


Từ 201 - 300


A


Tốt

Tình hình tài chính ổn định, có triển vọng phát

triển khách hàng này.

Tương

đối thấp

Cấp tín dụng ở

mức tối đa


Từ 151 - 200


BBB


Khá

Tình hình tài chính ổn định, có thể phát triển

khách hàng này.

Trung bình

Cấp tín dụng tùy thuộc vào tài sản

đảm bảo

Từ 100 - 150

BB

Trung

bình

Khả năng tự chủ tài

chính thấp

Tương

đối cao

Xem xét từ chối

Dưới 100

B

Yếu

Khả năng tự chủ tài

chính yếu kém

Rất cao

Từ chối


2.2.3. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Trong tín dụng bán lẻ, tuy là ngân hàng đi sau so với các NHTM khác (như Sacombank, ACB, Eximbank, Agribank,…), nhưng sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM khá đa dạng, có khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. BIDV-HCM đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của ngân hàng bạn, luôn nâng cao kinh nghiệm và cải tiến trong thủ tục, quy trình cho vay ngày càng linh động nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng tốt.

Cho vay tiêu dùng tín chấp: (kèm Phụ lục 2)


Triệu đồng

Biểu đồ 2.6: Dư nợ tiêu dùng tín chấp tại BIDV-HCM


20,000

16,145

15,000

10,043

10,000

8,492

6,030

5,116

5,000

0

2008

2009

2010

2011

30/09/2012

Cho vay tiêu dùng tín chấp

Power (Cho vay tiêu dùng tín chấp)


Bảng 2.4: Tình hình cho vay tiêu dùng tín chấp tại BIDV-HCM

Đơn vị: Triệu đồng


Sản phẩm

2008

2009

2010

2011

09/2012

Tiêu dùng tín chấp

16,145

10,043

8,492

6,030

5,116

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM năm 2008-09/2012)

Sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp tại BIDV-HCM: là sản phẩm nhằm tài trợ vay vốn đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống (tiêu dùng) được đảm bảo từ lương, dựa trên uy tín của người vay mà ngân hàng đồng ý hay không đồng ý cho vay. Tuy nhiên, sản phẩm này chứa nhiều rủi ro trong thu hồi nợ, do đây là khoản vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo, BIDV-HCM cho vay dựa trên uy tín, mối quan hệ của đơn vị mà cán bộ công nhân viên vay đang công tác. Để hạn chế một phần rủi ro về khoản vay này, BIDV-HCM áp dụng chính sách bắt buộc đối với khách hàng vay tín chấp mua bảo hiểm BIC-Bình An của Công ty Bảo Hiểm BIDV, là sản phẩm bảo hiểm người vay vốn tại ngân hàng khi xảy ra rủi ro trong phạm vi bảo hiểm, dựa trên dư nợ thực của mình tại BIDV- HCM trong suốt thời gian vay. Thực tế, có nhiều trường hợp khách hàng gặp khó khăn về tài chính, nhất là trong lúc tình hình kinh tế hết sức khó khăn việc cắt giảm lương, nhân sự diễn ra khá nhiều. Vì vậy, BIDV-HCM cần kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp có khách hàng vay tại chi nhánh, ngăn chặn kịp thời những lý do khách quan khiến khách hàng không trả được nợ do phần lớn các khoản vay này nguồn trả nợ là từ lương.

Hiện nay, dư nợ tiêu dùng tín chấp của BIDV-HCM đang có xu hướng giảm dần. Do BIDV-HCM hiện chỉ cho vay đối với cán bộ trong hệ thống BIDV và các khách hàng có chức vụ tại các doanh nghiệp đang quan hệ. Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, thì việc hạn chế cho vay tiêu dùng tín chấp thể hiện công tác quản trị điều hành đúng đắn của chi nhánh nhằm giảm rủi ro, không để phát sinh nợ xấu. Dư nợ tín chấp đến 30/09/2012 đạt 5,116 triệu đồng, giảm 914 triệu đồng so với đầu năm (khoảng 15% ), giảm 3,376 triệu đồng so với cuối năm 2010 (khoảng 40%), và giảm 11,029 triệu đồng so với cuối năm 2008 (khoảng 68%).


Cho vay thấu chi: (kèm Phụ lục 3)

Sản phẩm này tương tự như sản phẩm tiêu dùng tín chấp nhưng là một hình thức cho vay ứng trước tài khoản tiền gửi thanh toán. Theo đó, khách hàng có giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán sẽ được ngân hàng cấp một hạn mức chi tiêu trong một thời gian nhất định (thường tối đa 12 tháng).

Bảng 2.5: Tình hình cho vay thấu chi tại BIDV-HCM

Đơn vị: Triệu đồng


Sản phẩm

2008

2009

2010

2011

30/09/2012

Cho vay thấu chi

0

543

564

1,632

10,778

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV HCM năm 2008-09/2012)

Sản phẩm thấu chi chỉ mới triển khai rộng rãi từ năm 2009 nhưng dư nợ tăng dần qua các năm. Thời điểm 30/09/2012 dư nợ đạt 10,778 triệu đồng, tăng 9,146 triệu đồng so với đầu năm và tăng 10,235 triệu đồng so với năm 2009. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện chi nhánh chỉ áp dụng cho cán bộ trong hệ thống BIDV, một số khách hàng quen biết, do tình hình kinh tế khó khăn nên không phổ biến rộng rãi. Trong tương lai, khi tình hình kinh tế ổn định, sản phẩm này phát triển sẽ đem lại nguồn thu lớn trong hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV-HCM.

Cho vay hỗ trợ nhà ở: (kèm Phụ lục 4)

Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở là sản phẩm cho vay các nhu cầu về nhà ở đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình với mục đích để ở hoặc đầu tư nhỏ, bao gồm: mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở (đã hình thành, chưa hình thành) giữa khách hàng với bên bán là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Bảng 2.6: Tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại BIDV-HCM

Đơn vị: triệu đồng


Sản phẩm

2008

2009

2010

2011

30/09/2012

Cho vay hỗ trợ nhà ở

93,793

137,725

211,947

136,095

205,990

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV HCM năm 2008-09/2012)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022