Tình Hình Tài Chính Của Ngân Hàng Cba Trong 3 Năm Gần Đây

do khách hàng nhận được nhiều thông điệp khác nhau từ những đại diện thương mại khác nhau.

Việc ứng dụng CRM với các phần mềm hiện đại đã mang lại cho SCB nhiều lợi ích, phát triển hơn nữa hoạt động ngân hàng bán lẻ nhờ quản lý tốt quan hệ khách hàng, thể hiện như sau:

- Quản lý tự động việc bán hàng: để theo dõi khách hàng, tìm kiếm các khách hàng có triển vọng, các khách hàng hấp dẫn nhất và lưu trữ các tương tác khác nhau với khách hàng khi nó xảy ra; thiết lập các báo cáo thường xuyên về tình hình bán hàng, nhắc nhở nhân viên trong một số hoạt động; góp phần quản trị lực lượng bán hàng lưu động, hoạt động không có địa điểm cụ thể, giúp cho lực lượng bán làm việc hiểu quả và được điều phối để theo dõi thường xuyên.

- Các công cụ cá biệt hóa: ứng dụng CRM giúp cho SCB có thể xác lập hồ sơ khách hàng dựa vào các thông tin được khách hàng cung cấp tự nguyện; khai thác các thông tin khách hàng từ kho dữ liệu để phác họa các sản phẩm khác nhau cho các nhóm khách hàng ghé thăm trang web và gởi chào hàng qua email cho khách hàng, dựa vào thị hiếu và những lần mua trước của họ.

2.1.3. Kinh nghiệm từ các ngân hàng của Australia

Hai trong số bốn ngân hàng lớn nhất Australia là Commonwealth và ANZ đang đẩy mạnh mở rộng thị trường châu Á, trong khi những cơ hội tăng trưởng ở "xứ sở chuột túi”này giảm đi. Có thể thấy rằng, các ngân hàng của Úc nhắm đến các thị trường châu Á trong đó có Việt Nam đã đem lại cho chúng ta cơ hội học hỏi thông qua cạnh tranh, đặc biệt là về ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ gia tăng hoạt động bán lẻ.

Tại Việt Nam, bên cạnh ngân hàng ANZ đã được người tiêu dùng biết đến như là một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất trên thị trường tài chính trong nước, ngân hàng Common Wealth cũng đang từng bước đặt chân vào thị trường ngân hàng nước ta. CBA: Commonwealth Bank of Australia - là một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu của Australia với tổng tài sản lên đến hơn 369 tỷ đôla Australia. CBA cũng là ngân hàng bán lẻ lớn nhất tại Australia. Trong khi ANZ có sự hiện diện lớn hơn ở châu Á, CBA lại có cơ sở vững chắc ở những nước

39

như Trung Quốc và Indonesia và là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh và ATM lớn nhất Australia hiện nay.

a. Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ)

Ngân hàng ANZ bắt đầu hoạt động ngày 01/10/1970, là tập đoàn ngân hàng lớn thứ 3 của Úc tính về tổng tài sản, là một trong số các doanh nghiệp lớn nhất và thành công nhất tại Úc, phục vụ hơn 6 triệu khách hàng với khối tài sản trị giá 293 tỷ đô la, có hơn 30.000 nhân viên tại các thị trường trọng điểm như Úc và New Zealand, châu Á-Thái Bình Dương, Anh, châu Âu và Mỹ. Mạng lưới chi nhánh của ANZ bao gồm: tại Úc: 748 chi nhánh, New Zealand: 143 chi nhánh, Mỹ: 1 chi nhánh, châu Âu: 2 chi nhánh,8 chi nhánh tại Papua New Guinea,50 chi nhánh tại các nước châu Á-Thái Bình Dương. Các dịch vụ thế mạnh của ngân hàng ANZ: là tài trợ thương mại, nguồn vốn, thanh toán quốc tế bằng đồng dolla Úc, dịch vụ lưu ký, ngân hàng điện tử.

Tập đoàn ANZ thực hiện sáng kiến “Break out”– là chương trình phát triển văn hóa doanh nghiệp, nhằm tạo dựng văn hóa đầy tính sôi động, nhiệt huyết và đề cao hiệu quả.

Mục tiêu của ANZ là mang tới cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, có tỷ lệ giao dịch tự động trên tổng số giao dịch cao nhất, tạo được doanh thu bán lẻ tăng vọt và thực sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Chất lượng dịch vụ được nâng cao và thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn đã giúp ngân hàng ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế.

Ngân hàng ANZ đã ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư lớn vào quản trị rủi ro, triển khai nhiều quy trình và hệ thống mới. Bất chấp lạm phát tăng cao, tăng trưởng tín dụng nóng và khủng hoảng tài chính, chất lượng quản trị rủi ro của ANZ vẫn được đánh giá rất tốt. Ngoài ra, ANZ cũng không ngừng giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới nhất như: tài khoản thông minh, tài khoản đắc lợi trực tuyến cho khách hàng.

Năm 2009, bất chấp kinh tế khó khăn, hoạt động của SCB vẫn phát triển tốt. Tổng tài sản có của SCB tăng 0,36% so với năm 2008. Hạng mục lớn nhất trong

tổng tài sản có là cho vay khách hàng với tỷ trọng 45,41%. So với năm 2008, dư nợ cho vay tăng 13,84%. Vốn chủ sở hữu trong năm 2009 cũng tăng 23,49% so với năm trước. Nguồn vốn của ngân hàng tăng còn có sự đóng góp của việc tăng trưởng của tiền gửi khách hàng. Tiền gửi khách hàng là hạng mục lớn nhất trong nguồn vốn của ngân hàng SCB với tỷ trọng tới 57,54%. Hệ số an toàn vốn ở mức tốt là 12,78%, cao hơn mức 11,73% của năm 2008. SCB là một trong số ít các ngân hàng có lịch sử lâu năm ở Anh không cần tới sự trợ giúp về vốn của chính phủ trong cơn khủng hoảng tài chính, mặc dù theo đánh giá của các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế SCB hiện nay có khả năng được chính phủ hỗ trợ ở mức cao nhất nếu cần thiết.

Phân khúc dịch vụ tự phục vụ như Internet Banking và ATM được mở rộng, việc bổ sung thêm máy ATM với nhiều chức năng hơn và chất lượng cao hơn cùng với trung tâm chăm sóc khách hàng hoạt động 24/24 đã mở rộng quy mô và thị phần của ngân hàng một cách đáng kể. Ngân hàng ANZ còn chú trọng phát triển hệ thống quản lý hàng đợi, tạo thuận lợi hơn cho khách hàng và hiệu quả của ngân hàng.

Bảng 2.5: Tình hình tài chính ngân hàng ANZ 3 năm 2008-2010


Đơn vị: triệu USD


Chỉ tiêu

30/09/2011

30/09/2010

30/09/2009

Tổng tài sản

476.987

471.024

392.773

Xếp hạng trong nước

4

3

3

Xếp hạng trên thế giới

57

60

61

Vốn tự có

31.558

26.552

22.048

Vốn tự có/Tổng TSC

6,62%

5,64%

5,61%

Thu nhập ròng

2.912

3.327

4.187

Lợi nhuận/Tổng TSC (ROA)

0,61%

0,71%

1,07%

Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE)

10,17%

12,53%

18,99%

Hệ số an toàn vốn CAR

13,70%

11,10%

10.10%

Thu nhập hoạt động

13.097

11.495

11.022

Chi phí hoạt động

6.095

5,444

4.953

Tổng dư nợ

353.594

335.187

288.879

Tổng tiền gửi

314.294

283.966

233.879

Tổng tài sản lỏng

25.317

25.030

16.987

Dự phòng rủi ro

4.526

3.496

2.262

Nợ xấu

4.392.

1.750

666

Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động

46,54%

47,36%

44,94%

Tổng dư nợ/Tổng tiền gửi

112,50%

118,04%

123,59%

Tổng tài sản lỏng/Tổng tiền gửi

8,06%

8,23%

6,72%

Tỉ lệ nợ xấu/Tổng TSC

0,92%

0,37%

0,17%

Tỉ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

1,24%

0,52%

0,23%

Tỉ lệ dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ

1,28%

1,04%

0,78%

Tỉ lệ dự phòng rủi ro/Vốn tự có

14,34%

13,17%

10,26%

Tỉ lệ dự phòng rủi ro/Nợ xấu

103,05%

199,77%

339,64%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm một số nước trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hoạt động bán lẻ của ngân hàng và bài học cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 6

(Nguồn: Báo cáo của công ty Fitch Ratings )

ANZ còn thể hiện rõ sự linh hoạt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển mạng hoạt động ngân hàng bán lẻ thông qua dịch vụ KIOS Banking rất hiệu quả. Đây là một trong các kênh giao dịch ngân hàng điện tử của ANZ sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng và bảo mật bằng tĩnh mạch để cung cấp dịch vụ cho khách hàng với các nền tảng cơ sở hạ tầng an ninh, bảo mật đặc biệt. Dịch vụ KIOS Banking của ANZ gồm các dịch vụ: tra cứu các thông tin, vấn tin tài khoản, in sao kê, xem nhật ký giao dịch… Tuỳ thuộc vào chính sách, chiến lược phát triển và môi trường kỹ thuật mà ANZ có thể cung cấp toàn bộ, một phần hoặc tạm thời khoá một số dịch vụ và sẽ được cung cấp tới khách hàng khi đã sẵn sàng.

Đối tượng sử dụng dịch vụ KIOS Banking của ANZ chia làm hai loại: Khách hàng phổ thông: gồm tất cả khách hàng không phân biệt đối tượng, có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin chung tại nơi đặt KIOS điện tử như: tra cứu lãi suất, các thủ tục nghiệp vụ khi giao dịch với chi nhánh, thông tin chung về các hoạt động của chi nhánh, của ANZ… và khách hàng thành viên bao gồm khách hàng là các tổ chức, cá nhân có duy trì tài khoản hoặc sử dụng thẻ ATM thuộc chi nhánh ANZ triển khai dịch vụ KIOS điện tử, có đăng ký sử dụng dịch vụ KIOS điện tử và chấp thuận các điều khoản, điều kiện sử dụng dịch vụ KIOS điện tử của ANZ, có nhu cầu sử dụng các “dịch vụ thông tin tài khoản”là các thông tin liên quan đến tài khoản như: vấn tin số dư, vấn tin lịch sử giao dịch, in sao kê tài khoản…

ANZ còn rất chú trọng đến việc quảng cáo nhằm quảng bá các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của mình trên nhiều kênh như:

- Quảng cáo trực tuyến qua email, SMS hay qua điện thoại tại các trung tâm dịch vụ khách hàng hay các trang web; phối hợp với Đài truyền hình, Đài phát thanh và báo chí tổ chức các chương trình tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ bán lẻ của ngân hàng.

- Quảng cáo trên màn hình máy ATM: ANZ sử dụng máy ATM như một công cụ quảng cáo để triển khai sản phẩm thẻ và các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng theo nguyên tắc dễ hiểu, rõ ràng, ngắn gọn và gây được sự chú ý.

- Quảng bá thương hiệu của mình thông qua các chương trình tài trợ, ấn phẩm báo chí và các biển quảng cáo tấm lớn ngoài trời…

Chính vì nắm bắt được cơ hội, biết chú trọng đầu tư đúng nơi đúng chỗ, ANZ đã trở thành một trong những ngân hàng đi đầu trên thị trường ngân hàng trong một số lĩnh vực bán lẻ.

b. Ngân hàng Commonwealth

Ngân hàng Commonwealth được thành lập năm 1953 tại Úc với tên gọi ban đầu là “Commonwealth Trading Bank of Australia”( CBA), năm 1984 đổi tên thành ngân hàng “Commonwealth”như hiện nay. Ngày 01 tháng 01 năm 1991, ngân hàng liên bang Victoria sát nhập với ngân hàng Commonwealth của Úc. Tập đoàn vẫn duy trì hình thức sở hữu của Chính phủ cho đến khi chuyển đổi hình thức sang cổ phần vào ngày 17 tháng 4 năm 1991. Tháng 7 năm 1996, ngân hàng chuyển đổi toàn bộ sở hữu sang hình thức sở hữu tư nhân. Ngày 14 tháng 6 năm 2000, công ty Colonia sát nhập vào tập đoàn này.

Tập đoàn Commonwealth Bank là một trong các tổ chức tài chính hàng đầu của Úc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, môi giới, và các dịch vụ tài chính khác cho hơn 10 triệu khách hàng tại Úc và trên toàn thế giới. Tập đoàn đang ngày càng phát triển trên phương diện quốc tế với các hoạt động đầu tư và mở rộng nghiệp vụ tại các nước Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngân hàng đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang châu Á với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ngân hàng Trung Quốc thành phố Jinan, ngân hàng thương mại thành phố Hàng Châu, thiết lập quan hệ đối tác với ngân hàng PT bank của Indonesia và đặt văn phòng đại diện tại Bangalore - Ấn Độ. Mạng lưới chi nhánh của tập đoàn bao gồm: tại Úc có 1.218 chi nhánh, 1 chi nhánh tại Grand Cayman, Hồng Kông, Japan, Singapore, Anh, Hoa Kỳ, Việt Nam, văn phòng diện tại các nước: Trung Quốc, Philippin, Indonesia.

Ngân hàng Commonwealth cho vay mua nhà trong nước là chủ yếu, chiếm 63,26% tổng doanh số cho vay tại Úc, với số tuyệt đối là 261.504 triệu AUD, tăng 39,9% so với năm 2008, các khoản vay mua nhà ở nước ngoài cũng chiếm tỷ trọng cao trong số các khoản cho vay đạt 30,7 triệu AUD bằng 50,83% tổng số tiền cho

vay tại nước ngoài và tăng nhẹ so với năm 2008 là 6,54%. Ngoài ra, các khoản cho vay có thời hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong danh mục các khoản cho vay của ngân hàng, tại thị trường nội địa các khoản vay này chiếm 25,97% tổng số tiền cho vay trong nước, tăng 28,65% so với năm 2008 đạt 107.337 triệu AUD, tại thị trường nước ngoài, khoản vay này cũng đứng vị trí thứ 2, bằng 44,83% tổng số tiền cho vay tại nước ngoài, tăng 13,23% so với cùng kỳ năm trước với số tuyệt đối là

27.079 triệu AUD (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, website ngân hàng CBA). Phân loại theo thời gian đáo hạn thì tại thị trường nội địa và nước ngoài của ngân hàng Commonwealth có thể thấy ngân hàng này tập trung vào cho vay dài hạn, đặc biệt là mua nhà. Ngoài ra, ngân hàng này còn phục vụ cho vay các dịch vụ khác như cho vay sản xuất nông nghiệp, vay cá nhân và các khoản vay cho các công ty thương mại và công nghiệp khác.

Ngân hàng Commonwealth huy động vốn chủ yếu tại Úc chiếm đến 88,10% tổng nguồn tiền gửi, và chủ yếu thông qua kênh tiền gửi ngắn hạn, chiếm 48,46% số tiền gửi tại Úc. Tiền gửi có kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi chiếm tương ứng là 29,28% và 17,47% của tổng số tiền gửi tại Úc, cơ cấu tiền gửi này cũng đã khác đi so với năm 2008, tỉ trọng của các khoản tiền gửi ngắn hạn đã giảm đi thay vào đó, tỉ trọng của chứng chỉ tiền gửi đã tăng lên, so với năm 2008, nguồn tiền gửi có kỳ hạn và ngắn hạn đã tăng lên 33%, tiền gửi có kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi tăng tương ứng so với năm 2008 là 32,79% và 53,42%. Nguồn tiền gửi từ nước ngoài chỉ chiếm 11,9% tổng tiền gửi của Commonwealth, đã tăng 47,38% so với năm 2008. Ngoài ra nguồn vốn của CBA còn tập chung chủ vào các loại giấy tờ nhận nợ, năm 2009 số vốn này là 101.819 triệu AUD, bao gồm cả phát hành ngắn và dài hạn bằng các loại tiền tệ như AUD, USD, EUR, GBP, NZD và các loại tiền tệ khác, so với năm 2008, nguồn vốn từ hoạt động này tăng lên 18,65% ( Báo cáo thường niên, website ngân hàng CBA)

Bảng 2.6: Tình hình tài chính của ngân hàng CBA trong 3 năm gần đây


Đơn vị: triệu USD


Chỉ tiêu

30/09/2011

30/06/2011

31/12/2010

31/12/2009

Tổng tài sản

625.476

620.372

487.572

440.157

Xếp hạng trong nước

3

3

2

2

Xếp hạng trên thế giới

52

52

52

59

Vốn tự có

32.644

30.503

25.198

23.505

Thu nhập ròng

2.923

4.696

4.774

4.442

Lợi nhuận/Tổng TSC (ROA)

0,47%

0,85%

1,03%

1,1%

Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE)

8,95%

16,86%

19,60%

20,54%

Vốn tự có/Tổng TSC

5,22%

4,92%

5,17%

5,34%

Hệ số an toàn vốn CAR

11,6%

10,4%

11,6%

9,8

Thu nhập hoạt động

9.705

15.616

13.718

12.660

Chi phí hoạt động

3.897

7.102

6.580

5.736

Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động

40,15%

45,48%

47,97

45,31

Tổng dư nợ/Tổng tiền gửi

126,94%

110,12%

112,79%

117,84%

Tổng tài sản lỏng/Tổng tiền gửi

3,04%

2,65%

2,40%

3,76%

Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng TSC

0,77%

0,68%

0,14%

0,10%

Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ

0,99%

0,89%

0,19%

0,13%


Dự phòng rủi ro/Nợ quá hạn


108,73%


116,96%


250,81%


292,87%

Dự phòng rủi ro/Vốn tự có

16,06%

16,14%

6,80%

5,25%

(Nguồn: Báo cáo của công ty Fitch Ratings )

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2022