Quy Trình Thực Hiện Chiến Dịch Truyền Thông Trong Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Vsattp Do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Bộ Y Tế Tổ Chức.


tuyên truyền, kinh phí, nguồn lực mà cán bộ truyền thông có thể xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông khác nhau đáp ứng mục tiêu nhất định. Hiệu quả của truyền thông nói chung và truyền thông VSATTP nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng kế hoạch, chương trình.

- Bước 2 triển khai thực hiện hiện chiến dịch: Sau khixây dựng thông điệp phù hợp với các lớp đối tượng, Cục ATVSTP sẽ lựa chọn các kênh truyền thông, ở đây Cục ATVSTPsử dụng song song hai kênh là kênh truyền thông trên báo chí (báo in, báo điện tử, báo hình, báo phát thanh) và kênh truyền thông trực tiếp (tổ chức hội thảo, xây dựng ấn phẩm truyền thông, xây dựng các đội tuyên truyền cơ động, tổ chức các lớp tuyên truyền VSATTP, tổ chức các cuộc thi…). Với mỗi kênh truyền thông sẽ có những hoạt động tương ứng hướng tới những nhóm công chúng nhất định với một mục đích chung tác động đến công chúng thông qua thông điệp của chiến dịch nhằm dẫn thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi.

- Bước cuối cùng của chiến dịch đó là giám sát, đánh giá hiệu quả của chiến dịch nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch được thực hiện ở mức độ nào và việc đánh giá sẽ không hiệu quả nếu như nó không được lập kế hoạch ngay từ đầu.

Tóm lại so với các mô hình quy trình thực hiện CDTT RACE, mô hình hình chữ P và mô hình 5 bước 1 khâu được đề cập ở chương 1 thì mô hình quy trình chiến dịch truyền thông VSATTP cơ bản đáp ứng được những khâu cơ bản của quy trình thực hiện chiến dịch truyền thông theo các mô hình trên thế giới. Tuy đơn giản hơn và giản lược ở một số khâu nhưng quy trình chiến dịch truyền thông VSATTP khá bài bản. Tuy nhiên chiến dịch truyền thông VSATTP thiếu mất bước 1 trong quy trình truyền thông RACE đó là Nghiên cứu sẽ dẫn đến không định lượng được sự thay đổi của đối tượng cần nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng những đối tượng tuyên truyền VSATTP cần hướng tới


phục vụ cho quá trình lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chiến dịch truyền thông. Hiểu biết về đối tượng một cách đầy đủ về nhu cầu cũng như khả năng tiếp nhận thông tin là một trong những yếu tố cần thiết để thực hiện CDTTVSATTP một cách có hiệu quả.

Ngoài ra ở khâu giám sát và đánh giá hiệu quả, Cục ATVSTP có thực hiện tuy nhiên chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà báo về đánh giá sự thay đổi trong nhận thức hành vi của công chúng. Do đó cần phải tập trung tiến hành đánh giá kỹ lưỡng và cụ thể hơn. Bởi những kết quả từ đánh giá quy trình sẽ giúp cho các nhà truyền thông rút ra bài học kinh nghiệm và có những giải pháp thay đổi nâng cao hiệu quả của chiến dịch hơn nữa


Hình 5: Quy trình thực hiện chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế tổ chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.


BỘ Y TẾ

Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 12

CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM


BƯỚC 1

Lập kế hoạch hành động triển khai tại TW và địa phương

BƯỚC 2

Triển khai thực hiện chiến dịch VSATTP

BƯỚC 3

Điều tra, đánh giá nhận thức thái độ hành vi của các nhóm đối tượng

(Điều tra KAP)


Xây dựng Thông điệp cho các nhóm

đối tượng


Kênh 1

Truyền thông trên báo chí

Kênh 2 Truyền thông trực tiếp



Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động 3

Hoạt động 4


Nhóm công chúng 1

Nhóm công chúng 2

Nhóm công chúng 3

Nhóm công chúng 4


THAY ĐỔI NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ HÀNH VI CỦA CÔNG CHÖNG


88


3.2.2 Bài học kinh nghiệm

Cơ quan tổ chức chiến dịch cần học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chiến dịch truyền thông điển hình trên thế giới hoặc các chiến dịch truyền thông thực hiện thành công ở Việt Nam.

Điển hình ở đây như mô hình chiến dịch truyền thông Giờ trái đất, họ xây dựng kế hoạch truyền thông rất quy mô, kỹ lưỡng với các hoạt động phong phú, mới mẻ thay đổi qua từng năm khiến hiệu quả chiến dịch tăng lên rất cao. Một ví dụ điển hình khác là Chiến dịch truyền thông Ký tên vì công lý-Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam rất có ý nghĩa của báo Tuổi trẻ. Từ lá thư của một bạn đọc, toà soạn Tuổi trẻ đã phát động thành một chiến dịch lớn với nhiều hoạt động thiết thực như: đăng tải các ý kiến của độc giả chia sẻ, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam-điôxin ”xoa dịu nỗi đau”; thông tin liên tục về hành trình đòi lại công lý của những nạn nân chất độc da cam đầu tiên sang Mỹ kiện các công ty hoá chất vì đã cung cấp cho quân đội Mỹ loại chất độc hoá học này. Tiếp đó, Tuổi trẻ phát động phong trào Ký tên vì công lý và thu thập được hàng triệu chữ ký không chỉ của người Việt Nam mà còn rất nhiều bạn bè quốc tế để tiếp sức cho những nạn nhân chất độc da cam trên hành trình đòi lại công lý. 6 tỷ đồng là số tiền mà bạn đọc báo Tuổi trẻ đã quyên góp được để góp tay xoa dịu nỗi đau” cho những nạn nhân da cam. Một chương trình truyền hình cảm động mang tên Đêm trắng cũng được Tuổi trẻ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhằm mở rộng ”vùng phủ sóng” của chiến dịch.

Ngoài ra một mô hình chiến dịch truyền thông gây được chú ý trong thời gian vừa qua tại Việt Nam đó là Chiến dịch truyên thông về mũ bảo hiểm giả do một nhà cung cấp mũ bảo hiểm rất lớn của Việt Nam thực hiện. Doanh nghiệp thực hiện chiến dịch truyền thông khôn khéo ở chỗ trước hết họ tác động vào chính sách, thứ hai họ tác động đến báo chí. Đầu tiên họ nêu tác


hại của mũ bảo hiểm giả, thứ hai họ mô tả thực trạng tràn lan của mũ bảo hiểm giả, thứ ba họ tác động chính sách của những người làm mũ bảo hiểm giả là phải dẹp hết mũ bào hiểm giả nhưng trong quá trình dẹp đấy họ lại cung cấp mũ bảo hiểm thật và họ trợ giá. Đó là cách truyền thông rất ổn, người ta vừa bán được mũ bào hiểm người dân lại vừa có mũ thật để đội, người ta lại được trợ giá, cái trợ giá đó thực ra doanh nghiệp không lỗ, có những nguồn kinh phí rất lớn về chương trình an toàn giao thông quốc gia người hỗ trợ cho việc đóvới chi phí hàng năm lên đến hàng tỷ đồng để đảm bảo an toàn giao thông trong đó có một phần dành cho truyền thông, từ đó áp dụng vào trợ giá này thì doanh nghiệp sẽ xây dựng tổng lực một chương trình truyền thông hoàn chỉnh ATGT. Chỉ có những doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiểu biết về PR mới làm tốt như vậy.

Vì vậy đối với những người tổ chức chiến dịch truyền thông ATVSTP cần học hỏi kinh nghiệm các mô hình truyền thông điển hình trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó áp dụng vào thực tiễn Việt Nam tùy theo hoàn cảnh của nước ta. Hay là các chiến dịch truyền thông đã thực hiện tại Việt Nam. Qua đó có thể rút kinh nghiệm như:

- Phải nghiên cứu đầy đủ về đối tượng (nhu cầu cũng như khả năng tiếp nhận thông tin)

-Cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan báo chí.

- Xây dựng nội dung thông điệp phù hợp với các lớp đối tượng.

- Cần có sự truyền thông chủ động, phối hợp với báo chí, chú ý truyền thông trước sự kiện chứ không “chạy sau”.

- Xây dựng kế hoạch của CDTT có nhiều các hoạt động hoạt động mới mẻ thuhút

- Phương pháp truyền thông cụ thể


Từ đó đưa ra được những bài học qua quá trình tô chức thực hiện chiến dịch truyền thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP để nâng cao hiệu quả của chiến dịch.

3.2.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả của các chiến dịch truyền thông tại Việt Nam:

- Đối với Cục ATVSTP, Bộ Y tế - Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan trực tiếp tổ chức Chiến dịch truyền thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP.

Chủ động hợp tác, tạo mối quan hệ mật thiết với cơ quan báo chí:

Đối với mỗi tổ chức việc tạo lập mối quan hệvới các cơ quan truyền thông trong chiến dịch đóng vai trò quan trọng bởi đối tượng của chiến dịch khá đa dạng từ người quản lý, tiêu dùng thực phẩm, người sản xuất… Nếu sự phối hợp tốt thì hiệu quả chiến dịch truyền thông sẽ tăng lên rất nhiều.

Các nhà báo của báo Tuổi trẻ online và Vietnamnet đều có cùng câu trả lời: công tác quản lý nhà nước phải cởi mở hơn trong việc cung cấp thông tin cho báo chí và nhanh chóng hơn nhất là những thông tin người dân đang cần, tránh sự hoang mang cho dư luận XH. Sự phối hợp này càng tốt bao nhiêu thì hiệu quả thông tintruyền thông cho người dân về chất lượng VSATTP càng tốt bấy nhiêu.

Về phía Cục ATVSTP, đối với những sự kiện nóng gây dư luận xã hội như sự kiện sữa danlait hay sự kiện thông tư 30 về thức ăn đường phố… - những sự kiện được sự quan tâm của báo chí thì thường Cục ATVSTP thông báo với báo chí rất chậm, thái độ e dè phần vì họ ngại tiếp xúc với báo chí khi không có sự chuẩn bị trước, phần vì không biết báo chí cần gì và sẽ trả lời như thế nào.


Trong cuộc phỏng vấn với TS Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế, ông đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền VSATTP

“Tôi vẫn có một mong muốn làm sao mà tôi cũng được cùng với các nhà báo chúng ta phải cập nhật thường xuyên các kiến thức về vấn đề VSATTP. Đây là một ngành khoa học, đây là một ngành ứng dụng các tiến bộ KHKTcủa thế giới để đưa vào các chế biến nhất là khi chúng ta đang thực hiện đường lối đổi mới sư nghiệp cnh hđh thì ngành thực phẩm cũng phải CNH-HĐH muốn như vậy chúng ta phải hiểu đúng. Tôi cũng xin hứa là sẽ cùng với các nhà báo sẽ có buổi trao đổi mời các chuyên gia đến để chúng ta hiểu rò thêm. Tôi nói vấn đề sữa chẳng hạn, cũng có những người không hiểu thế nào là sữa công thức cứ nghĩ sữa là sữa, không hiểu thế nào là sữa công thức thế nào là sản phẩm thay thế sữa mẹ. thì tôi cho rằng những cái đó để chúng ta hiểu thì chúng ta sẽ tuyên truyền tốt và có hiệu quả hơn”.

Các nhà báo đồng ý cả hai bên nên có sự gần gũi, trao đổi thẳng thắn cởi mở hơn để thông tin cung cấp cho độc giả vừa nhanh, chính xác và hiệu quả tránh thông tin một chiều gây mất niềm tin cho công chúng. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Thứ nhất Cục ATVSTP cần chủ động cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm cho báo chí tránh được những thông tin ngoài luồng không chính xác, phối hợp với báo chí làm những bài viết chất lượng. Theo như phóng viên Vietnamnet cho biết “nếu tự báo chí đi tiếp cận thì rất khó nhưng có cơ quan chức năng thì việc tiếp cận viết bài sẽ dễ dàng hơn nhiều và bản thân cơ quan quản lý không nên ngại những vấn đề như vậy”

Phóng viên Tuổi trẻ cũng chia sẻ: “Hiện nay thông tin thường chỉ mở vào thời điểm họp báo, một năm thường tối đa chỉ có 5 cuộc họp báo thôi trong khi là những thông tin diễn ra hàng ngày giống như báo tuổi trẻ là tờ


báo ngày, ngày nào chúng tôi cũng cần những thông tin như thế nếu là có là đưa và khi nào dư luận người ta quan tâm là chũng tôi cũng muốn đưa thế nhưng thông thường trong những dịp không phải là họp báo rất khó kiếm thông tin”

Một vấn đề nữa đó là các hoạt động tuyên truyền cho chiến dịch truyền thông ATTP nên được thông tin thường xuyên trên báo điện tử thông qua bộ phận thông tin truyền thông & Quan hệ công chúng (PR) với các nhà báo. Đối với những sự kiện gây xôn xao dư luận như tin đồn như cam sành bị nghi là của Trung Quốc đưa tin một cách ồ ạt, dù có cơ quan chức năng vào kiểm tra nhưng vẫn làm cho người tiêu dùng cảm thấy lo ngại, người sản xuất bị ế hàng loạt, các cơ quan quản lý cần có bộ phận phát ngôn chính thức kịp thời, chủ động cung cấp thông tin chính xác cho các cơ quan báo chí để truyền tải tới độc giả.

Điều này sẽ giúp tạo dựng hình ảnh truyền thông của tổ chức, củng cố niềm tin trong công chúng và tăng sức lan tỏa của chiến dịch truyền thông.

Xây dựng chiến dịch truyền thông VSATTP cần có thêm nhiều hình thức tổ chức mới mẻ, phong phú tạo được hiệu ứng xã hội rộng rãi.

Để hiệu quả chiến dịch được tốt hơn, chiến dịch truyền thông cần có thêmcần có thêm những hình thức tổ chức mới mẻ, thu hút.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Tuổi trẻ online đưa ra ý kiến: VD như bây giờ người ta phải đánh răng chẳng hạn, người ta mời các cháu học sinh tiểu học đến để dạy các cháu đánh răng thế nào. Theo tôi thì đối với CDTTVSATTP nên tổ chức ở những nhóm nhỏ thôi không nên tốn kinh phí làm những cuộc mítting mà nên làm những nhóm nhỏ ở xã phường và hướng dẫn người ta cụ thể ví dụ như người ta nhận biết rau như thế nào là không tốt chẳng hạn, thịt như thế nào là không ngon chẳng hạn, hoặc cho người ta kiến thức cụ thể”

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022