chỉ tiến hành phỏng vấn những đối tượng đồng ý tham gia chương trình hoạt động can thiệp trong thời gian nghiên cứu, nếu đối tượng nào từ chối sẽ phỏng vấn đối tượng khác ngay tại tụ điểm đó. Đối tượng có thể tự chọn nơi phỏng vấn khi trả lời các thông tin riêng tư, nhạy cảm. Những cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi các điều tra viên trước và sau khi can thiệp.
2.8. XỬ LÝ VÀ P ÂN TÍC SỐ L ỆU
Số liệu được kiểm tra hàng ngày, được kiểm tra lại trước khi nhập phiếu trên máy tính bằng phần mềm Epi INFO 6.04. Có sử dụng phần kiểm tra (CHECK), sử dụng các bước nhảy (jumping) và hạn chế giới hạn giá trị của biến số (limit) để tránh các sai số khi nhập số liệu.
Số liệu được làm sạch, sau đó xử lý phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Các biến số được tinh toán và trình bày theo tần số và tỷ lệ phần trăm (%). Các kiểm định (Test) thống kê, kiểm định giá thuyết và ước lượng khoảng được sử dụng để đánh giá sử khác biệt giữa các nhóm bà mẹ về kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn. Giá trị P, OR và 95% CI được tính để xem xét sự khác biệt giữa các nhóm bà mẹ khác nhau về kiến thức và thực hành trong làm mẹ an toàn.
Hiệu quả can thiệp được tính bằng chỉ số hiệu quả, RR và 95% CI, AR (nguy cơ qui thuộc hiệu quả) và PAR (nguy cơ qui thuộc quần thể) cũng được tính trong nghiên cứu này.
2.9. SA SỐ VÀ CÁCH ẠN C Ế
Xảy ra trong quá trình lựa chọn đối tượng nghiên cứu. Cụ thể trong nghiên cứu này có thể có một số bà mẹ ở vùng xa, miền núi, đi lại khó khăn, không đưa trẻ đi cân và đi tiêm chủng nên cộng tác viên dinh dưỡng không nắm bắt và đưa ra khỏi số hộ có trẻ dưới 2 tuổi.
Trong quá trình thu thập thông tin, do tiến hành phong vấn các bà mẹ có con dưới 2 tuổi về quá trình mang thai nên coa thế mắc sai số thông tin.
Là những sai số trong quá trình thu thập thông tin gây ra bởi cách điều tra viên đặt câu hỏi hoặc do khả năng nắm bắt câu hỏi của các bà mẹ còn hạn chế, hoặc do sai sót khi ghi chép thông tin.
Điều tra viên được tập huấn kỹ về phương pháp điều tra và ghi chép số liệu điều tra. Phát triển bộ câu hỏi đơn giản, dễ hiểu. Ở các hộ dân tộc chúng tôi có đi kèm phiên dịch là người dân tộc.
Cách khống chế:
- Bố trí câu hỏi kiểm tra thông tin trong bộ phiếu điều tra.
- Huấn luyện kỹ điều tra viên.
- Tăng cường giám sát và giám sát lẫn lẫn nhau khi điều tra.
- Kiểm tra lại các thông tin nghi ngờ.
- Quá trình nhập số liệu vào máy được kiểm tra đối chiếu 2 lần.
- Bộ câu hỏi đã được thử nghiệm tại thực địa và được chỉnh sửa đẻ phù hợp với các đối tượng phòng vấn.
2.4. ĐẠO ĐỨC TRON N ÊN CỨU
Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng chấm đề cương của Đại học Y tế Công cộng thông qua và theo tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng đạo đức, thông qua quy trình xét duyệt đạo đức của ủy ban đạo đức trong nghiên cứu quốc gia và bộ y tế Lào số 313/NECHR. Tất cả 869 bà mẹ và 400 phụ nữ 15-49 tuổi đều đồng ý và tự nguyên tham gia vào nghiên cứu; Mọi thông tin về bà mẹ đều được đảm bảo giữ bí mật. Điều tra viên giải thích rõ lý do và mục đích của điều tra cho bà mẹ hiểu và đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Các số liệu đều được mã hóa để đảm bảo tính bí mật của thông tin. Sẵn sàng trả lời mọi thông tin liên quan đến cách chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hành về LMAT khi bà mẹ cần biết sau cuộc phỏng vấn. Sau giải thích, tư vấn cho bà mẹ về những vấn đề bà mẹ còn thiếu sót trong thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình, đặc biệt là vấn đề kiến thức và thực hành về LMAT.
Chương 3
KẾT QUẢ N ÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯN CÁ N ÂN CỦA BÀ MẸ
3.1.1. Một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ
Bảng 3.1. Một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi (n=869)
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Tuổi | ||
< 20 tuổi | 56 | 6,4 |
20-29 tuổi | 535 | 61,6 |
30-39 tuổi | 251 | 28,9 |
> 39 tuổi | 27 | 3,1 |
Dân tộc | ||
Lào Lùm | 743 | 85,5 |
Lào Mộng (H mông) | 101 | 11, |
Lào Khạ Mụ | 20 | 2,3 |
Dân tộc khác | 5 | 0,6 |
Tôn giáo | ||
Phật giáo | 90 | 67,9 |
Thờ ma | 209 | 24,0 |
Công giáo | 66 | 7,6 |
Tôn giáo khác | 4 | 0,5 |
Nơi ở | ||
Miền nú | 446 | 51,3 |
Đồng bằng | 423 | 48,7 |
Trình độ học vấn | ||
Mù chữ | 108 | 12,4 |
Tiểu học | 494 | 56,8 |
Trung học cơ sở | 1 4 | 22,3 |
Từ trung học phổ thông trở lên | 73 | 8,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chăm Sóc Bà Mẹ Tuần Thứ 6 Sau Đẻ Bảng 1.2. Nội Dung Thăm Khám Sau Sinh
- Nội Dung Cần Thiết Giáo Dục Sức Khỏe Và Tư Vấn Cho Bà Mẹ [11] Bảng 1.3. Nội Dung Cần Giáo Dục Và Tư Vấn
- Chỉ Số Và Biến Số Nghiên Cứu Mô Tả Cắt Ngang
- Kiến Thức Của Bà Mẹ Về Sự Cần Thiết Phải Khám Thai
- Thực Hành Tiêm Phòng Uốn Ván Và Uống Viên Sắt Của Bà Mẹ
- Tình Hình Giáo Dục Sức Khỏe Về Làm Mẹ An Toàn Cho Các Bà Mẹ Bảng 3.16. Tiếp Cận Thông Tin Giáo Dục Sức Khỏe Về Làm Mẹ An Toàn
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Trong số 869 bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi tại hai huyện của tỉnh Bo Lị Khăm Xay được nghiên cứu, trong đó huyện Pặk Xăn chiếm tỷ lệ 50,1% và huyện Khăm Kợt chiếm tỷ lệ 49,9%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các bà mẹ có tuổi trên 20 chiếm tỷ lệ 93,6% (trong đó nhóm tuổi 20-29 tuổi có 61,6%), tỷ lệ các bà mẹ dưới 20 tuổi chiếm 6,4%. Tuổi trung bình của các bà mẹ tham gia nghiên cứu là 27,1 5,9 tuổi. Trong đó bà mẹ có tuổi thấp nhất là 16 tuổi, tuổi cao nhất là 47 tuổi.
Tỷ lệ dân tộc của bà mẹ phần lớn là người Lào Lùm chiếm đa số 85,5%, còn lại là người dân tộc Hmộng, Khạ Mụ và dân tộc khác chiếm tỷ lệ 14,5%.
Kết quả cũng cho thấy có >1/2 số bà mẹ sống ở vùng miền núi chiếm tỷ lệ 51,3%, tỷ lệ bà mẹ sống vùng đồng bằng là 48,7%.
Phần lớn các bà mẹ mới học hết tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 79,1%. Có 8,5% bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên. Tỷ lệ mù chữ ở các bà mẹ là 12,4%.
Bảng 3.1. Một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ có con ≤ 2 tuổi (tiếp n=869)
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Nghề nghiệp | ||
Nông dân | 705 | 81,1 |
Nội trợ | 60 | 6,9 |
Buôn bán | 56 | 6,4 |
Cán bộ | 40 | 4,6 |
Công dân | 8 | 0,9 |
Tình trạng hôn nhân | ||
Có chồng/ở cùng chồng | 853 | 98,2 |
Ly dị | 14 | 1,6 |
Góa | 2 | 0,2 |
Thành thạo | 779 | 89,6 |
Nói khó khăn | 82 | 9,5 |
Không nói được | 8 | 0,9 |
ia đình có ti vi | ||
Có | 618 | 71,1 |
Không có | 251 | 28,9 |
Tình trạng hút thuốc | ||
Hút | 17 | 2,0 |
Không hút | 852 | 98,0 |
Tình trạng uống rượu bia | ||
Uống | 308 | 35,4 |
Không uống | 561 | 64,6 |
Kết quả cho thấy, đa số các bà mẹ đã tham gia nghiên cứu đều làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 81,1%. Còn lại các bà mẹ làm nghề khác chiếm tỷ lệ 18,9%, bao gồm nội trợ, buôn bán, cán bộ và công nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các bà mẹ đều đã lập gia đình. Trong đó hầu hết là đang sống cùng chồng chiếm tỷ lệ 98,2%, chỉ có 1,6% đã ly dị và 0,2% góa chồng.
Hầu hết các bà mẹ nói thành thạo tiếng Lào chiếm tỷ lệ 89,6%, còn lại 10,4% bà mẹ người dân tộc nói tiếng Lào khó khăn hoặc không nói được.
Đa số gia đình các bà mẹ có ti vi chiếm 71,1%, tỷ lệ gia đình bà mẹ không có ti vi là 28,9%.
Tỷ lệ các bà mẹ có hút thuốc chiếm 2,0%, còn lại phần lớn là các bà mẹ không hút thuốc chiếm tỷ lệ 98,0%.
Kết quả này cũng cho thấy đa số bà mẹ có uống rượu và uống bia là 35,4%, và có 64,6% các bà mẹ không được uống rượu và bia.
3.1.2. Một số đặc trưng về lịch sử sinh sản của các bà mẹ
43%
≤ 2 Lần
57%>2 Lần
Biểu đồ 3.1. Số lần có thai của các bà mẹ
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy, có 497 các bà mẹ đã có thai từ 1 đến 2 lần chiếm tỷ lệ 57,2%, số bà mẹ có thai trên 2 lần là 372 chiếm tỷ lệ 42,8%.
70 %
62,8 %
60
50
40
37,2%
30
20
10
0
≤ 2 Con
> 2 Con
Biểu đồ 3.2. Tổng số con của các bà mẹ
Kết quả này cũng cho thấy có 546 các bà mẹ đã có con từ 1-2 con chiếm tỷ lệ 62,8%, còn lại 323 bà mẹ có từ 3 con trở lên chiếm tỷ lệ 37,2%. Số con trung bình của các bà mẹ tham gia nghiên cứu là 2,4 + 1,6 con.
47%
53%
≤ 1 tuổi
> 1 tuổi
Biểu đồ 3.3. Số tuổi con nhỏ nhất
Kết quả cho thấy trong 869 các bà mẹ tham gia nghiên cứu có 462 các bà mẹ có con nhỏ nhất ở tuổi dưới hoặc bằng 1 chiếm tỷ lệ 53,2% và 407 các bà mẹ có con nhỏ nhất tuổi trên 1 tuổi đến 2 tuổi chiếm tỷ lệ 46,8%.
3.2. K ẾN T ỨC VÀ T ỰC ÀN CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ C ĂM SÓC TRƯỚC, TRON VÀ SAU S N
3.2.1. KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU SINH
3.2.1.1. Kiến thức chăm sóc trước sinh (CSTS) của các bà mẹ
Bảng 3.2. Tỷ lệ biết dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai của bà mẹ (n=869)
Tần số | Tỷ lệ (%) | |
Đau bụng | 228 | 26,2 |
Chảy máu âm đạo | 174 | 20,0 |
Phù | 70 | 8,1 |
Đau đầu | 50 | 5,8 |
Khó thở | 80 | 9,2 |
Sốt cao kéo dài | 21 | 2,4 |
Co giật | 40 | 4,6 |
Kết quả cho thấy trong số các dấu hiệbu nguy hiểm xảy ra khi mang thai thì các bà mẹ biết nhiều nhất về dấu hiệu nguy hiểm đau bụng (26,2%) và chảy máu âm đạo (20,0%), tiếp đến là các dấu hiệu khó thở (9,2%), phù (8,1%) và đau đầu (5,8%). Có rất ít các b à mẹ biết về dấu hiệu nguy hiểm xảy ra khi mang thai là co giật (4,6%) và sốt cao kéo dài (2,4%).
Bảng 3.3. Mực độ biết số dấu hiệu nguy hiểm xảy ra khi mang thai (n=869)
Tần số | Tỷ lệ (%) | |
Biết ≥3 dấu hiệu nguy hiểm | 49 | 5,6 |
Biết <3 dấu hiệu nguy hiểm | 447 | 51,5 |
Không biết dấu hiệu nguy hiểm nào | 373 | 42,9 |
Tỷ lệ bà mẹ biết về bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào xảy ra khi mang thai chiếm 57,1%; trong đó có 51,5% biết từ 1 đến 2 dấu hiệu nguy hiểm và chỉ có 5,6% bà mẹ biết từ 3 dấu hiệu nguy hiểm trở lên xảy ra khi mang thai. Kết quả cũng cho thấy có 42,9% bà mẹ không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào xảy ra trong khi mang thai.
Bảng 3.4. Tỷ lệ biết xử trí nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai của bà mẹ (n=869)
Tần số | Tỷ lệ (%) | |
Khám tại sở y tế nhà nước | 393 | 45,2 |
Khám tại cơ sở y tế tư nhân | 30 | 3,5 |
Để tự khỏi, không làm gì cả | 31 | 3,6 |
Tự điều trị | 32 | 3,7 |
Sử dụng thảo dược | 16 | 1,8 |
Không biết | 373 | 42,9 |
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết phải đến cơ sở y tế nhà nước khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai là 45,2%, chỉ có 3,5% các bà mẹ cho biết sẽ đến cơ sở y tế tư nhân. Đồng thời vẫn còn các bà mẹ có kiến thức xử trí khi gặp dấu hiệu nguy hiểm là tự điều trị (3,7%), để tự khỏi không làm gì cả