Nội Dung Cần Thiết Giáo Dục Sức Khỏe Và Tư Vấn Cho Bà Mẹ [11] Bảng 1.3. Nội Dung Cần Giáo Dục Và Tư Vấn


1.4.1.3. Nội dung cần thiết giáo dục sức khỏe và tư vấn cho bà mẹ [11] Bảng 1.3. Nội dung cần giáo dục và tư vấn


Thông tin chung

Giai đoạn đầu

của thời kỳ mang thai

Giai đoạn cuối

của thời kỳ mang thai


Chăm sóc khi có thai:

- Khám thai ít nhất 3 lần ngoài những lần có dấu hiệu bất thường.

- Chăm sóc khi có thai rất quan trọng đẻ:

+ Biết thai bình thường hay không.

+ Biết những gì có thể xảy ra.

+ Xác định các yếu tố nguy cơ.

+ Chọn cơ sở y tế an toàn để đẻ.

+ Những điều cần làm và cần tránh khi mang thai.

+ Giảm các biến chứng sản khoa.

- Nhắc sản phụ lần khám thai tiếp theo.


Dinh dưỡng:

- Dinh dưỡng tốt là cần thiết đẻ chống lại bệnh tật.

- Tránh thiếu máu.

- Cần tránh con suy dinh dưỡng và có vấn đề về phát triển tinh thần ở con.

- Tăng khẩu phần ăn lên 25% so với lúc chưa có thai.

- Hướng dẫn cụ thể cách ăn uống khi có thai.


Chuẩn bị cho chuyển dạ:

- Những đồ dùng cần thiết khi đi đẻ.

- Chọn cơ sở y tế sẽ đến đẻ.

- Thu xếp sẵn tiền nong và phương tiện đi lại.


Tiêm chủng và bổ sung vi chất

Tiêm phòng uốn ván. Bổ sung sắt.


ướng dẫn về

Lao đọng. Nghỉ ngơi.


ướng dẫn cụ thể nuôi con bằng sữa mẹ


Cho thai phụ biết các dấu hiệu của tai biến hay có nguy cơ.


ướng dẫn cụ thể về vệ sinh cá nhân và các hoạt động hàng ngày.


ướng dẫn về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sau đẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xa, năm 2010-11 - 7


1.4.1.4. Truyền thông giáo dục sức khỏe

Theo nghiên cứu của chương trình giảm thiểu tử vong mẹ và tử vong sơ sinh tại Việt Nam trong phụ nữ được phỏng vấn 61% đã từng nhận được thông tin về chăm sóc phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh. Biển đồ trên đây miêu tả chủ đề về chăm sóc phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh mà phụ nữ nhận được [31].

Theo nghiên cứu của chúng tôi truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức và thực hành về LMAT chúng tôi đã chọn các tờ rơi có sẵn và bản hướng dẫn điều tra viên và giám sát viên có sẵn của Viện Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Viện thông tin và Giáo dục Sức khỏe và các thông điệp truyền thông khác trong và ngoài nước có liên quan để xây dựng chương trình can thiệp cho các bà mẹ về làm mẹ an toàn.

Thông tin về làm mẹ an toàn tại tỉnh Xieng Khouang các bà mẹ nhận được thong tin từ nhân viên y tế cả bà mụ vườn trong làng là 76,6%, từ cán bộ y tế là 48,6%, từ bạn bè 42,9%, từ người cộng đồng lãnh đạo là 36,0%, từ đài và ti vi là 33,7%, từ mẹ là 10,3% và từ chồng 7,3% [121].

1.4.2. Kết quả các nghiên cứu can thiệp

Theo TCYTTG, có 6 dấu hiệu nguy hiểm trong quá trình mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Những dấu hiệu này cần được bản thân người phụ nữ và/hoặc chồng của họ phát hiện sớm để được cấp cứu kịp thời. Theo báo cáo cuối kỳ sau can thiệp của UNFPA, ở cuối kỳ, số phụ nữ biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai tăng mạnh (8,1%-31,2%, p<0,001). Hai dấu hiệu được nhiều phụ nữ đề cập đến nhất có sự cải thiện mạnh nhất là “đau bụng” (tăng từ 37,2% lên 56,6%) và “sốt cao kéo dài” (từ 19,7% lên 29,2%) [37].

Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số chương trình LMAT ở một số tỉnh/thành phố trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (Chương trình quốc gia 7) giai đoạn 2006-2010 tại 7 tỉnh trong cả nước, đó là Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Ninh Thuận, Bến Tre và Tiền Giang [37]. Điều này cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ tuy có kiến thức nhưng chưa coi trọng vấn đề khám thai đủ số lần theo quy định. Phú Thọ, Hòa


Bình, Tiền Giang, Bến Tre và Ninh Thuận là 5 tỉnh có tỷ lệ khám thai đủ 3 lần rất cao ở cuối kỳ (dao động từ 88,6% đến 99 [37]. Kết quả nghiên cứu của chương trình LMAT tại Việt Nam. Tỷ lệ phụ nữ không biết dấu hiệu nguy hiểm nào trong giai đoạn này đã giảm 8% (từ 33,7% xuống 25,8%, p<0,001). Số phụ nữ biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm trong giai đoạn này tăng mạnh (4,7%-25,2%, p<0,001). Dấu hiệu được nhiều phụ nữ đề cập đến nhất ở cuối kỳ là “chảy nhiều máu” và đau bụng dữ dội (51,6% và 41,2%) . Các dấu hiệu khác có tỷ lệ thấp phụ nữ đề cập đến ở cuối kỳ (dao động từ 5,5%-37,6%) [37].

Kết quả can thiệp LMAT tại 7 tỉnh cũng chỉ ra có sự cải thiện rất tốt về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh. Tỷ lệ phụ nữ không biết bất cứ dấu hiệu nào giảm 7% (29,7%-22,7%, p<0,001). Ở nam giới, tỷ lệ này giảm 10% (từ 47% xuống 36,7%, p<0,001). Nhận thức của phụ nữ được cải thiện tốt hơn so với nam giới, tỷ lệ phụ nữ biết từ 3 dấu hiệu nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh trở lên tăng mạnh (4,7%-25,7% p<0,001) trong khi tỷ lệ này ở nam giới chỉ tăng nhẹ (7,8%-9,9%, p<0,05) [37]. Báo cáo cuối kỳ của UNFPA và SC cũng cho thấy có sự cải thiện về tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng uốn ván. Các tỉnh có sự cải thiện nhẹ so với đầu kỳ và đạt tỷ lệ phụ nữ được tiêm phòng uốn ván đủ mũi cao hơn các tỉnh khác ở cuối kỳ (76,2% và 75,2%) [37] và tăng từ 77,3% lên 90% sau can thiệp [20].

Tỷ lệ phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đạt khá cao ở cuối kỳ tại 7 tỉnh (88,6%), tăng 5,1% so với đầu kỳ (p<0,001). Hầu hết phụ nữ đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi tại 4 tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Tiền Giang và Bến Tre được cán bộ y tế đỡ khi sinh con (99,5%-100%). Kon Tum là tỉnh có sự cải thiện mạnh mẽ về tỷ lệ phụ nữ sinh con có cán bộ y tế đỡ so với đầu kỳ (tăng 21,2%, p<0,001), tiếp đến là Ninh Thuận (tăng 7,1%, p<0,05). Tại Hà Giang, tuy tỷ lệ phụ nữ sinh con được CBYT đỡ có tăng lên so với đầu kỳ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (mức tăng 5,2%, p>0,05) Kết quả nghiên cứu can thiệp về LMAT của Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (SC) cũng cho thấy có sự cải thiện rất tốt về khám thai ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Thừa thiên-Huế và Vĩnh Long. Tỷ lệ bà mẹ đi khám thai đủ 3 lần sau can thiệp là 91,1%, cao hơn trước can thiệp là 84,3% [20].


Chương 2

ĐỐ TƯỢN VÀ P ƯƠN P ÁP N ÊN CỨU


2.1. T ẾT KẾ N ÊN CỨU

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích nhằm mô tả kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn và các yếu tố liên quan đến.

Ngiên cứu can thiệp thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng trước và sau can thiệp bằng các biện pháp TT/GDSK và đánh giá hiệu quả sau can thiêp.

2.2. ĐỐ TƯỢN N ÊN CỨU

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu mô tả

Các phụ nữ đã sinh con hoặc có con nhỏ dưới 2 tuổi tính đến thời điểm nghiên cứu. Hiện đang sống tại địa bàn nghiên cứu tại huyện Păk xăn và Khăm Kợt, tỉnh Bo Lị Khăm Xay. Tự nguyện vào tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

Không tự nguyện tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu can thiêp

Phụ nữ tuổi 15-49 trong thời gian nghiên cứu. Hiện đang sống tại địa bàn nghiên cứu tại huyện Khăm Kợt, tỉnh Bo Lị Khăm Xay. Tự nguyện vào tham gia nghiên cứu.

2.3. ĐỊA BÀN VÀ T Ờ AN N ÊN CỨU

2.3.1. Địa bàn nghiên cứu

Bo Lị Khăm Xay là một tỉnh miền núi ở trung Lào, cũng là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Nam bộ Lào, có quốc lộ 13 phía nam chạy qua, cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 180 km về phía Nam, nằm trên một dải đất hẹp, có tổng diện tích tự nhiên 15,977 km2. Phía Bắc của tỉnh này giáp với tỉnh Xiêng Khoang, Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn, có đường biên phía Đông dài 160 km giáp với hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của Việt Nam, phía Nam giáp tỉnh Khăm Muồn và có chung biên giới với huyện Bưng Kan tỉnh Nong Khai (Thái Lan) dài gần 200 km ở phía Tây, với sông Mê Công là danh giới tự nhiên.


Tỉnh Bo Lị Khăm Xay có 6 đơn vị hành chính gồm 6 huyện, dân số có 256,372 người, có 39 xã, 360 làng, trong đó 24 xã thuộc vùng sâu và miền núi 64% diện tích của tỉnh là địa hình đồi núi, 34% là địa hình đất phẳng; có 3 huyện miền núi là huyện Bo Lị Khăn, Viêng Thong và huyện Khăm Kợt và 3 huyện đồng bằng là huyện Pặk Xăn, Pặk Ka Đình, và huyện Thà Phạ Bạt. Huyện Pặk Xăn có 5 xã 59 thôn và huyện Khăm Kợt có 13 xã 68 thôn. 18 xã này được tiến hành nghiên cứu định lượng kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi. Trong đó 2 xã Phôn Thong, Nóng Ó là những xã mà nhóm nghiên cứu đã triển khai nghiên cứu can thiệp truyền thông về đánh giá thử nghiệm can thiệp TT/GDSK nhằm nâng cao kiến thức về làm mẹ an toàn. 2 xã Phôn Tan và Thà Bắc là những xã mà nhóm nghiên cứu chọn làm nhóm đối chứng.



Huyện nghiên cứu (Pặk Xăn và Khăm Kợt )


Ban đồ tỉnh Bo Lị Khăm Xay


Địa bàn nghiên cứu mô tả cắt ngang tại 2 huyện (Păk Xăn và Khăm Kợt) tỉnh Bo Li Khăm Xay, Láo.

Lý do chọn huyện Khăm Kợt là địa bàn can thiệp vì theo chính sách của nước CHDCND Lào là tập trung cho các tỉnh và huyện vùng sâu vùng xa, miền núi khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc. Mặt khác, huyện Khăm Kợt là địa bàn thực địa và giảng dạy cho sinh viên Đại học Y Lào, chọn huyện này can thiệp sẽ có tính khả thi hơn. Chính quyền huyện cũng như các xã có cam kết cao trong việc thực hiện các hoạt động can thiệp. Nguyên tắc chọn 2 xã can thiệp và 2 xã chứng ở huyện này là các xã can thiệp và đối chứng tương đối đồng nhất về dân số, kinh tế xã hội để hạn chế sự khác biệt của đầu vào, từ đó so sánh kết quả can thiệp ít bị nhiễu và chính xác hơn. Các xã can thiệp và đối chứng cần cách xa nhau để các hoạt động can thiệp không bị nhiễu vào các xã đối chứng (với khoảng cách khoảng 40 km).

Nghiên cứu can thiệp chọn 2 xã nhóm can hiệp (tại TTYT xã Phôn Thong và Nóng Ó) 2 xã nhóm đối chứng (tại TTYT xã Phôn Tan và Thà Bắc), huyện Khăm Kợt. Cách chọn địa điểm: chọn 2 xã trong tổng số 4 xã của nghiên cứu mô tả đã nêu trên để can thiệp và 2 xã còn lại là những xã đối chứng.

2.3.1. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả trong thời gian 1 năm từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2010 Nghiên cứu can thiệp 1 năm từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2011.

2.4. CỠ MẪU VÀ P ƯƠN P ÁP C ỌN MẪU

2.4.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang

Công thức tính cỡ mẫu:


Z

n =

2

(1/ 2)

p(1 p)x DE

d2

Trong đó: n = Cỡ mẫu tối thiểu.

Z(1-α/2) = Hệ số tin cậy (Với độ tin cậy 95% thì Z=1,96). p = Tỷ lệ bà mẹ được khám lại sau sinh 7 ngày = 28,9%. d = Độ chính xác mong muốn (chọn d = 4,3%).

DE= Hệ số thiết kế (cho mẫu nhiều bậc =2)


Cỡ mẫu tối thiểu tính được là 854 bà mẹ có con nhỏ bằng hoặc dưới 2 tuổi.

Trên thực tế chúng tôi đã nghiên cứu được 869 bà mẹ.

Kỹ thuật chọn mẫu:

Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu nhiều giai đoạn (Multi-stage sampling technique).

- Bước 1: Lựa chọn 2 huyện (Khăm Kợt là huyện miền núi và Pặc Xăn là huyện đồng bằng) làm mẫu nghiên cứu trong 6 huyện của tỉnh Bo Lị Khăm Xay.

- Bước 2: Lấy toàn bộ 13 xã của huyện Khăm Kợt và 5 xã của huyện Pặk Xăn làm mẫu.

- Bước 3: Bốc thăm ngẫu nhiên lấy 3 thôn trong một xã, tổng cộng là 54 thôn.

- Bước 4: Lập danh sách bà mẹ có con ≤ 2 tuổi trong 54 thôn mẫu, sau đó bốc thăm ngẫu nhiên chọn 869 bà mẹ trên tổng số 2,530 người (1,109 bà mẹ ở huyện Pặk Xăn và 1,421 bà mẹ Khăm Kợt).

Lập bảng mẫu nghiên cứu


Huyện

Số bà mẹ được nghiên cứu

Pặk Xăn

Xã Phôn xay

80

Xã Phôn ngam

80

Xẫ Na khao lôm

80

Xã Nong bua

97

Xã Sen ou dom

98

Khăm Kợt

Xã Ban xot

34

Xã Keng đeng

34

Xã Tha bắc

34

Xã Phôn tan

34

Xã Sộp khôm

34

Xã Thà chẹng

34

Xã Khăm moàn

34


Xã Văng ko

34

Xã Nóng ó

34

Xã Phôn thong

34

Xã Nóng xong

34

Xã Na hay

30

Xã Pha mương

30


869bà mẹ


2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp

Công thức tính cỡ mẫu


2 p(1 p)

[Z Z

[ p (1 p ) p (1 p

)]2


1 2

( p p )2

Trong đó:



n1

=

Cỡ mẫu ở nhóm can thiệp.

n2

=

Cỡ mẫu ở nhóm đối chứng.

n n

(1/ 2)

11 1 2 2


1 2


Z(1/ 2)

Z(1)

= Hệ số tin cậy (ở mức sác xuất 95% =1,96).

= Lực mẫu (80%).


P1 = Tỷ lệ bà mẹ dự kiến có kiến thức LMAT sau can thiệp nhóm đối chứng chọn 65%.

P2 = Tỷ lệ bà mẹ dự kiến có kiến thức LMAT sau can thiệp nhóm can thiệp chọn 50%.

P

=

P1 + P2 /2

RR

=

1,3

Cơ mẫu tính được là n1 = n2 = 182 đối tượng nghiên cứu, cỡ mẫu được lấy tròn cho mỗi nhóm là 200 phụ nữ. Vậy cỡ mẫu cần cho toàn bộ nghiên cứu can thiệp là 400 phụ nữ.

Phương pháp chọn mẫu

Tại huyện Khăm Kợt chọn 2 xã Phôn Thong và Nóng Ó làm xã can thiệp, 2 xã Thà Bắc và Phôn Tan làm xã đối chứng.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí