Chăm Sóc Bà Mẹ Tuần Thứ 6 Sau Đẻ Bảng 1.2. Nội Dung Thăm Khám Sau Sinh


1.2.3.5. Chăm sóc bà mẹ tuần thứ 6 sau đẻ Bảng 1.2. Nội dung thăm khám sau sinh

ỏi

Khám

Phát hiện

Xử trí

Hỏi tổng thể. Nghỉ, ngủ.

Ăn uống. Sốt.

Ðại tiểu tiện. Ðau bụng dưới. Dịch âm đạo.

Sữa (có đủ cho con bú). Ðã uống.

+ Viên sắt.

+ Vitamin A.

Có kinh lại chưa?

Ðã giao hợp lại chưa?

Các nhu cầu về KHHGÐ.

Mạch. Thân nhiệt. Huyết áp. Cân năng.

Kiểm tra vú (các vấn đề về cho bú). Bụng (tử cung đã co hồi hoàn toàn?) Tầng sinh môn. Dịch âm đạo.

Ðặt mỏ vịt kiểm tra (nếu nghi có viêm sinh dục).

Có thiếu máu

Có nhiễm khuẩn.


Có bệnh lý khác.


Nếu bình thường.

Ðiều trị thiếu máu.

Ðiều trị nhiễm khuẩn. Chuyển tuyến.

Thảo luận và hướng dẫn thực hiện một biện pháp KHHGÐ.

Ghi phiếu theo dõi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xa, năm 2010-11 - 6


1.2.3.6. Tình hinh chăm sóc sau sinh trên Thế giới

Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều phụ nữ thích sinh con ở nhà với sự giúp đỡ của các bà mụ vườn hoặc người thân. Một trong những nguyên nhân đó là yếu tố văn hoá. Bên cạnh đó, còn có một vài lý do khác như môi trường chăm sóc y tế không thân thiện hoặc sự thiếu cảm thông của nhân viên y tế. Ở một vài nơi khác sự có mặt của các nam nhân viên y tế là điều không thể chấp nhận được đối với nền văn hoá của một số dân tộc (Sundari,1992) [98].

Báo cáo rà soát các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 do Bùi Thị Thu Hà thực hiện với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc thì có khoảng 3/4 phụ nữ biết về thời điểm chính xác cho bú sữa hoặc cai sữa [62], [63]. Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số (54%) không biết cách sử dụng sữa non cho con bú [104]. Trong giai đoạn sau sinh, phụ nữ không


biết thời điểm chính xác để có quan hệ tình dục trở lại, chế độ dinh dưỡng cần thiết và các BPTT phù hợp [82]. Tỷ lệ phụ nữ khám sau sinh thấp hơn nhiều khi so sánh với tỷ lệ khám thai, dao động từ 1/4 (23,8%) cho đến 2/3 (70%) phụ thuộc từng tỉnh. Chất lượng của chăm sóc sau sinh cũng không đáp ứng nhu cầu của bà mẹ. Chỉ 1/3 (31,0%) được khuyến khích đi khám thường xuyên trong vòng 42 ngày sau đẻ [117]. Tỷ lệ cho con bú sữa mẹ cũng khác nhau giữa các nghiên cứu. Nói chung, tỷ lệ này vào khoảng từ một nửa đến 2/3 ở các vùng sâu, xa và miền núi [104], [117], [63]. Tuy thế, nhiều bà mẹ dân tộc thiểu số không sử dụng sữa non cho con bú và khoảng một nửa số trẻ được nuôi bằng các nguồn thực phẩm khác (như gạo) trong tháng đầu sau đẻ [104]. Trái ngược với tình trạng này, tỷ lệ cho con bú trong phụ nữ dân tộc Kinh cao hơn, đạt tới 2/3 số các bà mẹ [95], [117].

1.2.3.7. Tình hình chăm sóc sau sinh tại Lào

Theo báo cáo thống kê năm 2008 của Viện Bà mẹ và trẻ em Trung ương Lào cho thấy số thai phụ được khám thai là 222.198 ca trong khi đó số bà mẹ được thăm khám và theo dõi sau sinh chỉ có 30.016 ca. Riêng ở tỉnh Bo Lị Khăm Xay số phụ nữ có thai được khám là 9.515 và thăm khám và theo dõi sau sinh là 2.014 bà mẹ [69]. Theo báo cáo của Trung tâm y tế (TTYT) Huyện Pak Xăn trong số 210 thai phụ khám thai tại TTYT chỉ có 22,8% bà mẹ đẻ tại TTYT, Huyện Bo Lị Khăn có 259 bà mẹ khám thai tại TTYT chỉ có 45,5% bà mẹ sinh tai TTYT và Huyện Pak Ka Đinh có 531 bà mẹ khám thai tại TTYT chỉ có 45,7% sinh tại TTYT huyện [69]. Một số lượng lớn phụ nữ sinh con tại nhà, với sự hỗ trợ của các cá nhân không được đào tạo. Trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh, phụ nữ thấy rằng họ

thường bị phù cẳng chân và bàn chân, sốt cao và xuất huyết [92].


1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢN ƯỞN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ C ĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI SINH

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trư ớ c, tr o n g v à sa u si n h là dịch vụ chăm sóc đảm bảo nhu cầu c ầ n t h i ế t c ho p h ụ n ữ k hi c ó t h ai . H ọ có thể dễ dàng tiếp cận và không có sự cản trở nào trong việc tiếp cận và sử dụng dịch làm mẹ an toàn (World Health Day 1998).


Kinh nghiệm triển khai các chương trình dịch vụ y tế cho thấy, thiếu tiếp cận với các dịch vụ y tế nói chung sẽ làm gánh nặng bệnh tật tăng lên và trong một số trường hợp thậm chí còn dẫn đến tử vong.

Theo mô hình sử dụng dịch vụ y tế của Anderson 1968 và được Friedler sửa đổi năm 1981, mô hình này hiện nay vẫn được coi là mô hình thích hợp cho việc sử dụng dịch vụ y tế. Mô hình này chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế:

Nhóm các yếu tố về đặc trưng cá nhân và các yếu tố về lịch sử sinh sản.

Nhóm các yếu tố khả năng kinh tế, khả năng tiếp cận.

Nhóm các yếu tố về dịch vụ y tế.

1.3.1. Ảnh hưởng nhóm yếu tố về đặc trưng cá nhân và yếu tố về tiến sử sản khoa

Thực tế cho thấy phụ nữ tuổi càng cao thì càng ít tiếp cận với dịch vụ y tế; những người dân tộc thiểu số thì khả năng tiếp cận kém hơn so với người kinh (Lào Lùm); những phụ nữ sinh nhiều con, đẻ dày, nạo hút thai nhiều lần...thì càng ít có cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

1.3.2. Tiếp cận về địa lý

Tiếp cận địa lý không chỉ bao gồm khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế mà còn là chất lượng của đường xá, sự sẵn có của các loại phương tiện giao thông. Sự khan hiếm của các phương tiện đi lại, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa và điều kiện đường xá không đảm bảo đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận cơ sở y tế của phụ nữ. Ở nhiều nơi khó khăn, phụ nữ đi bộ đến cơ sở y tế là việc thường gặp. Nhìn chung, khoảng cách đến cơ sở y tế thường được đo lường bằng thời gian đến cơ sở y tế bằng các phương tiện thông thường. Theo Campell và cộng sự, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm kiếm dịch vụ CSTS là địa điểm của cơ sở y tế và sự sẵn có của phương tiện đi lại. Nếu thời gian đến cơ sở y tế trên 30 phút bằng các phương tiện thông thường tại địa phương thì nhìn chung các bà mẹ sẽ ít đến cơ sở y tế mặc dù họ ốm nặng. Điều này được giải thích bởi vấn đề tài chính và chi phí cơ hội quá cao. Thêm vào đó người phụ nữ phải bỏ thời gian để đi một quãng đường quá dài mà có thể cán bộ y tế lại không có mặt tại cơ sở y tế. Yếu tố


địa lý có ảnh hưởng trực tiếp tới tiếp cận dịch vụ; tại Bình Định có những địa bàn từ thôn đi tới trạm y tế phải mất 4 tiếng đi bộ; các xã càng xa trung tâm, tỷ lệ bà con tiếp cận tới cơ sở y tế, đặc biệt là dịch vụ đẻ tại trạm càng thấp vì không thể vận chuyển sản phụ đến trạm vì điều kiện đường xá đi lại khó khăn [61].

1.3.3. Tiếp cận về kinh tế

Đo lường bằng khả năng chi trả các loại chi phí trực tiếp (bằng tiền túi của mình) để được chăm sóc y tế (gồm các loại chi phí chính thức và không chính thức, phí vận chuyển, ăn ở, chi phí cho người chăm nuôi...). Nghiên cứu ở Code D’Voire và Peru cho thấy chi phí là một yếu tố cản trở hầu hết phụ nữ ở đây sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và những người nghèo hơn thì thường tìm đến những cơ sở kém chất lượng hơn. Điều đó cũng có nghĩa là những người có thu nhập cao thì đến những cơ sở y tế có chất lượng chăm sóc tốt cho dù khoảng cách có xa hơn [55].

Những người phụ nữ nghèo thường ở nhà và tự điều trị bằng những thuốc cổ truyền hoặc đến các bác sĩ tư gần nhà. Ở nhiều vùng của châu Phi, điều kiện kinh tế là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới việc tiếp cận dịch vụ y tế [55].

Bên cạnh đó, mùa màng và vụ thu hoạch cũng phần nào ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ y tế. Ở Công Gô, trong số 20 trường hợp tử vong mẹ thì 13 trường hợp xảy ra vào vụ mùa thu hoạch, đó là thời gian mà phụ nữ phải làm việc vất vả trên đồng ruộng không có thời gian đến cơ sở y tế (Navvaro, 1998) [55].

1.3.4. Tiếp cận về văn hóa

Tỷ lệ tử vong mẹ thường bị tác động bởi hủ tục truyền thống và văn hóa mà thường cản trở phụ nữ có được sự chăm sóc sức khỏe trước trong và sau sinh [70]. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế về văn hóa thường bị ảnh hưởng là do các yếu tố về văn hóa và phong tục tập quán, khả năng giao tiếp với các nhóm thiểu số không nói được ngôn ngữ phổ thông. Niềm tin văn hoá, cấu trúc xã hôi và đặc tính của mỗi cá nhân cũng rất quan trọng. Nhiều phụ nữ cho rằng không cần thiết phải đi khám thai. Một cuộc điều tra ở Ấn Độ cho thấy khoảng 60% phụ nữ cảm thấy chăm sóc thai nghén là không cần thiết. Ở một số nơi, mang


thai được xem như vấn đề sức khoẻ bình thường không cần phải chăm sóc y tế, hoặc sự chăm sóc chỉ cần thiết khi người phụ nữ mang thai cảm thấy có vấn đề. Ndyomugyenyi và cộng sự (1998) thấy rằng rất nhiều phụ nữ trong nghiên cứu của họ tại vùng nông thôn Uganda không biết rằng chăm sóc thai nghén là để theo dõi sự phát triển của thai nhi và tình trạng sức khoẻ của bà mẹ. Sự thiếu hiểu biết của phụ nữ về thai sản là một vấn đề chính. Sự mang thai ngoài ý muốn cũng là lý do làm cho các bà mẹ không đi khám thai. 60% số người không nhận được chăm sóc thai nghén là mang thai ngoài ý muốn [98].

Yếu tố bình đẳng về giới cũng là một vấn đề quan trọng ở nhiều vùng trên thế giới. Việc quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ nhiều khi được quyết định bởi mẹ chồng, chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình, còn tiếng nói của bản thân người phụ nữ lại rất ít trọng lượng. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều phụ nữ thích sinh con ở nhà với sự giúp đỡ của các bà mụ vườn hoặc người thân. Một trong những nguyên nhân đó là yếu tố văn hoá. Bên cạnh đó, còn có một vài lý do khác như môi trường chăm sóc y tế không thân thiện hoặc sự thiếu cảm thông của nhân viên y tế. Ở một vài nơi khác sự có mặt của các nam nhân viên y tế là điều không thể chấp nhận được đối với nền văn hoá của một số dân tộc (Sundari,1992) [98].

Báo cáo rà soát các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 của Bùi Thị Thu Hà cho thấy:

Một số yếu tố kinh tế-xã hội được kể đến như học vấn thấp, tuổi trẻ, tín ngưỡng (thiên chúa giáo), dân tộc thiểu số và thu nhập thấp của bà mẹ có tác động rõ rệt đến các thực hành sau sinh [74], [82], [97], [104]. Một số yếu tố khác có thể cản trở phụ nữ tiếp cận chăm sóc trước sinh và sau sinh như hiểu biết kém, khoảng cách mỗi lần sinh, xấu hổ khi tiếp cận với dịch vụ và yếu tố về di cư [112]. Chất lượng dịch vụ thấp cũng là rào cản đối với tiếp cận của thai phụ [74].

Trong giai đoạn sau khi sinh, phụ nữ có chăm sóc trước sinh tốt sẽ có thực hành tốt hơn khi sinh, và phụ nữ có chăm sóc trước sinh và khi sinh tốt có hành vi chăm sóc sau sinh tốt hơn [2]. Với các tập quán chăm sóc sau sinh truyền thống, các thực hành này được tạo ra do văn hóa và các yếu tố xã hội. Niềm tin tại địa phương,


tập quán, phụ nữ có quan hệ thân thuộc có những ảnh hưởng quyết định về việc các bà mẹ tuân thủ những hành vi này [74], [68], [95], [112].

Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm cả việc thiếu nhân lực, do khoảng cách xa, đường xá khó đi hay thiếu các phương tiện vận chuyển (đặc biệt ở vùng sâu và xa), và thói quen, phong tục của người dân địa phương trong việc chăm sóc bà mẹ tại nhà. Thêm vào đó, văn hóa, truyền thống, gia đình và các yếu tố kinh tế cũng là yếu tố thuận lợi cản trở sự tiếp cận của phụ nữ đến dịch vụ chăm sóc SKSS [48].

Quyết định về địa điểm sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như truyền thống đẻ tại nhà, đường đến các cơ sở y tế xa, thiếu người trông coi gia đình khi phụ nữ sinh tại cơ sở y tế, chi phí và quan niệm về dịch vụ y tế còn kém tại trạm y tế xã [50].

Sau khi sinh tại các cơ sở y tế, các bà mẹ trở về nhà và phải tuân theo rất nhiều các phong tục truyền thống theo thiết chế gia đình và cộng đồng. Nhiều nghiên cứu định tính và định lượng về các tập quán truyền thống chăm sóc sau sinh đã được thực hiện. Tập quán này bao gồm rất nhiều các thực hành như chế độ ăn, vệ sinh và các hành vi chăm sóc sau sinh. Nhiều các tập quán này được thực hiện với niềm tin như “tránh gió”, ngồi hơ lửa, tránh ra khỏi nhà, không tắm sau sinh. Thời gian cho mỗi tập quán theo mô tả có thể từ 7 đến 100 ngày. Các thực hành sau khi sinh này là khác biệt giữa các dân tộc [68], [74], [82], [112]. Một số thực hành được xếp là có lợi, tuy thế, rất nhiều các tập quán khác là trung tính và/hoặc có hại [82].

Tại Lào, tỷ lệ phụ nữ chưa bao giờ đến trường cao nhất tại miền Bắc (49,2%) và thấp nhất ở miền Trung (29%). Phụ nữ mang thai toàn quốc muốn gặp bác sỹ, y tá, hoặc bà đỡ là (19,3%, 17,9% và 15,4%) một cách tương ứng. Phụ nữ ở miền Trung sử dụng dịch vụ chăm sóc thời kỳ tiền sản là 37,1%, nhiều hơn ở các vùng Miền Bắc và Miền Nam một cách tương ứng 32,5% và 24,6%. Phụ nữ ở thành thị được chăm sóc trong thời kỳ tiền sinh gấp 4 lần so với phụ nữ ở vùng nông thôn 78,4% và 19,4% tương ứng [67].

Kết quả nghiên cứu “Đánh giá hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số” của cho thấy kiến thức, hiểu biết của phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng núi và đồng bằng về chăm sóc sức khoẻ trước,


trong và sau sinh còn rất hạn chế, mơ hồ thậm chí còn hiểu sai. Mô hình hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn mang tính bị động. Ở đây còn tồn tại nhiều phong tục tập quán, thói quen có ảnh hưởng xấu đến hành vi chăm sóc sức khoẻ, coi việc sinh nở là chuyện kín đáo, cúng bái, tin vào các bà đỡ. Bên cạnh đó thì khoảng cách địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, năng lực kinh tế của gia đình, trình độ học vấn, ngôn ngữ cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ của phụ nữ dân tộc thiểu số. Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng như chồng, người thân đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, chưa khuyến khích được phụ nữ tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế [71].

1.4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN

Thực hiện can thiệp tăng tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi có kiến thức và thực hành đúng về làm mẹ an toàn trong thời gian 1 năm. Đây là đối tượng có sự can thiệp của chương trình nghiên cứu, mục tiêu là nhằm để nâng cao và cải thiện những vấn đề còn gặp phải trong kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn trước và sau can thiệp.

Đối với thực hành của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 và đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức về LMAT, cũng có nhiều chỉ số bao gồm các biến số: số lần khám, thời gian, nơi khám và khám với ai; số lần tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, dinh dưỡng, lao động, nghỉ ngơi, dấu hiệu bà mẹ mang thai đã gặp nguy hiểm là gì, xử trí thế nào nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, người đỡ đẻ, nơi sinh con, dấu hiệu của bà mẹ chuyển dạ đã gặp nguy hiểm khi và sau sinh, số lần khám lại trong vòng ngày sau sinh...

1.4.1. Các giải pháp

1.4.1.1. Tình hình sức khỏe bà mẹ trẻ em-kiến thức thực hành về LMAT [11]

- Tiền sử sản khoa.

- Tỷ lệ hiện đang mang thai.

- Tỷ lệ kết thúc thai nghén của đối tượng nghiên cứu.

- Tình hình khám thai của lần mang thai gần nhất.


- Cách thức chăm sóc thai nghén, sinh nở và nuôi con của phụ nữ, chồng và gia đình.

- Vai trò của gia đình, cộng đồng trong chăm sóc thai nghén và hỗ trợ sinh đẻ.

- Những hỗ trợ của cán bộ y tế cho lần mang thai và sinh nở gần nhất.

- Các chi phí phải trả cho lần mang thai và kết thúc thai nghén gần đây nhất và khả năng chi trả của người dân.

- Kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, khi chuyển dạ và sau khi sinh.

- Kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh.

- Tỷ lệ uống viên sắt và tiêm phòng uốn ván.

- Tỷ lệ xét nghiệm HIV tự nguyện khi có thai.

- Kiến thức về phòng tránh HIV.

- Những khó khăn gặp phải trong qúa trình mang thai và sinh đẻ.

- Hình thức kết thúc thai nghén của lần mang thai này.

- Tỷ lệ các tai biến sản khoa (bao gồm cả phá thai).

- Tình hình phá thai và một số kiến thức về phá thai trong các đối tượng bà mẹ.

- Tình hình sức khỏe của cháu bé sau sinh. Bú mẹ hoàn toàn.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại nhà và vai trò của cán bộ y tế và bà đỡ trong việc hỗ trợ sinh đẻ tại nhà. Thực hiện KHHGĐ của các bà mẹ.

1.4.1.2. Thực hiện 10 nội dung về chăm sóc SKSS [11]

Thông tin, giáo dục truyền thông về SKSS.

Thực hiện tốt KHHGĐ.

Làm mẹ an toàn.

Giảm nạo phá thai và nạo hút thai an toàn.

Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.

Phòng chống các bệnh LTQĐTD.

Giáo dục sức khỏe sinh sản VTN.

Phòng chống nguyên nhân vô sinh.

Phòng chống ung thư vú và ung thư sinh dục.

Giáo dục về tính dục, sức khoẻ người cao tuổi, bình đẳng giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024