Nghiên Cứu, Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông Về Văn Hóa Phù Hợp Với Từng Lĩnh Vực Trong Bối Cảnh Hiện Nay


362/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, đây là cơ sở, tiền đề để phát triển các cơ quan báo chí, giúp cho công tác thông tin đến với nhân dân được đầy đủ, kịp thời trong thời gian tới.

Sự phát triển đa dạng các loại hình: sóng truyền hình, hệ phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc, internet, mạng di dộng giúp người dân ở những vùng khó khăn tiếp cận nhanh với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; cung cấp phương tiện hữu hiệu cho việc học tập, tiếp thu tri thức, từng bước nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet của Việt Nam trong những năm qua được đầu tư phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là mạng di động 3G, 4G. Thứ hạng về CNTT-TT của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế đã có tiến bộ so với các năm trước. Theo Bảng xếp hạng Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính (2IPD) do Liên minh Bưu chính Thế giới công bố, Việt Nam được xếp hạng thứ 45/172 quốc gia, tăng 5 bậc so với năm 2017, đứng thứ 4 trong ASEAN. Lĩnh vực an toàn thông tin mạng đã có sự phát triển vượt bậc, Báo cáo Chỉ số an toàn thông tin toàn cầu (GCI) năm 2018 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Việt Nam xếp thứ 50/194 quốc gia, đứng thứ 5 trong ASEAN, tăng lần lượt 26 bậc và 51 bậc so với 2 kỳ ITU công bố báo cáo GCI vào tháng 4/2015 và tháng 7/2017. Xếp hạng chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) của Liên hợp quốc năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm phát triển cao, xếp thứ 88/193 quốc gia (tăng 1 bậc so với năm 2016) và đứng thứ 6 trong ASEAN. Công nghiệp CNTT tiếp tục là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số trong 5 năm qua. Tính đến cuối năm 2018, tổng số doanh nghiệp CNTT đạt khoảng 40.000 doanh nghiệp (tăng 36,7% so với năm 2017). Tổng doanh thu công nghiệp CNTT đạt trên 102 tỷ USD (tăng 12,43% so với năm 2017), trong đó công nghiệp phần cứng điện tử đạt 91,5 tỷ USD, phần mềm đạt 4,44 tỷ USD, dịch vụ CNTT đạt


6,18 tỷ USD và nội dung số đạt 825 triệu USD, xuất khẩu trên 89 tỷ USD, đóng góp gần 50.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Một số sản phẩm công nghiệp như điện thoại di động xuất khẩu 49,08 tỷ USD đứng thứ 2 thế giới [67].

Đây là những điều kiện cần và đủ để phát triển các kênh thông tin thuộc Bộ VHTTDL, tuy nhiên, yếu tố có vai trò quyết định để phát triển nguồn lực kênh thông tin là cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp cao và sự đoàn kết, đồng thuận từ chính nội bộ mỗi cơ quan báo chí. Và phải nghiêm túc triển khai thực hiện Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 26/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đến năm 2021, định hướng đến năm 2030. Đồng thời với việc thực hiện quy hoạch báo chí cũng cần chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển kênh thông tin chính thức của Bộ xứng tầm với Ngành đa lĩnh vực và phù hợp với xu thế truyền thông mới. Các cơ quan, đơn vị cần có chính sách ưu tiên, đầu tư kinh tế và kỹ thuật, xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ để có thể xử lý được mối quan hệ giữa kinh tế và tôn chỉ mục đích của cơ quan truyền thông, đáp ứng cơ bản nhu cầu chính đáng về thông tin trong xã hội.

Định kỳ có tổng kết, đánh giá, so sánh hiệu quả trên các kênh thông tin để có sự điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn, từng thời điểm. Việc lựa chọn kênh thông tin cũng cần xem xét đến tính chất của mỗi sự kiện và đối tượng đích hướng đến trong từng thông điệp truyền thông. Cần có những nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá tương quan về mức độ quan tâm của xã hội qua các phương tiện truyền thông đại chúng đối với các hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Bộ, ngành khác để có giải pháp/kế hoạch truyền thông phù hợp trên các kênh thông tin trong và ngoài Bộ, phù hợp với nhu cầu thông tin của các nhóm khán giả/độc giả khác nhau.

Cần phải đa dạng hóa các kênh truyền thông như thiết lập và vận hành


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

trang mạng xã hội chính thức để chủ động thông tin về chính sách, pháp luật và hoạt động. Điều này phù hợp với yêu cầu của Chính phủ tại Quyết định số 1497/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030: “Đến năm 2025, 100% cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là các Bộ, cơ quan ngang Bộ... sử dụng cổng/trang thông tin điện tử và mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người dân về việc thực hiện QLNN của ngành, của địa phương”.

Đặc biệt, trong xây dựng, ban hành, thực thi chính sách văn hóa, đối tượng chính sách bao gồm chủ thể sáng tạo văn hóa và công chúng là đối tượng thụ hưởng văn hóa. Trong đó cần quan tâm đến chủ thể sáng tạo văn hóa - ở đây được hiểu là các nghệ nhân, nghệ sĩ, những người thực hành và trao truyền di sản văn hóa, các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo các sản phẩm văn hóa,… Họ cũng là những người có ảnh hưởng trong xã hội, có lượng người hâm mộ nhất định và thông qua sự kết nối trên mạng xã hội, quan điểm hay suy nghĩ của các cá nhân đó có sức lan tỏa nhanh và rộng trong cộng đồng sử dụng mạng. Trong một số trường hợp cụ thể, các quan điểm cá nhân của những người có lượng tương tác lớn trên mạng xã hội - thường được gọi là KOLs có thể định hướng, tác động đến nhận thức và quan điểm của một nhóm cộng đồng. Vì vậy, bên cạnh việc phát huy tối đa hiệu quả các các kênh thông tin chính thức, có thể tận dụng lợi thế của các chủ thể sáng tạo văn hóa để lan tỏa những thông tin tích cực đến với cộng đồng, thông qua việc chia sẻ những quan điểm, nhận định của cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội, từ đó thu hút được sự quan tâm của dư luận và góp phần tạo nên đồng thuận xã hội.

Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 18

3.3.4. Quan tâm đầu tư nguồn lực tài chính

- Mỗi cơ quan, đơn vị cần ưu tiên, bố trí kinh phí cho hoạt động TT từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị. Cơ quan chủ quản các đơn vị phải xây dựng chính sách đầu tư cho công tác TT và kiểm soát


chặt chẽ nội dung truyền thông.

- Tiếp tục đẩy mạnh chính sách xã hội hóa và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp tham gia truyền thông trên cơ sở có lợi ích nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu QLNN của hoạt động truyền thông theo đặc thù của ngành.

- Tăng cường nguồn lực cho chương trình truyền thông tương xứng với mục tiêu đề ra, quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác truyền thông. Cần có cơ chế ưu đãi, đủ sức hấp dẫn để thu hút các cơ quan nhà nước và lực lượng xã hội phối hợp tham gia truyền thông phục vụ lợi ích của ngành.

- Tài chính có thể không hoàn toàn là yếu tố quyết định cho công tác TT, nhưng là điều kiện cần và đủ trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông nói chung và TTCS nói riêng.

3.3.5. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược truyền thông về văn hóa phù hợp với từng lĩnh vực trong bối cảnh hiện nay

Thứ nhất, các chính sách văn hóa có tính đa mục tiêu, hướng tới các nhóm đối tượng khác nhau và tính hệ thống cao nên công tác truyền thông cũng cần có tính chiến lược nhằm đạt được các cấp độ mục tiêu cũng như đảm bảo tính hệ thống của công tác QLNN về các lĩnh vực.

Thứ hai, sản phẩm của TT về VH đôi khi không đưa lại lợi ích trực tiếp cho người hưởng lợi mà đem lại lợi ích gián tiếp (ví dụ truyền thông, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam hoặc TTCS trong công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch bền vững chính là góp phần tăng nguồn thu, tạo công ăn việc làm cho người dân các địa phương có địa điểm du lịch) do đó các đối tượng thụ hưởng khó cảm nhận ngay được. Bởi vậy, truyền thông văn hóa cần có chiến lược để tiếp cận các đối tượng khác nhau, từng bước cung cấp thông tin mang tính giáo dục giúp cho các đối tượng nhận ra lợi ích của các hoạt động/sự kiện hoặc văn bản chính sách do Bộ VHTTDL thực hiện, xây dựng để người dân tự nguyện tham gia.


Thứ ba, hiện nay, với sự phát triển nở rộ của các phương tiện truyền thông đại chúng và sự mở rộng của các chương trình truyền hình mang tính giải trí thì việc thu hút công chúng tham gia vào các chương trình truyền thông của cơ quan QLNN trở nên khó khăn hơn. Do đó, cần thiết phải xây dựng chiến lược truyền thông để các chương trình bàn về nội dung chính sách trở nên đa dạng, phù hợp và hấp dẫn hơn để đủ sức cạnh tranh và thu hút các đối tượng từ các chương trình giải trí khác.

Thứ tư, các chính sách thường có tính kỹ thuật nhất định nên thông thường công chúng sẽ không có kinh nghiệm hay kiến thức để hiểu rõ về nội hàm của chính sách. Do đó, chiến lược TTVH cũng cần thiết để giúp cho công chúng tiếp cận được đầy đủ thông tin và hiểu được các chính sách ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thứ năm, với sự phát triển ồ ạt của các phương tiện truyền thông xã hội, các thông tin đưa đến với công chúng rất đa dạng và khó kiểm chứng. Công chúng sẽ bị hấp dẫn bởi những tin tức mang tính giật gân và thường nhiễu loạn bởi các luồng dự luận mang tính trái chiều nên rất khó để có thể tham gia vào phản biện. Một số lượng lớn công chúng lựa chọn thái độ rút lui và im lặng. Điều này là một thách thức cho công tác TTVH nói chung, TTCSVH nói riêng, do đó cũng cần có chiến lược để đưa thông tin đến với công chúng một cách hợp lý, tạo môi trường để công chúng đưa ra các ý kiến phản biện để từ đó đi đến các ý kiến đồng thuận.

Thứ sáu, trên bình diện quốc tế, cần phải có những nghiên cứu, xây dựng mô hình TTCSVH theo hướng tiếp cận là truyền thông định vị thương hiệu văn hóa Việt Nam. Để xác định được chiến lược truyền thông, từng lĩnh vực cần xây dựng được nhóm sản phẩm/thông điệp quan trọng trong từng giai đoạn và lâu dài, theo hướng phát huy sức mạnh mềm của văn hóa, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế thông qua các ngành công nghiệp văn hóa,


công nghiệp sáng tạo; từ đó sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống và hiện đại để lan tỏa đến các nhóm cộng đồng, tạo hiệu ứng cao trong xã hội. Thứ bảy, các bước cần chú trọng để xây dựng chiến lược TT: xác định nhiệm vụ chiến lược TT; xác định mục tiêu của chiến lược; xác định đối tượng đích của TT; dự thảo thông điệp chung; lựa chọn phương thức TT phù hợp; xây dựng dự toán; xác định tần suất, mức độ, quy mô TT; dự báo kết quả (bao gồm cả những rủi ro và biện pháp quản trị rủi ro); phân công triển khai thực hiện; đánh giá hiệu quả chiến lược để có những điều chỉnh cho chiến lược tiếp theo.

3.3.6. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan, đơn vị liên

quan

Trong thực tiễn truyền thông về văn hóa có sự gắn kết, giao thoa với các

phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của một số Bộ, ngành khác như Bộ Thông tin và Truyền thông (đặc biệt trong vấn đề quản lý không gian mạng), Bộ Ngoại giao (về việc quảng bá, xây dựng thương hiệu văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế; xây dựng và phát triển một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài; kết nối và phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ là kiều bào Việt Nam ở nước ngoài để mỗi người là sứ giả của văn hóa Việt Nam, là chủ thể truyền thông những giá trị tốt đẹp của con người, văn hóa Việt Nam,…

). Vì vậy, cần những chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành liên quan với những nhiệm vụ cụ thể và tạo nên cơ chế thống nhất, đồng bộ hơn nữa trong hệ thống CQNN.

Để tăng cường hiệu quả truyền thông về văn hóa, rất cần sự phối hợp giữa Bộ VHTTDL và các cơ quan, đơn vị báo chí truyền thông chủ lực của quốc gia như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã, các báo: Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,... để thiết lập hệ thống, mạng lưới thông tin thường xuyên, lan tỏa sâu rộng trong đồng bào trong nước và ở nước ngoài. Cần có những kế hoạch phối hợp, những chương trình


phối hợp truyền thông mang tính chiến lược, đảm bảo hiệu quả và tính khả thi, thiết thực phục vụ cho công tác QLNN về văn hóa.

3.4. Đề xuất mô hình truyền thông chính sách văn hoá phục vụ quản lý nhà nước về văn hóa

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành VBQPPL theo hướng bảo đảm tính minh bạch trong quy định của VBQPPL, tính công khai, dân chủ trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức (khoản 3, 6 Điều 5) và việc lấy ý kiến đối với dự thảo VBQPPL là yêu cầu bắt buộc trong quá trình xây dựng VBQPPL. Luật PBGDPL năm 2012 quy định các thông tin pháp luật phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, đoàn thể trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), trong đó có dự thảo VBQPPL để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, trong đó xác định những thông tin phải được công khai rộng rãi bao gồm cả các dự thảo VBQPPL theo quy định của pháp luật về ban hành VBQPPL. Như vậy, pháp luật đã quy định tương đối đầy đủ, hoàn thiện về việc phổ biến, thông tin, truyền thông về chính sách tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng, thi hành VBQPPL. Năm 2021, Bộ Tư pháp được giao triển khai xây dựng Đề án Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, với mục tiêu đề ra là “Tổ chức truyền thông từ sớm, từ xa các chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm cung cấp thông tin chính sách, pháp luật đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường trách nhiệm tiếp thu, giải trình; tạo đồng thuận xã hội, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây


dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước trong giai đoạn hiện nay”.

Từ kết quả nghiên cứu của Luận án, TTCSVH cần được phân tích theo 5 giai đoạn: xác định vấn đề; soạn thảo chính sách; thông qua chính sách; thực thi chính sách; đánh giá chính sách, thể hiện sự tương tác giữa chủ thể xây dựng, ban hành chính sách văn hóa - chủ thể sáng tạo văn hóa (cũng phần lớn là những nhóm đối tượng điều chỉnh chính của các chính sách văn hóa) - đối tượng thụ hưởng văn hóa là toàn thể xã hội.

Nếu so sánh tương quan thì giữa 3 nhóm khách thể này không tách biệt hoàn toàn, bởi cũng có những cá nhân vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, vừa là chủ thể tham gia xây dựng, ban hành chính sách. Và ở nghĩa rộng, đối tượng thụ hưởng văn hóa là toàn thể xã hội, trong đó cũng bao gồm chủ thể sáng tạo văn hóa và cả chủ thể xây dựng, ban hành chính sách văn hóa. Và khi mối quan hệ, tương tác xung quanh chính sách văn hóa của các nhóm này được thể hiện và chịu sự tác động của TTCS. Hiệu quả của TTCS cũng phụ thuộc vào mức độ tham gia của từng nhóm khách thể này đối với chính sách văn hóa. Và toàn bộ tương tác giữa các nhóm, giữa từng nhóm với TTCS đóng vai trò quan trọng trong thành công của chính sách văn hóa - là cũng thước đo hiệu quả QLNN về văn hóa.

Mối quan hệ giữa các nhóm này là quan hệ đa chiều, có sự tác động qua lại nhau trong từng giai đoạn của chính sách văn hóa. Và hiệu quả của TTCS thể hiện kết quả sự tương tác giữa các nhóm, đồng thời thông qua TTCS, các nhóm tăng cường sự tác động lẫn nhau. Mục đích cao nhất của TTCSVH là đạt được sự đồng thuận của cả 3 nhóm, khi đó chính sách văn hóa sẽ thực sự đi vào cuộc sống, có tính khả thi và đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.

Trong TTCSVH cần sự vận dụng linh hoạt các phương thức truyền thông chính

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí